Giáo án Địa lý 9 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

- Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

- Hiểu được đất, khí hậu, nước và sinh vật là những tài nguyên quý giá và quan trọng để phát triển nông nghiệp nước ta. Vì vậy cần sử dụng hợp lí tài nguyên đất, không làm ô nhiễm và suy thoái và suy giảm các tài nguyên này.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tư duy phân tích các nhận định địa lí, sơ đồ hóa kiến thức.

- Phân tích, đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển nông nghiệp ở nước ta.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 7418Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 9 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Ngày soạn: 11/09/2015
Tiết 7 Ngày dạy: 14/09/2015
BÀI 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. 
- Hiểu được đất, khí hậu, nước và sinh vật là những tài nguyên quý giá và quan trọng để phát triển nông nghiệp nước ta. Vì vậy cần sử dụng hợp lí tài nguyên đất, không làm ô nhiễm và suy thoái và suy giảm các tài nguyên này.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng tư duy phân tích các nhận định địa lí, sơ đồ hóa kiến thức.
- Phân tích, đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển nông nghiệp ở nước ta.
3. Thái độ: 
 Không ủng hộ những hoạt động làm ô nhiễm, suy thoái và suy giảm đất, nước, khí hậu, sinh vật. 
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, 
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. 
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Sách giáo khoa.
- Tài liệu liên quan bài học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học (1 phút).
9A4............................................
 9A5............................................ 
9A6............................................
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế? 
Câu hỏi 2: Xác định trên bản đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm? Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm đối với việc phát triển kinh tế chung? 
3. Tiến trình bài học:
 Khởi động: Nền nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp nhiệt đới, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ cảu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật). Các điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng được cải thiện, đặc biệt là sự mở rộng thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu đã thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh nông nghiệp. Đây là những đặc điểm cơ bản chúng ta cần làm rõ trong bài học này. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Phân tích được các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (cá nhân/nhóm) 22 phút.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; 
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm; ...
*Bước 1:
- Em có nhận xét gì về tài nguyên đất ở nước ta? Gồm những loại đất nào là chủ yếu? 
(Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời).
- Nêu đặc điểm và nơi phân bố hai nhóm đất chính?
GV hướng dẫn HS tham khảo các lược đồ tự nhiên Tây Nguyên (hình 28.1), Đông Nam Bộ (hình 31.1), Đồng bằng sông Cửu Long (hình 35.1) để hiểu thêm về sự phân bố đất badan, đất phù sa cổ (đất xám), đất phèn, đất mặn được đề cập trong bài.
- Để bảo vệ tài nguyên đất, cần có những biện pháp gì? 
(Dành cho học sinh giỏi)
- GV chuẩn xác kiến thức.
*Bước 2: 
- Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, hãy trình bày đặc điểm khí hậu của nước ta?
- Khí hậu nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
 Những diễn biến thất thường của thời tiết như mưa bão, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng, sương muối, rét hại... đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp. 
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận về thuận lợi và khó khăn của 3 đặc điểm khí hậu Việt Nam.
*Bước 3:
 GV cho HS đọc phần kênh chữ trong sgk.
- Em có nhận xét gì về tài nguyên nước ở nước ta?
- Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
(Dành cho học sinh giỏi)
(Chống úng, lụt trong mùa mưa bão, cung cấp nước tưới mùa khô, cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác, tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng).
* Bước 4: 
- Tài nguyên sinh vật nước ta có những thuận lợi gì đối với sản xuất nông nghiệp?
(Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Gv chuẩn xác kiến thức.
Đất , nước, khí hậu, sinh vật là những tài nguyên quý giá và quan trọng để phát triển nông nghiệp vì vậy cần sử dụng hợp lí, không làm ô nhiễm và suy thoái các loại tài nguyên này. 
Hoạt động 2: Phân tích được các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (cá nhân/nhóm) 15’.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; 
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm; ...
*Bước 1. 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, tìm hiểu 4 nhân tố.
+ Nhóm 1: Dân cư và lao động nông thôn.
+ Nhóm 2: Cơ sở vật chất - kĩ thuật.
+ Nhóm 3: Chính sách phát triển nông nghiệp.
+ Nhóm 4: Thị trường trong và ngoài nước.
*Bước 2. 
HS thảo luận, đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
Gv chuẩn xác kiến thức.
 - Gv cho hs đọc mục II sgk, kết hợp với hiểu biết của em hãy cho biết vai trò của các yếu tố chính sách đã tác động lên những vấn đề gì trong nông nghiệp?
(Dành cho học sinh giỏi)
- Hoàn thiện cơ sở vật chất - kĩ thuật.
- Tạo ra các mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp.
- Mở rộng thị trường và ổn định đầu ra cho sản phẩm. 
I. Các nhân tố tự nhiên. 
 Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển, phân bố nông nghiệp
1. Tài nguyên đất.
- Đa dạng, chiếm diện tích lớn nhất là 2 loại đất: phù sa và feralit.
- Đất phù sa: 3 triệu ha, thích hợp với cây lúa nước, nhiều loại cây ngắn ngày, phân bố chủ yếu ở đồng bằng.
- Đất feralit: trên 16 triệu ha, thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, tập trung chủ yếu ở miền núi, trung du.
2. Tài nguyên khí hậu.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, ít mưa.
- Phân hóa đa dạng: theo chiều bắc - nam, theo mùa và theo độ cao
- Nhiều thiên tai: bão, gió tây khô nóng, sương muối, 
3. Tài nuyên nước. 
- Có nguồn nước phong phú: mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, nguồn nước ngầm dồi dào.
- Nguồn nước phân bố không đều trong năm: mùa mưa có lũ lụt, mùa khô thiếu nước.
4. Tài nguyên sinh vật. 
 Nước ta có tài nguyên sinh vật phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên nhiều giống cây trồng, vật nuôi.
II. Các nhân tố Kinh tế - xã hội. 
 Điều kiện kinh tế - xã hội là yếu tố quyết định đến sự phát triển.
1. Dân cư và lao động nông thôn.
 Lao động nông thôn chiếm tỉ lệ cao, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. 
2. Cơ sở vật chất - kĩ thuật.
 Ngày càng hoàn thiện.
 3. Chính sách phát triển nông nghiệp.
 Đảng và Nhà nước đưa nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
4. Thị trường trong và ngoài nước.
 Thị trường trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng. 
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết: 
 Trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp, theo em yếu tố nào giữ vai trò quyết định? Vì sao?
2. Hướng dẫn học tập: 
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK. 
- Chuẩn bị bài mới: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet_7_tuan_4_dia_li_9.doc