Tuần 9, Tiết 9: Vẽ tranh - Đề tài học tập

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Giúp HS cảm thụ và nhận hiểu được cách vẽ tranh đề tài học tập.

- HS biết cách làm bài vẽ tranh đề tài học tập.

 - HS tự vẽ được một bước tranh đề tài học tập theo ý thích.

II. CHUẨN BỊ :

1. Tài liệu tham khảo:

-Nguyễn Văn Tỵ - Phạm Viết Song, Tự học vẽ NXB Giáo Dục, 2000.

2.Đồ dùng dạy - học:

Sưu tầm một só tranh vẽ, tranh của các họa sĩ vẽ về đề tài học tập.

Hình minh họa các bước tiến hành.

Hình vẽ phóng to một số hình trong SGK hoặc bộ ĐDDH.

Hình vẽ của HS năm trước.

3.Phương pháp dạy – học:

- Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp luyện tập.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 5860Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuần 9, Tiết 9: Vẽ tranh - Đề tài học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 9_Tieát 9
NS: 15/10/08
ND: 23/10/08
VẼ TRANH 
ĐỀ TÀI HỌC TẬP
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS cảm thụ và nhận hiểu được cách vẽ tranh đề tài học tập.
- HS biết cách làm bài vẽ tranh đề tài học tập.
 - HS tự vẽ được một bước tranh đề tài học tập theo ý thích.
II. CHUẨN BỊ :
1. Tài liệu tham khảo:
-Nguyễn Văn Tỵ - Phạm Viết Song, Tự học vẽ NXB Giáo Dục, 2000.
2.Đồ dùng dạy - học:
Sưu tầm một só tranh vẽ, tranh của các họa sĩ vẽ về đề tài học tập.
Hình minh họa các bước tiến hành.
Hình vẽ phóng to một số hình trong SGK hoặc bộ ĐDDH.
Hình vẽ của HS năm trước.
3.Phương pháp dạy – học:
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1.Ổn định lớp :GV nắm sĩ số lớp,ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:? Nêu những công trình kiến trúc tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý ?
 ? Kể tên một số tác phẩm điêu khắc và chạm khắc trang trí tiêu biểu mĩ thuật thời Lý? 
3.Giảng bài mới :
Các em đang tham gia học tập tại ngôi trường này và ít nhiều cảm xúc trong các em đã trở thành ấn tượng. Ngày hôm nay, qua bài học này các em sẽ có thể tái hiện những cảm xúc của mình, vì sao vậy? – vì chúng ta sẽ vẽ tranh đề tài học tập. 
Hoạt động của GV & HS
Nội Dung
HOẠT ĐỘNG I: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
GV cho HS xem tranh cùng một đề tài nhưng có nhũng cách thể hiện nôi dung khác nhau 
? Trong những bức tranh này vẽ về hình ảnh gì? ở đâu?
? GV phân tích tranh: mảng chính, mảng phụ
? những bức trang này hình ảnh, màu sắc có giống nhau không? ( không giống nhau)
? Nhưng nó có chung 1 điểm gì? (điều có nội dung là dề tài học tâp)
? Vẽ tranh đề tài học tập có thể vẽ về những hình ảnh nào?
→ Học nhóm, GV và HS, HS làm thí nghiệm
 GV cho HS xem thêm một số tranh minh họa tranh đề tài học tập.
HS theo dõi và quan sát nhận xét tìm và chọn nội dung cho bài vẽ của mình.
Gv tóm tắt bổ sung :tranh đề tài có nội dung từ cuộc sống, cùng một đề tài nhưng có nhiều cách thề hiện khác nhau, để vẽ tranh cần lựa chọn nội dung theo ý thích 
GV để tiến hành 1 bài vẽ tranh phải qua những bước nào, chúng ta sẽ qua phần II cách vẽ 
HOẠT ĐỘNG II: Hướng dẫn hs cách vẽ:
GV: Để tiến hành một bài vẽ tranh ta phải tiến hành trình tự các bước như thế nào?
HS: Tiến hành theo 4 bước.
GV Hướng dẫn HS vẽ theo trình tự các bước và mỗi bước phải tiến hành như thế nào?
GV treo tranh các bước vẽ và hướng dẫn từng bước cho HS:
B1: Tìm và chọn nội dung.đề tài 
-GV:Vẽ tranh phải cho người xem thấy được nội dung vẽ những gì?ý tưởng có phù hợp với đề tài hay không? Hình vẽ thể hiện được động tác của người và cảnh vật như thế nào?vẽ ở đâu? Thời gian nào?
- Các em có thể vẽ những cảnh như GV và HS, học nhóm .., như ở phần I cô đã hướng dẫn 
? Bước 2 là gì?
B2: Vẽ phác mảng chính mảng phụ.
? mảng chính nằm ở đâu và nói lên điều gì?còn mảng phụ?
- Gv phác mảng chính mảng phụ 
- GV xếp đặt mảng chính, mảng phụ bằng các hình chữ nhạt, hình vuông, hình tròn, chú ý mảng hình chính, phụ sao cho côn đối, nhịp nhàng 
GV : sắp xếp mảng hình không lập lại, không đều nhau cần có các mảng trống như nền, trời, dất..sao cho bố cục không chặt chội, không trống trải quá, cần có gần có xa, có người ngồi, người đứng, người đứng trước, đứng sau, người đúng trước to hơn người đứng sau..không nên sắp xếp dàn trải
B3:Vẽ chi tiết.
? Dựa vào đâu để vẽ ?
GV: dựa vào mảng hình đã sắp xếp để vẽ người và cảnh vật mà vẫn giữ được bố cục đã sắp xếp và nói lên được nội dung của bức tranh 
-GV vẽ hình cho HS qua sát 
? Chúng ta vẽ mảng nào trước?
→ Mảng chính trước 
 B4: chỉnh sửa và vẽ màu. 
? màu sắc trong tranh đề tài phải như thế nào?
GV tùy theo đề tài và cảmxúc của người vẽ phải phù hợp với đề tài hài hòa cân đối có sàng tối, đâm nhạt 
? Vẽ màu nhóm chính trước hay nhóm phụ trước ?( nhóm chính) 
 Gv: Lưu ý điều chỉnh đậm nhạt làm cho nổi bật bức tranh, cố gắng vẽ màu kín mặt tranh
 HOẠT ĐỘNG III: Hướng dẫn HS làm bài :
 GV gợi ý cho HS một số bài vẽ của HS năm trước. 
GV: Theo dõi HS, giúp HS ước lượng, so sánh tỉ lệ để vẽ phắc khung hình. 
HS làm bài.
I. QUAN SÁT NHẬN XÉT: 
II. CÁCH VẼ:
B1: Tìm và chọn nội dung.đề tài
B2: sắp xếp bố cục: mảng chính, mảng phụ.
B3:Vẽ chi tiết.
B4: chỉnh sửa và vẽ màu. 
III. BÀI TẬP:
 Vẽ một bức tranh đề tài học tập trong khổ giấy A 4
4 / củng cố: - GV Thu một số bài sau đó gợi ý cho HS tự đánh giá nhận xét bài của bạn về: Bố cục, nét vẽ, hình vẽ,màu sắc.
 - Sau đó GV tóm tắt, đánh giá nhận xét (có thể cho điểm khuyến khích HS)
5. Dặn dò:- Về nhà hoàn thành bài vẽ (nếu chưa xong).
 - Chuẩn bị bài tiếp theo - đọc kỹ phần bài học.
* Rút kinh nghiệm: ..
 ***********************
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN VĨNH CỬU
TRƯỜNG THCS VĨNH TÂN 
***************
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG CẤP TRƯỜNG
MÔN : MĨ THUẬT 6 
BÀI 9 : VẼ TRANH:
ĐỀ TÀI HỌC TẬP 
 GV: NGUYỄN BÍCH PHƯƠNG
 Năm học : 2008_2009

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Vẽ tranh - Đề tài Học tập - Nguyễn Bích Phương - Trường THCS Vĩnh Tân.doc