Vẽ trang trí Trang trí đầu báo tường - Nguyễn Thị Cẩm Xuyên

I) Mục tiêu:

- Hs biết cách trang trí một đầu báo tường của lớp, trường

- Hiểu vận dụng để trình bày được trong các công việc tương tự như trang trí các bảng báo cáo, bảng thành tích, sổ tay.

- Rèn cho học sinh Kĩ năng quan sát và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động.

- Hs thấy được vẻ đẹp và biết trân trọng bài vẽ.

- Hình thành ở học sinh ý thức tự giác, không hài lòng với biện pháp đã thực hiện và kết quả đã đạt được; luôn luôn hướng tới tìm tòi cái mới trong học tập, lao động.

II) Chuẩn bị:

1) Đồ dùng dạy – học :

- Giáo viên :

+ SGK, SGV lớp 7.

+ Báo tường.

+ Bảng biểu : bài tập, các bước vẽ.

+ Một vài vẽ của Hs năm trước.

- Học sinh :

+ Vở ghi chép.

+ Bút chì, giấy, màu vẽ, tẩy, SGK,

2) Phương pháp dạy học:

Phương pháp quan sát.

Phương pháp trực quan.

Phương pháp vấn đáp.

Phương pháp gợi mở.

Phương pháp luyện tập.

Phương pháp cặp, nhóm.

Phương pháp liên hệ thực tiễn cuộc sống.

 

docx 9 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3159Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vẽ trang trí Trang trí đầu báo tường - Nguyễn Thị Cẩm Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường :Trung học cơ sở Mỹ Hóa GVHD :
Tuần : Ngày soạn: 25/2/2015
Tiết : Ngày dạy : 16/3/2015
Bài 29: Vẽ trang trí	 Lớp : 7/1
Giáo sinh : Nguyễn Thị Cẩm Xuyên Lớp : 12CĐMT
Bài 29: VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG
I) Mục tiêu:
- Hs biết cách trang trí một đầu báo tường của lớp, trường 
- Hiểu vận dụng để trình bày được trong các công việc tương tự như trang trí các bảng báo cáo, bảng thành tích, sổ tay.
- Rèn cho học sinh Kĩ năng quan sát và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động.
- Hs thấy được vẻ đẹp và biết trân trọng bài vẽ.
- Hình thành ở học sinh ý thức tự giác, không hài lòng với biện pháp đã thực hiện và kết quả đã đạt được; luôn luôn hướng tới tìm tòi cái mới trong học tập, lao động.
II) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy – học :
- Giáo viên :
+ SGK, SGV lớp 7.
+ Báo tường.
+ Bảng biểu : bài tập, các bước vẽ.
+ Một vài vẽ của Hs năm trước.
- Học sinh :
+ Vở ghi chép.
+ Bút chì, giấy, màu vẽ, tẩy, SGK,
2) Phương pháp dạy học:
Phương pháp quan sát.
Phương pháp trực quan.
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp gợi mở.
Phương pháp luyện tập.
Phương pháp cặp, nhóm.
Phương pháp liên hệ thực tiễn cuộc sống.
III) Tiến trình dạy học:
1) Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sỉ số lớp, dụng cụ học tập.
2/ Bài mới: Giới thiệu bài mới ( 2 phút).
3) Bài giảng:
Nội dung
Thời gian
Hoạt động
Giáo viên
Học sinh
QUAN SÁT, NHẬN XÉT:
CÁCH TRANG TRÍ:
BÀI TẬP
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ:
8 phút
7 phút
22 phút
5 phút.
Cho Hs quan sát 1 tờ báo tường.
Đặt câu hỏi:
+ Báo tường là gì?
+ Làm báo tường vào những dịp nào?
Gv tổng kết và bổ sung:
+ Báo tường là tờ báo treo, dán trên tường của các đơn vị, các cơ quan, nhà máy, trường học phản ánh các hoạt động của đơn vị hay cơ sở đó.
+ Làm báo tường vào những dịp đặc biệt hoặc những ngày lễ: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Ngày thành lập Đoàn 26/3, Ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4, Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6,
Đặt câu hỏi:
+ Báo tường gồm mấy phần? Kể tên?
+ Phần nào nổi bật nhất?
+ Đầu báo tường gồm có những phần nào? Kể tên?
Gv nhận xét, bổ sung:
+ Báo tường gồm 2 phần: đầu báo và thân báo (nội dung).
+ Phần đầu báo gồm 4 phần chính: tên tờ báo; ngày kỉ niệm; hình minh họa, biểu trưng; tên chi đội, lớp; số báo.
Gv đặt câu hỏi:
+ Tên tờ báo như thế nào? (kích cỡ, kiểu chữ, màu sắc, nội dung)
+ Dòng chữ thể hiện ngày kỉ niệm tờ báo như thế nào?
+Hình minh họa như thế nào? 
+Tên đơn vị, số báo?
Gv nhận xét, bổ sung:
+ Tên tờ báo to, nổi bật, kiểu chữ phù hợp nội dung tên tờ báo, màu sắc hài hòa, nổi bật, nội dung phù hợp với chủ đề, ngắn gọn, kiểu dáng chữ đẹp, bắt mắt.
+ Dòng chữ ghi ngày kỉ niệm: nhỏ hơn tên tờ báo, kiểu chữ phù hợp với nội dung.
+ Hình minh họa: Phù hợp với nội dung, kích cỡ vừa phải, thường là cờ Tổ quốc, huy hiệu Đoàn, huy hiệu Đội,
+ Tên đơn vị, số báo: Nhỏ gọn, không quá nổi bật.
Cho Hs nhắc lại các bước trang trí.
Gv nhận xét, bổ sung và vẽ minh họa:
+ Phác mảng chính, phụ.
+ Vẽ phác hình.
+ Vẽ chi tiết.
+ Vẽ màu.
Cho Hs xem và nhận xét bài của Hs năm trước.
Gv chia nhóm cho Hs làm nhóm: 2 bạn 1 nhóm.
Gv cho bài tập:
Trang trí đầu báo tường trên khổ giấy A4. Tự chọn chủ đề họa tiết, màu sắc tự do. Thời gian: 22 - 25phút.
Gv nhắc nhở Hs:
+ Chọn chữ sao cho phù hợp với nội dung.
+ vẽ màu thích hợp, màu sắc tươi sáng thể hiện được nội dung, không quá lòe lẹt.
+ Có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau, vẽ hoặc xé dán,
Gv quan sát, giúp đỡ Hs làm bài.
Cho Hs trình bày sản phẩm.
Cho Hs nhận xét, đánh giá bài vẽ.
Gv nhận xét, đánh giá bài của Hs.
Liên hệ thực tiễn.
Đánh giá tiết học.
Dặn dò: 
+ Hoàn thành bài.
+ Chuẩn bị bài 30: Vẽ tranh Đề tài an toàn giao thông.
Hs quan sát.
Hs trả lời:
+ Báo tường là tờ báo treo, dán trên tường của các đơn vị, các cơ quan, nhà máy, trường học phản ánh các hoạt động của đơn vị hay cơ sở đó.
+ Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
+ Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
+ Ngày thành lập Đoàn 26/3.
+ Ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4.
Hs lắng nghe và ghi chép.
Hs quan sát và trả lời:
+ 2 phần: đầu báo và thân báo (nội dung).
+Phần đầu báo.
+ 4 phần: tên tờ báo; ngày kỉ niệm; hình minh họa, biểu trưng; tên chi đội, lớp.
Hs lắng nghe và ghi chép.
Hs trả lời
Kích cỡ: to, nổi bật.
Kiểu chữ: Phù hợp nội dung tên tờ báo.
Màu sắc: hài hòa, nổi bật
Nội dung: Phù hợp với chủ đề, ngắn gọn.
+ Nhỏ hơn tên tờ báo, kiểu chữ phù hợp với nội dung.
+ Phù hợp với nội dung, kích cỡ vừa phải.
+ Nhỏ gọn, không quá nổi bật.
Hs lắng nghe.
Có 4 bước:
+ Phác mảng chính, phụ.
+ Vẽ phác hình bằng nét thẳng.
+ Vẽ chi tiết.
+ Vẽ màu.
Hs quan sát.
Hs nhận xét
Hs làm bài.
Hs trình bày bài vẽ.
Hs nhận xét.
Hs lắng nghe.
Hs liên hệ.
Hs lắng nghe.
*Nhận xét, rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 28. Vẽ trang trí. Trang trí đầu báo tường - Nguyễn Thị Cẩm Xuyên - Trung học cơ sở Mỹ Hóa.docx