Giáo án Lớp 4 - Buổi chiều - Tuần 15 - GV: Vương Quốc Cường

TUẦN 15:

Tiết 2: Chính tả (Tiết 15)

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ.

I. Mục tiêu:

1. KT: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài “Cánh diều tuổi thơ” Làm đúng, viết đúng những tiếng có âm hoặc vần dễ phát âm sai: tr/ch

2. KN: Rèn cho HS kĩ năng nghe và viết đúng nội dung bài. Trình bày bài khoa học và sạch sẽ.

3. GD: GD cho HS luôn có tính cẩn thận, nắn nót.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ, phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 11 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Buổi chiều - Tuần 15 - GV: Vương Quốc Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15:
 Ngày soạn: 20/11/2016
 Ngày giảng: Chiều thứ hai, ngày 21/11/2016.
Tiết 2: Chính tả (Tiết 15) 
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ.
I. Mục tiêu:
1. KT: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài “Cánh diều tuổi thơ” Làm đúng, viết đúng những tiếng có âm hoặc vần dễ phát âm sai: tr/ch
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng nghe và viết đúng nội dung bài. Trình bày bài khoa học và sạch sẽ.
3. GD: GD cho HS luôn có tính cẩn thận, nắn nót.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
ND - HT
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
 B. Bài mới: 
1. GTB.
2. HD HS nghe - viết. (HĐ cá nhân và cả lớp)
3. Bài tập. Bài tập 2a: (HĐ nhóm)
 Bài tập 3: (HĐ cả lớp)
C. Củng cố- dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi:“Truyền thư”. HS cuối cùng nhận lá thư trả lời câu hỏi: “Bạn hãy nêu tên các đồ chơi, trò chơi mà bạn đã chơi hoặc bạn biết?.”
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- GV đọc đoạn văn và yêu cầu HS đọc lại, nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.
+ Cánh diều đẹp như thế nào?
+ Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như thế nào?
- GV yêu cầu HS tìm từ khó: mềm mại, vui sướng, trầm bổng,...
- Yêu cầu HS viết bảng con các từ.
- Nhận xét, sửa lỗi và khen ngợi HS.
- GV nhắc HS cách trình bày.
- GV đọc bài viết, yêu cầu HS nghe và viết lại từng câu. 
- GV cho HS soát lỗi (Từng cặp HS đổi vở kiểm tra lỗi cho nhau.)
- GV thu một số vở chữa lỗi và nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc bài 2a.
- HD và cho HS làm bài theo nhóm
- Cho các nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý đúng:
+ Ch: đồ chơi: chong chóng, chó bông, chó đi xe đạp,... 
+ Trò chơi: chọi dế, chọi cá, chọi gà, chơi chuyền,...
+ Tr: đồ chơi: trống ếch,...
+ Trò chơi: đánh trống, trốn tìm,...
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: thi miêu tả các đồ chơi hoặc trò chơi ở BT 2
- Gọi HS trình bày trước lớp, khuyến khích các em vừa trình bày vừa kết hợp cử chỉ, điệu bộ, động tác hướng dẫn.
- GV cùng HS NX, khen những HS miêu tả hay, hấp dẫn.
- GV nhận xét chung tiết học.
*Vận dụng: Về nhà các em xem lại bài viết của mình, xem một số mẫu chữ viết đẹp luyện viết theo các mẫu chữ đẹp đó và sưu tầm một số đồ chơi, cách chơi để chơi sao cho bổ ích.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe.
- HS nghe và đọc 
 - Trả lời.
- NX, bổ sung.
 - Nêu các từ.
- Viết trên bảng con
- Nghe.
 - HS nghe và viết bài vào vở.
- Thực hiện 
 - Nộp vở, nghe.
- Đọc
- Làm bài theo nhóm
- Trình bày 
- NX, bổ sung
- Nghe.
- Nghe
 - Trình bày nối tiếp.
 - Nhận xét, bổ sung
- Nghe.
- BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài
Tiết 3: Ôn Tiếng Việt (Tiết 11)
TIẾNG KHÈN MÔNG.
I. Mục tiêu:
1. KT: Ôn tập củng cố, chép chính xác trình bày đúng đoạn bài viết trong vở luyện viết lớp 4: “Tiếng khèn Mông”
2. KN: Củng cố, HS viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, đúng chính tả bài viết
3. GD: - HS yêu thích môn học, yêu thích viết chữ đẹp.
 - Rèn tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, cận thận. 
II. Đồ dùng dạy và học: 
- GV: Bảng phụ; HS: Bảng con, vở luyện viết chữ đẹp L4.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động.
 B. Bài mới: 
1. GTB.
2. HDHS viết bài, viết đúng.
C. Củng cố- dặn dò.
- Chơi trò chơi: “Truyền thư”. HS thua trò chơi trả lời câu hỏi: “Bạn hãy cho biết một số địa danh du lich đep của tỉnh ta mà bạn biết được?”
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- GV đọc đoạn bài viết
- Gọi HS đọc lại đoạn bài viết
- Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.
+ Bài viết gồm mấy câu?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì? 
+ Chữ đầu câu, đầu dòng viết ntn? 
+ Những chữ nào phải viết độ cao hai ô ly rưỡi?
+ Những chữ nào phải viết độ cao một ô ly rưỡi? Những chữ nào phải viết độ cao một ô ly? Những chữ nào phải viết kéo xuống một ly rưỡi?
- GV nhận xét, sửa sai.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- GV chấm bài, nhận xét
*Vận dụng: Các em hãy sưu tầm tranh, ảnh, các nét văn hóa đặc sắc của quê hương Hà Giang.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe.
- Nghe.
- Đọc bài viết.
- Trả lời nối tiếp.
- NX, bổ sung.
 - Nghe. 
 - HS chép bài viết vào vở.
- Nghe.
- BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài
 Ngày soạn: 21/11/2016
 Ngày giảng: Chiều thứ ba, ngày 22/11/2016.
Tiết 1: Kể chuyện (Tiết 15)
KÓ chuyÖn ®· nghe, ®· ®äc.
I. Mục tiêu: 
1. KT: HS kể lại tự nhiên, rõ ràng một câu chuyện (đọan truyện) đã đọc, đã nghe về đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- Hiểu câu chuyện (đọan truyện), trao đổi được với các bạn về tính cách các nhân vật và ý nghĩa câu chuyện mình chọn kể. 
KN: Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể chuyện, nhớ chuyện.Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3. GD: GD HS ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, mạnh dạn khi kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:	
ND - HT
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
 B. Bài mới: 
1. GTB.
2. Hướng dẫn HS hiểu các yêu cầu của bài tập. (HĐ cả lớp)
3. Hướng dẫn HS kể trong nhóm. (Hoạt động nhóm và cả lớp)
 C. Củng cố- dặn dò.
- Chơi trò chơi: “Truyền thư”. HS thua trò chơi trả lời câu hỏi: “Bạn hãy nêu nội dung chuyện Búp bê của ai đã được học giờ trước?”
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Xác định yêu cầu của đề bài.
- GV lưu ý HS: Chọn kể một câu chuyện em đã đọc, đã nghe có nhân vật là những đồ chơi trẻ em, những con vật gần gũi (như vậy, bài đọc: Cánh diều tuổi thơ không có nhân vật là đồ chơi, con vật gần gũi với trẻ thì không thể chọn kể).
- Cho HS nối tiếp nhau giới thiệu chuyện mình định kể.
- Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi trong nhóm. 
- Theo dõi và gợi ý cho HS khi các em gặp khó khăn. 
- GV nhắc: trong 3 truyện được nêu làm ví dụ, chỉ có truyện Chú Đất Nung có trong SGK, 2 truyện kia ở ngòai SGK, HS phải tự tìm đọc. Nếu không tìm được câu chuyện ngòai SGK, em có thể kể chuyện đã học.
- KC phải có đầu có cuối để các bạn hiểu được. Kể tự nhiên, hồn nhiên. Cần kết truyện theo lối mở rộng, nói thêm về tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện để các bạn cùng trao đổi.
- Với những truyện khá dài, các em có thể chỉ kể 1, 2 đọan, dành thời gian cho các bạn khác cũng được kể.
- Tổ chức cho HS thi kể
- Yêu cầu HS cùng các bạn trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
 *Vận dụng: Về nhà các em kể lại câu chuyện hôm nay đã kể ở lớp cho bạn bè và người thân của em nghe; Qua câu chuyện các em thấy ta cần phải bảo vệ và giữ gìn các đồ vật của chúng ta.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe.
- HS đọc yêu cầu 
- Quan sát đề, đọc.
- Trả lời.
- Nối tiếp nêu 
 - Thực hiện theo nhóm
 - Nghe
- Đại diện thi kể
- NX và bổ sung
- Nghe.
 - BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài
Tiết 3: Kỹ thuật (Tiết 15)
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (Tiết 1).
I. Mục tiêu:
1. KT: Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS. HS chọn sản phẩm hợp với khả năng của mình.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng nhớ, thao tác và trình bày được đúng một sản phẩm theo ý thích.
3. GD: HS hứng thú học thêu, yêu thích môn học. Luôn biết giữ gìn an toàn trong lao động kĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bộ đồ dùng cắt khâu thêu lớp 4
III. Hoạt động dạy - học:
ND - HT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động.
 B. Bài mới: 1. GTB. 
2. Các HĐ: 
HĐ1: Ôn tập các bài đã học trong chương I (HĐ cả lớp)
HĐ2: Chọn sản phẩm, thực hành làm sản phẩm tự chọn. (HĐ cá nhân)
C. Củng cố- dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi: “Truyền thư” HS cuối cùng nhận được lá thư, trả lời câu hỏi: Bạn hãy nêu quy trình thêu móc xích?
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- GV nêu: Các em đã ôn lại cách thực hiện các mũi khâu, thêu đã học.
- GV YC mỗi HS chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu 1 sản phẩm mình tự chọn.
- Nêu yêu cầu tiến hành và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm. Tùy khả năng và ý thích của HS.
- GV đưa 1 số sản phẩm cho HS xem và lựa chọn.
a) Cắt, khâu, thêu khăn tay: cắt vải hình vuông có cạnh là 20cm. Kẻ đường dấu ở 4 cạnh hình vuông để khâu gấp mép. Vẽ thêm 1 hình đơn giản và thêu ở góc khăn.
b) Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút có kích thước 20 x 10cm (đã học) chú ý thêm trang trí trước khi khâu phần thân túi.
c) Cắt, khâu, thêu váy liền áo búp bê, gối ôm,...
+ Váy liền áo:
- Cắt vài hcn: 25 x 30cm gấp đôi theo chiều dài, gấp đôi tiếp lần nữa. Sau đó, vạch hình cổ, tay, và thân váy áo lên vải.
- Cắt theo đường vạch dấu.
- Khâu đường gấp mép cổ áo, gấu tay áo, thân áo.
- Thêu trang trí móc xích ở cổ áo, gấu tay áo, gấu áo và khâu vai áo, thân áo.
+ Gối ôm:
- Vải hình chữ nhật: 25 x 30cm. Khâu 2 đường ở phần luồn dây.
- Thêu trang trí ở sát đường luồn dây. Gấp đôi vải theo cạnh 30cm và khâu thân gối.
- Yêu cầu HS thực hành chọn một sản phẩm và thực hành gấp, cắt
- Theo dõi và HD thêm cho HS lựa chọn và thực hiện các bước ban đầu
- Có thể lấy một số bài cho HS nêu nhận xét và rút kinh nghiệm
- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS. 
*Vận dụng: Về nhà các em thêu ở nhà cho đúng, cho đẹp, các em hãy cắt, khâu, thêu một sản phẩm cho cá nhân mình bằng mũi khâu, mũi thêu đã học được.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
 - Nghe.
- HS nhắc lại
 - HS lắng nghe.
- QS và lựa chọn
- Chọn và thực hành
- Quan sát và nhận xét bổ sung.
- Nghe.
- BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài
 Ngày soạn: 22/11/2016
 Ngày giảng: Chiều thứ tư, ngày 23/11/2016.
Tiết 1: Địa lý (Tiết 15) 
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh nắm được:
1. KT: Một số đặc điểm tiêu biểu về nghè thủ công và chợ phiên của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. Các công việc cần làm trong quá trình tạo ra sản phẩm đồ gốm Xác định mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư và HĐ sản xuất.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, nêu nhận xét, thảo luận và trình bày được ý kiến ngắn gọn, rõ ràng.
3. GD: Tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của người dân. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh sưu tầm, tài liệu liaan quan.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
Hoạt động của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 1. GTB. 2. Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống. (HĐ nhóm và HĐ cả lớp)
3. Chợ phiên. (HĐ nhóm và HĐ cả lớp)
 C. Củng cố- dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi: “Truyền thư” HS cuối cùng nhận được lá thư, trả lời câu hỏi: Bạn hãy nêu nội dung bài học - Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- Cho HS dựa vào hiểu biết, tranh ảnh để thảo luận theo nhóm:
+ Em biết gì về nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ (Nhiều hay ít nghề, trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, vai trò của nghề thủ công)
+ Khi nào một làng trở thành làng nghề? 
+ Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?
- Cho đại diện các nhóm trình bày
- GV nói thêm về một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ.
- GV chuyển ý: Để tạo nên một sản phẩm ...một trình tự nhất định.
+ Quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng, nêu thứ tự các công đọan tạo ra sản phẩm gốm?
- GV YC HS nói về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi HS sinh sống.
- Cho học sinh quan sát tranh ảnh và trao đổi về đặc điểm của chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ
+ Kể về chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ? (Hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hoá bán ở chợ)
+ Mô tả về chợ theo tranh ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hoá nào? (Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có những mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân.)
- Cho đại diện các nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.
- Giảng chốt nội dung bài và cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
- Nhận xét chung nội dung tiết học.
*Vận dụng: Về nhà các em học thuộc các bài đã học và sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ và cảnh hoạt động một số phiên chợ ở đồng bằng Bắc Bộ. 
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe.
- Quan sát tranh, đọc SGK, thảo luận nhóm các câu hỏi.
 - Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
 - Quan sát và trả lời.
- NX, bổ sung.
- Nêu nối tiếp.
 - Quan sát, thảo luận nhóm câu hỏi.
- Đại diện báo cáo
- Nhận xét, bổ sung
- Nghe.
 - Đọc ghi nhớ
 - Nghe.
- BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài
Tiết 3: Đạo đức (Tiết 15)
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. KT: HS hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS. HS phải biết kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo. 
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng tư duy, phân tích, động não bày tỏ sự kính trọng biết ơn thầy cô giáo. Thực hành làm bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ.
 3. GD: HS biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
* Tăng cường kĩ năng sống cho HS: Qua bài học giúp HS có: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô. Kỹ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giấy màu, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 1. GTB. 
2. Các HĐ: HĐ 1: Hoạt động cả lớp.
 HĐ 2: Làm bưu thiếp chúc mừng thầy cô. (HĐ cá nhân)
C. Củng cố- dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi: “Truyền thư” HS cuối cùng nhận được lá thư, trả lời câu hỏi: Bạn hãy nêu nội dungghi nhớ bài học giờ trước bài học: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (Tiết 1).
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- Cho HS tìm và nêu những bài hat, bài thơ, câu chuyện...nói về công lao của các thầy giáo, cô giáo.
- Nếu HS không tìm được thì GV tìm và giới thiệu cho HS biết 
- Tổ chức cho HS trình bày các bài thơ, bài hát, tục ngữ, ca dao,...trước lớp. 
- Nhận xét và tuyên dương.
- Nêu vấn đề: Nhân dịp tết 20/11...em hãy làm bưu thiếp để chúc mừng thầy cô.
- Cho HS QS 1 số bưu thiếp, nêu nhận xét.
- Yêu cầu từng nhóm HS làm.
- Theo dõi và giúp đỡ HS yếu
- Cho HS trưng bày sản phẩm 
- Cùng HS nhận xét bình chọn, khen ngợi những HS làm đẹp. 
- Giảng nội dung và liên hệ cuộc sống
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
* Tăng cường kĩ năng sống cho HS thông qua bài học.
- Nhận xét chung nội dung tiết học
*Vận dụng: Về nhà các em hãy học tập theo những gì đã học được ở trong bài học, kính trọng các thầy cô giáo, các em sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ, truyện ca ngợi công lao của các thầy giáo, cô giáo.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe.
- HS tìm và nối tiếp nhau nêu.
- Nghe.
- Trình bày nối tiếp
- NX và bình chọn 
- Nghe
- Nghe.
 - Quan sát và NX
- Từng nhóm HS thảo luận và làm 
- HS trưng bày
- Các nhóm khác nhận xét sản phẩm.
- Nghe.
- Đọc.
- Nghe.
 - Nghe.
- BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 15.doc