Giáo án Lịch sử 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản pháp cuối thế kỷ XVIII

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Hiểu được cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất thời kỳ lịch sử thế giới cận đại. Nó đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp, góp phần vào thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới. Quần chúng nhân dân là động lực chủ yếu thúc đẩy sự nghiệp cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao (nền chuyên chính Gia-cô-banh). Họ là người sáng tạo ra lịch sử.

2. Kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ dùng, trực quan, kỹ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện.

3. Thái độ:

 Kính trọng nhân dân - những người lao động đã làm nên cách mạng ở mọi thời đại.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 35609Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản pháp cuối thế kỷ XVIII", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 31
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Hiểu được cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất thời kỳ lịch sử thế giới cận đại. Nó đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp, góp phần vào thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới. Quần chúng nhân dân là động lực chủ yếu thúc đẩy sự nghiệp cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao (nền chuyên chính Gia-cô-banh). Họ là người sáng tạo ra lịch sử.
2. Kỹ năng:
 Rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ dùng, trực quan, kỹ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện.
3. Thái độ:
 Kính trọng nhân dân - những người lao động đã làm nên cách mạng ở mọi thời đại.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
 Bản đồ “Phong trào nhân dân Pháp”, tranh, “Tình cảnh nông dân Pháp”, “Tấn công phá ngục Ba-xti”
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi 1: Vì sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là một cuộc cách mạng tư sản?
- Câu hỏi 2: Phân tích ý nghĩa của cuộc Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ.
2. Giới thiệu bài mới:
Cuối thế kỷ XVIII, giữa Pa-ri hoa lệ của nước Pháp – “Kinh đô châu Âu”, đã bùng nổ một cuộc cách mạng “long trời lở đất”. Thành quả của cuộc cách mạng đó được Lê-nin nhấn mạnh rằng: “Nó xứng đáng là cuộc đại cách mạng vì đã làm được biết bao việc cho giai cấp của nó tức là giai cấp tư sản, để đến trọn thế kỷ XIX, thế kỷ đem lại ánh sáng văn hóa, văn minh cho nhân loại đều diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng vĩ đại này”. Vì sao cuộc cách mạng tư sản ở trung tâm châu Âu lại diển hình hơn bất cứ cuộc cách mạng tư sản nào của thời kỳ cận đại? Chúng ta sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này trong bài học hôm nay.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế, xã hội nước Pháp trước cách mạng.
- GV hỏi: Căn cứ vào đâu để nói rằng, cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu?
- HS dựa vào SGK trả lời.
- GV phân tích đời sống của nông dân Pháp dưới ách áp bức bóc lột của phong kiến, Giáo hội (Địa tô từ 1/3 đến 1/2 hoa lợi và nhiều loại thuế, nghĩa vụ phong kiến, nhà thờ phi lý khác); miêu tả bức tranh “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng” (SGK).
- GV cho HS theo dõi sơ đồ cơ cấu xã hội nước Pháp; hướng dẫn HS thảo luận, vai trò, quyền lợi kinh tế, địa vị chính trị của các đẳng cấp, từ đó rút ra kết luận: Mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế, địa vị chính trị dẫn đến cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.
- GV hướng dẫn HS thảo luận vấn đề: Những tư tưởng tiến bộ ở nước Pháp trước cách mạng được dựa trên cơ sở nào?
- GV giới thiệu trào lưu “Triết học ánh sáng” thông qua những quan điểm tiêu biểu của Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô. HS cần nhận thức rõ những tư tưởng đó không dừng ở việc phê phán chế độ phong kiến thối nát, giáo lý nhà thờ hủ lậu, mà quan trọng hơn là đặt cơ sở nền móng cho lý thuyết về việc xây dựng một chế độ xã hội mới. Nó thực sự là tư tưởng dọn đường cho cách mạng, là ngọn đuốc sáng cho nước Pháp khi vẫn còn trong đêm tối.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu việc cách mạng bùng nổ, nền quân chủ lập hiến.
- GV tường thuật trận tấn công phá ngục Ba-xti.
- GV sử dụng bản đồ “Phong trào nhân dân Pháp”, bức tranh biếm họa “Nông dân chặt vòi bạch tuộc” (Chính sách tô, thuế của phong kiến, Giáo hội ăn bám), nông dân đốt các lãnh địa phong kiến.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu những tư tưởng tiến bộ của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (liên hệ với bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam).
- HS nhận xét mặt tích cực và hạn chế của những chính sách mà Quốc hội lập hiến ban hành.
- GV nêu câu hỏi: Trước hành động phản quốc của nhà vua, cách mạng Pháp cần phải làm gì?Những biện pháp mà Quốc hội lập hiến và nhân dân Pháp tiến hành có bảo vệ được nước pháp không?
* Hoạt động 4: Tìm hiểu cách mạng Pháp trong thời kỳ tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập.
- GV tái hiện kiến thức cũ, đặt ra tình huống mới: Với việc xử tử vua Sác-lơ I, thiết lập nền cộng hòa, cách mạng Anh đạt tới đỉnh cao. Cách mạng Pháp lúc này đã làm một việc tương tự, cách mạng Pháp đã đạt tới đỉnh cao chưa?
- HS thảo luận.
- GV chốt lại vấn đề: Những quyết định trên của Quốc hội (do áp lực của quần chúng), chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách mà Cách mạng Pháp đòi hỏi là:
+ Chống thù trong giặc ngoài.
+ Chống nạn đầu cơ tích trữ, phục vụ mặt trận, cải thiện đời sống nhân dân.
Quần chúng tiếp tục tạo ra áp lực, chuyển giao chính quyền về tay phái Gia-cô-banh, đáp ứng yêu cầu của cách mạng.
- GV sử dụng ảnh chân dung giới thiệu Rô-pe-xpi-e, nhấn mạnh những phẩm chất nổi bật như ý chí sắt đá, tinh thần đấu tranh không khoan nhượng trước kẻ thù vì lợi ích của nhân dân, một con người kiên định “không thể đảo ngược được”.
* Hoạt động 5: Tìm hiểu Cách mạng tư sản Pháp dưới thời nền chuyên chính Gia-cô-banh.
- GV hướng dẫn HS nhận thức về các chính sách cụ thể của chính quyền Gia-cô-banh lúc này đã thực sự phát huy tác dụng. Cần có sự so sánh để thấy đây là những chính sách tiến bộ hơn hẳn thời kỳ Ghi-rông-đanh nắm quyền chẳng hạn:
+ Việc chia ruộng thành tô lớn, bán giá cao thời Ghi-rông-đanh khiến nông dân khôn thể có đất đai canh tác, giờ đây (thời Gia-cô-banh) sắc lệnh chia đều đất công, ruộng được chia thành tô nhỏ, trả dần trong 10 năm.
+ Trước đây đạo luật cấm nông dân bãi công, hội họp, nay hiến pháp mới (6/1793) ban bố quyền dân chủ rộng rãi, mọi sự bất bình đẳng giai cấp bị xóa bỏ.
+ Việc ban hành luật giá tối đa đã khắc phục tình trạng đầu cơ tích trữ, huy động lương thực thực phẩm cho mặt trận và cải thiện từng bước đời sống nhân dân.
* Hoạt động 6: Tìm hiểu thời kỳ thoái trào của cuộc cách mạng tư sản Pháp.
- GV hướng dẫn để HS nhận thức được rằng, các cuộc đảo chính liên tiếp kể từ sau thất bại của nền chuyên chính Gia-cô-banh, là quá trình đi xuống, thể hiện sự thụt lùi của cách mạng Pháp (Từ Cộng hòa tư sản qua các bước trung gian trở về quân chủ phong kiến). Có thể biểu diễn sự thoái trào của cách mạng tư sản Pháp qua sơ đồ sau:
Gia-cô-banh (Cộng hòa: 6/1793)
Đốc chính
27/7/1794
Độc tài
(Đế chế 1: 11/1799)
Quân chủ
(11/1815
* Hoạt động 7: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII.
- GV hướng dẫn HS so sánh những thành quả mà Cách mạng tư sản Pháp đạt được, đặt biệt nhấn mạnh những thành quả đó đều do sức mạnh của quần chúng cách mạng tạo nên. Chính vì lẽ đó cách tư sản Pháp là cuộc ccách mạng điển hình nhất, tiêu biểu nhất, nó hơn hẳn bất cứ cuộc cách mạng tư sản nào nổ ra trước hoặc sau nó. Với ý nghĩa to lớn đó nó xứng đáng được coi là cuộc “đại cách mạng”.
I. Nước Pháp trước cách mạng.
1. Tình hình kinh tế, xã hội:
a. Kinh tế:
- Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp:
+ Công cụ, kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.
+ Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.
- Tuy nhiên, công thương nghiệp đã phát triển:
+ Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều trong ngành dệt, khai mỏ, luyện kim.
+ Công nhân đông, sống tập trung.
+ Buôn bán mở rộng với nhiều nước.
b. Chính trị:
- Xã hội chia thành 3 đẳng cấp:
+ Tăng lữ, nắm độc quyền trong giáo hội.
+ Quý tộc nắm đặc qyền về chính trị.
+ Đẳng cấp thứ 3: Gồn tư sản, nông dân, bình dân. Họ làm ra của cải, phải đóng mọi thứ thuế, không được hưởng quyền lợi chính trị.
® Mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ, quý tộc.
2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.
- Xuất hiện những tư tưởng tiến bộ mà tiêu biểu là phái Triết học Ánh sáng: phê phá những quan điểm lỗi thời, giáo lý lạc hậu của giáo hội phong kiến, mở đường cho xã hội phát triển.
- Các nhà tư tưởng tiêu biểu của phái Triết học Ánh sáng: Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
II. Tiến trình của cách mạng.
1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến.
- Ngày 5/5/1789, Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp thứ ba phản đối.
- Ngày 14/7/1789, quần chúng phá ngục Ba-xti,mở đầu cho cách mạng Pháp.
- Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi (cả thành thị và ông thôn), chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập (Quốc hội lập hiến):
+ Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
+ Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển.
+ Tháng 9/1791, thông qua Hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập hiến).
+ Tháng 4/1792, chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo-Phổ bùng nổ.
+ Tháng 7/1792, Quốc hội tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước.
2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập.
- Tháng 8/1792, quần chúng Pa-ri nổi dậy, đưa phái Ghi-rông-đanh nắm chính quyền; bắt vua và hoàng hậu.
- Tháng 9, Quốc hội tuyên bố lập nền Cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua.
- Đầu năm 1793, nước pháp đứng trước khó khăn mới:
+ Trong nước: Bọn phản động nổi dậy; Đời sống nhân dân khó khăn.
+ Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.
- Ngày 31/5/1793, quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Ghi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô-banh (2/6).
3. Nền chyên chính Gia-cô-banh - Đỉnh cao của cách mạng.
- Trước nhưng khó khăn, thử thách nghiêm trọng, chính quyền Gia-cô-banh đã đưa ra những biện pháp kịp thời, hiệu quả:
+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân.
+ Thông qua Hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ.
+ Ban hành lệnh “Tổng động viên”.
+ Xóa nạn đầu cơ tích trữ.
- Phái Gia-cô-banh đã hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong, giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao.
4. Thời kỳ thoái trào.
- Sau cuộc đảo chính ngày 27/7/1794, cách mạng bước vào thời kỳ thoái trào. Nhiều thành quả cách mạng bị thủ tiêu. Giai cấp tư sản đã đưa Na-pô-lê-ông lên nắm chính quyền tháng 11/1799. Cách mạng tư sản Pháp kết thúc.
III. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII.
- Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
- Tuy cách mạng tư sản Pháp được coi là cuộc cách mạng triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi của nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng nhiều quyền lợi.
4.Củng cố:
- Vì sao Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tiêu biểu, điển hình?
- Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của cuộc cách mạng tư sản đó?
5. Dặn dò:
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Trả lời câu hỏi bài tập SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_31_Cach_mang_tu_san_Phap_cuoi_the_ky_XVIII.doc