Vẽ theo mẫu Sơ lược về luật xa gần

Giáo viên cho học sinh quan sát hình 2,3 SGK

? Em hãy tìm những đường ngang so với tầm mắt của người nhìn trong bức tranh và vị trí của chúng ?

=> Đó là đường tầm mắt

Giáo viên đặt hình hộp ở các vị trí khác nhau cho học sinh quan sát.

? Khi đặt hình hộp ở các vị trí khác nhau thì vị trí của đường tầm mắt như thế nào? (Đường tầm mắt thay đổi, hình dáng hình học thay đổi)

 GV kết luận: Đường tầm mắt thay đổi kéo theo hình dáng đồ vật thay đổi. Do đó, chúng ta cấn phải xác định ĐTM khi vẽ tranh.

GV: Yêu cầu học sinh phải quan sát hình 5 SGK

? Em hãy tìm những đường trong hình vẽ song song với mặt đất

(Các cạnh của hình học , tường nhà, đường tàu hoả nhưng hướng về chiều sâu càng thu hẹp và cuối cùng tụ tại một điểm trên đường tầm mắt

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 5025Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vẽ theo mẫu Sơ lược về luật xa gần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài: Tiết : 
 Tuần dạy:
Ngày dạy:
Vẽ theo mẫu
SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN 
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức: Giúp HS
- HS Hiểu được khái niệm về phối cảnh trong tư nhiên: gần –xa, to- nhỏ, đậm- nhạt.
- HS Hiểu được vai trò của đường tầm mắt trong phối cảnh.
- HS biết được vai trò của điểm tụ trong phối cảnh.
- HS biết được vai trò ứng dụng của phối cảnh trong các bài vẽ theo mẫu.
1.2 Kĩ năng:
- Bước đầu HS vận dụng được phương pháp phối cảnh trong VTM, đáp ứng được nhu cầu của bài học:
+ Sự thay đổi hình dáng theo vị trí quan sát của mắt.
+ Gợi không gian trước sau của vật mẫu.
- Bước đầu xác định được đường chân trời và điểm tụ khi vẽ khối hộp, hình trụ.
- Bước đầu thể hiện được các mức độ đậm nhạt theo phối cảnh.
1.3 Thái độ:
Yêu thích cái đẹp, biết lựa chọn và vận dụng cái đẹp vào bài học.
2. TRỌNG TÂM
- Bước đầu HS vận dụng được phương pháp phối cảnh trong VTM, đáp ứng được nhu cầu của bài học:
+ Sự thay đổi hình dáng theo vị trí quan sát của mắt.
+ Gợi không gian trước sau khi vẽ
- Bước đầu xác định được đường chân trời và điểm tụ khi vẽ khối hộp, hình trụ.
- Bước đầu thể hiện được các mức độ đậm nhạt theo phối cảnh.
3.CHUẨN BỊ: 
3.1 Giáo viên: Ảnh có lớp xa gần (cảnh biển, con đường, hàng cây...).
3.2 Học sinh:Dụng cụ học tập.
4 TIẾN TRÌNH
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6a1: 6a2: 6a3:
4.2 Kiểm tra miệng.
 Câu 1: Hãy cho biết cách chép họa tiết trang trí dân tộc ? ( Có bài vẽ kèm theo)
Câu 2: Luật xa gần là gì ?
4.3 Bài mới.
HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 * Hoạt động 1 Giới thiệu bài
- Giáo viên cho học sinh quan sát một vài phong cảnh về tranh vẽ hình hộp cho học sinh thấy được sự thay đổi của mọi vật trong không gian khi thể hiện trong tranh.
* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm về luật xa gần
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 SGK
- Hãy so sánh những cây cao su ở gần so với ở xa ? (ở xa nhỏ hơn ở gần)
- GV: Đưa ra một số đồ vật (hình lập phương, cái bát) đặt ở các vị trí khác nhau để học sinh thấy được sự thay đổi hình dáng của mọi vật khi nhìn ở khoảng cách xa gần khác nhau.
- GV: Cho học sinh xem một số tranh tĩnh vật, tranh phong cảnh
 ? Những vật cùng loại cùng kích thước ta nhận thấy trong không gian chúng ta sẽ thay đổi như thế nào khi ở các vị trí khác nhau ?
Giáo viên liên hệ trong thực tế đối với mắt nhìn và nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân theo luật xa gần trong bài vẽ để vẽ đúng và vẽ đẹp
* Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đường tầm mắt và điểm tụ.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 2,3 SGK 
? Em hãy tìm những đường ngang so với tầm mắt của người nhìn trong bức tranh và vị trí của chúng ?
=> Đó là đường tầm mắt
Giáo viên đặt hình hộp ở các vị trí khác nhau cho học sinh quan sát.
? Khi đặt hình hộp ở các vị trí khác nhau thì vị trí của đường tầm mắt như thế nào? (Đường tầm mắt thay đổi, hình dáng hình học thay đổi)
 GV kết luận: Đường tầm mắt thay đổi kéo theo hình dáng đồ vật thay đổi. Do đó, chúng ta cấn phải xác định ĐTM khi vẽ tranh.
GV: Yêu cầu học sinh phải quan sát hình 5 SGK
? Em hãy tìm những đường trong hình vẽ song song với mặt đất
(Các cạnh của hình học , tường nhà, đường tàu hoả nhưng hướng về chiều sâu càng thu hẹp và cuối cùng tụ tại một điểm trên đường tầm mắt
* Hoạt động 4: Gv cho HS thực hành
- GV:Cho học sinh (chia theo nhóm) vẽ một số tranh ảnh con người, đồ vật, hàng cây...
GV: Em có nhận xét gì về các hình ảnh trong tranh?(Học sinh so những vật ở gần, ở xa)
GV: Em hãy chỉ ra đường tầm mắt trong tranh GV nhận xét bổ sung?
I. Khái niệm về luật xa gần.
* Những vật cùng loại cùng kích thước trong không gian người ta nhìn thấy:
- ở gần: To cao và rõ hơn
- ở xa: Nhỏ thấp và mờ hơn
- Vật đứng ở phía trước che khuất vật ở phía sau.
II) Đường tầm mắt và điểm tụ
1. Đường tầm mắt (đường chân trời)
- Là đường nằm ngang với tầm mắt người nhìn hoặc là đường phân chia giữa mặt đất, mặt nước với bầu trời
2. Điểm tụ
- Những đường thẳng song song sẽ gặp nhau tại một điểm trên đường tầm mắt đó là điểm tụ
III. Thực hành:
 Quan sát tranh, vẽ hình theo luật xa gần.
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố.
Câu 1: Nội dung luật xa gần như thế nào ? Vì sao chúng ta cần áp dụng luật xa gần vào vẽ tranh ?
Đáp án câu 1:
* Nội dung luật xa gần:
- ở gần: To cao và rõ hơn
- ở xa: Nhỏ thấp và mờ hơn
- Vật đứng ở phía trước che khuất vật ở phía sau.
* Luật xa gần giúp cho bài vẽ sinh động và hợp lí hơn.
Câu 2: Thế nào là điểm tụ? là đường tầm mắt?
 * Đáp án câu 2:
+Đường tầm mắt (đường chân trời)
- Là đường nằm ngang với tầm mắt người nhìn hoặc là đường phân chia giữa mặt đất, mặt nước với bầu trời
+. Điểm tụ
- Những đường thẳng song song sẽ gặp nhau tại một điểm trên đường tầm mắt đó là điểm tụ.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học 
-Đ/v bài học ở tiết này: Học và làm bài theo câu hỏi Sách giáo khoa 
 	-Đ/v bài học ở tiết tiếp theo :
Tìm hiểu bài 4: CÁCH VẼ THEO MẪU.
+Đọc kĩ bài trước khi đến lớp. Tìm hiểu các bước vẽ theo mẫu, tập vẽ ở nhà. Yêu cầu học sinh học và làm bài theo câu hỏi Sách giáo khoa 
5. RÚT KINH NGHIỆM
*Nộidung
*Phương pháp:
 *Sử dụng đồ dùng- thiết bịdạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Vẽ theo mẫu - Sơ lược về Phối cảnh.doc