Khai thác số liệu thống kê từ niên giám thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam để xây dựng bài tập địa lí kinh tế - Xã hội phục vụ dạy học Địa lí lớp 9

KHAI THÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ TỪ NIÊN GIÁM THỐNG KÊ CỦA TỔNG CỤC THỐNG KÊ VIỆT NAM ĐỂ XÂY DỰNG BÀI TẬP ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 9

 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

 1. Vì sao phải chú ‎ khai thác số liệu thống kê từ Niên giám thống kê để xây dựng bài tập địa lí kinh tế - xã hội phục vụ dạy học địa lí 9.

 Vai trò của các bảng số liệu thống kê trong dạy học địa lí:

Với xu hướng dạy học theo định hướng năng lực hiện nay, một trong 5 năng lực chuyên biệt của môn địa lí cần hình thành cho học sinh trong quá trình day học là năng lực sử dụng số liệu thống kê.

 Các bảng số liệu thống kê là phương tiện để học sinh khai thác tri thức: Bảng số liệu là một bộ phận của kiến thức. Vì vậy bảng số liệu thống kê trở thành một phương tiện để học sinh khai thác nguồn kiến thức cơ bản và quá trình phát triển, về cấu trúc, động lực và các mối quan hệ về không gian và thời gian của các hiện tượng địa lí.

 Là phương tiện để học sinh rèn luyện kĩ năng địa lí: Rèn luyện kĩ năng thu thập số liệu chứng minh, kĩ năng tính toán xử lí các số liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh và rút ra các kết luận cần thiết, kĩ năng biểu hiện trực quan hóa.

 Hình thành cơ sở tâm lí cho học sinh trong quá trình nhận thức thông qua các bảng số liệu: Việc hướng các em khai thác kiến thức từ bảng số liệu, sẽ giúp các em dễ nhớ, dễ hiểu, tạo nên hứng thú trong học tập, giúp các em đi sâu tìm hiểu bản chất của hiện tượng, tăng khả năng nhanh nhạy nắm bắt các thông tin. từ đó nhận thức của các em sẽ có sự thay đổi về chất.

 

doc 44 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1618Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khai thác số liệu thống kê từ niên giám thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam để xây dựng bài tập địa lí kinh tế - Xã hội phục vụ dạy học Địa lí lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xét
- Có sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2012 so với 2005 theo hướng: Giảm tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Giải thích
- Do ảnh hưởng của công cuộc Đổi mới toàn diện nền kinh tế –xã hội, nước ta đang chuyển từ kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới. 
3. BÀI TẬP NÔNG NGHIỆP
Bài 1.
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH (THEO GIÁ THỰC TẾ) CỦA NƯƠC TA GIAI ĐOẠN 1995 -2012
(đơn vị: tỷ đồng)
Năm
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
1995
85507,6
16168,2
2545,6
2000
129140,5
24960,2
3136,6
2005
183342,4
45225,6
3362,3
2012
533189,1
200849,8
16651,0
(Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)
Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp nước ta giai đoạn 1995 – 2012. (Cho năm 1995 = 100%)
Nhận xét tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn nói trên và giải thích.
HƯỚNG DẪN
- Xử lí số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH (THEO GIÁ THỰC TẾ) CỦA NƯƠC TA GIAI ĐOẠN 1995 - 2012
(đơn vị: %)
Năm
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
1995
100
100
100
2000
151,0
154,4
123,2
2005
214,4
279,7
132,1
2012
623,6
1242,2
654,1
a. Vẽ biểu đồ đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng.
Yêu cầu: 
- Vẽ chính xác tỷ lệ. 
- Có chú giải và tên biểu đồ. 
b. Nhận xét, giải thích
Nhận xét
- Giai đoạn 1995 - 2012 tốc độ tăng trưởng của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp đều tăng nhanh. Nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau giữa các ngành.
- Chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là ngành dịch vụ và sau cùng là ngành trồng trọt.
Giải thích:
- Tất cả các ngành đều có tốc độ tăng nhanh về giá trị do tác động của những đổi mới trong nền nông nghiệp nước ta. 
- Trong những năm gần đây, nhu cầu thịt, trứng, sữa tăng và sự phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm nên chăn nuôi có tốc độ tăng nhanh; nền nông nghiệp đang chuyển sang sản xuất hàng hóa nên dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá cao.
Bài 2.
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ SO SÁNH 1994
PHÂN THEO CÁC NGÀNH HOẠT ĐỘNG
(Đơn vị: %)
Năm
Khu vực kinh tế
2005
2007
2009
2011
Trồng trọt
78,7
78,1
76,5
76,1
Chăn nuôi
19,0
19,7
21,3
21,8
Dịch vụ
2,3
2,2
2,2
2,1
Tổng số
100
100
100
100
 (Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013) 
a) Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động trong giai đoạn 2005 đến 2011.
b) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động qua các năm.
HƯỚNG DẪN:
b) Vẽ biểu đồ 
Yêu cầu: 
- Vẽ chính xác. 
- Đảm bảo khoảng cách năm.
- Có chú giải và tên biểu đồ. 
 Nhận xét 	
- Trong các năm, tỉ trọng của trồng trọt vẫn lớn nhất; chăn nuôi đang còn nhỏ và dịch vụ hầu như rất nhỏ.
- Tỉ trọng của trồng trọt và dịch vụ giảm, nhất là trồng trọt; tỉ trọng chăn nuôi tăng nhanh.
Bài 3. 
Cho bảng số liệu:
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ NĂM 2012 
(Đơn vị: nghìn ha)
Vùng
Tổng diện tích
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất ở
Đất chưa sử dụng
Đồng bằng sông Hồng
2105,9
770,8
519,1
315,6
141,1
359,3
Trung du và miền núi Bắc Bộ
9527,5
1596,3
5744,2
296,5
119,0
1771,5
a. Tính cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của đồng bằng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ năm 2012. 
b. So sánh cơ cấu sử dụng đất năm 2012 của 2 vùng nói trên và giải thích.
HƯỚNG DẪN:
a. Tính cơ cấu:
Cơ cấu sử dụng đất của đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ năm 2012. 
(Đơn vị :%)
Vùng
Tổng diện tích
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất ở
Đất chưa sử dụng
Đồng bằng sông Hồng
100
36,6
24,6
15,0
6,7
17,1
Trung du và miền núi Bắc Bộ
100
16,8
60,3
3,1
1,2
18,6
b. So sánh cơ cấu sử dụng đấ, giải thích:
So sánh
- Có sự khác nhau trong cơ cấu sử dụng đất của 2 vùng nói trên:
- Đồng bằng sông Hồng có đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, trong khi TDMNBB có tỉ trọng đất lâm nghiệp cao nhất.
- TDMNBB có đất nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở đều có tỷ trọng thấp hơn nhiều so với đồng bằng sông Hồng.
Giải thích
- Đồng bằng song Hồng là đồng bằng châu thổ có diện tích đất lớn thứ 2 nước ta, có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp, có lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ lâu đời, dân cư tập trung đông đúc, tập trung nhiều trung tâm kinh tế.
- TDMBB có địa hình chủ yếu là núi, cao nguyên, đồi trung du thích hợp phát triển lâm nghiệp, dân cư tập trung thưa thớt, nên kinh tế còn chậm phát triển.
Bài 4.
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2003 - 2012
 (Đơn vị: Nghìn ha)
Loại cây
Năm
Chè
Cà phê
Cao su
Hồ tiêu
2003
116,3
510,2
440,8
50,5
2005
122,5
497,4
482,7
49,1
2012
128,3
623,0
917,9
60,0
(Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) 
a. Tính tốc độ tăng trưởng diện tích một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 2003 - 2012.
b. Nhận xét tốc độ tăng trưởng diện tích các cây công nghiệp trên từ biểu đồ đã vẽ và giải thích.
HƯỚNG DẪN:
a. Tính tốc độ tăng trưởng
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH MỘT SỐ
CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2003 - 2012
(Đơn vị: %)
Loại cây
Năm
Chè
Cà phê
Cao su
Hồ tiêu
2003
100,0
100,0
100,0
100,0
2005
105,3
97,5
109,5
97,2
2012
110,3
122,1
208,2
118,8
b. Nhận xét 	
- Các loại cây công nghiệp lâu năm đều tăng.
- Diện tích cao su tăng nhanh nhất; cà phê và hồ tiêu tăng không ổn định, chè tăng trưởng chậm.
Giải thích 	
- Do khai thác tốt hơn các điều kiện tự nhiên nhiệt đới, sự phát triển của công nghiệp chế biến; đặc biệt do mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường ngoài nước.
- Cao su có tốc độ tăng trưởng nhanh do nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu tăng mạnh; cây chè tăng trưởng không ổn định do sự biến động của thị trường, nhất là thị trường trong nước thu hẹp.
Bài 5.
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG
(Đơn vị: Nghìn ha)
Năm
Tổng số
Cây lương thực có hạt
Cây công nghiệp hàng năm
Cây công nghiệp lâu năm
Cây ăn quả
2000
11193
8399
778
1451
565
2012
12637,5
8918,9
729,9
2222,8
765,9
(Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) 
a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu diện tích các loại cây trồng, năm 2000 và 2012. 
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu các nhóm cây trồng trên trong giai đoạn 2000 - 2012.
HƯỚNG DẪN:
Xử lí số liệu
CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG
(Đơn vị: %)
Năm
Tổng số
Cây lương thực có hạt
Cây công nghiệp hàng năm
Cây công nghiệp lâu năm
Cây ăn quả
2000
100,0
75,0
7,0
13,0
5,0
2012
100,0
70,6
5,8
17,6
6,1
b) Vẽ biểu đồ 
Yêu cầu: 
- Vẽ chính xác. 
- Có chú giải và tên biểu đồ. 
b. Nhận xét và giải thích
Nhận xét 
- Năm 2012 so với năm 2000, có sự thay đổi cơ cấu diện tích các loại cây trồng theo hướng: Tỷ trọng diện tích cây lương thực và cây công nghiệp hàng năm giảm, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tăng.
Giải thích 	
- Do chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chuyển diện tích cây có hiệu quả thấp sang các loại khác có hiệu quả cao hơn; một số diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng.
- Nhu cầu thị trường về sản phẩm cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tăng mạnh, nhất là thị trường ngoài nước về sản phẩm cây công nghiệp lâu năm.
Bài 6.
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO GIÁ SO SÁNH 1994
PHÂN THEO NHÓM CÂY
(Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm
Lương thực
Rau, đậu
Cây công nghiệp
Cây ăn quả
2000
55 163
6 332 
21 782
6 106
2005
63 853
8 928
25 586
7 943
2009
69 959
10 966
32 165
9 676
2011
76 228
12 020
35 017
10 848
(Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013) 
a. Vẽ biểu đồ đường biểu diễn thể hiện tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất các loại cây trồng nước ta giai đoạn 2000 - 2011. 
b. Nhận xét tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất các loại cây trồng.
HƯỚNG DẪN:
- Xử lí số liệu
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT 
THEO GIÁ SO SÁNH 1994 PHÂN THEO NHÓM CÂY
(Đơn vị: %)
Năm
Lương thực
Rau, đậu
Cây công nghiệp
Cây ăn quả
2000
100
100
100
100
2005
115,8
141,0
117,5
130,1
2009
126,8
173,2
147,7
158,5
2011
138,2
189,8
160,8
177,7
a. Vẽ biểu đồ 
Yêu cầu: 
- Vẽ chính xác. 
- Đảm bảo khoảng cách năm.
- Có chú giải và tên biểu đồ. 
b. Nhận xét, giải thích
Nhận xét
- Giá trị sản xuất của các nhóm cây đều tăng.
- Tăng nhanh nhất là rau, đậu; tiếp đến là cây ăn quả, cây công nghiệp; chậm nhất là cây lương thực.
Bài 7. 
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO THỜI VỤ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2012
(Đơn vị: Nghìn ha)
Năm
Tổng số
Chia ra các vụ lúa
Đông xuân
Hè thu
Mùa
1994
6598,6
2381,4
1586,1
2631,1
2000
7666,3
3013,2
2292,8
2360,3
2005
7329,2
2942,1
2349,3
2037,8
2012
7761,2
3124,3
2659,1
1977,8
(Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) 
a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta giai đoạn 1990 - 2012 
b. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu diện tích lúa phân theo các vụ ở nước ta giai đoạn giai đoạn nói trên. 
HƯỚNG DẪN
Xử lí số liệu
CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO THỜI VỤ,
 GIAI ĐOẠN 1990 - 2005
(Đơn vị: %)
Năm
Tổng số
Chia ra các vụ lúa
Đông xuân
Hè thu
Mùa
1990
100
34,3
20,1
45,6
1994
100
36,1
24,0
39,9
2000
100
39,3
29,9
30,8
2005
100
40,1
32,1
27,8
2012
100
40,3
34,3
25,5
a. Vẽ biểu đồ dạng miền
Yêu cầu: 
- Vẽ chính xác. 
- Đảm bảo khoảng cách năm.
- Có chú giải và tên biểu đồ. 
b. Nhận xét, giải thích
- Tỉ trọng diện tích các loại lúa đều có sự thay đổi từ 1990 đến 2005.
- Tỉ trọng diện tích lúa đông xuân và hè thu tăng, nhất là hè thu; diện tích lúa mùa giảm nhanh.
Bài 8. 
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO VÙNG
(Đơn vị: Nghìn ha)
Năm
Vùng
2005
2012
Cả nước
7 329
7761,2
Đồng bằng sông Hồng
1 186
1138,7
Đồng bằng sông Cửu Long
3 826
4184,0
Các vùng khác
2 317
2438,5
(Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) 
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích lúa cả năm phân theo vùng của nước ta năm 2005 và 2012.
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi quy mô và cơ cấu diện tích lúa của năm 2012 so với năm 2005.
HƯỚNG DẪN:
 Xử lí số liệu
CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO VÙNG
(Đơn vị: %)
Năm
Vùng
2005
2012
Cả nước
100
100
Đồng bằng sông Hồng
16,2
14,7
Đồng bằng sông Cửu Long
52,2
53,9
Các vùng khác
31,6
31,4
a. Vẽ biểu đồ dạng hình tròn
Yêu cầu: 
- Vẽ chính xác tỉ lệ . 
- Có chú giải và tên biểu đồ
b. Nhận xét, giải thích.
Nhận xét
- Tỉ trọng diện tích lúa của Đồng bằng sông Cửu Long tăng, các vùng còn lại giảm.
Giải thích:
- Do chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa ít hiệu quả sang trồng màu và nuôi trồng thuỷ sản; chuyển đất lúa sang mục đích chuyên dùng (công nghiệp, giao thông...) và quần cư.
- Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lúa tăng do khai hoang, cải tạo đất và tăng vụ ở một số vùng.
Bài 9.
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
Năm
2000
2004
2006
2010
2012
Diện tích (nghìn ha)
7666,3
7445,3
7324,8
7489,4
7761,2
Năng suất (tạ/ha)
42,4
48,6
48,9
53,4
56,4
(Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) 
a. Vẽ biểu đồ đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng và năng suất lúa của nước ta qua các năm.(Lấy năm 2000 = 100%)
b. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng diện tích và năng suất lúa qua các năm.
HƯỚNG DẪN:
- Xử lí số liệu
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (%)
Năm
2000
2004
2006
2010
2012
Diện tích (nghìn ha)
100
97,1
95,5
97,7
101,2
Năng suất (tạ/ha)
100
114,6
115,3
125,9
133,0
a. Vẽ biểu đồ đường biểu diễn. Yêu cầu:
- Vẽ chính xác tỉ lệ . 
- Có chú giải và tên biểu đồ
b. Nhận xét, giải thích.
Nhận xét
- Diện tích lúa từ năm 2000 đến 2010 giảm, từ 2010 đến 2012 tăng trở lại.
- Năng suất lúa tăng liên tục qua các năm.
Giải thích:
- Diện tích lúa có nhiều biến động do chuyển dịch cơ cấu cây trồng và ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.
- Năng suất lúa tăng liên tục do đẩy mạnh thâm canh.
Bài 10. 
Cho bảng số liệu: 
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA 
QUA CÁC NĂM
Năm
Diện tích lúa cả năm (nghìn ha)
Sản lượng lúa cả năm (nghìn tấn)
Trong đó sản lượng
lúa đông xuân (nghìn tấn)
1995
6 766
24 964
10 737
2005
7 329
35 833
17 332
2012
7761,2
43737,8
20291,9
(Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) 
a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình sản xuất lúa của Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2012.
b. Nhận xét tình hình sản xuất lúa nước ta giai đoạn nói trên.
HƯỚNG DẪN:
a. Vẽ biểu đồ cột chồng kết hợp đường. 
Yêu cầu:
- Vẽ chính xác tỉ lệ . 
- Có chú giải và tên biểu đồ
b. Nhận xét.
- Diện tích lúa cả năm biến động không ổn định, sản lượng lúa cả năm, và sản lượng lúa đông xuân tăng liên tục qua các năm. 
- Sản lượng lúa tăng nhanh hơn diện tích lúa. Lúa đông xuân có tốc độ tăng nhanh hơn sản lượng lúa chung.
Bài 11.
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
Vùng
Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng lúa (nghìn tấn)
2005
2012
2005
2012
Đồng bằng sông Hồng
1 186,1
1138,7
6 398,4
6881,3
Đồng bằng sông Cửu Long
3 826,3
4184,0
19 298,5
24320,8
(Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) 
 Nhận xét về diện tích và sản lượng lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2012 và giải thích.
HƯỚNG DẪN
 Nhận xét
- Đồng bằng sông Hồng: Diện tích giảm, sản lượng tăng.
- Đồng bằng sông Cửu Long: Diện tích tăng, sản lượng tăng nhanh.
Giải thích
- ĐBSH: 
+ Do chuyển đổi một số diện tích lúa hiệu quả thấp sang sản xuất khác; một số diện tích đất chuyển sang cho giao thông, công nghiệp, quần cư...
+ Sản lượng tăng chủ yếu do thâm canh, tăng năng suất.
- ĐBSCL:
+ Do khai hoang, cải tạo đất và một số vùng có sự chuyển đổi cơ cấu cây lúa, tăng vụ.
+ Sản lượng tăng do mở rộng diện tích, tăng vụ; ngoài ra do tăng năng suất...
Bài 12.
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM CỦA CẢ NƯỚC
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, NĂM 2012
Cả nước
Đồng bằng
sông Cửu Long
Đồng bằng
sông Hồng
Diện tích (nghìn ha)
7761,2
4184,0
1138,7
Sản lượng (nghìn tấn)
43737,8
24320,8
6881,3
(Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) 
Nhận xét tỉ trọng diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2012 và giải thích.
HƯỚNG DẪN
Xử lí số liệu :
SÔNG CỬU LONG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG SO VỚI CẢ NƯỚC,
 NĂM 2012
(Đơn vị: %)
Cả nước
Đồng bằng
sông Cửu Long
Đồng bằng
sông Hồng
Diện tích
100,0
53,4
15,0
Sản lượng
100,0
54,8
16,5
Nhận xét.
- Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng về diện tích và sản lượng lúa lớn, chiếm trên một nửa diện tích và sản lượng lúa của cả nước.
- Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng về diện tích và sản lượng lúa nhỏ hơn nhiều so với ĐBSCL và chỉ chiếm 15% về diện tích và 16,5% sản lượng lúa của cả nước.
Giải thích
- ĐBSCL: 
+ Có diện tích tự nhiên lớn (gấp khoảng 3 lần ĐBSH), trong đó có 3/4 diện tích đất nông nghiệp; diện tích gieo trồng lúa chiếm 99% diện tích gieo trồng cây lương thực.
+ Thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ với việc tăng diện tích lúa đông xuân và hè thu, cùng với việc tăng vụ ở một số vùng và nâng cao năng suất lúa.
- ĐBSH:
+ Diện tích tự nhiên hẹp hơn nhiều so với ĐBSCL, trong đó chỉ có khoảng trên 50% đất nông nghiệp và càng ngày càng bị thu hẹp một phần do công nghiệp hoá, đô thị hoá tác động.
+ Diện tích không lớn, nên mặc dù có năng suất cao nhưng sản lượng vẫn nhỏ hơn nhiều so với ĐBSCL và cả nước.
Bài 13.
Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
Năm
Trâu
(nghìn con)
Bò
(nghìn con)
Lợn
(nghìn con)
Gia cầm
(triệu con)
1995
2 963
3 639
16 306
142
2003
2 835
4 394
24 885
255
2005
2 922
5 541
27 435
220
2012
2627,8
5194,2
26494,0
308,5
(Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) 
a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng số lượng trâu, bò, lợn, gia cầm của nước ta trong giai đoạn 1995 - 2012
b. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng của các loại gia súc, gia cầm.
HƯỚNG DẪN
- Xử lí số liệu :
SỐ LƯỢNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
Năm
Trâu
(nghìn con)
Bò
(nghìn con)
Lợn
(nghìn con)
Gia cầm
(triệu con)
1995
100
100
100
142
2000
97,8
113,4
123,8
138,0
2005
98,6
152,3
168,3
154,9
2012
88,7
142,
162,5
217,3
a. Vẽ biểu đồ đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng.
Yêu cầu: 
- Vẽ chính xác. 
- Đảm bảo khoảng cách năm.
- Có chú giải và tên biểu đồ
 b. Nhận xét, giải thích.
Nhận xét
- Có sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng các loại gia súc, gia cầm giai đoạn 1995 – 2012.
+ Gia cầm có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đến là lợn và bò. 
+ Tốc độ tăng trưởng của trâu giảm và không ổn định.
+ Từ 2005 – 2012 tốc độ tăng của cả trâu, bò, lợn đều giảm.
Giải thích
- Sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng do nhu cầu của thị trường và cơ sở thức ăn của các ngành chăn nuôi khác nhau.
- Do thị trường trong có nhu cầu lớn, cơ sở thức ăn cải thiện nên các vật nuôi đều có tốc độ tăng trưởng khá cao. Riêng trâu do nhu cầu sức kéo thô sơ giảm nên giảm sản lượng.
- Từ 2005 đến 2012 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên phần lớn gia súc tăng giảm sản lượng.
Bài 14. 
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN PHÂN THEO HOẠT ĐỘNG CỦA DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ.
(Đơn vị: nghìn tấn)
Hoạt động
2005
2012
Đánh bắt
574,9
2705,4
Nuôi trồng
48,9
3115,3
Tổng cộng
623,8
5820,7
 a. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ trong hai năm nói trên.
b. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2012 so với năm 2005 và giải thích.
HƯỚNG DẪN
- Xử lí số liệu :
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN PHÂN THEO HOẠT ĐỘNG CỦA DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ.
(Đơn vị: %)
Hoạt động
2005
2012
Đánh bắt
92,2
46,5
Nuôi trồng
7,8
53,5
Tổng cộng
100
100
a. Vẽ biểu đồ dạng hình tròn
Yêu cầu: 
- Vẽ chính xác tỉ lệ . 
- Có chú giải và tên biểu đồ
b. Nhận xét, giải thích.
Nhận xét
- Tỷ trọng ngành đánh bắt giảm mạnh, ngành nuôi trồng tăng mạnh.
Giải thích:
- Do đẩy mạnh nuôi trồng để chủ động hơn về sản lượng.
- Nhu cầu của thị trường xuất khẩu thủy sản lớn.
- Các điều kiện nuôi trồng ngày càng thuận lợi (diện tích mặt nước ven biển, lao động, chính sách, cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng, công nghiệp chế biến và dịch vụ thủy sản)
Bài 15. 
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA
TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2012
Đơn vị: nghìn ha
Năm
2000
2005
2008
2012
Tổng diện tích
2229
2496
2692
2952,7
Cây công nghiệp hàng năm
778
862
806
729,9
Cây công nghiệp lâu năm
1 451
1 634
1 886
2222,8
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) 
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 - 2012. 
b. Nhận xét và giải thích. 
HƯỚNG DẪN
- Xử lí số liệu : 
CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA
TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2012
(Đơn vị: %)
Năm
2000
2005
2008
2012
Tổng diện tích
100
100
100
100
Cây công nghiệp hàng năm
34,9
34,5
29,9
24,7
Cây công nghiệp lâu năm
65,1
65,5
70,1
75,3
a. Vẽ biểu đồ dạng miền
Yêu cầu: 
- Vẽ chính xác tỉ lệ các trục . 
- Có chú giải và tên biểu đồ
b. Nhận xét, giải thích.
Nhận xét
- Tỷ trọng cây công nghiệp hàng năm giảm liên tục qua các năm, tỷ trong cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh.
Giải thích
- Do nhu cẩu của thị trường trong nước đặc biệt là thị trường xuất khẩu cây công nghiệp lâu năm tăng mạnh nên sản xuất cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Các điều kiện tự nhiên để trông cây công nghiệp lâu năm thuận lợi hơn cây hàng năm, đặc biệt là khả năng mở rộng diện tích trồng trọt.
Bài 16.
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THUỶ SẢN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
Năm
2005
2007
2009
2012
Sản lượng (nghìn tấn) 
3 467
4 200
4 870
5820,7
Giá trị sản xuất (tỉ đồng)
10475,0
125730,8
144429,8
168036,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) 
Nhận xét tình hình phát triển của ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2012 và giải thích. 
HƯỚNG DẪN
Nhận xét
- Sản lượng thủy sản tăng liên tục qua các năm..
- Giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng nhanh hơn nhiều lần so với của sản lượng thủy sản.
Giải thích
- Do nhu cầu về thực phẩm thuỷ sản tăng ở trong nước và nhất là thị trường xuất khẩu.
- Việc đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển công nghiệp chế biến góp phần tăng giá trị thương phẩm của hàng thủy sản làm tăng nhanh giá trị thủy sản.
Bài 17.
Cho bảng số liệu:
	SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm
2000
2005
2008
2010
2012
Khai thác
1660,9
1987,9
2136,4
2414,4
2705,4
Nuôi trồng
590,0
1478,9
2465,6
2728,3
3115,3
(Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) 
a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng qua các năm.
b. Nhận xét tình hình phát triển sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt nước ta giai đoạn nói trên và giải thích.
HƯỚNG DẪN
a. Vẽ biểu đồ
Yêu cầu: 
- Vẽ chính xác. 
- Đảm bảo khoảng cách năm.
- Có chú giải và tên biểu đồ
a) Nhận xét
- Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng đều tăng.
- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng rất nhanh, sản lượng thuỷ sản khai thác tăng chậm.
Giải thích
- Nhu cầu về thực phẩm thuỷ sản tăng ở trong nước và nhất là thị trường ngoài nước.
- Nuôi trồng phát triển mạ

Tài liệu đính kèm:

  • docDIA LY THCS.doc