Giáo án Địa lý 8 - Trường THCS Suối Dây

1. MỤC TIÊU:

1.1/kiến thức

Hoạt động 1:

 - Học sinh biết vị trí và kích thước châu Á.

Hoạt động 2:

- Học sinh trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản Châu Á, ý nghĩa của địa hình với khí hậu.

1.2/Kỹ năng

 - Kĩ năng đọc, phân tích, so sánh đối tượng tự nhiên trên lược đồ.

1.3/Thái độ

 - Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

2/ NỘI DUNG HỌC TẬP

-Vị trí địa lí và kích thước Châu Á

- Địa hình và khoáng sản

3. CHUẨN BỊ:

3.1.Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên Châu Á.

3.2.Học sinh: - Tranh về dãy Hymalaya

 

doc 54 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1376Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 8 - Trường THCS Suối Dây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u.
? Quan sát H8.2 ( biểu đồw) cho biết những nước nào sản xuất nhiều lúa gạo, tỉ lệ? Tại sao VN, TL có sản lượng lúa gạo thấp hơn ÂĐ, TQ, nhưng xuất khẩu gạo thì đứng nhất, nhì thế giới? kể tên những nước vượt bậc trong sản xuất lương thực?
- TQ, AĐ là hai nước sản xuất nhiều luá gạo (TQ: 28,7%. AĐ: 22,9%).
- Do TQ, AĐ là hai nước đông dân nhất, nhì thế giới.
- 4 nước trên đã đạt thành tựu vượt bậc trong sản xuất lương thực.
? Quan sát H8.3 ( thu hoạch Inđô). Trình bày nội dung bức ảnh, diện tích số lao động, công cụ, trình độ sản xuất? 
 - Đang sản xuất: gặt lúa, diện tích nhỏ lao động nhiều, công cụ thô sơ, trình độ sản xuất thấp.
- Đây là mô hình sản xuất ở đại đa số các nước đang phát triển.
 Chuyển ý.
Hoạt động 2:12’- Đàm thoại 
? Dựa vào bảng 8.1 cho biết nước khai thác than và dầu mỏ lớn nhất và những nước xuất khẩu nhiều nhất?
-Khai thác:
+ Than: Trung Quốc 1250 triệu tấn.
+ Dầu mỏ: Ả-rập-xê-út 431,12 triệu tấn
- Xuất khẩu: Than: In đô-nê-xi-a 49,3 triệu tấn
+ Dầu mỏ: Ả-rập-xê-út 38,72 triệu tấn.
? nhận xét về ngành công nghiệp khai khoáng ở châu Á?
- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu.
? Nêu tên một số sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của NB, TQ, HQ tại VN?
 TL: Ô tô , xe máy...
? Ngoài công nghiệp khai thác còn có những ngành nào?
-Công nghiệp khai thác: Luyện kim, cơ khí , điện tử, may mặc, dệt, chế biến thực phẩm.
? Công nghiệp ở châu Á hiện nay đang có xu hướng như thế nào?
- Công nghiệp đang được ưu tiên phát triển.
 Chuyển ý.
Hoạt động 3: 10’- Đàm thoại
- Quan sát H7.2 ( một số chỉ tiêu KTXH).
? Tên các nước có ngành dịch vụ phát triển?
- NB, HQ.
? Tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP của NB, HQ như thế nào? Mối quan hệ giữa tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP thu nhập bình quân theo đầu người?
 TL: Hai nước đều có tỉ trọng dịch vụ cao hơn phân nửa. Tỉ lệ thuận.
1. Nông nghiệp :
- Cây trồng, vật nuôi đa dạng, có sự phân hóa theo khí hậu. 
- Cây lương thực quan trọng nhất là cây lúa gạo chiếm 93% lúa gạo toàn thế giới.
- Trung Quốc, Ấn Độ là hai nước sản xuất nhiều lúa gạo cung cấp đủ lương thực trong nước và còn xuất khẩu. 
- Thái Lan, Việt Nam đứng nhất và thứ hai trong xuất khẩu gạo trên thế giới.
2 Công nghiệp:
- Công nghiệp Châu Á gồm công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến.
- Cơ cấu ngành đa dạng nhưng phát triển chưa đều, công nghiệp đang được ưu tiên phát triển.
3. Dịch vụ:
- Dịch vụ có sự chênh lệch giữa các nước.
- Các nước có hoạt động dịch vụ cao là những nước có trình độ phát triển cao, đời sống nhân dân được nâng cao và cải thiện.
4.4.Tổng kết:
Câu 1
+ Hoạt động nông nghiệp ở các nước châu Á như thế nào?
- Sự phát triển nông nghiệp không đồng đều giữa khu vực gió mùa ẩm và khu vực khí hậu khô hạn.
- TQ, AĐ là hai nước sản xuất nhiều lúa gạo.
- TL, VN đứng thứ nhất và thứ hai trong xuất khẩu lúa gạo trên thế giới.
Câu 2 
+ Chọn ý đúng: Tỉ trọng giá trị dịch vụ trong GDP cuả NB, HQ, TQ, theo thứ tự từ thấp đến cao:
a TQ, HQ, NB. b. NB, TQ, HQ. c. HQ, TQ, NB
Đáp án câu 2b
4.5. Hướng dẫn học tập 
+ Đối với bài học tiết học này 
Học bài
Làm tập bản đồ.
+ Đối với bài học ở tiết học tiếp theo.
- Học thuộc bài . Chuẩn bị bài mới: Khu vực Tây Nam Á.
- Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk.
V. PHỤ LỤC
- Giải bài tập địa lí 8 
Tuần 11- Tiết 11
Ngày dạy: 27/10/2014 
 Bài 9: KHU VỰC TÂY NAM Á.
1. MỤC TIÊU: 
1.1. Kiến thức
Hoạt động 1:
- HS biết vị trí khu vực và ý nghĩa của vị trí địa lí
Hoạt động 2:
- Đặc điểm tự nhiên của khu vục như địa hình, khí hậu nhiệt đới khô và có nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt lớn nhất thế giới.
Hoạt động 3:
- Đặc điểm dân cư, kinh tế của khu vực, trước đây đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp, ngày nay có công nghiệp và thương mại, phát triển nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.
1.2. Kỹ năng: 
- Xác định các điểm cực của khu vực.
- Quan sát và xác định các dạng địa hình và tài nguyên khoáng sản của khu vực Tây Nam Á.
- Từ lược đồ đọc tên các nước trong khu vực và vai trò của Tây Nam A1trong cung cấp dầu mỏ cho toàn thế giới.
+ KNS: Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân, tự nhận thức.
1.3. Thái độ
 - Hình thành tính cách khai thác và sự dụng tiết kiệm nguồn năng lượng
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP
-Vị trí địa lí và ý nghĩa chiến lược quan trọng.
- Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế, chính trị.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên khu vực Tây nam Á. 
3.2. Học sinh: - Thông tin về xung đột tộc người ở Tây nam Á trên các phương tiện thông tin 
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 
8a1 8a2 8a3 8a4
4.2. Kiểm tra mệng
Câu 1.
+ Hoạt động nông nghiệp của các nước châu Á như thế nào?(8đ) . 
 - Sự phát triển không đông đều giựa khu vực khí hậu gió mùa ẩm và khu vực khí hậu khô hạn.
 - AĐ, TQ là hai nước sản xuất lúa gạo lớn nhất w 
 - TL, VN đứng thứ nhất và thứ hai /w về xuất khẩu lúa gạo.
Câu 2 Tây Nam Á có tài nguyên nào chiếm tỉ lệ lớn nhất thê giới?(2đ)
- Dầu mỏ
4.3. Tiến trình bài học
Tây Nam Á nằm ở vị trí ngã ba của ba châu lục, là khu vực nhiều núi và cao nguyên, có khí hậu khô hạn và nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI HỌC.
Hoạt động 1: 10’- trực quan( Treo lược đồ tự nhiên Tây Nam á)
- Giáo viên giới thiệu qua về nơi xuất sứ nền văn minh, nơi có nhiều tôn giáo ở TNÁ.
- Quan sát lược đồ H9.1 hoặc bản đồ treo tường cho biết?
+ TNÁ nằm trong khoảng vĩ độ, kinh độ nào?
 TL: 120B – 420N .
 260Đ – 730 Đ.
 ? TNÁ tiếp giáp với vịnh biển nào?
 TL: - Pecxích, b Đỏ, Ả -rập, ĐTH, Đen, Caxpi.
? TNÁ tiếp giáp những khu vục nào, châu lục nào?
 TL: Trung Á, NamÁ, châu Âu, châu Phi.
? TNÁ có vị trí quan trọng như thế nào?
 TL: Vị trí chiến lược quan trọng của khu vực và châu á.
 Nằm trên đường biển quốc tế và ngã ba của ba châu lục.
- Giáo viên: TNÁ án ngữ con đường từ biển Đỏ đến ĐTH qua kênh đào Xuyê, đây là con đương ngắn nhất qua châu Phi.
+ Lợi ích của vị trí địa lí mang lại?
 TL: tiết kiệm thời gian, tiền của giao thông, buôn bán quốc tế.
 Chuyển ý.
 Hoạt động 2. 13’- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Quan sát bản đồ TNCÁ.
? Cho biết TNÁ có những dạng địa hình nào? Đặc điểm từng khu vực?
- Chia làm 3 dạng 
+ Đông bắc có những dãy núi cao chạy theo bờ Địa Trung Hải nối với hệ An Pi – Hy Ma _lay-a bao quanh sơn nguyên Thổ nhĩ kì và Sn I-Ran
- Ở giữa là đồng bằng Lưỡng hà...
- Phía Tây Nam là sơn nguyên A-Ráp chiếm gần toàn bộ bán đảo A- Ráp
? Dạng địa hình chủ yếu khu vực ?
- Núi và cao nguyên
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
? Mô tả hình 9.2 mô tả , dựa vào bản đồ xác định nơi phân bố của dầu mỏ và khí đốt? Kể tên các nước xuất khẩu dầu lớn?
? Ở trường và ở nhà các em sử dụng năng lượng như thế nào?
- Tiết kiệm ga, củi, điện
? TNÁ đi qua các đới và các kiểu khí hậu nào? tại sao nằm sát biển mà TNÁ nóng và khô? Sông ngòi như thế nào? Sông nào lớn?
 - Đi qua đới nhiệt đới và cân nhiệt, kiểu nhiệt đới khô. Khí hậu nhiệt đới khô. Hai sông lớn...
 Chuyển ý.
Hoạt động 3: 12’-Cá nhân
Quan sát H9.3.
? TNÁ bao gồm bao nhiêu quốc gia? Quốc gia lớn nhất và nhỏ nhất?
 TL: - 18 quốc gia.
 - A-rập 2.400.000 km2. Cô-óet 18.000km2.
? TNÁ là nôi của những tôn giáo nào? vai trò? Nền văn minh nồi tiếng?
 TL: - 3 tôn giáo: Do Thái, Cơ Đốc, đaọ Hồi.
 - Văn minh Lưỡng Hà, Arập, BaBiLon
? Dân cư phân bố như thế nào?
 - Tập trung ở đồng bằng Lưỡng Hà, ven biển nơi có mưa nhiều.
? Từ ĐKTN và TNTN TNÁ có điều kiện phát triền ngành kinh tế nào?
? TNÁ xuất khẩu dầu mỏ đến khu vực nào?
 TL: -Cảng dẫn dầu hàng nghìn km – ĐTH, vịnh pecxích, cMĩ, cÂu, NB, cĐD
- Giáo viên: - Cô oét GDP 19,040USD/ng.
 - VN 415 USD/ng
 . Cô oét có hệ thống giáo dục bắt buộc 8 năm. GD, ytế không phải trả tiền.
- Ngoài ra TNÁ còn khai thác than, kloại màu, CN hiện đại, CN nhẹ.. Dầu khí không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn nhiều khủng hoảng. Nhiều cuộc chiến tranh giữa Ixraen – palextin với Xiri, với Aicập: Iran – Irắc; Irắc – Cô oét
? Hãy kể tên một số cuộc chiến tranh ở TNÁ gần đây?
 TL: Vùng vịnh (42 ng) 17/1 -28/2 (91).
 Mĩ tấn công Irắc 3/03
.1 Vị trí điạ lí:
- TNÁ có vị trí chiến lược quan trọng: nằm ở ngã ba của 3 châu lục, nằm trên đường biển quốc tế.
2. Đặc điểm tự nhiên:
- Địa hình chia làm 3 dạng từ Đông Bắc xuống Tây nam: núi cao, đồng bằng và sơn nguyên.
+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.
- Khoáng sản: đây là khu vực có nguồn dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới.
- Khí hậu nhiệt đới khô.
- Cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và nửa hoang mạc
3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị:
a. Đặc điểm dân cư:
- Dân số khoảng 286 tr. ng phần lớn là người Arập theo đạo Hồi.
- Dân cư phân bố không đông đều.
b. Đặc điểm kinh tế -xã hội
- Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ.
- Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới
- Là khu vực không ổn định, luôn xẩy ra các cuộc tranh chấp, chiến tranh dầu mỏ luôn ảnh hưởng đến kinh tế khu vực.
4.4.Tổng kết
Câu 1
+ Nêu VTĐL khu vực TNÁ?
Đáp án câu 1 
- TNÁ nằn trong đới nóng và cận nhiệt.
- Nằm ở ngã ba 3 châu lục có một số biển và vịnh biển bao bọc.
- Có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.
Câu 2 
+ Chọn ý đúng: Dân cư TNÁ chủ yếu theo đạo:
a. Kitô giáo b. Hồi giáo.
c. Phật giáo d. Ấn Độ giáo 
Đáp án câu 2b
4. 5. Hướng dẫn học tập
+ Đối với bài học tiết học này 
-Học bài. Làm tập bản đồ
+ Đối với bài học ở tiết học tiếp theo.
- Chuẩn bị bài mới: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á.
- Chuẩn bị theo câu hỏi sgk, tập bản đồ 
5 PHỤ LỤC
- Tài liệu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Tuần 12 .Tiết 12
Ngày dạy: 03/11/2014 
 Bài 10: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á.
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức
Hoạt động 1:
- Biết vị trí dịa lí, 3 miền địa hình của khu vực: MN phía bắc, sơn nguyên ở phía nam, đồng bằng ở giữa, và vị trí các nước trong khu vực nam Á.
Hoạt động 2:
- Giải thích được Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa, sông ngòi ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân.
1.2. Kỹ năng
- Học sinh xác định được vị trí của 3 khu vực địa hình từ bắc xuống nam.
- Xác định trên bản đồ các sông lớn, từ tranh biết được cảnh quan chính của kh vực.
1.3. Thái độ
- Thấy được điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á giống Việt Nam.
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP
-Vị trí địa lí và sự phân hóa địa hình
- Khí hậu nguyên nhân ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất và đời sống; sông ngòi và cảnh quan tự nhiên
3 CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên và kinh tế khu vực Nam Á Châu . 
3.2. Học sinh: 
- Sưu tầm tranh hoang mạc Tha, dãy núi Hy-ma-lay-a
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 
8a1 8a2 8a3 8a4
4.2. Kiểm tra mệng 
Câu 1.
+ Ý nghĩa của vị trí địa lí Tây Nam Á ?(8đ)
 - Nằm ở ngã 3 ba châu lục, có một số vịnh biển bao bọc.
 - Có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế
Câu 2 Tên của bài học hôm nay? Những nội dung chính?(2đ)
-Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á...
4. 3. Tiến trình bài học 
Khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng ở đây có hệ thống Himalaya hùng vĩ, sơn nguyên Đê Can, đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI HỌC.
 Hoạt động 1:18’ –Trực quan( treo lược đồ)
- Quan sát bản đồ tự nhiên Nam Á.
? Dựa vào bản đồ và hình 10.1 xác định các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông?
- Vĩ độ: 60B- 370B
- Kinh độ: 620Đ- 950Đ
? Dựa vào màu sắc và kí hiệu bản đồ cho biết các miền địa hình của khu vực Nam Á? Nêu rõ đặc điểm địa hình mỗi miền?
- Địa hình chia làm 3 miền.
 - Phía Bắc: là hệ thống Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng TB-ĐN, dài gần 2600km, rộng 320 -400km.
 - Ở giữa: Đồng bằng Ấn Hằng rộng và bằng phẳng chạy từ bờ biển Arap đến bờ vịnh Ben Gan dài hơn 3000 km, rộng 250 – 350 km.
 - Phía Nam: Sơn nguyên Đề-can tương đối thấp và bằng phẳng với 2 rìa được nâng cao thành hai dãy Gát đông, Gát tây cao trung bình 1300m.
* Thảo luận nhóm: (3’)
? Dãy Himalaya có ý nghĩa như thế nào đến khí hậu khu vực Nam Á?
-Đây là ranh giới khí hậu giữa Trung Á và Nam Á.
+ Mùa đông chắn gió mùa Đông Bắc từ Trung Á thổi xuống làm cho Nam Á ấm hơn các nước cùng vĩ độ.
+ Mùa hạ đón gió mùa Tây Nam từ vịnh Ben-gan thổi vào( địa điểm Se-ra-pun-đi mưa TB 11000-12000mm/ Năm)
 Chuyển ý
Hoạt động 2: 17’- Cá nhân
? Dựa vào kiến thức đã học và hình 10.2 cho biết khu vực Nam Á nằm chủ yếu trong đới khí hậu nào?
- Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong môi trường nhiệt đới gió mùa.
+ Tuy nhiên cũng có sự khác biệt
? Dựa vào hình 10.2 kí hiệu nhận xét sự phân bố lượng mưa ở Nam Á?
- Lượng mưa phân bố không đều
+ Ở khu vực đồng bằng và sơn nguyên thấp có 2 mùa rõ rệt ...
+ Vùng núi Himalaya thay đổi từ thấp lên cao và thay đổi theo hướng của sườn núi 
+ Ở phía tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa hằng năm 200-500mm.
 Nâng cao
? Nhận xét số liệu khí hậu 3 địa điểm Mun-tan, Se-ra-pun-đi, Mum-bai. Giải thích?
- Muntan: lạnh 120C ; nóng 350C; mưa TB 183mmènằm sâu trong nội địa và nằm ở khí hậu nhiệt đới khô, dãy Hi-ma-lay-a chắn gió.
- Munbai: lạnh 250C; nóng 290C; mưa TB 3000mm.
-Serapunđi: lạnh 120C; nóng 200C; mưa TB 11000mmè là nơi đón gió mùa Tây Nam.
- Dãy himalaya mùa hạ đón gió mùa Tây Nam nên mưa nhiều ở sườn nam lớn nhất. Mùa Đông ngăn cản không khí lạnh từ phương bắc nên nam Á không có mùa đông lạnh và khô.(Se-ra-pun-đi)
+ Quan sát hình 10.1 của bản đồ tự nhiên Nam Á xác định các Sông lớn? 
TL: Sông Ấn; Sông Hằng ; S.Bra-ma-put 
+ Qua hình 10.3, hình 10.4 và kênh chữ cho biết khu vực NA có những cảnh quan tự nhiên nào? 
- Cảnh quan Rừng nhiệt đới ẩm, xa van, Hoang mạc và núi cao.
1. Vị trí địa lí và địa hình:
- Địa hình chia thành 3 miền:
. Phía Bắc dãy Himalaya... 
. Ở giữa là đồng bằng Ấn- Hằng rộng thấp...
. Phía Nam là sơn ngưyên Đề-can...
2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên:
a. Khí hậu:
-Đại bộ phận lãnh thổ Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
-Tuy nhiên: có sự phân hóa đa dạng, lượng mưa phân bố không đều do địa hình, vị trí địa lí, hoàn lưu gió mùa.
b. Sông ngòi và cảnh quan tự nhiên
- Nam Á có 3 sông lớn:... 
- Cảnh quan tự nhiên chính: Rừng nhiệt đới, xavan, hoang mạc, núi cao. 
4.4 Tổng kết
Câu 1. 
+ Nêu vị trí địa lý và địa hình châu Á? Lên bảng xác định 3 miền địa hình?
Đáp án câu 1 
-Có 3 miền địa hình: phía bắc hệ thống Himalaya, ở giữa là đồng bằng, phía nam là sơn nguyên đề can. 
Câu 2 
Hoàn thành sơ đồ sau
Mùa
Thời gian(từ tháng...đến tháng...)
Hướng gió chính
Đặc điểm khí hậu
Đông
Tháng 10-tháng 5
Đông Bắc
Khô, lạnh, ít mưa
Hạ
Tháng 4-tháng 9
Tây Nam
Nóng, ẩm, mưa nhiều
- Hướng dẫn làm tập bản đồ:
4. 5. Hướng dẫn học tập
 * Đối với bài học tiết học này
- Biết khí hậu của khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình. 
- Học thuộc bài, tiếp tục làm tập bản đồ.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo.
- Chuận bị bài mới: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
- Đặc điểm dân cư?
- Đặc điểm kinh tế?.
5.PHỤ LỤC:
- Hướng dẫn giải bài tập địa lí 8
 ĐỊA LÍ TÂY NINH
Tuần 12-tiết 12
Ngày dạy: 6/11/2014
HỆ THỐNG SÔNG, RẠCH, NƯỚC NGẦM TỈNH TÂY NINH
1.MỤC TIÊU
1.1.Kiến thức
Hoạt động 1: 
- HS biết được đặc điểm chung về hệ thống sông, rạch, ao, hồ ở Tây Ninh .
Hoạt động 2: 
- Biết được sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông có nét gì nổi bật, đặc điểm của ao hồ và hệ thống kênh mương.
Hoạt động 3:
- HS hiểu và có khả năng nhận xét, đánh giá những thuận lợi và khó khăn sông, rạch, ao, hồ đối với phát triển kinh tế- xã hội.
1.2.Kỹ năng
- Xác định được 2 sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông.
1.3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ môi trường nước sông, ao, hồ. Không xả rác bừa bãi ao, hồ xung quanh mình.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
-Hệ thống sông, rạch ở Tây Ninh
- Đặc điểm chung .
- Vai trò của sông, rạch, ao, hồ
3. CHUẨN BỊ
3.1-Giáo viên: lược đồ hệ thống sông ngòi Tây Ninh
3.2- Học sinh: 
- Tranh, ảnh về sông ngòi Tân Châu
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
8a1 8a2 8a3 8a4
4.2 Kiểm tra miệng
4.3 Tiến trình bài học
Tây Ninh là tỉnh có mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đều ở hầu hết các huyện, thị có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế - xã hội ở tỉnh ta
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:10’-Đàm thoại
?Quan sát lược đồ nhận xét sự phân bố sông ngòi ở Tây Ninh?
-Phân bố tương đối đều, nhưng mật độ còn thấp 0,314 km/km2.
- Lượng nước dồi dào nhưng lưu lượng nước phân bố không đều trong năm: mùa lũ từ tháng 7- tháng 11, mùa cạn từ tháng 12- tháng 6 năm sau.
- Vào mùa cạn các sông, rạch ở phía nam tỉnh có lượng nước phong phú hơn các tỉnh phía bắc. Chế độ lũ ở tây ninh điều hòa hơn so với các tỉnh khác ở vùng ĐNB.
Hoạt động 2: 17’ –Cá nhân
Giới thiệu về sông Sài Gòn
? Cho biết đặc điểm của sông Sài Gòn?
- Bắt nguồn từ đồi Lộc Ninh – Bình Phước với độ cao trên 200m, đoạn thượng lưu và trung lưu chảy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, hạ lưu chảy theo hướng TB-ĐN , chảy qua TN dài 135 km.
- Phụ lưu chính thuộc địa phận TN gồm suối Bà Chiêm và suối Sanh Đôi.
 ? Nêu đặc điểm sông Vàm Cỏ Đông?
-Bắt nguồn từ thôn Suông tỉnh Công Pông Chàm –CPC, chảy theo hướng TB-ĐN dài 151 km.
- Phụ lưu chính: rạch Bến Đá, rạch Tây Ninh, rạch Trảng Bàng.
? Nêu đặc điểm ao, hồ, đầm lầy TN?
- Ao, hồ, đầm lầy không nhiều , tổng diện tích khoảng 1184 ha, chủ yếu là ao,hồ nhỏ thả cá trong gia đình. Đầm lầy khá lớn 3500ha, tập trung ở vùng trũng ven sông Vàm Cỏ Đông.
? Nêu vai trò của Hồ Dầu Tiếng?
-Diện tích 27000 ha, dung tích 1,5 tỉ m3, xây dựng năm 1980.
- Vai trò: cung cấp nước tưới cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh và huyên Củ Chi với diện tích 172000 ha đất trồng.
-Có 2 hệ thống kênh chính: kênh Đông và kênh tây.
? Nước ngầm có đặc điểm và vai trò gì?
- Nước ngầm khá phong phú, độ sâu mạch TB từ 4-11m.
-Cung cấp nước cho sinh hoạt, sự sống và cây trồng.
Hoạt động 3: 10’- Đàm thoại
? Sông, rạch, ao, hồ có vai trò gì? 
- Cung cấp nước cho ngành nông, lâm, công nghiệp và sản xuất sinh hoạt của con người.
- Hồ Dầu Tiếng đẩy lùi xâm nhập của nước mặn trên sông, làm cho diện tích, sản lượng, năng xuất của cây trồng tăng.
- giúp cho giao thông trong và ngoài tỉnh được dễ dàng.
? Những khó khăn của sông, rạch Tây Ninh?
-Chưa đáp ứng được nhu cầu công, nông nghiệp, lâm nghiệp hiện đại.
- Nguồn nước có dấu hiệu bị ô nhiễm.
I. Đặc điểm chung
-Phân bố tương đối đều, nhưng mật độ còn thấp 0,314 km/km2.
- Lượng nước dồi dào nhưng lưu lượng nước phân bố không đều trong năm: mùa lũ từ tháng 7- tháng 11, mùa cạn từ tháng 12- tháng 6 năm sau.
- Vào mùa cạn các sông, rạch ở phía nam tỉnh có lượng nước phong phú hơn các tỉnh phía bắc. Chế độ lũ ở tây ninh điều hòa hơn so với các tỉnh khác ở vùng ĐNB.
II. Hệ thống sông, rạch ở Tây Ninh
1.Hệ thống sông, rạch
a. Sông Sài Gòn
- Bắt nguồn từ đồi Lộc Ninh – Bình Phước với độ cao trên 200m, đoạn thượng lưu và trung lưu chảy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, hạ lưu chảy theo hướng TB-ĐN , chảy qua TN dài 135 km.
- Phụ lưu chính thuộc địa phận TN gồm suối Bà Chiêm và suối Sanh Đôi.
b. Sông Vàm Cỏ Đông
-Bắt nguồn từ thôn Suông tỉnh Công Pông Chàm –CPC, chảy theo hướng TB-ĐN dài 151 km.
- Phụ lưu chính: rạch Bến Đá, rạch Tây Ninh, rạch Trảng Bàng.
2. Ao, hồ, đầm lầy và hệ thống kênh mương
a. Ao, hồ và đầm lầy 
- Ao, hồ, đầm lầy không nhiều , tổng diện tích khoảng 1184 ha, chủ yếu là ao,hồ nhỏ thả cá trong gia đình. Đầm lầy khá lớn 3500ha, tập trung ở vùng trũng ven sông Vàm Cỏ Đông.
b. Hồ Dầu Tiếng và hệ thống kênh mương
-Diện tích 27000 ha, dung tích 1,5 tỉ m3, xây dựng năm 1980.
- Vai trò: cung cấp nước tưới cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh và huyên Củ Chi với diện tích 172000 ha đất trồng.
-Có 2 hệ thống kênh chính: kênh Đông và kênh tây.
3. Nước ngầm
- Nước ngầm khá phong phú, độ sâu mạch TB từ 4-11m.
-Cung cấp nước cho sinh hoạt, sự sống và cây trồng.
III. Vai trò của sông, rạch, ao hồ 
- Cung cấp nước cho ngành nông, lâm, công nghiệp và sản xuất sinh hoạt của con người.
- Hồ Dầu Tiếng đẩy lùi xâm nhập của nước mặn trên sông, làm cho diện tích, sản lượng, năng xuất của cây trồng tăng.
- Giúp cho giao thông trong và ngoài tỉnh được dễ dàng.
- Khó khăn: Chưa đáp ứng được nhu cầu công, nông nghiệp, lâm nghiệp hiện đại.
- Nguồn nước có dấu hiệu bị ô nhiễm.
4. Tổng kết:
1. Đặc điểm chung của sông, rạch, ao, hồ Tây Ninh?
-Mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đều 
- Chế độ nước theo mùa.
2. Vai trò của sông, rạch,ao hồ Tây Ninh?
-Vai trò...
- Khó khăn...
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
* Đối với tiết học này:
- Học bài, trả lời 2 câu hỏi SGK trang 20
* Đối với tiết học sau:
- Chuẩn bị bài: Tài nguyên đất Tây Ninh
+ Đặc điểm chung.
 + Các nhóm đất chính?
+ Vấn đề sử dụng và cải tạo đất?
5. PHỤ LỤC
- Tài liệu dạy -học Địa lí địa phương tỉnh TN
Tuần 13-Tiết 13
Ngày dạy: 10/11/2014 
 Bài 11: DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ
 KHU VỰC NAM Á.
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
Hoạt động 1:
- Đặc điểm chung về dân cư của Nam Á. Đây là khu vực tập trung dân cư đông và có mật độ dân cư lớn.
+ Dân cư Nam Á chủ yếu theo đạo Hồi giáo, Ấn Độ giaó, Thiên Chúa giáo, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội.
Hoạt động 2:
- Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển, Ấn Độ có nền khoa học phát triển nhất.
1.2. Kỹ năng
- Xác định được nơi đông dân và thưa dân.
- Từ bảng số liệu rút ra nhận xét sự thay đổi cơ cấu kinh tế Nam Á.
1.3. Thái độ
- Thấy được Nam Á đông dân ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế từ đó có ý thức tuyên truyền về chính sách dân số ngay trong gia đình mình.
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Dân cư
- Đặc điểm kinh tế- xã hội
3. CHUẨN BỊ: 
31. Giáo viên: 
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Châu Á.
3.2. Học sinh: 
- Tranh một số đô thị ở Châu Á
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 
8a1 8a2 8a3 8a4
4.2. Kiểm tra mệng
Câu 1: Xác định và nêu đặc điểm 3 miền địa hình Nam Á?(8 đ)
Phía Bắc là hệ thống Himalaya hùng vĩ chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam
 Ở giữa là đồng bằng Ấn- Hằng tương đối thấp và bằng phẳng
 Phía Nam là Sơn nguyên Đề Can 2 bên rìa có dãy Gát Đông và Gát Tây
Câu 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_DIA_LI_8_DA_CHINH_SUA.doc