Giáo án Địa lý 11 - Bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư xã hội

I. Mục tiêu

 Sau bài học, học sinh cần phải:

1. Kiến thức:

 - Biết được vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Trung Quốc.

 - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

 - Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.

2. Kĩ năng:

 - Khai thác kiến thức từ lược đồ, bản đồ, tư liệu trong bài.

 - Liên hệ kiến thức đã học phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư Trung Quốc.

 

doc 11 trang Người đăng trung218 Lượt xem 12671Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 11 - Bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục & Đào tạo Thừa Thiên Huế	
Trường THPT Nguyễn Chí Thanh	 Huế, ngày 18 tháng 02 năm 2014
 Tổ Sử - Địa
 ... š& š 
Tên bài:
BÀI 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ XÃ HỘI
Lớp giảng dạy: 11 B5 Phòng: 13
Ngày giảng: 	 Tiết 3, Thứ 2 – Ngày 27/02/2014
GVhướng dẫn: Cô giáo: Nguyễn Thị Hà
SVTT giảng dạy: Nguyễn Thị Lài
Ngày soạn: 20/02/2014
I. Mục tiêu
	Sau bài học, học sinh cần phải:
1. Kiến thức:
	- Biết được vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Trung Quốc.
	- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.
	- Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
2. Kĩ năng:
	- Khai thác kiến thức từ lược đồ, bản đồ, tư liệu trong bài.
	- Liên hệ kiến thức đã học phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư Trung Quốc.
3. Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn trong xây dựng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam.
	- Có tinh thần tích cực, tự giác trong giờ học.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
	- Phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng (HĐ1, HĐ2, HĐ3).
	- Tìm kiếm và xử lý thông tin (HĐ1, HĐ2, HĐ3).
	- Quản lý thời gian (HĐ2).
III. Các phương pháp dạy học
- Phương pháp động não.
- Hỏi – Đáp.
- Phương pháp thuyết trình tích cực/Đàm thoại gợi mở.
	- Phương pháp giải quyết vấn đề.
	- Phương pháp thảo luận nhóm.
	- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
IV. Phương tiện dạy học
	- Bản đồ tự nhiên châu Á (hoặc Bản đồ tự nhiên Trung Quốc).
	- Bản đồ các nước châu Á.
- Một số tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên tiêu biểu, các thành phố lớn, các công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc.
	- Thông tin phản hồi phiếu học tập
V. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số và nề nếp lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Giáo viên (GV) kiểm tra vở bài tập thực hành của 1 hoặc 2 học sinh (HS).
3. Giảng bài mới:
3.1. Mở bài
* vào bài: Chiếu một đoạn video quốc ca Trung Quốc lồng ghép với một số hình ảnh đặc trưng của Trung Quốc như: Vạn Lý Trường Thành, Thiên An Môn, quốc kỳ, Mao Trạch Đông,và hỏi học sinh những hình ảnh đó gợi cho chúng ta nhớ đến quốc gia nào?...Đó chính là Trung Quốc.Vậy Trung Quốc có vị trí như thế nào?điều kiện tự nhiên ra sao?dân cư và xã hội có đặc điểm gì thì hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu qua: Bài:10 CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
3.2. Kết nối
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
10
phút
Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
GV giới thiệu bài TQ sẽ học trong 3 tiết:
+ Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội
+ Tiết 2: Kinh tế
+ Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế TQ
GV giới thiệu cấu trúc bài học hôm nay gồm có 3 phần:
+ Vị trí địa lý và lãnh thổ
+ Điều kiện tự nhiên
+ Dân cư và xã hội
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý và lãnh thổ (Cả lớp).
1. Vị trí điạ lý: Dựa vào lược đồ Châu Á và kiến thức trong SGK, cho biết đặc điểm vị trí địa lí Trung Quốc theo dàn ý:
+ Nằm ở khu vực nào của Châu Á?
+ Tọa độ địa lý?
+ Vị trí tiếp giáp?
GV: Hướng dẫn và gọi HS trả lời
HS: Trả lời và HS khác bổ sung
GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức
Chuyển ý: Vậy với vi trí địa lý như vậy thì TQ có lãnh thổ như thế nào?chúng ta sẽ tìm hiểu trong mục:
2. Lãnh thổ
Quan sát lược đồ các nước trên thế giới kết hợp với kiến thức SGK, hãy nêu những đặc điểm lãnh thổ của Trung Quốc?
GV: Nêu câu hỏi
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức
- Từ đặc điểm của vị trí địa lý, lãnh thổ của Trung Quốc, rút ra ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế xã hội?
- GV: Nêu câu hỏi
- HS: Trả lời 
- GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức
Chuyển ý: Trải dài trên nhiều vĩ độ, có diện tích rộng lớn nên thiên nhiên của TQ rất đa dạng Tuy nhiên lại có sự phân hoá khá rõ rệt giữa các miền. Chúng ta sẽ phân tích sự khác biệt đó ở mục II.
I. Vị trí địa lý và lãnh thổ
1. Vị trí địa lí
1. Đặc điểm
- Là nước lớn, thứ 4 thế giới (sau LB.Nga, Canada, Hoa Kì).
- Nằm ở Đông và Trung Á.
- Tọa độ địa lý: 200B- 530B, 730Đ-1350 Đ.
Tiếp giáp với 14 quốc gia; Phía đông giáp biển, mở rộng ra Thái Bình Dương,
- Gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc Trung Ương.
2. Đánh giá:
*)Thuận lợi: 
- Cảnh quan tự nhiên đa dạng
- Dễ mở rộng quan hệ với các nước bằng đường bộ, đường biển,...
*) Khó khăn:
- Khó khăn trong việc quản lý đất nước, quốc phòng,...
- Thiên tai (động đất, bão, lũ lụt)
17 phút
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên (Thảo luận nhóm)
Bước 1: GV giới thiệu: Lấy kinh tuyến 1050Đ làm ranh giới chia Trung Quốc thành 2 miền Đông và Tây.
 Yêu cầu học sinh dùng bút chì kẻ đường kinh tuyến 1050Đ vào lược đồ hình 10.1 trong SGK.
Bước 2: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao phiếu học tập cho các nhóm với các nhiệm vụ cụ thể:
+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của miền Đông.
+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của miền Tây
 Yêu cầu các nhóm HS đánh giá những, thuận lợi và khó khăn của mỗi miền.
 GV phát phiếu học tập cho HS
Bước 3: HS thảo luận theo bàn và hoàn thành phiếu học tập.
GV: Tiếp tục hướng dẫn cho HS
Bước 4: Đại diện nhóm lên trình bày. Thành viên khác trong nhóm và các nhóm khác bổ sung.
Bước 5: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Có thể đặt câu hỏi liên hệ:
- Khí hậu mùa đông của Trung Quốc có gì khác mùa đông ở Việt Nam
So với Việt Nam, mùa đông ở Trung Quốc lạnh hơn, nhiều vùng bị băng tuyết bao phủ, không thể trồng trọt được.
- Tại sao sông ngòi Trung Quốc lại có giá trị lớn về thủy điện?
Sông ngòi Trung Quốc chảy trên địa hình có độ dốc lớn, đi từ Tây sang Đông, địa hình Trung Quốc là những bậc thang khổng lồ.
Chuyển ý: Trên lãnh thổ rộng lớn với điều kiện tự nhiên đa dạng song có sự khác biệt giữa MĐ và MT, có những ảnh hưởng như thế nào đến con người của đất nước này ? Chúng ta cùng tìm hiểu ở mục III.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Thiên nhiên đa dạng, nhưng có sự khác biệt giữa miền Tây (MT) và miền Đông (MĐ).
(Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1 và số 2 ở phần phụ lục).
13
phút
Hoạt động 3: Tìm hiểu dân cư và xã hội (Tập thể/cá nhân)
1.Dân cư:
- Dân số: Dựa vào bảng số liệu 10 nước có số dân đông nhất thế giới (năm 2005) và các kiến thức trong SGK, em hãy nhận xét quy mô dân số của Trung Quốc?
- Gia tăng dân số: 
+ Quan sát hình 10.3 (SGK) và bảng tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc qua một số năm, nhận xét tình hình gia tăng dân số ở Trung Quốc?
+ Vì sao tỷ lệ gia tăng dân số của Trung Quốc giảm mạnh song số người tăng mỗi năm vẫn còn cao?
+ Dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết của bản thân, cho biết Trung Quốc đã thực hiện biện pháp gì để giảm sự gia tăng dân số?
+ Em biết gì về chính sách 1 con ở Trung Quốc? Mặt trái của chính sách này là gì?
Chỉ áp dụng cho dân số đô thị trong trường hợp họ có 1 đứa con bình thường (không kể trai hay gái). Vùng nông thôn, dân tộc ít người hoặc gia đình có 1 con không bình thường thì có thể sinh con thứ 2.
=>Làm mất cân đối trong cơ cấu giới tính và nguồn lao động, sinh ra hội chứng 1 con,...
- Dân tộc: 
+ Dựa vào SGK, hãy nêu đặc điểm dân tộc của Trung Quốc?
+ Trình bày những hiểu biết của bản thân về dân tộc Hán?
+ Ở Thừa Thiên Huế có những dân tộc nào?
Phân bố dân cư:
+ Dựa vào hình 10.4 và kiến thức SGK, hãy nhận xét đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc?
+ Tại sao dân cư tập trung đông ở miền Đông?
+ Dân cư tập trung thưa thớt ở miền Tây, nhưng tại sao ở khu vực ven hoang mạc Tacla Mancan ở miền Tây lại có mật độ dân số khá cao?
Xưa: Con đường tơ lụa
Nay: Tuyến đường sắt quan trọng nối Tây - Đông
- Đánh giá những ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc?
2. Xã hội: 
- Dựa vào kiến thức SGK và vốn hiểu biết, nêu những đặc điểm tiêu biểu về xã hội Trung Quốc?
- Kể một số công trình kiến trúc nổi tiếng Trung Quốc?
- Kể một số phát minh tiêu biểu của Trung Quốc?
III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
a. Đặc điểm
- Dân số: Lớn nhất thế giới (1,3 tỉ người) chiếm 1/5 dân số thế giới.
- Gia tăng dân số: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh song số người tăng lên mỗi năm vẫn còn cao
- Dân tộc: Có trên 50 dân tộc, đông nhất là người Hán (>90% dân số)
- Phân bố dân cư: không đồng đều
+ Giữa các miền tự nhiên: Tập trung chủ yếu ở miền Đông.
+ Giữa thành thị và nông thôn: Dân cư thành thị chiếm 37%, nông thôn chiếm 63%
b. Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
- Thuận lợi: 
+ Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Đa dạng về bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc.
- Khó khăn: 
+ Sức ép cho phát triển kinh tế xã hội, môi trường.
+ Thiếu lao động ở miền Tây.
2. Xã hội
- Giáo dục được đầu tư, phát triển. Tỷ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt gần 90%
=> Đội ngũ lao động chất lượng cao.
- Là một trong những cái nôi của nền văn minh thế giới
+ Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng.
+ Nhiều phát minh quý giá.
VI. thực hành/luyện tập (3 phút)
Chọn đáp án đúng:
1. §Æc ®iÓm l·nh thæ nµo díi ®©y kh«ng ®óng víi Trung Quèc 
A. Cã diÖn tÝch lín thø 4 trªn thÕ giíi 
B. Gi¸p víi 14 níc, riªng biªn giíi víi c¸c níc chñ yÕu lµ ®ång b»ng , qua l¹i dÔ dµng 
C.PhÇn phÝa ®«ng gi¸p biÓn, më réng ra Th¸i B×nh D¬ng 
D. MiÒn duyªn h¶i réng lín víi ®êng bê biÓn dµi, gÇn c¸c níc vµ khu vùc cã nÒn KTs«i ®éng (NhËt B¶n –Hµn Quèc - §«ng nam ¸)
2. G¹ch nèi nh÷ng ®Æc ®iÓm t¬ng øng víi tù nhiªn miÒn §«ng –T©y 
VII. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
	- Làm bài tập trong Bài tập và bài thực hành Địa lí 11(Tiết 1.Tự nhiên, dân cư và xã hội – trang 45, 46)
	- Đọc trước bài “Kinh tế Trung Quốc” và sưu tầm các tư liệu, hình ảnh về hoạt động sản xuất của Trung Quốc
VIII. PHỤ LỤC: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Nhóm 1, 2)
 Miền 
Đặc điểm 
Miền Đông
Địa hình
Đất đai 
Khí hậu 
Cảnh Quan 
Thủy văn 
Khoáng sản 
Đánh 
giá 
Thuận lợi 
Khó khăn 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
	(Nhóm 3,4)
 Miền 
Đặc điểm 
Miền Tây
Địa hình 
Đất đai 
Khí hậu 
Cảnh quan 
Thủy văn 
Khoáng sản 
Đánh 
giá 
Thuận lợi 
Khó khăn 
Bảng thông tin phản hồi phiếu học tập
 Miền
Đặc điểm
Miền Đông
Miền Tây
Địa hình
Chủ yếu là ĐB và đồi núi thấp. 
Núi cao hiểm trở, sơn nguyên xen kẽ bồn địa. 
Đất đai
Đất phù sa châu thổ và đất Lớt màu mỡ 
Đất đai khô cằn 
Khí hậu
Bắc: Ôn đới gió mùa. 
Nam : Cận nhiệt gió mùa 
Ôn đới lục địa khắc nghiệt 
Cảnh quan
Rừng, đồng cỏ 
Rừng, đồng cỏ 
Thủy văn
Trung và hạ lưu của các con sông lớn 
Thượng nguồn của các con sông lớn 
Sông ngắn và dốc 
Khoáng sản
Phong phú, đa dạng (kim loại màu, dầu mỏ, than) 
Phong phú, đa dạng (Dầu mỏ, than, quặng sắt) 
Đánh 
giá
Thuận lợi
Nông nghiệp trù phú, công nghiệp và dịch vụ phát triển 
Phát triển nghề rừng, chăn nuôi, CN khai thác và thủy điện
Khó khăn
Bão và lũ lụt 
Thiếu nước 
 GTVT khó khăn 
 Quảng Điền, ngày 23 tháng 02 năm 2014
 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
 Nguyễn Thị Hà Nguyễn Thị Lài

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_10_Cong_hoa_nhan_dan_Trung_Hoa_Trung_Quoc.doc