Giáo án Lịch sử 7 - Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức:

 - Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền. Các vua Nguyễn thuần phục nhà Thanh và khước từ mọi tiếp xúc với các phương Tây. Các ngành kinh tế thời Nguyễn còn hạn chế.

 2. Tư tưởng:

 - Chính sách của trièu đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử, nền kinh tế, xã hội không có điều kiện phát triển.

 3. Kĩ năng:

 - Phân tích nguyên nhân các hiện trạng chính trị - kinh tế thời Nguyễn.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Bản đồ Việt nam

 - Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn ( từ năm 1832)

 - Tranh ảnh về quân đội nhà Nguyễn.

 III. NỘI DUNG BÀI MỚI

 1. Ổn định lớp-kiểm tra sỉ số

 2. Kiểm tra bài cũ

 - Quang Trung đã có những chính sách và biện pháp gì để phục hồi kinh tế, ổn định xã hội, phát triển văn hoá dân tộc?

 3. Bài mới.

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 17158Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 	
Tiết: 58
Ngày soạn: 2-4
Chương VI. VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XĨ
Bài 27. CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. Kiến thức:
	- Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền. Các vua Nguyễn thuần phục nhà Thanh và khước từ mọi tiếp xúc với các phương Tây. Các ngành kinh tế thời Nguyễn còn hạn chế.
	2. Tư tưởng:	
	- Chính sách của trièu đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử, nền kinh tế, xã hội không có điều kiện phát triển.
	3. Kĩ năng:	
	- Phân tích nguyên nhân các hiện trạng chính trị - kinh tế thời Nguyễn.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bản đồ Việt nam
	- Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn ( từ năm 1832)
	- Tranh ảnh về quân đội nhà Nguyễn.
	III. NỘI DUNG BÀI MỚI
	1. Ổn định lớp-kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ
	- Quang Trung đã có những chính sách và biện pháp gì để phục hồi kinh tế, ổn định xã hội, phát triển văn hoá dân tộc?
	3. Bài mới.
	GV: Giới thiệu bài mới: 
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
GHI BẢNG
GV: Giới thiệu cho HS tình hình triều Tây Sơn sau khi Quang Trung mất: Quang Toản không đủ sức gánh vác công việc đất nước, Nguyễn Nhạc chịu an phận, không lo việc nước về sau.
? Nhân cơ hội Triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đã có hành động gì ?
GV: Sử dụng bản đồ Việt Nam tường thuật trận chiến Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn.
? Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền ?
TL: Đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.
- Năm 1806 len ngôi Hoàng đế.
- Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương. Chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
GV: Nhìn lên lược đồ các đơn vị hành chính VN thời Nguyễn, kể tên một số tỉnh và phủ trực thuộc.
? Em có nhận xét gì về cách tổ chức đơn vị hành chính dưới thời Nguyễn ?
TL: Đây là lần đầu tiên trên một lãnh thổ thống nhất, các tổ chức hành chính được sắp đặt chính qui như vậy.
? Vua Gia Long chú trọng củng cố luật pháp ntn ?
TL: Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ gồm 22q với 198 điều luật. Nội dung dựa vào bộ luật nhà Thanh.
? Nhà Nguyễn đã thi hành những biện pháp gì để củng cố quân đội ?
TL: Dựa sgk
GV: hướng dẫn HS quan sát H.62 và 63
+ Quan võ thời Nguyễn mình măch áo bào ngồi trên lưng ngựa, có lọng che rất oai phong.
+ Lính cận vệ được trang bị đầy đủ về khí giới, quân phục đồng bộ. Điều đó chứng tỏ nhà nước quan tâm củng cố quân đội. 
? Nhận xét về chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn ?
TL: Đóng cửa không tiếp xức với nước ngoài nhưng lại thần phục nhà Thanh một cách mù quáng.
? Hậu quả của chính sách đó ?
TL: Thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta. 
? Tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta đầu TK XIX ?
TL: dựa sgk
? Công cuộc khai hoang ở Thời Nguyễn có tác dụng ntn?
TL: Tăng thêm diện tích canh tác
? Mặc dù diện tích cach tác tăng thêm nhưng vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong. Tại sao ?
TL: Vì : - Ruộng đất bỏ hoang nhiều.
- Bọn địa chủ, cường hào vẫn cướp ruộng đất của nông dân
- Chế độ quân điền không còn tác dụng.
? Thời Nguyễn có quan tâm tu sửa đê điều không ?
TL: Dựa sgk
? Tại sao việc đắp đê điều gặp khí khăn như vậy ?
TL: Tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến à hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tiếp.
GV: Nhấn mạnh : Kinh tế nông nghiệp ngày càng sa sút, không phát triển được. 
? Thủ công nghiệp thời Nguyễn có đặc điểm gì ?
TL: Dựa sgk
GV: Cho HS đọc phần in nghiêng
? Qua nhận xét đó, em có suy nghĩ gì về tài năng của thợ thủ công nước ta thế kỉ XIX ?
TL: - Thông minh, cần cù, sáng tạo, tay nghề cao.
- Bước đầu làm quen với một số thành tựu khoa học kĩ thuật mới ở Phương Tây.
? Mặc dù có nhiều tiềm lực nhưng vì sao thủ công nghiệp không phát triển được ?
TL: Vì: - Thợ giỏi bị bắt vào các xưởng của nhà nước, mai một tài năng.
- Các mỏ khoáng sản khai thác thất thường và sa sút dần.
- Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.
GV: Cho HS đọc sgk
? Em có nhận xét gì về hoạt động buôn bán trong nước ?
TL: - Buôn bán mở rộng ở các thành thị, thị tứ
- Phố chợ đông đúc, sầm uất, các mặt hàng phong phú
GV: Hướng dẫn HS quan sát H. 64
- Thương cảng Hội An đông vui tấp nập, thuyền bè trên biển như mắc cửi. Gần bờ có những điểm canh quản lí các hoạy động buôn bán ven biển.
? Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn được thể hiện như thế nào ?
TL: - Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc.
- Hạn chế buôn bán với người phương Tây.
GV: nhấn mạnh: Mặc dù nền kinh tế có điều kiện phát triển nhưng những chính scáh của nhà Nguyễn đã không đáp ứng được nhu cầu của lịch sử nền kinh tế, xã hội.
1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
- Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân ( Huế) làm kinh đô.
- Chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. Đứng đầu tỉnh lớn là chức tổng đốc, tỉnh vừa và nhỏ là chức tuần phủ.
- Năm 1815, nhà Nguyễn ban hnàh luật Gia Long.
- Quan tâm củng cố quân đội
- Đối ngoại : thần phục nhà Thanh
2. Kinh tế dưới thời Nguyễn
a. Nông nghiệp
- Chú trọng khai hoang
- Lập ấp, đồn điền
- Đê điều không được quan tâm tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến.
b. Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhưng bị kìm hãm.
c. Thương nghiệp
- Nội thương: buôn bán phát triển
- Ngoại thương: hạn chế buôn bán với người phương Tây.
4. Củng cố:
	- Những hạn chế trong việc cai trị đất nước của triều Nguyễn ?
	- Hậu quả của nhữn hậu quả đó ?
	5. Dặn dò: 
	Học bài, làm bài tập trả lời các câu hỏi sách giáo khoa, soạn bài mới-bài 27
Bài Tập
Tuần : 	
Tiết: 59
Ngày soạn: 2-4
Bài 27. CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN (TT)
II. CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. Kiến thức:
	- Đời sống cơ cực của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới thời Nguyễn là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ hàng trăm cuộc nổi dậy trên khắp cả nước.
	2. Tư tưởng:	
	- Hiểu được : triều đại nào để cho dân đói khổ thì tất yếu sẽ có đấu tranh của nhân dân chống lại triều đại đó.
	3. Kĩ năng:	
	- Xác định trên lược đồ địa bàn diễn ra các cuộc khởi nghĩa lớn.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Lược đồ những nơi bùng nổ cuộc đấu tranh lớn của nhân dân chống vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.
	III. NỘI DUNG BÀI MỚI
	1. Ổn định lớp-kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ
	- Nhà Nguyễn đã thành lập và củng cố nền thống trị như thế nào ?
	3. Bài mới.
	GV: Giới thiệu bài mới: 
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
GHI BẢNG
? Dưới chính sách bảo thủ của nhà Nguyễn, đời sống nhân dân ta ra sao ? Biểu hiện như thế nào?
TL: Đời sống nhân dân ( nhất là nông dân ) ngày cảng khổ cực.
- Địa chủ hào lí cướp ruộng đất.
- Quan lại tham nhũng. Tô thuế nặng nề, dịch bệnh, đói kém.
GV: nhấn mạnh : + 1842 
+ 1849-1850
Cho HS đọc phần in nghiên.
? Qua đoạn trích trên, em có nhận xét gì về chính quyền phong kiến nhà Nguyễn ?
TL: - Quan lại từ trung ương đến địa phương ra sức đục khoét bóc lột nhân dân.
- Xã hội loạn lạc, không còn kỉ cương phép nước.
? Thái độ của nhân dân với chính quyền phong kiến nhà Nguyễn ?
TL: Căm phẩn, oán ghét nên họ vùng dậy đấu tranh.
GV: Chỉ bản đồ các cuộc khởi nghĩa. GV: giới thiệu ngắn gọn các cuộc khởi nghĩa ( thủ lĩnh, nơi hoạt động).
? Nhìn trên lược đồ, em có nhận xét gì địa bàn của các cuộc đấu tranh của nhân dân ?
TL: Quy mô rộng lớn khắp cả nước từ Bắc chí Nam.
GV: đi sâu vào 3 cuọc khởi nghĩa tiêu biểu
? Trình bày hiểu biết của em về Phan Bá Vành ?
TL: dựa sgk
? Nguyên nhân nào khiến Phan Bá Vành khởi nghĩa ?
TL: - Sớm bất bình với giai cấp thống trị.
- Năm 1821, nhân một nạn đói lớn ở Nam Định, Thái Bình à ông kêu gọi khởi nghĩa.
GV: tường thuật cuộc khởi nghĩa theo sgk.
GV: Nhấn mạnh: Đây là cuộc Khởi nghĩa nông dân điển hình nhất nửa đầu thế kỉ XIX, dưới thời Nguyễn.
? Nông Văn Vân là ai ? Vì sao ông nổi dậy khởi nghĩa ?
TL: Dựa sgk
GV: tường thuật khởi nghĩa theo sgk
? Nhận xét về khởi nghĩa của Nông Văn Vân ?
TL: Đây là cuộc đấu tranh rộng lớn và tiêu biểu nhất của các dân tộc thiểu số.
? Hãy cho biết vài nét về Lê Văn Khôi ?
TL: Là một thổ hào ở Cao Bằng nhưng lại vào Nam khởi nghĩa.
GV: giải thích : Thổ hào là người có thế lực ở địa phương thời phong kiến.
GV: tường thuật khởi nghĩa theo sgk
? Cho biết một vài nét về Cao Bá Quát
TL: Dựa sgk
GV: tường thuật khởi nghĩa theo sgk
GV: Nhấn mạnh : đây là cuộc khởi nghĩa nông dân có sự tham gia tích cực của nhiều nho sĩ.
? Các cuộc khởi nghĩa trên có gì giống và khác nhau ?
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm.
* Giống: Mục tiêu chính chống lại chính quyền phong kiến nhà Nguyễn. Kết quả : đều thất bại.
* Khác nhau:
- Tính chất: Khởi nghĩa Phan Bá Vành và Cao Bá Quát là khởi nghĩa nông dân. Khởi nghĩa Nông Văn Vân là khởi nghĩa dân tộc ít người.
- Đại bàn hoạt động
+ Khởi nghĩa Phan Bá Vành và Cao Bá Quát ở Cao Bằng
+ Khởi nghĩa Nông Văn Vân ở miền núi.
- Người lãnh đạo:
+ Phan Bá Vành: nông dân
+ Nông Văn Vân : Dân tộc Tày.
+ Cao Bá Quát: nho sĩ
- Thời gian : Cách xa nhau.
? Vì sao các cuộc khởi nghĩa đều thất bại ?
TL: - Phong trào nông dân tuy rầm rộ, rộng khắp nhưng rất phân tán, thiếu sự liên kết lực lượng.
- Triều đình nhà Nguyễn đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa
? Các cuộc khởi nghĩa chứng tỏ điều gì ?
TL: Thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của các tầng lớp nhân dân chống triều đình phong kiến nhà Nguyễn.
? Hàng trăm cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn nói lên thực trạng xã hội bấy giời như thế nào ?
- Cuộc sống của nhân dân ngày cảng khổ thêm. Mâu thuẫn giai cấp trở nên sâu sắc.
- Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn sớm muộn sẽ nhanh chóng sụp đổ
1. Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn.
- Đời sống nhân dân cực khổ, nặng nề.
2. Các cuộc nổi dậy
a. Khởi nghĩa Phan Bá Vành ( 1821-1827)
- Căn cứ: Trà Lũ ( Nam Định)
- Năm 1827, quân triều đình bao vây. Khởi nghĩa bị đán áp
b. Khởi nghĩa Nông Văn Vân ( 1833-1835)
- Địa bàn : miền núi Việt Bắc
- Năm 1835 khởi nghiac bị dập tắt.
c. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi ( 1833-1835)
- Năm 1834 Lê Văn Khôi qua đời, con trao ông lên thay.
- Năm 1835 cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
d. Khởi nghĩa Cao Bá Quát ( 1854-1856)
- Năm 1855, Cao Bá Quát hi sinh.
- Năm 1856 khởi nghĩa bị dập tắt
4. Củng cố:
	- Tóm tắt những nét chính về các cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỉ XIX
	5. Dặn dò: 
	Học bài, làm bài tập trả lời các câu hỏi sách giáo khoa, soạn bài mới-bài 28
Bài Tập

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn.doc