Cấu trúc đề kiểm tra học kì môn Hóa học lớp 12

I.Yêu cầu:

– Đảm bảo lượng kiến thức bộ môn đã giảng dạy trong chương trình hóa học lớp 12 được kiểm tra đầy đủ và toàn diện.

– Đánh giá được năng lực của người học theo từng cấp độ. Trong đó 60% câu hỏi thuộc kiến thức cơ bản, 40% còn lại là các câu hỏi trung bình, khó và rất khó để phân loại học sinh.

– Đề thi ra theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng cường các câu hỏi vận dụng kiến thức, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc.

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cấu trúc đề kiểm tra học kì môn Hóa học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 
MÔN HÓA HỌC LỚP 12
_______
I.Yêu cầu:
– Đảm bảo lượng kiến thức bộ môn đã giảng dạy trong chương trình hóa học lớp 12 được kiểm tra đầy đủ và toàn diện.
– Đánh giá được năng lực của người học theo từng cấp độ. Trong đó 60% câu hỏi thuộc kiến thức cơ bản, 40% còn lại là các câu hỏi trung bình, khó và rất khó để phân loại học sinh.
– Đề thi ra theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng cường các câu hỏi vận dụng kiến thức, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc.
II.Nội dung kiểm tra:
1.Học kì I:
Yêu cầu kiến thức
Yêu cầu kĩ năng
Yêu cầu năng lực
Chương I: ESTE - LIPIT
 Khái niệm, đồng phân, danh pháp, tính chất và điều chế este, lipit. Những ứng dụng của chúng trong đời sống.
-Hiểu mối liên hệ giữa các hợp chất trên và phân biệt được với ancol, andehit, axit cacboxylic.
-Viết công thức cấu tạo, gọi tên, PTHH minh họa tính chất hóa học của este, chất béo.
-Phân biệt được este với các chất khác như ancol, andehit, axit cacboxylic bằng phương pháp hóa học.
-Giải nhanh bài tập trắc nghiệm về este và chất béo. Vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng liên quan đến đời sống.
-Năng lực sử sụng ngôn ngữ hóa học.
-Năng lực thực hành và vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
-Năng lực tính toán và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Chương II: CACBOHIĐRAT
-Khái niệm và phân loại cacbohiđrat.
-Cấu trúc phân tử, tính chất và ứng dụng của từng loại cacbohiđrat.
-Nắm vững cấu tạo của các hợp chất cacbohidrat.
-Nhận biết, viết PTHH mô tả tính chất hóa học của các hợp chất cacbohiđrat.
-Giải nhanh bài tập trắc nghiệm về hợp chất cacbohidrat. Vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng liên quan đến đời sống.
-Năng lực thực hành và vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
-Năng lực tính toán và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Chương III: AMIN - AMINO AXIT VÀ PROTEIN
-Định nghĩa, phân loại, công thức cấu tạo và gọi tên amin, amino axit và peptit.
-Các tính chất của amin, amino axit, peptit và protein.
-Viết công thức cấu tạo, gọi tên, PTHH minh họa tính chất hóa học của amin, amino axit, peptit và protein.
- So sánh, phân biệt amin, amino axit, peptit và protein.
-Giải các bài tập về hợp chất amin, amino axit, peptit và protein.
-Năng lực sử sụng ngôn ngữ hóa học.
-Năng lực thực hành và vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
-Năng lực tính toán và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Chương IV: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
-Nắm được các khái niệm về polime (định nghĩa, phân loại, cấu trúc, tính chất).
-Các khái niệm chung về vật liệu polime (chất dẻo, cao su, tơ sợi). Phân loại polime.
-Phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng và nhận dạng được các monome để tổng hợp các polime.
-Từ các CTCT phân biệt chất dẻo, tơ tổng hợp và tơ nhân tạo, cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp.
-Viết chính xác các PTHH của phản ứng trùng hợp và trùng ngưng để tổng hợp các polime.
-Giải nhanh các bài tập về polime.
-Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
-Năng lực tính toán và giải quyết vấn đề.
Chương V: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
-Vị trí, cấu tạo, tính chất của kim loại, các nguyên nhân gây ra tính chất của kim loại.
-Dãy điện hóa của kim loại.
-Nắm được tính chất vật lý chung, vị trí, cấu hình electron của kim loại.
-So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và cộng hoá trị.
-Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa - khử dựa vào dãy điện hoá .
-Viết được các PTHH chứng minh tính chất của kim loại và giải được các bài tập về kim loại.
-Năng lực thực hành hóa học.
-Năng lực giải quyết vấn đề. 
-Năng lực tính toán.
2.Học kì II:
Yêu cầu kiến thức
Yêu cầu kĩ năng
Yêu cầu năng lực
Chương V: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI (tt)
-Tính chất, dãy điện hóa của kim loại.
-Hợp kim.
-Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn.
- Điều chế kim loại.
-Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ở một số hiện tượng thực tế.
-Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.
-Lựa chọn được phương pháp phù hợp điều chế kim loại và viết các PTHH điều chế kim loại cụ thể. Nhận biết kim loại.
-Giải được các bài tập về kim loại, xác định % kim loại trong hợp kim.
-Năng lực thực hành và vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
-Năng lực tính toán và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Chương VI: KIM LOẠI KIỀM - KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM
-Vị trí, cấu tạo, tính chất của kim loại kiềm, kim lọai kiềm thổ, nhôm.
-Tính chất và ứng dụng một số hợp chất quan trọng của kim lọai kiềm thổ, nhôm.
-Phương pháp điều chế của kim loại kiềm, kim lọai kiềm thổ, nhôm.
-Từ cấu tạo nguyên tử suy ra tính chất của kim loại kiềm, kim lọai kiềm thổ, nhôm.
-Nhận biết được kim loại kiềm, kiểm thổ và nhôm, nhận biết ion kim loại.
-Giải được các bài tập về kim loại kiềm, kim lọai kiềm thổ, nhôm và một số hợp chất quan trọng của canxi và nhôm.
-Năng lực thực hành và vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
-Năng lực tính toán và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Chương VII: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG
-Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của sắt và một số hợp chất quan trọng của sắt; Crom và hợp chất của crom.
-Nắm được thành phần hợp kim, nguyên tắc và các phản ứng xảy ra khi luyện gang, thép.
-Cấu tạo và một số tính chất và ứng dụng của kẽm, đồng, niken, chì, thiếc.
-Từ cấu tạo nguyên tử suy ra tính chất.
-Giải bài tập về sắt, hợp chất của sắt; crom, hợp chất của crom và một số bài tập về đồng, kẽm,
-Phân biệt được các kim loại và hợp chất của chúng.
-Năng lực thực hành và vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
-Năng lực tính toán và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Chương VIII: PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ
-Biết cách dùng thuốc thử để nhận biết một số cation, anion trong dung dịch và một số chất khí vô cơ.
-Kỹ năng nhận biết một số cation, anion trong dung dịch và một số chất khí vô cơ..
-Năng lực thực hành và vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
-Năng lực giải quyết vấn đề.
Chương IX: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
-Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.
-Giải thích được các nguyên nhân hóa học gây ra ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất và hóa học góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường.
-Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
III.Cấu trúc:
– Hình thức đề: Trắc nghiệm.
– Thời lượng: 60 phút.
– Số câu: 40 câu, mỗi câu 0,25 điểm.
IV.Mẫu ma trận đề kiểm tra (do người ra đề trực tiếp thực hiện): 
Nội dung kiểm tra
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sáng tạo
Phần A
Câu
Câu
Phần B
Câu
Câu
Cộng
30%
30%
30%
10%

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa 12.doc