Vẽ trang trí - Trang trí đĩa tròn - Nguyễn Phan Lan Thảo

 a. Kiến thức:

 - Nắm được các kiến thức trang trí, áp dụng vào bố cục bài trang trí đĩa tròn một cách hợp lý.

 - Hiểu được sự hài hoà của màu sắc trong trang trí ứng dụng có vai trò quan trọng.

 - Hiểu cách lựa chọn bố cục, hình mảng, đường nét, màu sắc phù hợp với yêu cầu nội dung của bài trang trí đĩa tròn.

 b. Kĩ năng:

 - Vẽ được bố cục bài trang trí đĩa tròn theo yêu cầu, vận dụng được các thể thức trang trí tạo cho bài của các em hấp dẫn hơn.

 - Sử dụng được màu sắc phù hợp với một bài trang trí ứng dụng.

 - Sáng tạo theo ý của mình, phù hợp với yêu cầu của bài học.

 c. Thái độ:

 - Nhận thức được vẻ đẹp trong các bài trang trí và biết giữ gìn, phát huy, sang tạo ra cái đẹp.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 5337Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vẽ trang trí - Trang trí đĩa tròn - Nguyễn Phan Lan Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 18 / 02 / 2012
 Ngày dạy: 22 / 02 / 2012
Tiết 25: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐĨA TRÒN
 I. Mục tiêu:
 a. Kiến thức: 
 - Nắm được các kiến thức trang trí, áp dụng vào bố cục bài trang trí đĩa tròn một cách hợp lý.
 - Hiểu được sự hài hoà của màu sắc trong trang trí ứng dụng có vai trò quan trọng.
 - Hiểu cách lựa chọn bố cục, hình mảng, đường nét, màu sắc phù hợp với yêu cầu nội dung của bài trang trí đĩa tròn.
 b. Kĩ năng:
 - Vẽ được bố cục bài trang trí đĩa tròn theo yêu cầu, vận dụng được các thể thức trang trí tạo cho bài của các em hấp dẫn hơn.
 - Sử dụng được màu sắc phù hợp với một bài trang trí ứng dụng.
 - Sáng tạo theo ý của mình, phù hợp với yêu cầu của bài học.
 c. Thái độ:
 - Nhận thức được vẻ đẹp trong các bài trang trí và biết giữ gìn, phát huy, sang tạo ra cái đẹp.
 II. Chuẩn bị:
 1. Đồ dùng dạy học:
 a. Giáo viên:
 - SGK, 1 số đĩa tròn bằng gốm sứ
 - Bài giảng điện tử
 - Máy chiếu projector.
 b. Hoc sinh:
 - SGK, vở ghi
 - Giấy vẽ, chì, tẩy, compa, màu sắc
 2. Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp trực quan, quan sát
 - Phương pháp hoạt động nhóm
 - Phương pháp gợi mở, vấn đáp
 - Phương pháp thực hành.
 III. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
 H: Em hãy kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954?
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều đồ vật được trang trí đẹp nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của con người đặc biệt là nhu cầu thẩm mĩ ví dụ như: trang trí chiếc thảm, khăn trải bàn, viên gạch hoa, bìa lịch treo tường Trong bài học hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em 1 đồ vật được sử dụng hàng ngày đó là chiếc đĩa tròn.
 b. Hoạt động 1: Quan sát – nhận xét:
 - Cho HS quan sát trên màn hinh 1 số hình ảnh đĩa tròn
 - GV đặt câu hỏi yêu cầu thảo luận theo nhóm:
 H: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về đĩa tròn?
 (Gợi ý: Mục đích sử dụng?Những hoạ tiết nào thường dùng trong trang trí đĩa tròn?Hoạ tiết được sắp xếp như thế nào?Màu sắc của đĩa tròn?Chất liệu?)
 1. Mục đích sử dụng:
 H: Đĩa tròn dùng để làm gì?
 2. Hoạ tiết:
 H: Những hoạ tiết nào thường được sử dụng trong trang trí đĩa tròn?
 H: Hoạ tiết trên đĩa tròn được sắp xếp như thế nào?
 H: Đĩa dùng để đựng và đĩa trang trí khác nhau điểm nào?
 3. Màu sắc:
 H: Em có nhận xét gì về màu sắc của đĩa tròn?
 4. Chất liệu:
 H: Đĩa tròn thường được làm bằng chất liệu gì?
- HS quan sát
- HS thảo luận nhóm
- Để đựng thức ăn, để trang trí.
- Hoa, lá, chim, thú, mây, song nước, thiên nhiên, con người
- Hoạ tiết được sắp xếp: 
+ Đối xứng
+ Xen kẽ, nhắc lại
+ Tự do(mảng hình không đều)
- Đĩa dùng để đựng: hoạ tiết thoáng, phần nền nhiều
- Đĩa dùng trang trí: hoạ tiết dày, phần nền ít.
- Màu sắc nhẹ nhàng, trang nhã tạo cảm giác sạch sẽ, ngon miệng.
- Màu sắc tương phản, bổ túc trong đĩa trang trí làm đẹp cho nhà ở.
- Thuỷ tinh, nhựa, gỗ, nhưng đẹp nhất vẫn là đồ gốm sứ.
 c. Hoạt động 2: Cách trang trí.
 - GV đưa ra các bước vẽ sắp xếp 1 cách lộn xộn cho HS quan sát sau đó đặt câu hỏi
 H: Sắp xếp vị trí các bước vẽ sao cho đúng trình tự?
 B1: Vẽ đường tròn – Kẻ trục đối xứng.
 B2: Tìm bố cục:
 + Mảng chính 
 + Mảng phụ
 B3: Tìm và vẽ hoạ tiết.
 B4: Vẽ màu.
 - GV cho HS xem 1 số gợi ý cách sắp xếp hoạ tiết và tô màu và một số bài trang trí đĩa tròn đẹp.
 - GV cho HS xem 1 số đoạn phim giới thiệu về sản phẩm gốm sứ và cuộc thi vẽ trang trí trên đĩa tròn.
- HS quan sát
- HS thực hiện.
	B1
	B2
	B3
	B4
- HS quan sát.
- HS xem phim
 d. Hoạt động 3: Thực hành.
 - GV ra đề bài
 Em hãy trang trí 1 đĩa tròn có đường kính là 16 cm với hoạ tiết và màu sắc tự do.
 - HS thực hành, GV bao quát lớp đọng viên, nhắc nhở các em thực hiện theo các bước tiến hành đã hướng dẫn.
- HS thực hành
 e. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập:
 - GV chọn 3 - 4 bài làm của HS đính lên bảng rồi yêu cầu HS đánh giá nhận xét bài làm của bạn về:
 + Bố cục
 + Hoạ tiết
 + Màu sắc
 - GV đánh giá, nhận xét, cho điểm điểm động viên.
 - GV nhận xét tiết học.
 4. Cũng cố - dặn dò:
 - Hoàn thành bài trang trí đĩa tròn (nếu ở lớp chưa xong)
 - Xem trước tiết 26: Lọ, hoa và quả (T1 – Vẽ hình)
 - Chuẩn bị mẫu vẽ cho tiết 26
 - Chuẩn bị đầy đủ hoạ cụ cho tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 22. Vẽ trang trí. Trang trí đĩa tròn - Nguyễn Phan Lan Thảo - Trường THCS Nguyễn Trãi.doc