I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh.
- Kĩ năng: Biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.
- Thái độ: Yêu thích môn học, hiểu được vai trò của điện năng trong sản xuất và trong đời sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS:
1. Giáo viên: Tranh ,ảnh vẽ các nhà máy điện, đường dây truyền tải cao áp, hạ áp, tải tiêu thụ điện năng.
2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài học trước ở nhà.
Tuần 16: Ngày dạy: 8........ Tiết 32: vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh. - Kĩ năng: Biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng. - Thái độ: Yêu thích môn học, hiểu được vai trò của điện năng trong sản xuất và trong đời sống. II. Chuẩn bị của GV - HS: 1. Giáo viên: Tranh ,ảnh vẽ các nhà máy điện, đường dây truyền tải cao áp, hạ áp, tải tiêu thụ điện năng. 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài học trước ở nhà. III. Tiến trình dạy - học: 1. Tổ chức. ( 1’ )8........ 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. ( 1’ ) 3. Bài mới. * Giới thiệu bài. ( 1’ ) Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về điện năng. ( 25’ ) GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về điện năng. ? Điện năng là gì ?. HS: Tìm hiểu, trả lời, đưa ra kết luận theo yêu cầu của GV. GV: Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm tìm hiểu quá trình sản xuất điện năng. ? Chức năng của các thiết bị chính của các nhà máy điện ( như lò hơi, lò phản ứng hạt nhân, đập nước, tua bin, máy phát điện) là gì? HS: Tìm hiểu, thảo luận, đại diện nhóm lên bảng ghi sơ đồ tóm tắt các nhà máy điện, nhận xét, kết luận. GV: Thống nhất, nêu một số cách sản xuât điện năng từ các dạng năng lượng khác. HS: Ghi nhớ. GV: ? Các nhà máy điện thường được xây dựng ở đâu ?. Vì sao cần phải truyền tải ?. HS: Trả lời, nhận xét, kết luận. GV: Giải thích, thống nhất. HS: Ghi nhớ. I. Điện năng. 1. Điện năng là gì? - Là năng lượng của dòng điện. 2. Sản xuất điện năng. - Các dạng năng lượng -> điện năng. a. Nhà máy nhiệt điện. - Sơ đồ: sgk. b. Nhà máy thuỷ điện. - Sơ đồ: sgk. c. Nhà máy điện nguyên tử. - Dùng các năng lượng của các nguyên tố phóng xạ như: urani. - Ngoài các nhà máy điện trên, điện năng còn được sản xuất từ năng lượng mặt trời, năng lượng gió. 3.Truyền tải điện năng. - Được truyền theo các đường dây dẫn điện đến các nơi tiêu thụ điện. - Cao áp như đường dây 500KV, 220 KV. - Hạ áp là đường dây truyền tải điện áp thấp: 220V - 380V. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của điện năng. ( 13’ ) GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu vai trò của điện năng. ?. Nêu các ví dụ về sử dụng điện năng trong các ngành ?. HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét. GV: ?. Vì sao nói điện năng có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống ?. HS: Trả lời, kết luận. GV: Bổ sung, thống nhất. II. Vai trò điện năng. - Được sử dụng rộng rải trong sản xuất và đời sống. - VD: sgk. - Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy, thiết bị trong sản xuất và đời sống. - Nhờ có điện năng, quá trình sản xuất được tự động hoá. 4. Củng cố. ( 3’ ) GV: Yêu cầu một vài học sinh đọc phần ghi nhớ và nêu sơ đồ tóm tắt sản xuất điện năng ở các nhà máy điện. 5. Dặn dò. ( 1’ ) - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài: An toàn điện.
Tài liệu đính kèm: