Tuần 9, Tiết 9, Bài 8: Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Lí (1010-1225)

I. MỤC TIÊU.

 - Học sinh nắm bắt được đặc điểm mĩ thuật thời Lý.

 - Giúp học sinh tự giác tích cực học tập.

 - Các em biết yêu cái đẹp và từ đó sáng tạo ra cái đẹp cho cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ

1.GV

- Bài soạn, tranh minh hoạ.

2. HS

 - Vở ghi. Đọc trước bài.

3. Phương pháp.

 - Trực quan.

 - Phương pháp trực quan.

 - PP làm việc theo nhóm.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức lớp:

 Kiểm tra sĩ số lớp nắm tình hình chung.

2. Kiểm tra bài cũ :

 - Kiểm tra bài vẽ theo mẫu của học sinh

 - Yêu cầu hình vẽ gần sát mẫu và bố cục hợp lý

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuần 9, Tiết 9, Bài 8: Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Lí (1010-1225)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:9/ 10/ 2013 Tuần 9
MT6 Tiết 9
Bài 8: Thường thức mĩ thuật
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÍ
 ( 1010 – 1225)
I. MỤC TIÊU.
 - Học sinh nắm bắt được đặc điểm mĩ thuật thời Lý.
 - Giúp học sinh tự giác tích cực học tập. 
 - Các em biết yêu cái đẹp và từ đó sáng tạo ra cái đẹp cho cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ 
1.GV
- Bài soạn, tranh minh hoạ. 
2. HS
 - Vở ghi. Đọc trước bài.
3. Phương pháp.
 - Trực quan.
 - Phương pháp trực quan.
 - PP làm việc theo nhóm.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp:
 Kiểm tra sĩ số lớp nắm tình hình chung.
2. Kiểm tra bài cũ	:
 - Kiểm tra bài vẽ theo mẫu của học sinh 
 - Yêu cầu hình vẽ gần sát mẫu và bố cục hợp lý
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử.
1. Em hãy cho biết vài nét về bối cảnh lịch sử thời Lý ?
+ HS :
 . Nhà lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
 . Đạo phật phát triển.
GV : Đạo phật đi vào cuộc sống đã khơi nguồn cho nghệ thuật phát triển, nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ đặc sắc đã ra đời trong thời kỳ này.
Đánh thắng giặc Tống xăm lược, đánh Chiêm Thành. Nhà lý có nhiều chủ chương chính sách tiến bộ – kinh tế xã hội phát triển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về mĩ thuật thời Lý.
GV chia lớp ra 4 nhóm.
- Phác phiếu học tập.
- HS thảo luận trình bày.
Nhóm 1: Tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc.
1. Thời Lý có quần thể kiến trúc nào là tiêu biểu ?
2. Kiến trúc cung đình được chia làm mấy lớp ? Em hãy kể tên các lớp đó.
3. Kể tên một số ngôi chùa nổi tiếng vào thời Lý.
- HS thảo luận- trình bày.
- GV: Kinh thành thăng long là một quần thể kiến trúc gồm hai lớp bên trong và bên ngoài gọi là Hoàng thành và Kinh thành.
 + Hoàng thành là nơi có nhiều cung điện tráng lệ là nơi ở, nơi làm việc của vua và hoàng tộc, như: cung Cần Nguyên, điện Tập Hiền, điện Giảng võ, điện Trường Xuân....
 + Kinh thành: phía bắc có hồ Dâm Đàm( hồ Tây ), đền Quáng Thánh, cung Từ Hoa để công chúa trồng dâu, nuôi tằm....
Gv giới thiệu hình 1 SGK trang 96
- GV: Thời Lý đạo phật rất thịnh hành, nhiều công trình kiến trúc phật giáo lớn đã được xây dựng như quần thể.
+ Chùa có quy mô khá lớn thường được dặt ở những nơi có cảnh trí đẹp, tạo thành một quần thể kiến trúc cân đối hoà nhập với môi trường tự nhiên xung quanh như: chùa Một Cột, Chùa Dạm, chùa Phật Tích.
Nhóm 2: Tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc và trang trí.
1. Em hãy kể tên một số tác phẩm điêu khắc bằng đá vào thời Lý.
 2. Thời Lý những hoa văn nào thường được sử dụng trong trang trí.
3. Rồng thời Lý có đặc điểm gì?
- HS thảo luận- trình bày.
- GV: Thời Lý có nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá, đó là các pho tượng phật Thế Tôn, Kim Cương, cho thấy tài năng điêu luyện của những nghệ nhân tác tượng thời Lý.
 + Chạm khắc thời kì nhà Lý rất tinh xảo với các loại hình hoa , lá, mây , sóng nước, độc đáo hấp dẫn loại hoa văn hình móc câu được sử dụng phổ biến trong chạm khắc.
 + Đặc biệt con rồng Việt Nam với đặc điểm riêng rất hiền lành mềm mại được coi là hình tượng tiêu biểu cho nghệ thuật trang trí của dân tộc
Nhóm 3: Tìm hiểu về nghệ thuật gốm. 
1. Hãy kể tên những trung tâm sản xuất gốm nổi tiếng ở giai đoạn này ? 
2. Gốm Thời Lý có những loại men phổ biến nào?
Gv giới thiệu hình 6 SGK trang 98
- Gốm chủ yếu phục vụ đời sống, gồm có: bát, đĩa, ấm chén, bình rượu, bình cấm hoa
- Gốm với nhiều hình dáng trang trí khác nhau.
- Với men ngọc, men da lươn, men lục, nem trắng ngà.
- Xương gốm mỏng, nhẹ, nét khắc chìm, men phủ đều. Hình dáng thanh thoát, trau chuốt và mang vẻ đẹp trang trọng.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
Nhóm 4.
1. Các công trình kiến trúc có quy mô lớn được đặt ở đâu?
2. Điêu khắc, trang trí, đồ gốm đã làm cho nghệ thuật Việt Nam phát triển như thế nào ?
HS ôn lại kiến thức vừa học để trả lời.
NỘI DUNG
I. Vài nét về bối cảnh lịch sử.
- Đạo phật đi vào cuộc sống đã khơi nguồn cho nghệ thuật phát triển.
II. Sơ lược về mĩ thuật thời Lí.
1. Nghệ thuật kiến trúc.
a) Kiến trúc cung đình.
- Kinh thành Thăng Long là một quần thể kiến trúc gồm hai lớp bên trong và bên ngoài gọi là Hoàng thành và Kinh thành.
b) Kiến trúc phật giáo:
 - Thời Lý đạo phật rất thịnh hành, nhiều công trình kiến trúc phật giáo lớn đã được xây dựng như: quần thể chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Một Cột .
- Tháp là bộ phận gắn với kiến trúc chùa, tiêu biểu là tháp Phật Tích, tháp Chương Sơn
2. Nghệ thuật điêu khắc và trang trí .
a. Tượng
- Có nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá như: tượng Phật Thế Tôn, Kim Cương, người chim, các con thú...
b. Chạm khắc
- Chạm khắc thời kì nhà Lý rất tinh xảo với các loại hình hoa , lá, mây , sóng nước độc đáo hấp dẫn loại hoa văn hình móc câu.
- Con rồng Việt Nam với đặc điểm: hiền lành mềm mại. 
3. Nghệ thuật gốm
- Trung tâm sản xuất gốm nổi tiếng như Thăng Long, Bát Tràng, Thổ Hà, với nhiều hình dáng trang trí khác nhau.
- Nét khắc chìm, men phủ đều, hình dáng thanh thoát, trau chuốt.
III. Đặc điểm của mĩ thuật thời Lý.
- Công trình kiến trúc có quy mô lớn đặt nơi địa hình thuận lợi, thoáng đãng.
- Điêu khắc trang trí , gốm phát huy nghệ thuật truyền thống, tiếp thu nghệ thuật nước láng giềng.
4. Củng cố: 
GV tóm lại nội dung chính của bài học.
5. Dặn dò.
- Xem lại nội dung bài vừa học.
- Xem trước bài 12: Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý.
- Sưu tầm tranh, ảnh về mĩ thuật thời Lý.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kí duyệt tuần 9

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 8. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Lý (1010 - 1225) (4).doc