Chuyên đề Vai trò và ý nghĩa của electron (ngoài cùng, cuối cùng, hóa trị) của nguyên tử trong việc xác định vị trí của nguyên tố hóa học

A. THỰC TRẠNG:

 - Ngày nay học sinh thường nhầm lẫn việc xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm).

- Đa số học sinh chưa hiểu hết vai trò, ý nghĩa của các electron trong nguyên tử (electron ngoài cùng, electron cuối cùng, electron hóa trị)

B. ĐẶT VẤN ĐỀ:

I. Vấn đề 1: Xác định số electron ngoài cùng của nguyên tử ứng với cấu hình electron sau:

 N: 1s22s22p3

 - ĐA SỐ HỌC SINH CHỌN LÀ 3.

 - Đáp án là 5

 - Nguên nhân: HS chưa nắm vững khái niệm electron ngoài cùng và electron ở phân lớp ngoài cùng.

 II. Vấn đề 2: Xác định số electron hóa trị của nguyên tử ứng với cấu hình electron sau:

 Sc: 1s22s22p63s23p63d14s2

 - ĐA SỐ HỌC SINH CHỌN LÀ 2.

 - Đáp án là 3

 - Nguên nhân: HS chưa nắm vững khái niệm electron hóa trị và electron ngoài cùng.

III. Vấn đề 3: Hãy cho biết nguyên tố sau thuộc loại nguyên tố nào (s, p, d, f) ứng với cấu hình electron của nguyên tử sau:

 X: 1s22s22p63s23p63d14s2

 - ĐA SỐ HS CHỌN LÀ nguyên tố s.

 - Đáp án là nguyên tố d

 - Nguyên nhân: HS chưa xác định được phân lớp cuối cùng của nguyên tử.

 

doc 8 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 5034Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Vai trò và ý nghĩa của electron (ngoài cùng, cuối cùng, hóa trị) của nguyên tử trong việc xác định vị trí của nguyên tố hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN
Tổ Hóa – Sinh – CN Sinh – Địa
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phù Cát, ngày 30 tháng 10 năm 2017.
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
“Vai trò và ý nghĩa của electron (ngoài cùng, cuối cùng, hóa trị) của nguyên tử trong việc xác định vị trí của nguyên tố hóa học”.
TỔ CHUYÊN MÔN: HÓA – SINH – CN SINH – ĐỊA
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: ĐẶNG VĂN THẠNH
LỜI NÓI ĐẦU
	Trong quá trình thực hiện chuyên đề có thể còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong sự góp ý chân thành từ phía thầy cô để chuyên đề hoàn thiện hơn.
A. THỰC TRẠNG:
	- Ngày nay học sinh thường nhầm lẫn việc xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm).
- Đa số học sinh chưa hiểu hết vai trò, ý nghĩa của các electron trong nguyên tử (electron ngoài cùng, electron cuối cùng, electron hóa trị)
B. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Vấn đề 1: Xác định số electron ngoài cùng của nguyên tử ứng với cấu hình electron sau: 
	N: 1s22s22p3
	- ĐA SỐ HỌC SINH CHỌN LÀ 3. 
	- Đáp án là 5
	- Nguên nhân: HS chưa nắm vững khái niệm electron ngoài cùng và electron ở phân lớp ngoài cùng.
	II. Vấn đề 2: Xác định số electron hóa trị của nguyên tử ứng với cấu hình electron sau: 
	Sc: 1s22s22p63s23p63d14s2
	- ĐA SỐ HỌC SINH CHỌN LÀ 2. 
	- Đáp án là 3
	- Nguên nhân: HS chưa nắm vững khái niệm electron hóa trị và electron ngoài cùng.
III. Vấn đề 3: Hãy cho biết nguyên tố sau thuộc loại nguyên tố nào (s, p, d, f) ứng với cấu hình electron của nguyên tử sau: 
	X: 1s22s22p63s23p63d14s2
	- ĐA SỐ HS CHỌN LÀ nguyên tố s. 
	- Đáp án là nguyên tố d
	- Nguyên nhân: HS chưa xác định được phân lớp cuối cùng của nguyên tử.
IV. Vấn đề 4: Hãy cho biết nguyên tố sau thuộc loại nguyên tố nào (kim loại, phi kim, khí hiếm) ứng với cấu hình electron của nguyên tử sau: 
	Y: 1s22s22p3. 
	- ĐA SỐ HS CHỌN LÀ KIM LOẠI. 
	- Đáp án là PHI KIM.
	- Nguyên nhân: Chưa nắm vững đặc điểm lớp electron ngoài cùng, cũng như số electron ngoài cùng.
V. Vấn đề 5: Xác định nhóm nguyên tố ứng với cấu hình electron của nguyên tử là: 
	a) N: 1s22s22p3
	ĐA SỐ HS CHỌN LÀ NHÓM IIIA. 
	Đáp án là VA.
	b) Sc: 1s22s22p63s23p63d14s2
	ĐA SỐ HỌC SINH CHỌN LÀ IIA. 
	Đáp án là IIIB.
* Nguyên nhân: HS chưa nắm vững khái niệm về electron hóa trị, cũng như chưa nắm vững cách xác định số electron hóa trị của nguyên tử.
C. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Để giải quyết những thực trạng của các vấn đề đã nêu trên tôi quyết tâm chọn chuyên đề 
“VAI TRÒ Ý NGHĨA CỦA ELECTRON (NGOÀI CÙNG, CUỐI CÙNG, HÓA TRỊ) CỦA NGUYÊN TỬ TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA NGUYÊN TỐ HÓA HỌC”.
D. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
I. ELECTRON NGOÀI CÙNG: 
	1. Định nghĩa: Là electron ở lớp ngoài cùng. 
	Ví dụ 1: Sc: 1s22s22p63s23p63d14s2. 
	Có 2 electron ngoài cùng.
	Ví dụ 2: N: 1s22s22p3. 
	Có 5 electron ngoài cùng.
	Ví dụ 3: Mn: 1s22s22p63s23p63d54s2. 
	Có 2 electron ngoài cùng.
2. Ý NGHĨA CỦA ELECTRON NGOÀI CÙNG: Là để xác định loại nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm. 
	Ví dụ 1: N: 1s22s22p3. 
Có 5 electron ngoài cùng nên N là phi kim.
	Ví dụ 2: Sc: 1s22s22p63s23p63d14s2. 
Có 2 electron ngoài cùng nên Sc là kim loại.
	Ví dụ 3: Mn: 1s22s22p63s23p63d54s2. Có 2 electron ngoài cùng nên Mn là kim loại.
II. ELECTRON CUỐI CÙNG: 
	1. Định nghĩa: Là electron được phân bố vào phân lớp cuối cùng của nguyên tử. 
Ví dụ 1: N: 1s22s22p3. 
	Có 7 electron. Electron cuối cùng là electron thứ 7, được phân bố vào phân lớp 2p. 
Ví dụ 2: Sc: 1s22s22p63s23p63d14s2. 
	Có 21 electron. Electron cuối cùng là electron thứ 21, được phân bố vào phân lớp 3d.2. Ý NGHĨA 
CỦA 
ELECTRON 
CUỐI CÙNG:
Là để xác 
định loại 
nguyên tố 
(s, p, d, f).
Nhóm A: 
bao gồm 
nguyên tố 
s, p 
Nhóm B: 
bao gồm 
nguyên tố 
d, f.
Ví dụ 1: N: 1s22s22p3. 
	Có 7 electron. Electron cuối cùng là electron thứ 7, được phân bố vào phân lớp 2p. Nên N là nguyên tố p.
	Ví dụ 2: Sc: 1s22s22p63s23p63d14s2. Có 21 electron. Electron cuối cùng là electron thứ 21, được phân bố vào phân lớp 3d. Nên Sc là nguyên tố d.
III. ELECTRON HÓA TRỊ: 
	1. Định nghĩa: Là electron ở lớp ngoài cùng cộng với electron ở phân lớp sát lớp ngoài cùng (nếu phân lớp đó chưa bão hòa). 
	Ví dụ 1: N: 1s22s22p3. 
	Có 5 electron hóa trị.
	Ví dụ 2: Sc: 1s22s22p63s23p63d14s2. 
	Có 3 electron hóa trị.
Ví dụ 1: 7N: 1s22s22p3. 
	 - Nguyên tử N có electron cuối cùng được phân bố vào phân lớp 2p nên nguyên tố N là nguyên tố p nên thuộc nhóm A. 
	- Nguyên tử N có 5 electron hóa trị.
	KẾT LUẬN: 
	Nguyên tố N thuộc nhóm VA.
Ví dụ 2: 21Sc: 1s22s22p63s23p63d14s2. 
	- Nguyên tử Sc có electron cuối cùng được phân bố vào phân lớp 3d nên nguyên tố Sc là nguyên tố d nên thuộc nhóm B. 
	- Nguyên tử Sc có 3 electron hóa trị.
	KẾT LUẬN: 
	Nguyên tố Sc thuộc nhóm IIIB.
Ví dụ 3: Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2. 
	- Nguyên tử Fe có electron cuối cùng được phân bố vào phân lớp 3d nên nguyên tố Fe là nguyên tố d nên thuộc nhóm B.
	- Nguyên tử Fe có 8 electron hóa trị. 
	KẾT LUẬN: 
	Nguyên tố Fe thuộc nhóm VIIIB.
Ví dụ 4: Co: 1s22s22p63s23p63d74s2. 
	- Nguyên tử Co có electron cuối cùng được phân bố vào phân lớp 3d nên nguyên tố Co là nguyên tố d nên thuộc nhóm B. 
	- Nguyên tử Co có 9 electron hóa trị.
	KẾT LUẬN: 
	Nguyên tố Co thuộc nhóm VIIIB.
Ví dụ 5: Ni: 1s22s22p63s23p63d84s2. 
	- Nguyên tử Ni có electron cuối cùng được phân bố vào phân lớp 3d nên nguyên tố Ni là nguyên tố d nên thuộc nhóm B.
	- Nguyên tử Ni có 10 electron hóa trị. 
	KẾT LUẬN: 
	Nguyên tố Ni thuộc nhóm VIIIB.
Ví dụ 6: Cu: 1s22s22p63s23p63d104s1. 
- Nguyên tử Cu có electron cuối cùng được phân bố vào phân lớp 3d nên nguyên tố Cu là nguyên tố d nên thuộc nhóm B. 
- Có a+b>10 nên Số thứ tự nhóm = a+b -10 = 10+1-10 = 1. Nên Cu thuộc nhóm I.
	KẾT LUẬN: 
	Nguyên tố Cu thuộc nhóm IB.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE HOA HOC_12281491.doc