Vật lí 10 - Chuyên đề Chuyển động cơ học

Bài 1. Một người lái một chiếc xe ô tô xuất phát từ A lúc giờ, chuyển động đến B cách A là 120km

a/ Tính tốc độ trung bình của xe, biết rằng xe đến B lúc 8 giờ 30 phút ?

b/ Sau 30 phút đỗ tại B, xe chạy ngược về A với tốc độ trung bình là 60km/h. Hỏi vào lúc mấy giờ ô tô sẽ trở về đến A ?

Bài 2. Hai vật cùng chuyển động trên một đường thẳng. Vật thứ nhất đi từ A đến B trong 10s. Vật thứ hai cũng xuất phát từ A cùng lúc với vật thứ nhất nhưng đến B chậm hơn 2s. Biết đoạn đường AB = 32m. Tính tốc độ trung bình của các vật ?

Bài 3. Một xe chạy trong 5 giờ. Hai giờ đầu chạy với tốc độ trung bình là 60km/h; 3 giờ sau với tốc độ trung bình 40km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động ?

Bài 4. Một ô tô đi với tốc độ 60km/h trên nửa phần đầu của đoạn đường AB. Trong nửa đoạn đường còn lại ô tô đi nửa thời gian đầu với tốc độ 40km/h và nửa thời gian sau với tốc độ 20km/h. Tính tốc độ trung bình của ô tô ?

Bài 5. Một chiếc xe chạy 50km đầu tiên với vận tốc 25km/h; 70km sau với vận tốc 35km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong suốt quãng đường chuyển động ?

Bài 6. Một xe chạy trong 6h. Trong 2h đầu chạy với tốc độ trung bình 20km/h; trong 3h kế tiếp với tốc độ trung bình 30km/h; trong giờ cuối với tốc độ trung bình 14km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động ?

 

docx 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1230Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vật lí 10 - Chuyên đề Chuyển động cơ học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
Họ và tên: ........ Lớp: ..
Một người lái một chiếc xe ô tô xuất phát từ A lúc giờ, chuyển động đến B cách A là 120km
a/ Tính tốc độ trung bình của xe, biết rằng xe đến B lúc 8 giờ 30 phút ?
b/ Sau 30 phút đỗ tại B, xe chạy ngược về A với tốc độ trung bình là 60km/h. Hỏi vào lúc mấy giờ ô tô sẽ trở về đến A ?
Hai vật cùng chuyển động trên một đường thẳng. Vật thứ nhất đi từ A đến B trong 10s. Vật thứ hai cũng xuất phát từ A cùng lúc với vật thứ nhất nhưng đến B chậm hơn 2s. Biết đoạn đường AB = 32m. Tính tốc độ trung bình của các vật ?
Một xe chạy trong 5 giờ. Hai giờ đầu chạy với tốc độ trung bình là 60km/h; 3 giờ sau với tốc độ trung bình 40km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động ?
Một ô tô đi với tốc độ 60km/h trên nửa phần đầu của đoạn đường AB. Trong nửa đoạn đường còn lại ô tô đi nửa thời gian đầu với tốc độ 40km/h và nửa thời gian sau với tốc độ 20km/h. Tính tốc độ trung bình của ô tô ?
Một chiếc xe chạy 50km đầu tiên với vận tốc 25km/h; 70km sau với vận tốc 35km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong suốt quãng đường chuyển động ?
Một xe chạy trong 6h. Trong 2h đầu chạy với tốc độ trung bình 20km/h; trong 3h kế tiếp với tốc độ trung bình 30km/h; trong giờ cuối với tốc độ trung bình 14km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động ?
Một chiếc xe chạy 1/3 quãng đường đầu tiên với tốc độ trung bình 30km/h; 1/3 quãng đường kế tiếp với tốc độ trung bình 20km/h; phần còn lại với tốc độ trung bình 10km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động ?
Một người đi xe đạp trên một đoạn thẳng MN. Trên 1/3 đoạn đường đầu đi với tốc độ trung bình 15km/h và 1/3 đoạn đường tiếp theo đi với tốc độ trung bình 10km/h, quãng đường còn lại đi với tốc độ trung bình là 5km/h. Tính vận tốc trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường MN ? 
Một chiếc xe chạy 1/2 quãng đường đầu tiên với vận tốc 12km/h; 1/2 còn lại chạy với tốc độ 20km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trong suốt quãng đường chuyển động ? 
Một người đi từ A đến B theo chuyển động thẳng. Nửa đoạn đường đầu, người ấy đi với tốc độ trung bình 8km/h. Trên đoạn đường còn lại thì nửa thời gian đầu đi với vận tốc trung bình 5km/h và nửa thời gian sau với tốc độ 3km/h. Tìm tốc độ trung bình của người đó trên cả quãng đường AB ?
Một vận động viên xe đạp đi trên đoạn đường ABCD. Trên đoạn AB người đó đi với vận tốc 36km/h mất 45 phút, trên đoạn BC với vận tốc 40km/h trong thời gian 15 phút và trên đoạn CD với vận tốc 30km/h trong thời gian 1giờ 30 phút.a/ Tính quãng đường ABCD ? b/ Tính vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường ABCD ?
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
Bài 1: Chất điểm chuyển động thẳng đều với phương trình x = 5 + 2t (m,s)
a/ tọa độ ban đầu? vận tốc chuyển động của vật?
b/ Vị trí của vật ở thời điểm t = 2s
c/ Thời gian chuyển động của vật khi vật đến vị trí tọa độ 100m
Bài 2: Chất điểm chuyển động thẳng đều với phương trình x = 10 – 20t (Km, h)
a/ Xác định tính chất chuyển động của chất điểm?
b/ Tính quãng đường chất điểm đi được trong thời gian 30p
Bài 3: Chất điểm chuyển động thẳng đều trên đoạn đường AB dài 100Km theo hướng từ A đến B với tốc độ 20Km/h. 
a/ Chọn trục tọa độ ox trùng hướng từ AB, gốc tọa độ tại A, gốc thời gian khi vât qua A. Viết phương trình chuyển động của vật và cho biết thời gian vật đi hết quãng đường AB
b/ Chọ trục tọa độ ox hướng từ AB, gốc tọa độ tại B, gốc thời gian khi vật qua A. Viết pt chuyển động
c/ Chọn trục ox hướng từ AB, gốc tọa độ tại B, gốc thời gian lúc vật qua vị trí cách A 20Km. Viết phương trình chuyển động của vật
Bài 4: Hai ô tô cùng xuất phát lúc 8h từ 2 địa điểm A và B cách nhau 100Km, chuyển động 2 hướng ngược nhau, xe ở A đi tới B với tốc độ 40Km/h và 60Km/h. Chọn trục tọa độ trùng với đường AB, chiều từ A đến B, gốc tọa độ tại A, gốc thời gian là lúc 8h.
a/ Viết pt chuyển động của mỗi xe
b/ Tìm thời điểm 2 xe gặp nhau và vị trí gặp
c/ Chọn gốc tọa độ tại B, trả lời câu hỏi phần a,b
d/ Chọn gốc thời gian là lúc 8h30, trả lời câu hỏi phần a, b
Bài 5: Lúc 7h, 1ô tô chuyển động thẳng đều từ A đến B với tốc độ 35km/h. Lúc 7h30p, 1 xe khác chuyển động thẳng đều từ B về A với tốc độ 45Km/h, đoạn AB dài 100Km
a/ Viết phương trình chuyển động của mỗi xe, chọn trục ox trùng hướng AB, gốc thời gian là lúc 7h, gốc tọa độ tại B
b/ Tìm thời điểm 2 xe gặp nhau; thời điểm 2 xe cách nhau 40km?
c/ Tìm khoảng cách 2 xe khi xe 2 chuyển động được 1h30p
Bài 6: 3 địa điểm theo thứ tự A, B, C. Lúc 8h, 2 xe cùng chuyển động thẳng đều từ 2 địa điểm A, B cách nhau 20Km, đi về địa điểm C, với tốc độ 60Km/h và 30Km/h.
a/ Tìm thời điểm xe 1 đuổi kịp xe 2? Khi đó cách địa điểm A bao nhiêu Km?
b/ Tìm khoảng cách 2 xe sau khi chuyển động được 1h
ĐỒ THỊ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
1
10
O
5
t (s)
x (m)
Hình 1
Một vật chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa – thời gian như hình 1.
a/ Xác định đặc điểm của chuyển động ?
b/ Viết phương trình chuyển động của vật ?
c/ Xác định vị trí của vật sau giây ?
2
10
O
x (m)
t (s)
Hình 2
Một vật chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa – thời gian
 như hình 2.
a/ Vận tốc trung bình của vật là bao nhiêu ?
b/ Viết phương trình chuyển động của vật 
và tính thời gian để vật đi đến vị trí cách gốc tọa độ ?
40
1
C
O
t(h)
1,5
2
x (km)x (km)
A
B
Hình 4
Một ô tô chuyển động trên một đường thẳng gồm 3 giai đoạn, 
có đồ thị cho như hình vẽ 4. 
a/ Hãy nêu đặc điểm chuyển động của mỗi giai đoạn và 
tính vận tốc của ô tô trong từng giai đoạn ?
b/ Lập phương trình chuyển động cho từng giai đoạn ?
20
4
C
O
t (s)
8
10
x (m)
A
B
Hình 5
10
Trên hình vẽ 5 là đồ thị chuyển động của một chất điểm. 
a/ Hãy nhận xét tính chất của mỗi giai đoạn chuyển động ?
O
100
3,5
7
11
x (km)
t (h)
Hình 6
A
B
C
D
b/ Lập phương trình chuyển động trên từng giai đoạn ? 
Một vật chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa – thời gian như hình 6.
a/ Hãy nhận xét tính chất của mỗi giai đoạn chuyển động ?
 b/ Lập phương trình chuyển động trên từng giai đoạn ?
	c/ Tính quãng đường đi được trong 7,5h
t (h)
1
12
O
x (km)
8

‚
Đồ thị chuyển động của hai xe  và ‚ được mô tả như hình 7.
a/ Hãy lập phương trình chuyển động của mỗi xe ?
Hình 7
b/ Dựa vào đồ thị xác định hai xe cách nhau ?
CHUYỂN ĐỘNG CƠ – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về chuyển động cơ :
A.Chuyển động cơ là sự di chuyển của vật này so với vật khác.
B.Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật từ nơi này sang nơi khác.
C.Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
D.Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác trong không gian theo thời gian.
Điều nào sau đây coi là đúng khi nói về chất điểm ?
A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ.
B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ.
C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài của quỹ đạo của vật.
D. Chất điểm là một điểm.
Trường hợp nào sau đây có thể xem vật là chất điểm ?
A. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó.	B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.
C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.	D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.
Trong chuyển động nào sau đây không thể coi vật như là một chất điểm
A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.	B. Viên bi rơi từ tầng 6 xuống đất.
C. Chuyển động của ô tô trên đường từ Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh. D. Trái Đất quay quanh trục của nó.
Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài ?
A. Khoảng cách đến sân bay lớn, là lúc máy bay cất cánh.
B. Khoảng cách đến sân bay lớn, là giờ quốc tế.
C. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay, là lúc máy bay cất cánh.
D. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay, là giờ quốc tế.
Một vật chuyển động khi :
A. Vật đi được những quãng đường sau một khoảng thời gian. C. Vị trí giữa vật và mốc thay đổi.
B. Khoảng cách giữa vật và mốc thay đổi và vật mốc thay đổi. D. Cả A, B, C đều đúng.
Một đoàn tàu hỏa đang chuyển động đều. Nhận xét nào sau đây là không chính xác ?
A. Đối với đầu tàu thì các toa tàu chuyển động chạy chậm hơn. C. Đối với nhà ga, đoàn tàu có chuyển động.
B. Đối với một toa tàu thì các toa khác đều đứng yên.	 D. Đối với tàu, nhà ga có chuyển động.
Theo dương lịch, một năm được tính bằng thời gian chuyển động của Trái Đất quay một vòng quanh vật làm mốc làA. Mặt Trời.	B. Mặt Trăng.	C. Trục Trái Đất.	D. Cả A, C đều đúng.
Nếu chọn 7h30phút làm gốc thời gian thì thời điểm 8h15phút có giá trị (t0 =?)
A. 8,25 giờ.	B. 1,25giờ.	C. 0,75giờ.	D. – 0,75giờ.
Đứng trên Trái Đất, ta sẽ thấy
A. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
B. Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
C. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.
D. Mặt Trời và Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
Trong trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm ?
A. Quả bóng chuyển động trên sân bóng.	B. Tên lửa đang chuyển động trên bầu trời.
C. Ô tô chuyển động trong garage.	D. Vận động viên điền kinh đang chạy 100m.
Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm trùng với số đo khoảng thời gian trôi ?
A. Một bộ phim được chiếu từ 19h đến 21h30phút.
B. Máy bay xuất phát từ Tp. Hồ Chí Minh lúc 0giờ ngày 1/8 đến Mỹ lúc 5 giờ ngày 1/8(giờ địa phương).
C. Một đoàn tàu rời ga Hà Nội lúc 0 giờ đến ga Huế lúc 13giờ 05phút cùng ngày.
D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra.
Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Khi nói đến vận tốc của các phương tiện giao thông như: ô tô, xe lửa, tàu thủy, máy bay là nói đến vận tốc trung bình.
B. Chuyển động của kim đồng hồ là chuyển động đều.
C. Chuyển động của máy bay khi cất cánh là chuyển động đều.
D. Chuyển động của một vật có lúc nhanh dần, có lúc chậm dần là chuyển động không đều.
Vật chuyển động trên đoạn đường AB chia làm hai giai đoạn AC và CB với với vận tốc tương ứng là v1 và v2. Vận tốc trung bình trên đoạn đường AB được tính bởi công thức :
A. .	B. .	C. .	D. .
Đại lượng nào sau đây là tốc độ tức thời của chuyển động ?
A. Số chỉ tốc kế (đồng hồ tốc độ) trên xe máy là 70km/h.
B. Một xe máy chuyển động từ thành phố A đến thành phố B với tốc độ 40km/h.
C. Viên đạn bay trong nòng súng với tốc độ 500m/s
D. Một vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất với tốc độ 3km/h.
Câu nào sau đây là đúng ?
A. Độ lớn của vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình.
B. Độ lớn của vận tốc tức thời bằng tốc độ tức thời.
C. Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì bao giờ vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình.
D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động, do đó bao giờ cũng có giá trị dương.
Chọn câu sai trong các câu sau đây ?
A. Đồ thị vận tốc – thời gian chuyển động thẳng đều là 1 đường thẳng song song với trục Ot.
B. Đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng bao giờ cũng là một đường thẳng.
C. Đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng xiên góc.
D. Trong chuyển động thẳng đều, đồ thị theo thời gian của tọa độ và vận tốc đều là những đường thẳng.
Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều trên một quãng đường dài 40m. Nửa quãng đường đầu vật đi hết thời gian t1=5s, nửa thời gian sau vật đi hết thời gian t2=2s. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường làA. 7m/s.	B. 5,71m/s	C. 2,85m/s	D. 0,7m/s
Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều. Trên quãng đường AB, vật đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 20m/s, nửa quãng đường sau vật đi với vận tốc v2 = 5m/s. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường làA. 12,5m/s	B. 8m/s	C. 4m/s	D. 0,2m/s
Một xe chuyển động không đổi chiều, 2 giờ đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h, 3 giờ sau xe chạy với tốc độ trung bình 40km/h. Tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chạy là
A. 50km/h	B. 48km/h	C. 44km/h	D. 34km/h
Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều có vận tốc trung bình là 20km/h trên 1/4 đoạn đường đầu và 40km/h trên 3/4 đoạn đường còn lại. Tốc độ trung bình của xe trên cả đoạn đường là
A. 28km/h	B. 30km/h	C. 32km/h	D. 40km/h
Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều, trong nửa thời gian đầu xe chạy với vận tốc 12km/h. Trong nửa thời gian sau xe chạy với tốc độ 18km/h. Tốc độ trung bình trong suốt thời gian đi là
A. 15,0km/h	B. 14,5km/h	C. 7,25km/h	D. 26,0km/h
Một người đi xe đạp trên 2/3 đoạn đường đầu với tốc độ trung bình 10km/h và 1/3 đoạn đường sau với tốc độ trung bình 20km/h. Tốc độ trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường là
A. 12km/h	B. 15km/h	C. 17km/h	D. 13,3km/h
Có thể phát biểu như thế nào sau đây về vận tốc tức thời ?
A. Véc tơ vận tốc cho biết hướng chuyển động.	B. Nếu v > 0: vật chuyển động theo chiều dương.
C. Nếu v < 0: vật chuyển động theo chiều âm.	D. Cả A, B, C đều đúng.
Có thể phát biểu nào sau đây về tính chất của chuyển động thẳng đều ?
A. Phương trình chuyển động là một hàm số bậc nhất theo thời gian.
B. Vận tốc là một hằng số.
C. Vận tốc trung bình bằng vận tốc tức thời trên đoạn đường bất kì.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Chuyển động thẳng đều có tính chất nào kể sau ?
A. Véc tơ vận tốc không đổi.	B. Độ lớn véc tơ vận tốc không đổi.
C. Quãng đường đi tỉ lệ với thời gian chuyển động.	D. Các tính chất A, B, C.
Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về vận tốc của chuyển động thẳng đều ?
A. Vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.	B. Tại mọi thời điểm, véctơ vận tốc là như nhau.
C. Véctơ vận tốc có hướng không thay đổi.	D. Vận tốc luôn có giá trị dương.
Trong chuyển động thẳng đều
A. Quãng đường đi được s tỉ lệ với vận tốc v.
B. Tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
C. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
D. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
Chuyển động thẳng đều có những đặc điểm nào sau đây là không đúng ?
A. Quỹ đạo là một đường thẳng.
B. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
C. Tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
D. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.
Một chuyển động thẳng đều. Lúc t1 = 2s thì hoành độ là x1 = 1m, lúc t2 = 5s thì hoành độ x2 =-8m. Phương trình chuyển động là
A. .	B. .	C. .	D. .
Trong những phương trình dưới đây, phương trình nào biểu diễn qui luật của chuyển động thẳng đều?A. .	B. .	C. .	D. 
Trong những phương trình sau đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng đều: 
(1): x = 5t + 4	(2): x = t2 – 4	(3): x = 6t	(4): x = t2 – 2
A. (1) và (3)	B. (1) và (2)	C. (2) và (3)	D. (1) và (4)
Một vật chuyển động thẳng đều theo trục Ox có phương trình tọa độ là x = x0 + vt (v0 ≠ 0, x0 ≠0). Điều khẳng định nào sau đây là chính xác:
A. Tọa độ của vật có giá trị không đổi theo thời gian.
B. Tọa độ ban đầu của vật không trùng với gốc tọa độ.
C. Vật chuyển động theo chiều dương của trục tọad độ.
D. Vật chuyển động ngược chiều dương của trục tọa độ.
Nói về chuyển động thẳng đều, điều nào sau đây là sai ?
A. Quãng đường mà vật đi theo một chiều nhất định bằng giá trị tuyệt đối của độ dời.
B. Vận tốc có giá trị âm khi vật chuyển động ngược chiều dương của trục tọa độ.
C. Tọa độ của vật chuyển động thẳng đều tùy thuộc vào việc chọn gốc tọa độ.
D. Vận tốc v là một hàm bậc nhất theo thời gian.
x
O
Đồ thị tọa độ – thời gian trong chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như hình vẽ bên. Trong khoảng thời gian nào xe chuyển động thẳng đều.
A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1. 
B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.
C. Trong khoảng thời gian to đến t2.
D. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBAI TAP CHUYEN DONG CO VA CHUYEN DONG THANG DEU_12244773.docx