Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 50, 51

§8. QUY TẮC DẤU NGOẶC

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS hiểu và vận dụng được qui tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào dấu ngoặc).

- HS biết khái niệm tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.

2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng áp dụng quy tắc dấu ngoặc trong tính toán.

3. Thái độ:

 - Tích cực, nghiêm túc trong học tập.

 

doc 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 50, 51", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 	 	 Ngày soạn : 24/11/2014
Tiết 50 	 Ngày giảng: 26/11/2014
§8. QUY TẮC DẤU NGOẶC
I. Mục tiêu: 	
1. Kiến thức: 
- HS hiểu và vận dụng được qui tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào dấu ngoặc).
- HS biết khái niệm tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.
2. Kĩ năng: 
	- Rèn luyện kĩ năng áp dụng quy tắc dấu ngoặc trong tính toán.
3. Thái độ: 
 - Tích cực, nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Thước kẻ có chia đơn vị.
- HS: Xem trước bài, thước kẻ có chia đơn vị. Ôn tập quy tắc lấy giá tuyệt đối của một số nguyên.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (25 phút): Quy tắc dấu ngoặc
Hãy tính giá trị của biểu thức
5+ (42 - 15 +17) - (42 +17)
Ta nhận thấy trong ngoặc thứ nhất và thứ 2 đều có 42 +17 vậy có cách nào bỏ dấu ngoặc mà tính toán thuận lợi ?
Hãy làm câu ?1
a) Tìm số đối của 2; (-5) và tổng cảu [2+(-5)]
b) So sánh số đối của tổng 2 + (-5) với tổng các số đối của 2 và (-5)
Hãy làm ?2 tính và so sánh kết quả:
a) 7 + (5 – 13) và 
 7 + 5 + (-13)
Rút ra nhận xét khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu cộng ta làm thế nào?
b) 12 – (4 – 6) và 
 12 – 4 + 6
Từ đó cho biết : Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ các số hạng trong ngoặc ta làm thế nào?
- Hãy phát biểu qui tắc dấu ngoặc (SGK)
- Ví dụ: Tính nhanh
a) 324+[112 – (112 + 324)] 
b)(-257)–[(-257+156) - 56]
Làm ?3 theo nhóm
a) (768 – 39) – 768
b) (-1579) – (12 – 1579)
Có thể tính giá trị trong ngoặc trước rồi thực hiện phép tính từ trái qua phải
?1 a) số đối của 2 là -2
Số đối của (-5) là 5
Số đối của tổng [2+(-5)] là -[2 + (-5)] = -(-3) = 3
b) 
Số đối của tổng [2+(-5)] là 3
Tổng các số đối của 2 và -5 là : (-2) +5 = 3 
Do đó số đối của tổng 2 + (-5) bằng tổng các số đối của 2 và (-5)
Hs thực hiện
Nhận xét : Dấu các số hạng giữ nguyên
Nhận xét phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
HS phát biểu.
HS thực hiện
HS làm theo nhóm.
a) (768 – 39) – 768
= 768 – 39 – 768 = - 39
b) (-1579) – (12 – 1579)
= (-1579) – 12 + 1579
= - 12
1. Quy tắc dấu ngoặc
?1 
?2 
a) 7 + (5 – 13) 
 = 7 + (-8) = -1
7 + 5 + (-13) 
= 12 + (-13) = -1
=> 7 + (5-13) = 7 +5+(-13) 
b)12 – (4 – 6) 
 =12 – [4 + (-6)]
 =12 – (-2) = 14
12 – 4 + 6 = 8 +6 =14
=> 12 – (4 – 6)=12 – 4 + 6
Qui tắc: (SGK)
a) 324+[112 – (112 + 324)] = 324 + [112 – 112 – 324)] 
= 324 – 324 = 0
b)(-257)–[(-257+156) - 56]
= (-257) – (-257+156) + 56 
= -257 + 257 – 156 + 56
= -100
Hoạt động 3 (10 phút) : Tổng đại số
Giáo viên giới thiệu 
- Tổng đại số là một dãy các phép tính cộng trừ các số nguyên.
- Khi viết tổng đại số: bỏ dấu của các phép cộng và dấu ngoặc
Ví dụ: 
 5 + (-3) – (-6) – (+7) 
= 5 + (-3) + (+6) + (-7) 
= 5 – 3 + 6 – 7
- Giới thệu các phép biến đổi trong tổng đại số:
+ Thay đổi vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng.
+ Cho các số hạng vào trong dấu ngoặc có dấu (+) đằng trước thì không đổi dấu các số hạng; có dấu (-) đằng trước thì đổi dấu các số hạng
Hãy nêu chú ý sách giáo khoa.
Học sinh nghe giáo viên giới thiệu
Học sinh làm các ví dụ trang 84.
Lắng nghe.
2. Tổng đại số
Thực hiện phép tính viết gọn tổng đại số.
Các phép biến đổi trong tổng đại số:
+ Thay đổi vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng. 
+ Cho các số hạng vào trong dấu ngoặc có dấu (+) đằng trước thì không đổi dấu các số hạng; có dấu (-) đằng trước thì đổi dấu các số hạng
Chú ý: SGK.
Hoạt động 4 (5 phút) : Củng cố
- Hãy phát biểu qui tắc dấu ngoặc 
- Cách víêt gọn một tổng đại số.
- Làm bài tập 57; 59 sách giáo khoa
HS lên bảng thực hiện
Hoạt động 5 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc các qui tắc.
- Làm bài tập 58;60 sách giáo khoa.
 -Bài tập 89 đến 91 sách bài tập.
Tuần 16 	 	 Ngày soạn : 30/11/2014
Tiết 51 	 Ngày giảng: 02/12/2014
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
	- Củng cố quy tắc phép cộng, quy tắc trừ phép các số nguyên, quy tắc dấu ngoặc.
2. Kĩ năng:
	- Rèn kỹ năng thực hiện các phép cộng, trừ các số nguyên.
	- Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh và tính toán hợp lí.
	- Biết tính tổng của nhiều số nguyên.
3. Thái độ: 
- Rèn luyện khả năng liên hệ giữa thực tế và toán học cho HS.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Bảng phụ ghi bốn tính chất của phép cộng các số nguyên, trục số, thước kẻ.
- HS: Ôn tập số đối, các tính chất phép cộng số tự nhiên.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (7 phút): Kiểm tra bài cũ
- Phát biểu quy tắc dấu ngoặc ?
- Áp dụng tính:
a/ (-17) + 5 + 8 + 17 b/ 30 + 12 + (-20) + (-12)
GV nhận xét, cho điểm
- HS lên bảng phát biểu
a/ (-17) + 5 + 8 + 17 
= [(-17) + 17] + 5 + 8 = 13 b/ 30 + 12 + (-20) + (-12) 
= [12 + (-12)] + [30 + (-20)] = 10
Hoạt động 3 (35 phút): Luyện tập 
- Yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc dấu ngoặc . 
- Em hãy xác định thứ tự các bước thực hiện tính tổng bài 57.
- Đơn giản biểu thức đã cho là ta phải làm gì ?
- Khẳng định lại các bước thực hiện.
- Thực hiện tương tự: GV giới thiệu đề bài, yêu cầu HS xác định các bước thực hiện .
- Chú ý khẳng định lại quy tắc dấu ngoặc được áp dụng theo hai chiều khác nhau nhằm tính nhanh bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài tập 60 trang 85 SGK
- Phát biểu quy tắc dấu ngoặc .
- Thực hiện bỏ ngoặc theo quy tắc và kết hợp để tính nhanh 
- Làm cho biểu thức được “gọn” trở lại .
- Nghe giảng và thực hiện tương tự .
- Thực hiện bỏ ngoặc theo quy tắc và kết hợp các số hạng để tính nhanh
HS : Thực hiện như trên .
– Chú ý sự thay đổi dấu theo hai chiều với dấu ngoặc .
BT 57 tr 85 SGK
c/ (-4) + (-440) + (-6)+ 440 
= - 4 - 440 - 6 + 440 .
= (440 – 440) – (4 + 6) .
= -10
d/ (-5) + (-10) + 16 + (-1) 
= 16 – (5 + 10 + 1) = 0
BT 58 tr 85 SGK
a/ x + 22 + (-14) + 52 
= x + ( 22 – 14 + 52 ) 
= x + 60 .
b/ (-90) – (p + 10) + 100 
= (-90) – p – 10 + 100
= - p + 100 – 90 – 10 
= - p
BT 60 tr 85 SGK
a) (27 + 65)+ (346 – 27 – 65)
= 27 + 65 + 346 – 27 – 65
= (27 – 27) + (65 – 65) + 346
= 346 
b/ (42 – 69 + 17) – (42 +17) = 42 – 69 + 17 – 42 – 17
= (42 – 42) + (17 – 17) – 69
= - 69
Hoạt động 4 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
- Học lại quy tắc bỏ dấu ngoặc và nhóm các số hạng vào trong dấu ngoặc
- Bài tập về nhà:
1. Tính tổng : (-3) + (-350) + (-7) + 350
2. Đơn giản biểu thức : (-75) – (m + 20) + 95
3. Tính giá trị biểu thức : a + b + c, biết : a = - 3, b = - 4, c = 2 . 

Tài liệu đính kèm:

  • docSH 50.51.doc