Bài viết dự thi tìm hiểu về truyền thống 85 năm ngày pnvn 20/10/1930 - 20/10/2015

Câu 1: Hội liên hiệp PNVN chính thức được thành lập vào ngày tháng năm nào ?

Trả lời : Hội liên hiệp PNVN chính thức được thành lập vào ngày 20 tháng 10 năm 1930.

Câu 2: Chủ tịch đầu tiên của Hội LHPNVN là ai?

Trả lời : Chủ tịch đầu tiên của Hội LHPNVN là Lê Thị Xuyến.

Câu 3: Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam hiện nay là ai?

Trả lời : Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam hiện nay là bà Nguyễn Thị Thanh Hòa

Câu 4: Nữ tướng đầu tiên của QĐNDVN là ai?

Trả lời : Nữ tướng đầu tiên của QĐNDVN là bà Nguyễn Thị Định.

Câu 5: Ngã Ba Đồng Lộc (nơi có 10 cô gái thanh niên xung phong hi sinh) thuộc tỉnh nào?

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1113Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài viết dự thi tìm hiểu về truyền thống 85 năm ngày pnvn 20/10/1930 - 20/10/2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG
 CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG PT DTNT LẠC DƯƠNG 
BÀI VIẾT DỰ THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG
85 NĂM NGÀY PNVN 20/10/1930 - 20/10/2015
NGƯỜI DỰ THI : TRƯƠNG VĂN ĐỊNH - TỔ XÃ HỘI
Câu 1: Hội liên hiệp PNVN chính thức được thành lập vào ngày tháng năm nào ? 
Trả lời : Hội liên hiệp PNVN chính thức được thành lập vào ngày 20 tháng 10 năm 1930.
Câu 2: Chủ tịch đầu tiên của Hội LHPNVN là ai? 
Trả lời : Chủ tịch đầu tiên của Hội LHPNVN là Lê Thị Xuyến.
Câu 3: Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam hiện nay là ai? 
Trả lời : Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam hiện nay là bà Nguyễn Thị Thanh Hòa
Câu 4: Nữ tướng đầu tiên của QĐNDVN là ai?  
Trả lời :  Nữ tướng đầu tiên của QĐNDVN là bà Nguyễn Thị Định.
Câu 5: Ngã Ba Đồng Lộc (nơi có 10 cô gái thanh niên xung phong hi sinh) thuộc tỉnh nào?       
Trả lời : Ngã Ba Đồng Lộc (nơi có 10 cô gái thanh niên xung phong hi sinh) thuộc tình Hà Tĩnh.       
Câu 6: Trong kháng chiến chống Mỹ, Mẹ Suốt chèo thuyền đưa bộ đội qua sông nào?
Trả lời : Trong kháng chiến chống Mỹ, Mẹ Suốt chèo thuyền đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ.
Câu 7: Kan Lịch, nữ anh hùng LLVT (người Pakô) quê ở Tỉnh nào?
Trả lời : Kan Lịch, nữ anh hùng LLVT (người Pakô) quê ở huyện A Lưới Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Câu 8: Tiểu đội trưởng của 11 cô gái sông Hương có họ tên là gì?  
Trả lời : Tiểu đội trưởng của 11 cô gái sông Hương có họ tên là Phạm Thị Liên
Câu 9:  Ai đã từng nói câu: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”?     
Trả lời : Người đã từng nói câu: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người” là Bà Triệu.   
Câu 10: Người được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” là ai?    
Trả lời : Người được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” là Hồ Xuân Hương.
Câu 11: Những bài thơ Bà Bủ, Mẹ Tơm, Mẹ Suốt, Bà Má Hậu Giang là của ai sáng tác?
Trả lời : Những bài thơ Bà Bủ, Mẹ Tơm, Mẹ Suốt, Bà Má Hậu Giang là của nhà thơ Tố Hữu.
Câu 12: Trong bài hát “Hai chị em” của Hoàng Vân, cô Ba dũng sĩ quê ở đâu?
Trả lời : Trong bài hát “Hai chị em” của Hoàng Vân, cô Ba dũng sĩ quê ở tỉnh Trà Vinh.
Câu 13: “Dòng dõi Bà Trưng vốn xưa nay anh hùng, giáp mặt kẻ thù chẳng 1 giây nao núng” là lời mở đầu của bài hát nào? 
Trả lời :   “Dòng dõi Bà Trưng vốn xưa nay anh hùng, giáp mặt kẻ thù chẳng 1 giây nao núng” là lời mở đầu của bài hát “Bài ca phụ nữ Việt Nam” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.   
Câu 14: Hai bà Trưng khởi nghĩa năm nào?
Trả lời : Hai bà Trưng khởi nghĩa năm 40-43 .
Câu 15:  Ai là nhà nữ du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới là?
Trả lời : Ai là nhà nữ du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới là Valentina Tereskova người thuộc Liên Xô cũ.
Câu 16: Nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam ?
Trả lời : Nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam là bà Nguyễn Thị Bình.
Câu 17: Nữ anh hùng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam ?
Trả lời : Nữ anh hùng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam là Nguyễn Thị Chiên.
Câu 18: Nữ anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất ?
Trả lời : Nữ anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất là chị Võ Thị Sáu.
Câu 19: Một danh hiệu để biểu dương khen thưởng đối với lao động nữ Việt Nam ?
Trả lời : Một danh hiệu để biểu dương khen thưởng đối với lao động nữ Việt nam là “ lao đọng, sáng tạo”
Câu 20 Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 12.3.2012, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng cho phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng đó là chữ gì ?
Trả lời : Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 12.3.2012, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng cho phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng đó là chữ “Đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển” 
Câu 21. Bốn đức tính căn bản của người phụ nữ Việt Nam truyền thống “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” là như thế nào? Bạn quan niệm như thế nào về công, dung, ngôn, hạnh của phụ nữ thời nay?
Trả lời : Công, dung, ngôn, hạnh mãi mãi là "khuôn vàng thước ngọc" của người phụ nữ ở mọi thời đại. 
.“Công”: là nết ăn, nết làm, tài đảm đang quán xuyến việc nhà của người con gái. Từ việc chăm tằm, dệt vải đến thêu thùa, kim chỉ vá may, cỗ bàn, giỗ tết đều phải biết làm nhanh, gọn, đẹp. Người vợ đảm đang, tháo vát, nết na là một trong những đức tính cần thiết của người phụ nữ góp phần giúp gia đình êm thấm, hạnh phúc.
 “Dung”: là nhan sắc. Dù các cụ vẫn có câu “cái nết đánh chết cái đẹp” nhưng trong việc chọn dâu vẫn rất chú ý đến nhan sắc. Tiêu chuẩn về cái đẹp mỗi thời mỗi khác. Cái đẹp theo quan niệm xưa trước hết phải khỏe mạnh, không bệnh tật, có khả năng sinh con đẻ cái. “Ngôn”: là lời ăn tiếng nói, biết thưa gửi, dạ vâng, biết ý tứ rào trước đón sau để làm sao cho không mất lòng ai, cứng nhưng lại phải mềm, có cương có nhu, lựa lời nói với chồng cho phải lúc.
“Hạnh”: là đức tính tốt đẹp, là cách cư xử với mọi người từ già tới trẻ, từ lớn đến bé đều đúng mực, nhất là đối với tứ thân phụ mẫu, với anh em nội ngoại. Dâu thảo, rể hiền là những điều mà các cụ mong muốn nhất.
	Người phụ nữ truyền thống cũng như một người vợ lý tưởng phải hội tụ cả bốn đức tính trên. Còn người phụ nữ thời nay? Xã hội thay đổi thì quan niệm cũng thay đổi. Người phụ nữ hiện đại đã có những thay đổi về vị trí và vai trò của mình trong gia đình và xã hội, tuy nhiên tiêu chuẩn phụ nữ thời nay vẫn không thể thiếu Công, Dung, Ngôn, Hạnh.
“Công”: thời nay không còn chỉ bó hẹp là người phụ nữ chỉ đảm đang công việc nhà, nuôi dạy con mà còn có một nghề nghiệp ổn định. Làm tốt công việc sẽ giúp người phụ nữ nâng cao giá trị bản thân và khẳng định mình trong gia đình và xã hội. Người phụ nữ thời nay còn rất nỗ lực để có một địa vị nào đó trong xã hội.
“Dung”: không chỉ dừng lại ở khỏe mạnh, sinh con đẻ cái. Người phụ nữ nay có cơ hội tự do lựa chọn các liệu pháp để giữ gìn sắc đẹp và làm cho mình đẹp hơn lên. Trong các mối quan hệ cũng như công việc, ngoài năng lực thực sự của người phụ nữ thì sắc đẹp cũng  là một yếu tố giúp họ thành công hơn. Mọi lứa tuổi đều có cách làm đẹp riêng cho mình bởi “không có người phụ nữ xấu chỉ có những phụ nữ không biết làm đẹp”.
“Ngôn”: con gái thời nay không những ăn nói dịu dàng, lễ phép và biết nghe lời mà cần sự tự tin, sắc sảo trong lời nói, thể hiện sự hiểu biết xã hội, phong cách ứng xử thông minh, khéo léo để đem lại thiện cảm và ấn tượng tốt đối với mọi người.
Thời nay, quan niệm về tình yêu và vai trò của người phụ nữ trong tình yêu cũng thay đổi. Người con gái nay được tự do trong chuyện tìm hiểu và lựa chọn người yêu, người chồng cho mình. 
“Hạnh”: đó là tình yêu chân thành, sự chung thủy của người phụ nữ luôn được đánh giá cao.
Câu 22. Ngày nay chúng ta đang đề cao vấn đề bình đẳng giới. Bình đẳng giới có ảnh hưởng hoặc đồng nhất với việc sẽ đánh mất nữ tính của người phụ nữ không? 
Trả lời : Bình đẳng giới không có nghĩa là cào bằng, là làm cho phụ nữ trở nên giống như đàn ông hay ngược lại. Bình đẳng giới chỉ là sự ngang nhau giữa phụ nữ và nam giới về quyền, cơ hội, trách nhiệm và vị thế trong gia đình và xã hội.
Còn mọi mặt khác, nam phải ra nam, nữ phải là nữ. Tuy nhiên, do tuyên truyền chưa sâu hoặc do nhiều người hiểu chưa đúng, nên nghĩ rằng đàn ông uống rượu được thì phụ nữ cũng uống rượu được, "ông ăn chả thì bà ăn nem", đàn ông mạnh mẽ, nóng tính, thì phụ nữ cũng phải như vậy là bình đẳng giới. 
Câu 23. Có người cho rằng, việc bình đẳng giới khiến phụ nữ tham gia nhiều vào công tác xã hội, ảnh hưởng đến thời gian chăm sóc gia đình và con cái. Chúng ta nghĩ sao về điều này?
Trả lời : Chúng ta chưa đạt được sự bình đẳng giới thực sự, nhiều người vẫn coi việc chăm sóc gia đình, con cái là việc của phụ nữ nên phụ nữ mới bị đè nặng hai vai.
Trừ việc mang thai và sinh con được gọi là "thiên chức" của phụ nữ, tức là việc "trời giao phó," còn lại từ việc nội trợ, chăm sóc con cái phải được chia sẻ giữa vợ và chồng. Đa số các gia đình trẻ, người đàn ông tham gia công việc gia đình. Còn những gia đình người đàn ông chỉ coi đi làm, kiếm tiền là quan trọng nhất, là hoàn thành trách nhiệm thì phải xem xét lại.
Việc giáo dục bình đẳng giới không thể làm cấp tập, một sớm một chiều. Nhìn đại thể, đã có những bước tiến nhất định
Câu 24 : Hãy viết một gương nữ nhà giáo –CBCNV tiêu biểu trong học tập và công tác. 
Trả lời : 
	Sinh ra và lớn lên từ thành phố Đà Lạt mộng mơ cô nữ sinh Lê Thị Thùy Vân rời ghế nhà trường phổ thông bước vào học lớp Lí trường CĐSP Đà Lạt. Sau ba năm học cô nhận tấm bằng tốt nghiệp loại khá ra trường về nhận công tác huyện Lạc Dương. Từ đó cô nữ sinh bé nhỏ duyên dáng ngày nào bỗng chốc trở thành cô giáo vùng cao. Gần 30 năm công tác trong ngành giáo dục ở vùng đất đầy nắng và gió của đại ngàn cao nguyên nuôi dạy đàn em thơ của trường PTDTNT, cô luôn xứng đáng là tấm gương sáng điển hình trong học tập và công tác của nhà trường DTNT Lạc Dương nói riêng, của ngành giáo dục huyện nhà nói chung.
	Nói đến cô giáo Lê Thị Thùy Vân có lẽ đội ngũ những người làm công tác giáo dục huyện Lạc Dương không ai lại không biết đến, bởi cô là tấm gương sáng về mọi mặt để đồng nghiệp dõi theo.
	Cô giáo Lê Thị Thùy Vân là Đảng viên nhiệt huyết, gương mẫu: Cô luôn tiên phong trong lĩnh vực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cô có một phong cách sống vô cùng giản dị, luôn gần gũi, thân thiện, cởi mở, hòa đồng với đồng nghiệp. Cô cần mẫn nhiệt tình trong công tác, kiến thức chuyên môn vững vàng. Cô luôn mằn mò tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nhiều đêm cô thường thức trắng trăn trở bên trang giáo án để tìm tòi đổi mới nội dung bài giảng phù hợp với đối tượng học sinh của trường chuyên biệt. Gần một phần ba thế kỉ cống hiến trong ngành giáo dục cô đều đạt danh hiệu LĐTT, Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuyên môn liên tục xếp loại giỏi, công đoàn viên xuất sắc.
	Về lĩnh vực gia đình : Cô là người con hiếu thảo đầy ắp tình thương và trách nhiệm đối với cha mẹ hai bên nội ngoại, cô là người mẹ hết mực thương con và đầy trách nhiệm, hai con của cô luôn học giỏi ngoan hiền, cô là người vợ nết na, đảm đang, chung thủy hết mực yêu chồng. 
	Với bà con làng xóm : Cô là người sống chan hòa, đoàn kết, thân ái với mọi người, luôn hòa đồng gần gũi được bà con làng xóm tin yêu và gia đình cô liên tục đạt danh hiệu gia đình văn hóa.
	Về công tác chủ nhiệm : Bao nhiêu năm công tác là bấy nhiêu năm cô làm công tác chủ nhiệm. Cô xứng đáng là người mẹ thứ hai của các thế hệ học sinh mà cô chủ nhiệm. Cô luôn gần gũi quan tâm sát sao tới các em và coi các em như con ruột của mình. Khi các em vấp phải những sai lầm cô nhẹ nhàng khuyên nhủ, giải thích và phân tích đúng sai để các em nhận ra lỗi lầm để khắc phục sửa chữa. Lớp của cô chủ nhiệm luôn dẫn đầu về phong trào học tập, nề nếp, duy trì sĩ số.
	Về phong trào thi đua khác : Cô đều tham gia một cách nhiệt tình đầy trách nhiệm. Với cương vị là tổ phó tổ Tự nhiên I, cô xứng đáng để các thành viên trong tổ tin yêu. Năm học 2014 - 2015 cô đạt giải nhất cuộc thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi toàn huyện, ngoài ra các phong trào viết GPHI, làm ĐDDH cô đều tham gia và đạt giải cấp trường.
	Cô giáo lê Thị Thùy Vân là thế đó, cô thật xứng đáng là bông hoa đẹp nhất, tươi thắm nhất trong vườn hoa của các nữ giáo viên của trường DTNT Lạc Dương, của nữ giáo viên ngành giáo dục huyện nhà. Cô là tấm gương sáng ngời tiêu biểu trong học tập và công tác để cho các thế hệ học sinh ghi nhớ mãi và các thế hệ giáo viên trong nghành học tập và noi theo.
 Lạc Dương, ngày 18 tháng 10 năm 2015
 Người dự thi
 Trương Văn Định

Tài liệu đính kèm:

  • docBÀI DỰ THI 20-10.doc