Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học: 2014 - 2015

ĐỀ:Qua nghiên cứu các mô đun đã đăng kí vào đầu năm 2014-2015 các thầy (cô) đã nắmđược những vấn đề cơ bản gì qua mỗi mô đun? Áp dụng các kiến thức đã thu hoạch được qua các mô đun vào giảng dạy, giáo dục học sinh như thế nào?

 BÀI LÀM:

Đầu năm 2014-2015 tôi đã đăng kí 4 mô đun học bồi dưỡng thường xuyên:

1. Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS

2. Phương pháp dạy học tích cực

3. Chăm sóc hổ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THCS

4. Dạy học với công nghệ thông tin

Qua học tập các mô đun tôi đã nắm các vấn đề cơ bản sau:

*Mô đun 36: giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS:

Qua học tập mô đun giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS tôi đã nắm bắt được những kiến thức sau:

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2127Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học: 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ KÓT BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Họ và tên: Trần Thị Kim Cúc	Năm học: 2014-2015
ĐỀ:Qua nghiên cứu các mô đun đã đăng kí vào đầu năm 2014-2015 các thầy (cô) đã nắmđược những vấn đề cơ bản gì qua mỗi mô đun? Áp dụng các kiến thức đã thu hoạch được qua các mô đun vào giảng dạy, giáo dục học sinh như thế nào?
	BÀI LÀM:
Đầu năm 2014-2015 tôi đã đăng kí 4 mô đun học bồi dưỡng thường xuyên:
Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS
Phương pháp dạy học tích cực
Chăm sóc hổ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THCS
Dạy học với công nghệ thông tin
Qua học tập các mô đun tôi đã nắm các vấn đề cơ bản sau:
*Mô đun 36: giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS:
Qua học tập mô đun giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS tôi đã nắm bắt được những kiến thức sau:
1.Khái niệm: Giá trị sống là điều chúng ta cho là quý giá là quan trọng có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi con người.Giá trị sống trở thành động lực để người ta nổ lực phấn đấu để có được nó.
2. Tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống: 
Giáo dục giá trị sống giúp con người khám phá bản thân và phát triển các giá trị
truyền thống của dân tộc cũng như 12 giá trị căn bản của toàn cầu.
*Giá trị truyền thống của con người Việt Nam:
- Tinh thần yêu nước
-Yêu thương con người
- Tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm.
- Tinh thần doàn kết
* Giá trị toàn cầu:
Năm 1995, để nghiên cứu xem những giá trị phổ quát là những giá trị
nào, một dự án quốc tế về giá trị sống đã được triển khai trên trên hơn 100 nước, và
đã đưa ra 12 giá trị sau: Hợp tác, tôn trọng, yêu thương, tự do, hạnh phúc, khiêm
nhường, khoan dung, giản dị, trách nhiệm, hoà bình, đoàn kết, trung thực.
3. Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh: 
- Thông qua quá trình học, giáo viên cung cấp/hệ thống kiến thức, rèn kỹ năng cho người học thông qua các công cụ: động não, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi, phân tích tình huống Thực hành thông qua các bài tập.
4. Các biện pháp tiến hành giáo dục giá trị sống nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh:
* Giáo dục giá trị sống bằng những câu chuyện cảm động.
* Giáo dục giá trị sống qua những câu hỏi tự vấn.
* Giáo dục giá trị sống qua nhận thức lại kinh nghiệm, tương tác và sự tranh luận. 
 * Giáo dục giá trị sống bằng những quan sát, trải nghiệm thực tế. 
 * Giáo dục giá trị sống bằng những trải nghiệm cảm xúc. 
Module19: Dạy học với công nghệ thông tin
Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.
- Kết quả:
+ Vận dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách thành thạo
+ Nắm rõ vai trò, tính chất, đặc điểm, tác động, ứng dụng CNTT trong dạy học.
+ Hiểu rõ đặc điểm của từng phần mềm( word, Excel, Carbri, Violet, Sketchtpad), để khai thác và sử dụng trong dạy học.
+ Giáo viên cần cân nhắc và lựa chọn kĩ các tiết dạy có hoặc không sử dụng công nghệ thông tin sao cho phát huy được một cách tối đa hiệu quả và đảm bảo mục tiêu bài học
+ Không lạm dụng các hiệu ứng trình chiếu phức tạp, nhiều hiệu ứng trình chiếu khác nhau trong một slide
+ Cùng với các hiệu ứng, giáo viên cũng nên chọn những hình nền đơn giản, sáng và phù hợp với bài dạy để thể hiện nội dung một cách rõ ràng 
+ Lựa chọn các câu chữ ngắn gọn, súc tích và tường minh, thể hiện rõ nội dung
để chiếu lên màn hình
+ Tránh ôm đồm, lạm dụng các tư liệu vào bài giảng, biến tiết học thành buổi xem tranh ảnh,phim tư liệu.
+ Nên kết hợp công cụ trình chiếu với ghi bảng
+ Việc ứng dụng CNTT vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học là một công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học có hiệu quả cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của các cấp, sự chỉ đạo đồng bộ của ngành – của mỗi nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân mỗi giáo viên.
+Chúng ta đều nhận thức rõ vai trò của CNTT trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và hơn ai hết chúng ta cũng nhận thức rõ lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập. 
MODULE THCS 18: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC.
	* Mô đun: phương pháp dạy học tích cực: Tôi đã nắm bắt được những phương pháp dạy học tích cực, các kỹ thuật trong dạy học và cách sử dụng các phương pháp cũng như các kỹ thuật dạy học tích cực:
	1. Các phương pháp dạy học tích cực:
	- Phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp: 
	- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: 
	- Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ: 
	- Phương pháp dạy học trực quan: 
	- Phương pháp dạy học luyện tập và thực hành:
	- Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy:
	- Phương pháp dạy học trò chơi: 
 2. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.
 * Phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp: 
 * Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: Gồm các bước
 *. Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ: 
 *. Phương pháp dạy học trực quan:
 * Phương pháp dạy học luyện tập và thực hành:
	- Bước 1: Xác định tài liệu cho luyện tập và thực hành
	- Bước 2: Giới thiệu mô hình luyện tập hoặc thực hành
	- Bước 3: Thực hành hoặc luyện tập sơ bộ
	- Bước 4: Thực hành đa dạng
	- Bước 5: Bài tập cá nhân
*. Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy:
	- Bước 1: Lập bản đồ
	- Bước 2: Báo cáo, thuyết minh bản đồ tư duy
	- Bước 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện bản đồ tư duy
	*. Phương pháp dạy học trò chơi:
	- GV hoặc học sinh lựa chơi trò chơi.
	- Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết
	- Phổ biến tên trò chơi, nội dungt và luật chơi cho HS
	- Chơi thử (nếu cần)
	- HS tiến hành chơi
	- Đánh giá sau trò chơi
	- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
 	3. Các kĩ thuật dạy học tích cực
 	3.1. Kĩ thuật chia nhóm:
	3.2. Kĩ thuật giao nhiệm vụ
	3.3. Kĩ thuật đặt câu hỏi. 
 	3.4. Kĩ thuật khăn trải bàn
 	- HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn. 
	3.5. Kĩ thuật phòng tranh: Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm.
	- GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
	- Mỗi thành viên hoặc các nhóm phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh. 
	- HS cả lớp đi xem “ triển lãm” và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
	- Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu. 
 	3.6. Kĩ thuật công đoạn
	- HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ khác nhau. 
	- Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giấy A0 ghi kết quả thảo luận cho nhau. 
	- Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.
	- Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm . Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học.
	3.7. Kĩ thuật các mảnh ghép
	- HS được phân thành các nhóm, sau đó GV phân công cho mỗi nhóm thảo luận, tìm hiểu sâu về một vấn đề của bài học. 
	- HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công
	- Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C, D,...và mỗi “chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.
 	3.8. Kĩ thuật động não 
	- Động não là kĩ thuật giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. 
	- Động não thường được:
	+ Dùng trong giai đoạn giới thiệu vào một chủ đề
	+ Sử dụng để tìm các phương án giải quyết vấn đề
	+ Dùng để thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau
	3.9. Kĩ thuật “ Trình bày một phút” 
	- Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời HS đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho GV thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào. 
 	3.10. Kĩ thuật “Chúng em biết 3”
	- GV nêu chủ đề cần thảo luận.
	- Chia HS thành các nhóm 3 người và yêu cầu HS thảo luận trong vòng 10 phút về những gì mà các em biết về chủ đề này. 
	- HS thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày với cả lớp. 
	- Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên. 
	3.11. Kĩ thuật “Hỏi và trả lời” 
	- Đây là kĩ thuật dạy học giúp cho HS có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi.
	3.12. Kĩ thuật “Hỏi Chuyên gia”
	- HS xung phong (hoặc theo sự phân công của GV) tạo thành các nhóm “chuyên gia” về một chủ đề nhất định.
	- Các ”chuyên gia” nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có liên quan đến chủ đề mình được phân công.
	- Nhóm ”chuyên gia” lên ngồi phía trên lớp học 
	- Một em trưởng nhóm ”chuyên gia” (hoặc GV) sẽ điều khiển buổi “tư vấn”, mời các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi rồi mời ”chuyên gia” giải đáp, trả lời. 
	3.13. Kĩ thuật “Lược đồ tư duy” 
 	- Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm việc của cá nhân/ nhóm về một chủ đề. 
 	3.14. Kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”
	- GV đưa ra một câu chuyện/một vấn đề/một bức tranh/một thông điệp/... mới chỉ được giải quyết một phần và yêu cầu HS/nhóm HS hoàn tất nốt phần còn lại.
	- HS/nhóm HS thực hiện nhiệm vụ được giao.
	- HS/nhóm HS trình bày sản phẩm.
	- GV hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giá
	3.1 5. Kĩ thuật “Viết tích cực” 
	- Trong quá trình thuyết trình, GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời. GV cũng có thể yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong khoảng thời gian nhất định.
 	- GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp.
 	3.16. Kĩ thuật “Đọc hợp tác” (còn gọi là đọc tích cực)
	- Kĩ thuật này nhằm giúp HS tăng cường khả năng tự học và giúp GV tiết kiệm thời gian đối với những bài học/phần đọc có nhiều nội dung nhưng không quá khó đối với HS
	- Phương pháp dạy học luyện tập và thực hành: Nhằm củng cố, bổ sung, làm vững chắc thêm các kiến thức lí thuyết. 
	- Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy: là phương pháp dạy học mà giáo viên và học sinh thực hiện nhiệm vụ dạy học thông qua việc lập bản đồ tư duy. Bản đồ tư duy giup thể hiện ra bên ngoài cách thức mà bộ não chúng ta hoạt động.
	- Phương pháp dạy học trò chơi: Là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề, thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi học tập nào đó.
 * Mô đun : Chăm sóc hổ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THCS
	Mô đun này giúp giáo viên có hiểu biết và năng lực chăm sóc và hổ trợ tâm lí cho học sinh nữ,học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THCS
	Khi chăm sóc tâm lí cho học sinh nữ cần chú ý làm cho học sinh cảm thấy an toàn, cảm thấy được yêu thương, nhận thấy được hiểu, thông cảm, được tôn trọng đồng thời làm cho các em cảm thấy được tôn trọng.
	Các em học sinh người dân tộc thiểu số có sự thiếu hụt về khả năng ngôn ngữ nên khả năng tư duy và nhận thức khoa học còn hạn chế.
	Tình cảm và cảm xucscuar các em ở lứa tuổi này rất chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng, không có hiện tượng quanh co và khéo léo che đậy. Các em thường gắn với gia đình làng bản vì đặc điểm sinh sống riêng biệt.
	Những hình thức tư vấn tâm lí cho học sinh: Tiến hành khảo sát hành vi của học sinh. Tiến hành phỏng vấn học sinh. Xây dựng kế hoạch gia đình mang tính cả thể hoá cho học sinh gặp khó khăn, tổ chức các buổi tư vấn tâm lí cho học sinh, tiến hành liệu pháp cá nhân đối với học sinh, tiến hành liệu pháp nhóm đối với học sinh, trao đổi với phụ huynh.
Qua học tập các mô đun tôi đã áp dụng vào việc giảng dạy cũng như giáo dục học sinh: áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học nhóm, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, kỹ thuật khăn trải bàn . cũng như việc giáo dục giá trị sống cho học sinh, đồng thời nắm bắt dược tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường học để chăm sóc và hổ trợ tâm lí cho học sinhvào trong môn dạy của mình và cũng đem lại kết quả đáng kể đồng thời áp dụng vào việc đánh giá kết quả học sinh một cách chính xác.
*KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA GIÁO VIÊN CUỐI NĂM HỌC:
Kết quả đánh giá
Nội dung bồi dưỡng 3
ĐTB
Xếp loại
Modun 36
Modun 18
Modun 19 
Modun 11
Kết quả xếp loại của nhà trường
	Hiệu trưởng	 	 GV thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_thcs.doc