Giáo án Lịch sử 7 - Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

A. Mục tiêu bài học:

1/. Kiến thức:

- Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền, các vua nguyễn thuần phục nhà Thanh, và khước từ mọi tiếp xúc vơi các nước phương tây. Các ngành kinh tế thời Nguyễn còn nhiều hạn chế.

2/. Kỹ năng:

Phân tích nguyên nhân các hiện trạng chính trị, kinh tế thời Nguyễn?

3/. Tư tưởng:

Chính sách của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử, nền kinh tế xã hội không có điều kiện phát triển.

B. Phương tiện dạy học:

- Bản đồ Việt Nam.

- Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời nguyễn.

C. Thết kế bài học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc 11 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 5779Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 - Tiết : 61
Soạn: 
Dạy: 
CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
BÀI 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ
A. Mục tiêu bài học: 
1/. Kiến thức: 
- Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền, các vua nguyễn thuần phục nhà Thanh, và khước từ mọi tiếp xúc vơi các nước phương tây. Các ngành kinh tế thời Nguyễn còn nhiều hạn chế. 
2/. Kỹ năng: 
Phân tích nguyên nhân các hiện trạng chính trị, kinh tế thời Nguyễn? 
3/. Tư tưởng: 
Chính sách của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử, nền kinh tế xã hội không có điều kiện phát triển. 
B. Phương tiện dạy học: 
- Bản đồ Việt Nam. 
- Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời nguyễn. 
C. Thết kế bài học: 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Vua Quang Trung mất đi là một tổn thất lớn cho cả nước, Quang Trung lên ngôi đã không đập tan được âm mưu xâm lược của Nguyễn Ánh, triều đại Tây Sơn tồn tại được 25 thì sụp đổ, chế độ phong kiến nhà nguyễn được thiết lập. 
Hoạt động
Nội dung
HS đọc phần 1 SGK
- Nhân cơ hội nhà Tây Sơn suy yếu Nguyễn Ánh đã có hành động gì ?
- GV sử dụng bản đồ tường thuật nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền? 
- Nhìn vào lược đồ, các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn, H61. 
- Nhận xét cách tổ chức đơn vị hành chính dưới triều Nguyễn. 
- Vua Gia Long đã chú trọng củng cố luật pháp như thế nào? 
- Nhà Nguyễn đã thi hành những biện pháp gì để củng cố quân đội?
- HS quan sát H61., H63. 
- Nhận xét về chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn. 
-Hậu quả của những chính sách đó như thế nào? 
HS đọc phần 2 SGK
-Nêu tình hình nền kinh tế nông nghiệp nước ta đầu thế kỷ XIX?
- Mặc dù canh tác tăng thêm nhưng vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong. Tại sao? 
- Thủ công nghiệp thời Nguyễn có những đặc điểm gì? 
- HS đọc phần chữ in nghiêng nhận xét gì về thợ thủ công đầu thế kỷ XIX?
-Vì sao thủ công nghiệp không phát triển được? 
-Nhận xét gì về hoạt động buôn bán trong nước? 
-Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn được thể hiện như thế nào? 
1/. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền. 
- 1802 nhà Nguyễn thành lập, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm Kinh Đô. 
- 1086 Nguyễn Anh lên ngôi Hoàng Đế.Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương. 
- Chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. 
- 1815 ban hành Luật Gia Long. 
- Quan tâm và củng cố quan đội, xây dựng thành thị vững chắc, lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau. 
- Đối ngoại: Đóng cửa không tiếp xúc với nước ngoài nhưng thuần phục nhà Thanh. 
2/. Kinh tế dưới triều Nguyễn. 
a. Nông nghiệp: 
- Chú trọng khai hoang. 
- Lập ấp, đồn điền tăng thêm diện tích canh tác. 
- Đê điều không được quan tâm tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến.
b. Thủ công nghiệp. 
- Lập nhiều xưởng sản xuất đúc súng, đúc tiền
- Ngành khai thác mỏ được mở rộng (mỏ than, đồng, vàng)
- Làng nghề thủ công ở nông thôn và thành thị phát triển. 
c. Thương nghiệp: 
* Nội thương: 
+ Buôn bán mở rộng ở các thành thị, thị tứ. 
+ Phố chợ đông đúc, sầm uất, các mặt làng phong phú. 
* Ngoại thương: 
+ Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc. 
+ Hạn chế buôn bán với người phương tây. 
4. Củng cố : 
- Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? 
- Chính sách kinh tế thời Nguyễn ra sao? 
5. Dặn dò: 
 Học bài, soạn bài 27 ( II ). 
6. Rút kinh nghiệm: 
Tuần: 31 -Tiết: 62
Soạn: 
Dạy: 
BÀI 27 : BÀI 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
II. CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN. 
A. Mục tiêu bài học: 
1/. Kiến thức: 
- Đời sống cơ cực của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới triều Nguyễn là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ hàng trăm cuộc nổi dậy trên khắp cả nước. 
2/. Kỹ năng: 
Hiểu được triều đại nào để cho dân đói khổ thì tất yếu sẽ có đấu tranh của nhân dân chống lại triều đại đó. 
3/. Tư tưởng: 
- Xác định trên lược đồ địa bàn diễn ra các cuộc khởi nghĩa lớn. 
B. Phương tiện dạy học: 
Lược đồ những nơi bùng nổ cuộc đấu tranh lớn của nhân dân chống vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XX. 
C. Thết kế bài học: 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền? 
- Chính sách kinh tế của triều đình nhà Nguyễn? 
3. Bài mới:
- Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn được thiết lập nhưng chưa quan tâm đến đời sống của nhân dân, xóa bỏ những chính sách tiến bộ của triều Tây Sơn. Những chính sách bảo thủ đó đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân như thế nào và họ đã phản ứng ra sao? 
Hoạt động
Nội dung
HS đọc phần 1 SGK.
-Đời sống nhân dân ta như thế nào? biểu hiện như thế nào?
HS đọc đoạn trích nhận xét về chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.
-Thái độ của nhân dân đối với chính quyền phong kiến nhà Nguyễn? 
GV trình bày trên bản đồ các cuộc khởi nghĩa và cho HS dựa vào SGK lập bảng thống kê theo mẫu.(Chia theo theo nhóm để trình bày các cuộc khởi nghĩa)
-Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa:
-Địa bàn hoạt động:
-Lực lượng tham gia
-Thời gian hoạt động
-Kết quả:
1/. Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn
-Đời sống nhân dân (nhất là nông dân ngày càng cực khổ. 
-Địa chủ hào lý cướp ruộng đất.
-Quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề, bệnh dịch, đói khát hoành hành khắp nơi. 
2/. Các cuộc khởi nghĩa: 
a. Khởi nghĩa Phan Bá Vành 
 (1821 - 1827)
- Căn cứ (Trà Lũ) Nam Định. 
- Năm 1827 quân triều trình bao vây khởi nghĩa bị đàn áp. 
b. Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835)
- Địa bàn: miền núi việt Bắc. 
- Năm 1835 khởi nghĩa bị dập tắt. 
c. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)
- Địa bàn: 6 tỉnh nam kỳ. 
- 1835 cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. 
d. Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854-1856)
- Địa bàn: Hà Nội. 
- 1856 khởi nghĩa bị dập tắt. 
4. Củng cố - luyện tập: 
Tóm tắt những nét chính về các cuộc khởi nghĩa nửa đầu thế kỷ XIX? 
5. Dặn dò: 
 Học bài.làm bài tập &soạn bài 28 
6. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 32 -Tiết 63
Soạn: 
Dạy: 
BÀI 28: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA, DÂN TỘC CUỐI THẾ KỶ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
A. Mục tiêu bài học: 
1/. Kiến thức: 
- Sự phát triển cao hơn của nền văn hóa dân tộc với nhiều thể loại phong phú, nhiều tác giả nổi tiếng. 
- Văn nghệ dân gian phát triển, các thành tựu về họi họa dân gian, kiến trúc. 
Sự chuyển biến về khoa học, kỹ thuật, sử học, địa lý, y học, cơ khí đạt những thành tựu đáng kể. 
2/. Kỹ năng: 
Rèn luyện kỹ năng miêu tả thành tựu văn hóa có trong bài học. 
Quan sát, phân tích, trình bày suy nghĩ riêng về các tác phẩm nghệ thuật có trong bài.
3/. Tư tưởng: 
Trân trọng, ngưỡng mộ, tự hào đổi mới những thành tựu văn hóa, khoa học mà ông cha ta đã sáng tạo. 
Góp phần hình thành ý thức, thái độ bảo vệ và phát huy của di sản văn hóa. 
B. Phương tiện dạy học: 
Tranh ảnh, tài liệu liên quan đến các thành tựu văn hóa được nêu trong bài học. 
C. Thết kế bài học: 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn như thế nào? 
Thuật lại các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân chống lại triều đình nhà Nguyễn? Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử? 
3. Bài mới:
Mặc dù các cuộc khởi nghĩa liên tục bùng nổ vì những chính sách phản động lỗi thời của nhà Nguyễn, nền văn hóa, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. 
Hoạt động
Nội dung
- Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? 
- Trong thời kỳ này nền văn học nước ta có những tác giả, tác phẩm tiêu biểu nào? 
- Văn học thời kỳ này phản ánh nội dung gì? 
- Văn nghệ dân gian bao gồm những thể loại nào? 
- Em có nhận xét gì về đề tài tranh dân gian? 
1/. Văn học: 
- Văn học dân gian: tục ngữ ca dao, truyện nôm dài. 
- Văn học viết bằng chữ nôm phát triển, Truyện Kiều - Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương. 
- Nội dung: phản ánh sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời, thể hiện tâm tư nguyện vọng của nhân dân. 
2/. Nghệ thuật: 
- Văn nghệ dân gian phát triển, nghệ thuật sân khấu, chèo, tuồng, quan họ lý, hát dặm ở miền xuôi, hát lượm hát xoan ở miền núi. 
- Tranh dân gian mang đậm tính dân tộc, đấu vật, chăn trâu thổi sáo, dòng tranh Đông Hồ. 
- Kiến trúc: Chùa Tây Phương, Đình Làng Đình Bảng (Bắc Ninh).
- Nghệ thuật tạc tượng, dúc đồng rất tài hoa. 
4. Củng cố - luyện tập: 
- Nhận xét về văn học - nghệ thuật thời kỳ này. 
- Cảm nhận về những thành tựu tiêu biểu của văn học, nghệ thuật cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX? 
5. Dặn dò: 
 Học bài, soạn bài 28 ( II ). 
6. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 32 -Tiết 64 
Soạn: 
Dạy: 
BÀI 28 (TT) SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA, DÂN TỘC CUỐI THẾ KỶ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
II.GIÁO DỤC, KHOA HỌC - KỸ THUẬT
A. Mục tiêu bài học: 
1/. Kiến thức: 
- Nhận rõ bước tiến quan trọng trong các ngành nghiên cứu, biên soạn lịch sử, địa lý và y học dân tộc. 
- Một số kỹ thuật phương tây đã được người thợ thủ công Việt Nam tiếp thu nhưng hiệu quả ứng dụng chưa nhiều. 
2/. Kỹ năng: 
- Khái quát giá trị những thành tựu đạt được về khoa học, kỹ thuật nước ta thời kỳ này. 
3/. Tư tưởng: 
- Tự hào về di sản và thành tựu khoa học của tiền nhân trong các lĩnh vực lịch sử, địa lý, y học, tự hào về tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta ở cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX.
 B. Phương tiện dạy học: 
Tranh ảnh liên quan đến bài học. 
C. Thết kế bài học: 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Sự phát triển rực rỡ của văn học chữ nôm cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX nói lên điều gì về ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc ta ? 
Nghệ thuật nước ta cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX đạt những thành tựu gì? 
3. Bài mới:
Cùng với sự phát triển của văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật ở nước ta thời kỳ này cũng đạt nhiều thành tựu rực rỡ, đặc biệt phải kể tới sự du nhập những kỹ thuật tiên tiến của phương tây, với chính sách bảo thủ, đóng kín của chế độ phong kiến, các ngành khoa học mới không tể phát triển mạnh được. 
Hoạt động
Nội dung
-Giáo dục, thi cử triều Nguyễn có gì thay đổi với triều Tây Sơn? 
-Trong thời kỳ này, sử học nước ta có những tác giả, tác phẩm vào tiêu biểu? 
-Nêu những tác phẩm tiêu biểu về địa lý? 
Y học?
GV nêu đôi nét về Lê Hữu Trác.
- Nêu những thành tựu về kỹ thuật? 
Nhận xét? 
1/. Giáo dục, thi cử: 
- Triều Tây Sơn: Quang Trung ban chiếu lập học, mở đường công các làng xã để con em nhân dân có điều kiện học tập, đưa chữ nôm vào thi cử. 
- Thời Nguyễn: Quốc Tử Giám được đặt ở Huế, thành lập Tứ Dịch Quán năm 1836. 
2/. Sử học, địa lý, y học
- Sử học: Đại nam thực lục. 
Tác giả: Lê Quý Đôn và Phan Khung Chú. 
- Địa lý: Gia Định thành thông chí, nhất thống dư địa chí của Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định. 
- Y học: hải thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác. 
3/. Những thành tựu về kỹ thuật. 
- Kỹ thuật làm đồng hồ, kính thiên lý. 
- Chế tạo máy xẻ gỗ, tàu thủy chạy bằng hơi nước. 
4. Củng cố - luyện tập: 
Nêu một số thành tựu văn học, nghệ thuật và khoa học, kỹ thuật thế kỷ XVIII - XIX. 
5. Dặn dò: 
 Học bài - ôn tập. 
6. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 33 - Tiết : 65
Soạn: 
Dạy: 
BÀI 29: ÔN TẬP CHƯƠNG V VÀ VI
A. Mục tiêu bài học: 
1/. Kiến thức: 
- Từ thế kỷ XVI - XVIII tình hình chính trị có nhiều biến động. 
- Phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ và lan rộng, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn. 
- Tình hình kinh tế, văn hóa có bước phát triển mạnh. 
2/. Kỹ năng: 
- Hệ thống hóa các kiến thức, phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử. 
3/. Tư tưởng: 
- Tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân trong việc phát triển nền kinh tế, văn hóa đất nước. 
- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc chống chế độ phong kiến thối nát, chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc. 
B. Phương tiện dạy học: 
- Bản thống kê những nét cơ bản về kinh tế, văn hóa, thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XIX. 
C. Thết kế bài học: 
I. Ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Đánh giá sự phát triển của sử học, địa lý, y học nước ta. 
- Những thành tựu khoa học, kỹ thuật của nước ta thời kỳ này phản ánh điều gì? 
III. Bài mới:
Trải qua thời kỳ lịch sử từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX, biết bao những biến cố, thăng trầm đã diễn ra về mọi mặt kinh tế, chính trị,. xã hội. 
Phương pháp
Nội dung
-Biểu hiện sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quền? 
-Hậu quả của các cuộc chiến tranh. 
-Quang Trung đã đạt nền tảng cho việc thống nhất đất nước như thế nào? 
-Nhà Nguyễn được thành lập như thế nào?
-Nguyễn Anh đã làm gì để lập lại chính quyền phong kiến tập quyền? 
Tình hình kinh tế, văn hóa thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XIX có những đặc điểm gì? 
GV chia HS thành 4 nhóm 2 nhóm về kinh tế, 2 nhóm về văn hóa, hoàn thành bảng thống kê theo từng nội dung. 
1/. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền.
- Sự mục nát của triều đình phong kiến, tha hóa của tầng lớp thống trị. 
- Chiến tranh phong kiến: Nam Bắc Triều; Trịnh - Nguyễn. 
2/. Quang Trung thống nhất đất nước. 
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến.
+ 1777, Nguyễn
+ 1786, Trịnh. 
+ 1788, Lê
- Đánh đuổi ngoại xâm Xiêm (1785) Thanh (1789)
- Phục hồi kinh tế, văn hóa. 
3/. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền. 
+ Đặt kinh đô ,quốc hiệu. 
+ Tổ chức bộ máy quan lại ở triều đình và các địa phương. 
4/. Tình hình kinh tế, văn hóa. 
4. Củng cố : 
5. Dặn dò: 
 Học bài ôn tập bài 25, 26, 27, thi học kỳ II. 
6. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 33 - Tiết 66
Soạn: 
Dạy: 
Làm bài tập : BÀI TẬP LỊCH SỬ 
A. Mục tiêu bài học: 
1/. Kiến thức: 
- Hệ thống kiến thức lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XIX thông qua hệ thống bài tập. 
2/. Kỹ năng: 
- Làm quen với từng kiểu bài tập lịch sử. 
3/. Tư tưởng: 
- Chính sách của triều đình nhà Nguyễn, không phù hợp với yêu cầu lịch sử nên kinh tế, xã hội không có điều kiện phát triển. 
- Truyền thống chống áp bức bóc lột của nhân dân ta dưới thời Nguyễn. 
B. Phương tiện dạy học: 
Hệ thống bài tập. 
C. Thết kế bài học: 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Sự suy vong của nhà Nguyễn được thể hiện như thế nào?
- Quang Trung đã làm gì để đặt nền móng cho việc thống nhất đất nước. 
3. Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
GV lập bảng thống kê, HS lần lược trình bày theo thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa. 
Hãy kể tên các nhà thơ, nhà văn, khoa học nửa sau thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX. 
HS dựa vào phần II bài 28.
Trả lời: 
Trình bày những hiểu biết về tổ chức chính quyền và chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn?
Bài tập1: bảng thống kê cuộc khởi nghĩa nông dân từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX
Số
TT
Tên cuộc khởi nghĩa
Lãnh đạo
Thời gian
Kết quả
Bài tập 2: 
+ Văn thơ.
+ Sử học. 
+ Địa lý.
+ Y học. 
Bài tập 3: 
- Trình bày triều đình trung ương và chính quyền,địa phương
- Luật pháp. 
- Quân đội. 
- Chính sách ngoại giao. 
 Bài tập 4:Khởi nghia Tây Sơn được gọi là “Phong trào Tây Sơn” vì:
a.Các thủ lĩnh xuất thân từ tầng lóp nông dân.
b.Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo nhất là nông dân.
Mục tiêu đấu tranh giành quyền lợi cho nông dân.
d.Cả 3 ý nghĩa trên.
Bài tập 5:Người chỉ huy nghĩa quân đánh trận Rạch Gầm-Xoài Mút là:
a.Nguyên Nhạc b.Nguyễn Huệ 
c. Nguyễn Lữ d.Cả 3 anh em Tây Sơn
Bài tập 6: Điền vào chỗvới những từ thích hợp,ý nghĩa chiến thắng trận Rạch Gầm-Xoài Mút: “Trận Rạch Gầm-Xoài Mút là một trong những trận..lớn nhất trong lịch sử chống .của dân tộc ta,đập tan âm mưu xâm lược của..”
Bài tập 7:Nối kết sự kiện thể hiện việc làm xây dựng đất nước của Quang Trung trên các lĩnh vực:
A.Nông nghiệp
B.Thủ công nghiệp
C.Thương gnhiệp
D.Văn hoá
E.Giáo dục
G.Ngoại giao
A+4
B+6
C+2
D+1
E+3+7
1.Cho dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm.
2.Mở cửa ải để trao đổi buôn bán với nhà Thanh
3.Mở trường học đến tận xã.
4.Ban chiếu khuyến nông
5.Vừa mềm dẻo,vừa kiên quyết đối với nhà Thanh
6.Giảm nhẹ nhiều loại thuế
7.Ban chiếu lập học
8.Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch
Bài tập 8:Nhà Nguyễn được thành lập vào thời gian nào?
a. Tháng 6/1801 b .Năm 1802
c. Năm 1806 d.Năm 1812
Bài tập 9:Hoàn thành bảng thống kê các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn.
TT
Tên người lãnh đạo
Năm khởi nghĩa
Địa bàn hoạt động
1
2
3
4
.
..
..
.
.
Bài tập 10: nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghiĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
Bài tập 11:Tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII?
Bài tập 12:Diễn biến trận Rạch Gầm-Xoài Mút?
Bài tẫp 13:Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
4. Củng cố : 
5. Dặn dò: 
Học bài , ôn tập. 
6. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 34 - Tiết 67
Soạn: 
Dạy: 
BÀI 30: TỔNG KẾT
A. Mục tiêu bài học: 
1/. Kiến thức: 
- Về lịch sử thế giới trung thực, giúp học sinh củng cố những hiểu biết đơn giản, những đặc điểm chính sách của chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây thấy được sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây? 
- Về lịch sử Việt Nam: giúp HS thấy được quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX với nhiều biến cố lịch sử. 
2/. Kỹ năng: 
Sử dụng SGK, đọc và phát biểu mối liên hệ giữa các bài học, các chương.
Trình bày các sự kiện đã học, phân tích một số sự kiện, quá trình lịch sử, rút ra kết luận về nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của quá trình lịch sử? 
3/. Tư tưởng: 
Giáo dục HS ý thức trân trọng những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong thời trung đại. 
Giáo dục lòng tự hào về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. 
B. Phương tiện dạy học: 
- Lược đồ thế giới thời trung đại. 
- Lược đồ Việt Nam thời trung đại, lược đồ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. 
C. Thết kế bài học: 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
- Xã hội phong kiến được hình và phát triển như thế nào? 
- Cơ sở kinh tế, xã hội phong kiến là gì? 
- Trình bày những nét giống giữa xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây
(Sử dụng bảng phụ ở bài 7)
- Thời gian ra đời và tồn tại của xã hội phong kiến phương Tây và phương Đông
- Cơ sở kinh tế có gì khác? 
Chế độ quân chủ ở phương đông có gì khác so với phương tây?
1/. Những nét lớn về chế độ phong kiến
- Hình thành sự tan rã của xã hội cổ đại.
- Cơ sở kinh tế nông nghiệp. 
- Giai cấp cơ bản; địa chủ, nông dân hoặc nông nô. 
- Thể chế chính trị: quân chủ chuyên chế. 
2/. Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương đông và xã hội phong kiến ở châu âu. 
- Xã hội phong kiến phương đông ra đời sớm và tồn tại lâu hơn so với xã hội phong kiến châu âu. 
-Phương đông: sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế công thương nghiệp không phát triển. 
-Phương tây: sau thế kỷ XI thành thị trung đại xuất hiện. 
-Phương đông: vua có quyền lực tối cao. 
-Phương tây: quyền lực của vua bị hạn chế trong lãnh địa. Thế kỷ XV - XVI là giai đoạn suy vong, CNTB dần hình thành trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn. 
4. Củng cố - luyện tập: 
5. Dặn dò: 
Học bài, ôn bài. 
6. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 34 -Tiết 68
Soạn: 
Dạy: 
ÔN TẬP
I. Mục tiêu bài học: 
1/. Kiến thức: 
- HS nắm lại kiến thức cơ bản. 
- Kiểm tra lại ý thức học tập tiếp thu bài của học sinh. 
- Học sinh tự kiểm tra lại kiến thức lịch sử của mình. 
2/. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng tư duy của học sinh. 
- Kỹ năng thống kê về tình hình kinh tế, xã hội các thế kỷ XV - XIX.
3. Tư tưởng: 
- Tự hào về các anh hùng dân tộc.
- Yêu quê hương đất nước. 
II. Phương tiện dạy học: 
- Bảng phụ, tư liệu, tranh ảnh. 
III. Tiến trình : 
1 . Ổn định
Ôn tập, thống kê những nét chính về sự phát triển kinh tế, văn hóa từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX. 
Nội dung
Các giai đoạn và những điểm mới
Ngô Đinh Triều Lê
Lý - Trần
Lê sơ
Thế kỷ
XVI-XVIII
Nửa đầu
thế kỷ XIX
Nông nghiệp
Khuyến khích sản xuất. 
TC cày tịch điền.
Chú trọng đào vét kênh mương. 
Ruộng đất tự cày nhiều xuất hiện điền trang thái ấp thi hành chính
“Ngụ binh ư nông”
Thực hiện phép quân điền
Các cơ quan khuyến nông sứ. 
Đàng ngoài bị trì trệ, kèm hãm. 
Đàng trong có những bước phát triển vua Quang Trung ban hành chiếu khuyến nông 
Khai hoang lập ấp, đồn điền. 
Việc sửa đắp đê không chú trọng. 
Thủ công nghiệp
Xây dựng một số xưởng thủ công của nhà nước. 
Các nghề thủ công cổ truyền phát triển
Xuất hiện nghề gốm bát tràng. 
Xuất hiện Cục Bách Tác
36 phường thủ công ở Thăng Long.
Nhiều làng thủ công. 
Nhiều làng thủ công
Mở rộng khai thác mỏ. 
Thương nghiệp
Đúc tiền đồng để lưu hành.
Xuất hiện trung tâm buôn bán và chợ làng quê. 
Đẩy mạnh ngoại thương. 
Thăng long là trung tâm kinh tế sầm uất. 
Khuyến khích mở chợ. 
Hạn chế buôn bán với người nước ngoài. 
Xuất hiện đô thị phố xá. 
Giảm thuế mở cửa thông thương chợ búa. 
Nhiều thành thị, thị tứ mọc. 
Hạn chếbuôn bán với các nước phương tây
Văn hóa, nghệ thuật, giáo dục
Văn hóa dân tộc là chủ yếu. 
Giáo dục chưa phát triển. 
Các tác phẩm văn hóa tiêu biểu của Trần Quốc Tuấn, Quang Khải, Trương Hán Siêu. 
Xây dựng quốc tử giám
Mở nhiều trường học khuyến khích thi cử. 
Văn hóa chữ nôm giữ vị trí quan trọng. 
Chữ quốc ngữ ra đời. 
Ban hành chiếu lập học. 
Nhiều truyện nôm ra đời. 
Nghệ thuật sân khấu đa dạng, phong phú. 
Văn học phát triển rực rỡ. 
Nhiều công trình kiến thức đồ sộ, nổi tiếng. 
Khoa học kỹ thuật
Cơ quan chuyên viết sử ra đời.
Thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh
Nhiều tác phẩm sử học, địa lý, toán học
Chế tạo vũ khí. 
Phát triển các làng nghề thủ công. 
4. Củng cố : 
HS điền vào bảng đã bôi. 
5. Dặn dò: 
Học bài, ôn bài 25 - 26 - 27. Thi học kỳ II. 
6 . Rút kinh nghiệm : 
Tuần 35 - Tiết 69
Soạn: 
Dạy: 
KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. Mục tiêu bài học: 
- HS nắm lại kiến thức cơ bản. 
- Kiểm tra lại ý thức học tập tiếp thu bài của học sinh. 
- Học sinh tự kiểm tra lại kiến thức lịch sử của mình. 
- Rèn luyện kỹ năng tư duy của học sinh. 
- Kỹ năng thống kê về tình hình kinh tế, xã hội các thế kỷ XV - XIX.
- Tự hào về các anh hùng dân tộc.
- Yêu quê hương đất nước. 
II. Phương tiện dạy học: 
	1 . Ổn đinh:
	2 .Kiểm tra bài cũ :
	3 . Bài mới : 
	4 . Củng cố :
	5 . Dặn dò :
	6 . Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn (5).doc