Báo cáo Chuyên đề mô đun TH25 - Kỹ thuật quan sát, kiểm tra miệng, kiểm tra thực hành trong đánh giá kết quả học tập ở tiểu học

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Mô đun TH25

 KỸ THUẬT QUAN SÁT, KIỂM TRA MIỆNG, KIỂM TRA THỰC HÀNH TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC

I. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG:

 - HiÓu ®­îc ®Æc ®iÓm cña c¸c kü thuËt ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ häc tËp ë TiÓu häc(quan s¸t; kiÓm tra miÖng, kiÓm tra thùc hµnh).

 - VËn dông ®­îc nh÷ng kü thuËt ®¸nh gi¸ ®Ó thùc hµnh sö dông chóng.

II. NỘI DUNG

 NỘI DUNG 1: KỸ THUẬT QUAN SÁT TRONG ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC.

1. Khái niệm quan sát:

Quan sát là một phương tiện đánh giá HS theo hướng định tính, cung cấp thông tin có tác dụng hỗ trợ cho phương pháp đánh giá định lượng bằng các bài kiểm tra.

2. Các kiểu quan sát: Có 2 kiểu quan sát:

 a) Quan sát quá trình: là theo dõi hoặc lắng nghe HS đang thực hiện các hoạt động học tập. Quan sát quá trình sẽ cho GV biết cách HS cư xử như thế nào cách các em học cá nhân hay nhóm, biết các em đang làm gì, gặp những khó khăn nào trong học tập.

 b) Quan sát sản phẩm: là xem xét sản phẩm của HS sau một hoạt động. Sau khi quan sát, GV cho nhận xét, đánh giá.

Một số mục tiêu có thể đánh giá bằng phương pháp quan sát trong dạy học như:

 

doc 20 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Chuyên đề mô đun TH25 - Kỹ thuật quan sát, kiểm tra miệng, kiểm tra thực hành trong đánh giá kết quả học tập ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc.
 4. Hạn chế của bài thực hành:
- Việc cho điểm cũng như nhận xét đánh giá có thể không tin cậy.
- Mất nhiều thời gian tiến hành, đặc biệt là bài thực hành mở rộng.
- Tính khái quát của việc đánh quá trình hoạt động trong các bài tập thực hành thấp.
 5. Cách xây dựng một bài thực hành:
Ÿ Bước 1: Tập trung vào những thành quả học tập đòi hỏi các kỹ năng nhận thức và thực hành phức tạp. Từ đó, xác định các thành quả quan trọng cần đánh giá bằng thực hành.
Ÿ Bước 2: Chọn và phát triên bài tập thể hiện đầy đủ cả nội dung kiến thức và kỹ năng liên quan trực tiếp đến các thành quả học tập trọng tâm đã xác định ở B1.
Ÿ Bước 3: Luôn tập trung vào ý định đánh giá
Ÿ Bước 4: Cung cấp hay gợi ý cho HS những hiểu biết cần thiết
Ÿ Bước 5: Xây dựng phương hướng và tiến trình thực hiện bài tập một cách rõ ràng
Ÿ Bước 6: Cho HS biết các tiêu chí đánh giá các hoạt động trong khi làm và sản phẩm sau khi làm.
6.. Cách đánh giá các kỹ năng thực hành: Quan sát và ghi chép điều đã quan sát được; Sử dụng bảng kiểm; thang mức độ 
NỘI DUNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ CHO HỌC SINH.
1.Tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng tự đánh giá cho học sinh tiểu học: -Tự đánh giá là hoạt động của HS đánh giá bản thân và đánh giá các bạn học cùng lớp, thông qua đó hình thành rõ ràng hơn yêu cầu học tập, cách ứng xử với người khác và từ đó các em điều chỉnh hay phát triển hành vi thái độ của bản thân. Mặt khác nếu các em biết cách tự kiểm tra việc học, nhận thức được những gì mà gia đình, nhà trường mong đợi ở mình, tự tin để đánh giá bản thân và qua đó các em có thể kiểm soát được việc học của bản thân, lên kế hoạch để cải thiện việc học của mình, cảm thấy thoải mái về những gì các em làm được và dần dần lĩnh hội được cách tự học.
 2. Các biện pháp giúp HS đạt được kỹ năng tự đánh giá
a) GV cần đặt câu hỏi giúp HS suy nghĩ về việc học của mình. Ví dụ: Em đã đọc lại bản nháp và kiểm tra lỗi chính tả chưa? Em nghĩ em giỏi phần nào trong bộ môn toán
b) Hướng dẫn cho HS viết nhật ký học tập theo gợi ý của GV.Ví dụ: Những khó khăn em thường gặp phải, những điểm mạnh mà em cảm thấy, ý kiến về chất lượng làm bài của em
	c) Tổ chức hoạt động trao đổi về việc học tập và rèn luyện theo nhóm trong các tiết sinh hoạt hay ngoại khóa.
	d) Đưa ra những giới hạn với những yêu cầu cụ thể làm căn cứ cho HS tự đánh giá và đánh giá bạn trong các tiết học. Tránh đánh giá theo dạng chung chung “đúng, rõ ràng, hay, tốt” 
	e) Phối hợp với gia đình tạo cơ hội cho HS kể lại, nhận xét quá trình và kết quả học tập của mình với cha mẹ; tạo cơ hội cho HS báo cáo với cha mẹ mình trong các buổi họp đối mặt (cha, mẹ, GV chủ nhiệm và HS). Từ đó các em có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình, các em tự hào về bản thân mình hơn, tạo mối quan hệ tích cực hơn đối với GV và xây dựng được một ý thức cộng đồng trong lớp học đồng thời phát triển kỹ năng điều hành cho HS và mối liên hệ giữa nhà trường với gia đình được phát triển chặt chẽ hơn.
	f) Lập những phiếu để giúp HS dễ dàng thể hiện các nhận xét tự đánh giá. Ví dụ:
 III. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào hoạt động giảng dạy.
 - Qua học tập nội dung bồi dưỡng TH 25 : Kỹ thuật quan sát, kiểm tra miệng, kiểm tra thực hành trong đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học. Bản thân tôi đã vận dụng các kỹ thuật sau để đánh giá học sinh:
 + Kỹ thuật quan sát: Bản thân đã có một sổ nhật ký riêng để ghi nhận xét từng học sinh một theo tuần.
 + Kiểm tra miệng: Hoạt động này được tôi thực hiện vào đầu giờ của mỗi tiết học nhằm giúp cho học sinh ôn lại kiến thức cũ để học kiến thức mới được tốt hơn. Tôi đã sử rất nhiều hình thức để kiểm tra miệng chẳng hạn như kiểm tra miêng cá nhân: đặt câu hỏi rồi gọi cá nhân trả lời, hay chia nhóm rồi cho học sinh chơi trò chơi để ôn lại kiến thức cũ.
 + Kiểm tra thực hành: hoạt động này tôi cũng thường xuyên sử dụng sau khi học sinh học xong phần kiến thức mới áp dụng làm bài tập.
 IV. Kết quả đạt được:
 Vấn đề đánh giá tri thức được xem như là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy và học. Đánh giá giúp cho giáo viên thu tín hiệu ngược từ người học, nắm được thực trạng kết quả học tập, phát hiện ra nguyên nhân của thực trạng này từ đó có phương pháp điều chỉnh hoạt động học và hoạt động dạy cho phù hợp.
Việc đánh giá tri thức tiến hành một cách công bằng, khách quan sẽ tích cực cho nền giáo dục. Thông qua kiểm tra đánh giá người học có cơ hội củng cố kiến thức đã học, hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực của bản thân, đồng thời có căn cứ cơ sở để tự điều chỉnh phương pháp học tập của mình. Thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá sẽ tạo ra động lực học tập cho người học, củng cố lòng kiên định, niềm tin vào bản thân, đồng thời hình thành cho người học năng lực tự đánh giá.
Như vậy để thực hiện yêu cầu nắm vững tri thức môn học đòi hỏi người dạy và người học phải đánh giá và tự đánh giá. Việc này giúp cho giáo viên điều khiển và điều chỉnh hoạt động dạy học, còn học sinh tự điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân. Qua đó đạt mục tiêu dạy và học đề ra, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng giáo dục..
 V. KẾT LUẬN
 Kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng, khả năng vận dụng của HS là một khâu quan trọng không thể tách rời trong hoạt động dạy học ở nhà trường. Nó là khâu cuối cùng đồng thời cũng là khởi đầu cho một chu trình kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn. Nhận thức đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá nhằm giúp giáo viên có các giải pháp khắc phục các nhược điểm của quá trình dạy học nhằm phản ánh chân thực chất lượng và hiệu quả đào tạo, kịp thời điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học của mình sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS trong lớp góp phần đạt hiệu dạy học cao nhất. 
 Ngũ Phúc, ngày 16/12/2017
 Người viết
 Nguyễn Thị Hằng
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
1. Tiếp thu kiến thức và kỹ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu BDTX :  điểm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục :  điểm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tổng số : ....... điểm 
 	 Tổ trưởng
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO
1. Tiếp thu kiến thức và kỹ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu BDTX :  điểm
2. Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục :  điểm
 Tổng số : ....... điểm 
CHỦ TỊCH
CÁC THÀNH VIÊN
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 HS Tiểu học cần học một cách nhẹ nhàng thoải mái học mà chơi chơi mà học không nặng nề về điểm số... Chúng ta cần tạo cho các em có những cơ hội để vui chơi, tham gia vào các hoạt động tập thể, ngoại khoá, văn nghệ, thể dục tập thể... Làm cho HS thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui. GV cần giúp các em có thêm những tình cảm thân thiện giữa HS và thầy cô giáo, giữa HS với HS. Nhà trường và thầy cô phải làm cho HS được học, thích học và biết cách học. Nhất là không thể để các em nảy sinh ý nghĩ chỉ biết học và học, phải bất cứ giá nào cũng phải học hơn bạn, bài nào cũng phải đạt 9, 10 thì đó là áp lực và gánh nặng cho các em và gia đình làm mất đi sự vô tư hồn nhiên của tuổi thơ.
 Chúng ta cần tập trung đánh giá HS theo chính sự tiến bộ của HS, không nhất thiết phải đánh giá theo kiểu so sánh HS này với HS khác. Đánh giá không chỉ cho điểm là xong mà quan trọng hơn là lời phân tích, nhận xét cụ thể ở mỗi bài làm của HS giúp các em biết để tự điều chỉnh cũng như phụ huynh có cơ hội theo dõi, giúp đỡ con em mình tiến bộ. 
 Trong quá trình giảng dạy GV phải thực sự nắm rõ điểm mạnh, yếu của từng HS và quan tâm, giúp đỡ một cách hiệu quả để mỗi em tuần này có sự tiến bộ hơn tuần trước, tháng sau có có tiến bộ hơn tháng trước dù chỉ là tiến bộ rất nhỏ - Đó là sự thành công của người thầy và cũng là niềm hạnh phúc của chính các em và của gia đình HS. Bên cạnh việc đánh giá kiến thức GV còn cần quan tâm đến đánh giá kĩ năng sống của HS qua việc học tập trên lớp và vui chơi sinh hoạt tập thể hàng ngày ở trường. Từ đó cùng với gia đình giúp các em học tập tốt, sống hồn nhiên vui tươi để không còn nghe chỉ một câu hỏi của bố mẹ khi con đi học về: Hôm nay con được mấy điểm? 
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGŨ PHÚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TỔ 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Mô đun TH26 
HÌNH THỨC TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC
I. BÀI TỰ LUẬN
1. Các kết quả học tập mà tự luận có thể kiểm tra được:
- Trình bày kiến thức sự kiện; nêu khái niệm, định nghĩa; giải thích nguyên tắc; mô tả phương pháp/tiến trình.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức, phân tích, tổng hợp, suy luận và đánh giá những thông tin mới nhờ sự hiểu biết.
- Kỹ năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng chọn lựa, tổ chức, phối hợp, liên kết và đánh giá những ý tưởng.
- Kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ.
	Thực tế, ngoài những bài tự luận dùng để đo lường những kết quả học tập phức hợp như giải quyết vấn đề, những kỹ năng trí tuệ cao vẫn có những bài chỉ đòi hỏi HS tái hiện đơn thuần những điều đã học (những bài như thế hiện nay được sử dụng như công cụ chính). 
2. Các hình thức bài tự luận: được phân theo 2 hướng:
a) Dựa vào độ dài và giới hạn của câu trả lời:
- Dạng trả lời hạn chế: Về nội dung: phạm vi đề tài cần giải quyết hạn chế. Về hình thức: độ dài hay số lượng dòng, từ của câu trả lời được hạn chế. Dạng này có ích cho việc đo lường kết quả học tập, đòi hỏi sự lí giải và ứng dụng dữ kiện vào một lĩnh vực chuyên biệt. 
- Dạng trả lời mở rộng: cho phép HS chọn lựa những dữ kiện thích hợp để tổ chức câu trả lời phù hợp với phán đoán tốt nhất của họ. Dạng này làm cho HS thể hiện khả năng chọn lựa, tổ chức, phối hợp, tuy nhiên làm nảy sinh khó khăn trong quá trình chấm điểm. Có nhiều ý kiến cho rằng chỉ sử dụng dạng này trong lúc giảng dạy để đánh giá sự phát triển năng lực của HS mà thôi
b) Dựa vào các mức độ nhận thức: Có 4 loại: 
- Bài tự luận đo lường khả năng ứng dụng;
- Bài tự luận đo lường khả năng phân tích;
- Bài tự luận đo lường khả năng tổng hợp;
- Bài tự luận đo lường khả năng đánh giá.
	Ở tiểu học, bài tự luận chủ yếu đo lường khả năng ứng dụng.
3. Cách biên soạn đề bài tự luận:
- Xem xét lại những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần đánh giá.
- Nội dung đòi hỏi HS dùng kiến thức đã học để giải quyết một tình huống cụ thể.
- Nội dung câu hỏi phải có yếu tố mới đối với HS.
- Mối quan hệ giữa kiến thức được học với giải pháp cần sử dụng cho vấn đề đặt ra có thể gần nhưng không dễ dàng nhận ra được.
- Bài tự luận được trình bày đầy đủ với 2 phần chính: Phần phát biểu về tình huống và Phần phát biểu về sự lựa chọn sao cho mỗi HS có thể làm việc trong một ngữ cảnh bình thường và dễ hiểu.
- Phần hướng dẫn trả lời: trình bày những mức độ cụ thể của câu trả lời: độ dài của bài, những điểm chuyên biệt, những hành vi cần thể hiện như giải thích, miêu tả, chứng minh
- Hình thức của bài tự luận có thể là câu hỏi hay lời đề nghị, yêu cầu.
4. Cách chấm điểm bài tự luận:
	GV xây dựng thang điểm chấm. Tùy theo đặc điểm thang điểm chấm mà việc chấm bài tự luận chia thành 2 hướng:
a) Hướng dẫn chấm cảm tính: Khi thang điểm chấm được nêu một cách vắn tắt với những yêu cầu tổng quát thì khi chấm thường có xu hướng chấm theo cảm tính.
b) Hướng dẫn chấm phân tích: Khi thang điểm chấm với những yêu cầu chi tiết cho từng mức điểm đến mức có thể lượng hóa được thì việc chấm thường có xu hướng phân tích.
II. BÀI TRẮC NGHIỆM
1. Quy trình soạn thảo bài trắc nghiệm:
1) Nắm đề cương môn học/ phần học/chương học.
2) Xác định phạm vi nội dung và mục đích của bài kiểm tra.
3) Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm: Nội dung, mục tiêu, kỹ thuật đánh giá và số lượng câu cho mỗi mục tiêu.
4) Chọn lựa hình thức kiểm tra và viết câu trắc nghiệm.
5) Tự kiểm tra lại các câu trắc nghiệm: đối chiều nội dung với mục tiêu tương ứng, ngôn ngữ diễn đạt
6) Tổ chức kiểm tra và thu thập thông tin.
7) Đánh giá chất lượng bài kiểm tra.
8) Cải tiến quá trình dạy và học.
Ví dụ: KẾ HOẠCH TRẮC NGHIỆM
Nội dung
Mục tiêu
Dạng trắc nghiệm
Số câu
1. Nội dung 1
Mục tiêu 1: 
Mục tiêu 2: 
Mục tiêu 3: 
Nhiều lựa chọn
Đúng sai
Đối chiếu cặp đôi
1
1
1
 2. Các dạng bài trắc nghiệm
a. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN: Câu hỏi với giải đáp ngắn hay một phát biểu chưa hoàn chỉnh với một chỗ hoặc nhiều chỗ để trống (kiểu điền khuyết)
1) Yêu cầu: Viết câu trả lời cho câu hỏi hoặc điền thêm vào chỗ còn trống.
2) Ưu điểm: Dễ xây dựng; HS không thể đoán mò vì phải cho câu trả lời của mình khi làm bài.
3) Nhược điểm: Chỉ kiểm tra mức độ BIẾT và HIỂU ĐƠN GIẢN; Đôi khi khó đánh giá nội dung của câu trả lời vì HS viết sai chính tả hoặc khi câu trắc nghiệm gợi ra nhiều phương án trả lời.
4) Những đề nghị khi biên soạn:
- Câu hỏi phải nêu bật được ý muốn hỏi, tránh dài dòng.
- Không dùng những thuật ngữ không rõ ràng.
- Từ/cụm từ ở chỗ cần điền phải nằm trong sự liên kết với văn cảnh, có tiêu chí ngữ nghĩa rõ ràng, tạo điều kiện liên tưởng tường minh, tránh bỏ trống tùy tiện.
- Đáp án cho mỗi câu trắc nghiệm trả lời cần ngắn gọn.
- Diễn tả câu hỏi trắc nghiệm sao cho HS có thể đưa ra câu trả lời vừa ngắn gọn vừa cụ thể, riêng biệt.
- Nếu câu hỏi trắc nghiệm có phần dữ kiện thì cần tách biệt rõ ràng phần dữ kiện và phần câu hỏi.
- Những chỗ trống cho câu trả lời phải có chiều dài bằng nhau và đặt bên phải của câu hỏi. Ví dụ: Bác Hồ tên thật là gì? ( Nguyễn Sinh Cung)
- Tránh hoặc hạn chế lấy những câu nói trực tiếp từ sách giáo khoa làm thành câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
b. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI: Gồm 2 phần. Phần I (Phần đề): Một câu hỏi hoặc một phát biểu. Phần II: là hai phương án lựa chọn: Đúng-Sai; Phải-Không phải; Đồng ý-Không đồng ý.
1) Yêu cầu: Chọn một trong hai phương án trả lời.
2) Ưu điểm: Dễ xây dựng; Có thể ra nhiều câu một lúc ít tốn thời gian cho mỗi câu, nhờ vậy mà khả năng bao quát chương trình lớn hơn.
3) Nhược điểm: Chỉ kiểm tra mức độ BIẾT và HIỂU ĐƠN GIẢN; Tỷ lệ đoán mò 50%.
4) Những đề nghị khi biên soạn:
- Tránh đưa ra những câu hỏi chung chung, không quan trọng.
- Tránh sử dụng những câu hỏi phủ định, đặc biệt là phủ định kép.
- Tránh các câu hỏi dài, phức tạp.
- Đáp án cho mỗi câu trắc nghiệm trả lời cần ngắn gọn.
- Tránh bao gồm hai ý tưởng trong một câu hỏi, trừ khi đo lường khả năng nhận ra mối quan hệ nhân quả.
- Lưu ý tính logic khi sử dụng câu gồm hai mệnh đề có quan hệ nhân quả. 
- Nếu câu hỏi muốn thể hiện một ý kiến hay thái độ nào thì nên đưa thêm vào câu hỏi ấy một cơ sở nào đó để cho kết quả chọn đúng hay sai, không mơ hồ, chung chung.
- Số lượng câu trắc nghiệm có trả lời đúng và số câu trắc nghiệm có trả lời sai nên bằng nhau.
- Tránh hoặc hạn chế lấy nguyên văn từ sách giáo.
c. TRẮC NGHIỆM ĐỐI CHIẾU CẶP ĐÔI: Gồm 2 phần: Phần thông tin ở BẢNG TRUY và Phần thông tin ở BẢNG CHỌN. Hai phần này được thiết kế thành 2 cột.
1) Yêu cầu: Lựa chọn yếu tố tương đương hoặc có sự tương hợp của mỗi cặp thông tin từ bảng truy và bảng chọn. Giữa các cặp ở hai bảng đã có mối liên hệ trên cơ sở đã định. Có hai hình thức:
+ Trắc nghiệm đối chiếu hoàn toàn: Số mục ở bảng truy bằng số mục ở bảng chọn
+ Trắc nghiệm đối chiếu không hoàn toàn: Số mục ở bảng truy ít hơn số mục bảng chọn
2) Ưu điểm: Dễ xây dựng; Hạn chế sự đoàn mò bằng cách thiết kế trắc nghiệm không hoàn toàn.
3) Nhược điểm: Chỉ kiểm tra khả năng nhận biết. Thông tin có tính cách dàn trải, ít tập trung vào những điều quan trọng.
4) Những đề nghị khi biên soạn:
- Số lượng các đáp án ở bảng chọn nhiều hơn số lượng các mục ở bảng truy.
- Các mục được ghép không nên nhiều quá và các thông tin ở bảng chọn nên ngắn hơn các thông tin ở bảng truy.
- Sắp xếp các mục trả lời theo một trật tự logic như đánh số cho các mục ở bảng truy và đánh con chữ cái ở các mục bảng chọn.
- Lời chỉ dẫn cần chỉ rõ cơ sở cho việc đối chiếu cặp đôi giữa các tiền đề với các câu trả lời.
- Bài trắc nghiệm cặp đôi phải được đặt trên cùng một trang giấy.
d. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰC CHỌN: Gồm 2 phần: Phần thân nêu vấn đề dưới dạng câu chưa hoàn thành hoặc câu hỏi và Phần các phương án trả lời.
1) Yêu cầu: Chọn một phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong số các phương án lựa chọn.
2) Ưu điểm: Đo được nhiều mức độ nhận thức khác nhau: Biết; Hiểu và vận dụng; Có thể biết được khả năng của HS làm bài qua phản ứng của các em đối với phương án nhiễu (mồi nhữ); Khả năng đoàn mò thấp hơn và tránh được yếu tố mơ hồ so với các trắc nghiệm khác.
3) Nhược điểm: Khó biên soạn các câu hỏi để đánh giá các kỹ năng nhận thức bậc cao và khó xây dựng được các câu hỏi chất lượng có những phương án nhiễu phân biệt với phương án đúng.
4) Những đề nghị khi biên soạn:
- Không nên đưa ra nhiều ý/lĩnh vực khác nhau trong cùng một phương án lựa chọn.
- Tránh dùng câu hỏi phủ định.
- Cẩn thận khi dùng phương án “Tất cả các câu trên đều đúng/sai”.
- Nên sắp xếp các phương án trả lời theo một trật tự nhất quán tránh nhầm lẫn cho HS khi làm bài.
- Cố gắng tạo phương án nhiễu khó phân biệt với phương án đúng; Ghi nhận những khó khăn, nhầm lẫn của HS thường mắc phải để tạo ra các phương án nhiễu.
- Tránh trường hợp có thể có hai hay hơn hai phương án đúng trong số các phương án cho sẵn.
- Tránh đưa ra các phương án quá phân biệt tạo ra những tiết lộ không thích hợp.
- Tránh đưa ra các phương án mơ hồ, võ đoán, không căn cứ cụ thể.
- Tránh trường hợp phương án này bao hàm ý của phương án khác.
3. Một số loại câu trắc nghiệm khách quan.
1. Loại câu trắc nghiệm điền khuyết 
- Loại câu trắc nghiệm điền khuyết được trình bày dưới dạng một câu có chỗ chấm hoặc ô trống, HS phải trả lời bằng cách viết câu trả lời hoặc viết số, dấu vào chỗ trống. Trước câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết thường có câu lệnh: “Viết (điền) số (dấu)” thích hợp vào chỗ (ô) chấm (trống)”, “Viết vào chỗ trống cho thích hợp” hay “Viết (theo mẫu)”.
Ví dụ 1: Bài 1, trang 145, Toán 1
	Số liền sau của 97 là . . . ;	Số liền sau của 98 là . . . ;
	Số liền sau của 99 là . . . ;	100 đọc là một trăm.
Ví dụ 2: Bài 1, trang 7, Toán 2 Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi :
a/ Điền bé hơn hoặc lớn hơn vào chỗ chấm nào cho thích hợp?
	- Độ dài đoạn thẳng AB ................................. 1dm.
	- Độ dài đoạn thẳng CD ................................. 1dm.
	b/ Điền ngắn hơn hoặc dài hơn vào chỗ chấm nào cho thích hợp?
	- Độ dài đoạn thẳng AB ................................. đoạn thẳng CD.
	- Độ dài đoạn thẳng CD ................................. đoạn thẳng AB.
- Một số lưu ý khi soạn câu trắc nghiệm điền khuyết
	 + Đặt câu sao cho chỉ có một cách trả lời đúng.
	 + Tránh câu hỏi quá rộng, không biết câu trả lời thế nào có thể chấp nhận được.
	 + Không nên để quá nhiều chỗ trống trong một câu và không để ở đầu câu.
2. Loại câu trắc nghiệm đúng £ sai
- Loại câu trắc nghiệm £ sai được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và HS phải trả lời bằng cách chọn “đúng” (Đ) hoặc “sai” (S). Trước câu hỏi trắc nghiệm đúng – sai thường có một câu lệnh “Đúng ghi đ (Đ), sai ghi s (S)”.
	Loại câu trắc nghiệm đúng – sai đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với việc khảo sát trí nhớ hay nhận biết khái niệm, sự kiện.
III.PHƯƠNG PHÁP SOLO
1. Phân loại Bloom (1956) (B.Bloom, nhà tâm lý học giáo dục Mỹ)
-Phân loại mục tiêu giáo dục (the taxonomy of Educational Objectives) dựa trên kết quả đạt được của mục tiêu học tập. Mục tiêu giáo dục có ở 3 lĩnh vực:
1.Nhận thức 2.Tác động 3.Vận động
-Mỗi lĩnh vực đều được cấu trúc hóa thành một hình thang đa cấp từ thấp đến cao người ta gọi đó là Cấu trúc tầng bậc: Kết quả cấp thấp hơn được tích lũy vào cấp cao hơn
	-Một nền giáo dục toàn diện phải bao gồm được cả 3 lĩnh vực. Hiện nay mới chỉ khai thác KTĐG ở lĩnh vực nhận thức, 2 lĩnh vực còn lại chưa được khai thác có hệ thống và khoa học
2. Cấu trúc solo: Gồm cấu trúc về lượng và chất. Có 5 bước cụ thể sau:
A. Các mức về lượng
1- Tiền cấu trúc: Chỉ nhận ra những thông tin rời rạc, không kết nối, không cho thấy tính tổ chức giữa các thông tin. Thông tin nhận được do vậy vô nghĩa. Đôi khi có phản hồi ra vẻ tinh tường nhưng đó chỉ mới là những biểu hiện ngẫu nhiên.
2-Đơn cấu trúc: Chỉ mới nắm được một phần vấn đề, chưa có kết nối rõ ràng và thống nhất. Mới gọi tên được sự vật và hiện tượng nhưng chưa biết hoàn toàn về nội dung (nội hàm) của từ ngữ
3- Đa cấu trúc: Thực hiện được một số kết nối nhưng thiếu tính trọn vẹn của cấu trúc. Chưa chỉ ra được vị trí và phương thức kết nối giữa các bình diện, không nắm được tính trọn vẹn của sự vật, hiện tượng cũng như không hiểu được đặc tính quan trọng nhất của bộ phận là phải tương hợp với chỉnh thể. Giống như thấy Cây mà chưa thấy Rừng.
B. Các mức về chất
4. Liên hệ: Thông hiểu vai trò của các bộ phận trong liên quan với chỉnh thể.
5. Trừu tượng mở rộng: Hiện thực hóa được các kết nối bên trong chỉnh thể và có khả năng vượt ra ngoài phạm vi học tập và kinh nghiệm bản thân. Khi xử lý hiện thực khách quan biết dùng các công cụ tư duy mạnh (như Khái quát hóa) lấy từ khối kiến thức, kỹ năng đã học được.
 IV. Một số ví dụ minh họa về TNKQ SOLO:
1.Ví dụ: Môn TOÁN
Số nhà
1
2
3
Số que
5
9
?
Bài toán:
1) Đơn cấu trúc
Câu hỏi: Qua hình vẽ cần bao nhiêu que diêm để xây 3 ngôi nhà?
A. 15 	B. 13	C. 11	D. 17
	• HS căn cứ vào hình vẽ đếm số que diêm để trả lời được là 13
2) Đa cấu trúc
Câu hỏi: Cần bao nhiêu que diêm để xây 1 ngôi nhà?
A. 5 	B. 4	C. 3	D. 2
	• HS phải dùng 2 hoặc hơn 2 ý tưởng (riêng rẽ hoặc kết hợp lại) để giải bài toá

Tài liệu đính kèm:

  • docMo dun 25 26_12246878.doc