Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - Xã hội

1. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

 Hoạt động 1:

 HS biết những hoạt động chính trị xã hội,

 HS hiểu việc cần thiết tham gia hoạt động chính trị xã hội

 Hoạt động 2:

 HS biết thế nào là hoạt động chính trị xã hội

 HS hiểu ý nghĩa của hoạt động chính trị

1.2 Kĩ năng:

- Học sinh thực hiện được: phân biệt,nhận định, phân tích vấn đề

- Học sinh thực hiện thành thạo: giải quyết tình huống, đánh giá vấn đề

1.3 Thái độ:

- Học sinh có thói quen: tham gia hoạt động chính trị

- Học sinh có tính cách: yêu thính các hoạt động chính trị- xã hội

* Hoạt động 2: nắm các hoạt động chính trị-xã hội, ý nghĩa khi tham gia hoạt động chính trị xã hội

 

doc 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1434Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - Xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Tiết PPCT: 
Ngày dạy: 
Bài 7:
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG
 CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI 
š{›
MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
 Hoạt động 1:
 HS biết những hoạt động chính trị xã hội, 
 HS hiểu việc cần thiết tham gia hoạt động chính trị xã hội
 Hoạt động 2: 
 HS biết thế nào là hoạt động chính trị xã hội 
 HS hiểu ý nghĩa của hoạt động chính trị 
Kĩ năng:
Học sinh thực hiện được: phân biệt,nhận định, phân tích vấn đề
Học sinh thực hiện thành thạo: giải quyết tình huống, đánh giá vấn đề
Thái độ:
Học sinh có thói quen: tham gia hoạt động chính trị
Học sinh có tính cách: yêu thính các hoạt động chính trị- xã hội
* Hoạt động 2: nắm các hoạt động chính trị-xã hội, ý nghĩa khi tham gia hoạt động chính trị xã hội
* Hoạt động 3: nắm nội dung bài học
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Đặt vấn đề
- Nội dung bài học
- Luyện tập
3. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
SGK, bảng phụ, phiếu học tập
Học sinh:
SGK GDCD8, tranh ảnh liên quan
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Kiểm tra miệng: 
? Thế nào là tình bạn ?Tình bạn trong sáng lành mạnh có những đặc điểm gì ?(10 đ)
HS:-Tình bạn:là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có xu hướng hoạt động, có cùng lý tưởng sống. (5đ)
 - Đặc điểm : phù hợp với nhau về quan điểm sống bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau, thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau. (5đ)
? Em đồng ý với hành vi nào sau đây ? 
a. Bạn bè cùng giúp nhau tiến bộ. 
b. Đã là bạn bè thân thiết thì cần bảo vệ cho nhau. 
c. Có bạn bè tốt sẽ khắc phục được khó khăn. 
d.Dành nhiều thời gian vui chơi, hội hè với bạn bè là điều cần thiết của tình bạn chân chính. 
HS :trả lời.
Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
a/ Hoạt động 1: Vào bài: 
GV đặt câu hỏi cho HS. 
? Mỗi khi đồng bào ta bị lũ lụt, nhà trường hay kêu gọi các em ủng hộ để giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt. Vậy những hoạt động đó là hoạt động gì ? 
HS: Hoạt động chính trị - xã hội. 
Để hiểu rõ hơn về các hình thức tham gia, ý nghĩa của các hoạt động trên chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
b/ Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề:
GV: Cho 2 HS đọc nội dung. 
Thảo luận trong 2 phút :
Nhóm 1: Có quan niệm cho rằng: Để lập nghiệp chỉ cần học văn hóa ... chính trị - xã hội (SGK/18). Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Tại sao ? 
HS trả lời:
- Không đồng ý với quan điểm trên. Vì nếu chỉ lo học văn hóa, tiếp thu KH-KT, rèn luyện kỹ năng lao động thì sẽ phát triển không toàn diện. Chỉ biết chăm lo lợi ích cá nhân không biết quan tâm đến lợi ích tập thể không có trách nhiệm với cộng đồng.
Nhóm 2: Có quan niệm cho rằng: “Học văn hóa tốt  của đất nước” (SGK/18). Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Tại sao ? 
HS trả lời:
- Đồng ý với quan điểm trên. Vì học văn hóa tốt, biết tích cực lao động, tham gia công tác chính trị - xã hội sẽ trở thành người phát triển toàn diện có tình cảm, biết yêu thương con người, có trách nhiệm đối với tập thể, cộng đồng. 
Nhóm 3: Hãy kể những hoạt động chính trị - xã hội mà em biết và đã tham gia ? 
HS trả lời:
- Học tập văn hóa; hoạt động Đoàn – Đội, hoạt động giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hiến máu nhân đạo, tham gia chống tệ nạn XH. 
Nhóm 4: Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có lợi ích gì cho cá nhân và xã hội ?
HS trả lời: 
- Học sinh cần tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực ứng xử, năng lực tổ chức, quản lý, hợp tác. 
HS:Thảo luận, đại diện nhóm trình bày.
GV :Nhận xét bổ sung. 
c/ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học. 
Giải thích : Chính trị, xã hội .
? Thế nào là hoạt động chính trị - xã hội ? 
Quan sát tranh :Hoạt động chính trị xã hội .
Liên hệ:Hãy nêu những hoạt động chính trị –xã hội ở địa phương mà em biết ?
HS: Làm công tác phổ cập,Thanh niên tình nguyện ,CBGVCNV ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
Lưu ý :Có nhiều hoạt động xã hội nhưng có người còn lợi dụng làm ảnh hưởng đến tình hình chính trị ở :Lợi dụng tôn giáo để làm trái chính sách pháp luật của nhà nước .
GV mở rộng, khắc sâu kiến thức cho HS. 
1. Hoạt động xây dựng và bảo vệ Nhà Nước. 
 +Tham gia sản xuất của cải vật chất. 
 +Tham gia chống chiến tranh, khủng bố. 
2.Hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể. 
 +Tham gia các hoạt động của Đội thiếu niên, Đoàn Thanh niên. 
 +Hội cựu chiến binh,Hội Người cao tuổi.
3.Hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường tự nhiên, XH. 
 + Hoạt động từ thiện. 
 + Hoạt động nhân đạo. 
 + Xóa đói giảm nghèo. 
? Nêu ý nghĩa của việc tham gia hoạt động chính trị - xã hội ? 
? Để thực hiện tốt các kế hoạch chúng ta cần có yêu cầu gì ?(Câu hỏi dành cho học sinh giỏi )
HS: Tự giác chủ động tham gia tích cực do Đoàn đội ở trường tổ chức ,phải có kế hoạch làm việc không gây ảnh hưởng đến kế hoạch học tập ,lao động , chống ngại khó ngại khổ.
? Khi tham gia hoạt động do trường tổ chức em thường xuất phát từ lí do nào ?
HS:-Hoàn thành tốt công việc được giao .
 -Vì tự giác thực hiện có trách nhiệm .
? HS phải làm gì để tham gia các hoạt động chính trị - xã hội ? 
GV chốt ý bổ sung :Việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội trước hết bản thân được phát triển mọi mặt, được mọi người yêu quý, góp phần xây dựng quan hệ tốt đẹp hơn. 
d/ Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập:
? Bài tập 1 SGK trang 19?
? Làm bài tập 2 SGK /19. 
I- ĐẶT VẤN ĐỀ: 
II.NỘI DUNG BÀI HỌC : 
1.Hoạt động chính trị - xã hội :
 Là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà Nước, chế độ chính trị - xã hội là những hoạt động trong các tổ chức chính trị đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người. 
2.Ý nghĩa : Hoạt động chính trị - xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện phát triển khả năng về đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của XH. 
 3. Học sinh : HS cần tham gia các hoạt động chính trị xã hội để hình thành, phát triển thái độ tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức, quản lý, hợp tác. 
III- LUYỆN TẬP:
 1 .Bài tập 1 SGK trang 19 ? 
 Đáp án: Chọn (a),(e),(g),(h),(i),(k),(l)
2. Bài tập 2 SGK /19 .
 Đáp án: 
 - Hoạt động thể hiện tính tích cực : (a), (e), (g), (I), (k), (l).
 - Hoạt động thể hiện tích tiêu cực: (b), (c), (d), (đ), (h). 
Tổng kết:
? Bài tập 4 SGK/20 .
Trả lời: 
- Em giải thích để bạn rõ : 5 năm mới có một lần bầu cử. Bóng đá không xem trận này còn trận khác. 
- HS chúng ta cần phải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để thể hiện lòng yêu nước. 
- Xong công việc rủ bạn cùng xem bóng đá vào lúc khác. 
? Hoạt động chính trị - xã hội là gì ? 
? Ý nghĩa của hoạt động chính trị - xã hội ? 
Hướng dẫn học tập:
Đối với bài học tiết này:
Học thuộc nội dung bài học
Làm bài tập 3, 5 SGK/ 20
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị bài 8 “Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác”
Đọc trước nội dung bài
Trả lời các câu hỏi a, b, c phần gợi ý SGK/ 21
 5 PHỤ LỤC: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_7_Tich_cuc_tham_gia_cac_hoat_dong_chinh_tri_xa_hoi.doc