Giáo án Lớp 5 tuổi - Kế hoạch chăm sóc - Chủ đề nhánh 2: Đồ dùng trong gia đình

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HÀNG NGÀY

Thứ hai, ngày 23/10/2017

ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH

- Cô đón bé vào lớp, chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ, nhắc nhở trẻ chấn chỉnh quần áo, chải tóc, rửa mặt, chân tay sạch sẽ

- Cô cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài sân.

- Cô cho trẻ đi rửa chân, rửa tay vào lớp chuẩn bị tiết học

- Điểm danh

THỂ DỤC BUỔI SÁNG:

 Khởi động: Đi vòng tròn, đi các kiểu đi khác nhau

 Bài tập phát triển chung

Cô cho c/c tập theo bài hát “Cả nhà thương nhau” với các động tác:

- Hô hấp: “Gà gáy”

- Tay vai 1: Tay đưa lên cao, ra trước, ra sau

TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi

+ Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay đưa lên cao (“Ba thương con”)

+ Nhịp 2: Hai tay đưa ra trước (“vì con giống mẹ”)

+ Nhịp 3: Hai tay đưa ra phía sau (“Mẹ thương con”)

+ Nhịp 4: Về TTCB (“vì con giống ba”)

+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (“Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười”)

- Lưng bụng 2: Đứng quay thân sang bên 90°.

TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi

+ Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay chống hông (“Ba thương con”)

 + Nhịp 2: Quay người sang phải 90° (“vì con giống mẹ”)

+ Nhịp 3: Như nhịp 1 (“Mẹ thương con”)

 

docx 23 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuổi - Kế hoạch chăm sóc - Chủ đề nhánh 2: Đồ dùng trong gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g
- Dây thừng
- TCTV: Cây chổi, đôi đũa, cái bát
III/Tổ chức hoạt động:
1/ Nặn một số đồ dùng trong gia đình
- Lớp hát bài “Bé quét nhà”.
- Cô vừa cho các con hát bài hát nói về gì?
- Bé dùng gì để quét nhà?
- Cây chổi là một đồ dùng trong gia đình. Ngoài cây chổi ra, trong nhà mình còn có đồ dùng gì nữa?
- Vậy hôm nay cô sẽ cho các con nặn đồ dùng trong gia đình, các con có thích không?
- Xem mẫu và trò chuyện. Nêu ý tưởng
- Trẻ thực hành.
2/ Trò chơi vận động: “Kéo co”
- Luật chơi: Đội nào kéo được bạn qua vạch chuẩn là đội thắng cuộc
- Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội bằng nhau, cô kẻ một vạch chuẩn ở giữ, cho trẻ xếp thành một hàng dọc và ôm eo nhau. Hai bạn đứng đầu sẽ nắm tay lại, khi có hiệu lệnh của cô, trẻ sẽ kéo. Đội nào kéo được bạn qua vạch chuẩn là đội thắng cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ
NÊU GƯƠNG
Cả lớp hát một bài và đọc TCBN
Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. 
Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 3 hoa), chấm sổ. 
Khuyến khích những cháu chưa ngoan. 
Vệ sinh đầu tóc gọn gàng, chuẩn bị ra về.
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
Tổng số học sinh:
Số trẻ có mặt:
Số trẻ vắng:
Tên các cháu vắng, lí do: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Các hoạt động trong ngày: 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những cháu chưa nắm được yêu cầu: 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những lưu ý cần thay đổi:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Những cháu có dấu hiệu bất thường:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________
Thứ ba, ngày 24/10/2017
ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
TIỂU CHUẨN BÉ NGOAN
TRÒ CHUYỆN
HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG 
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
GDAN: DẠY HÁT “BÉ QUÉT NHÀ”
**********
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
Trẻ biết chú ý lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh họa phù hợp) theo bài hát, bản nhạc
Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm cảu bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ và cử chỉ.
Biết làm một số công việc phụ giúp ba mẹ, yêu thương, kính trọng ba mẹ, người lớn trong gia đình và tích cực tham gia trò chơi và chú ý nghe nhạc.
CHUẨN BỊ
Giáo án điện tử, nhạc, trống lắc, bông hoa, một số đồ dùng trong gia đình
TCTV: Cây chổi, sân kho, chăm lo
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Ổn định - giới thiệu: 
Cả lớp cùng hát bài: “Cháu yêu bà”, sau đó cho trẻ chơi trò chơi “Ô màu bí mật” nói về một số công việc bé phụ giúp gia đình.
Ô màu đỏ: Bé rửa chén 
Ô màu vàng: Bé nhặt rau
Ô màu xanh: Bé lau nhà 
Ô màu tím: Bé xếp quần áo
Khi các ô màu được mở ra, xuất hiện hình nền “Bé quét nhà”:
Các con nhìn xem, hình ảnh này nói về bài hát gì?
Để biết đúng hay không? Các con chú ý nghe giai điệu bài hát nhé!
Hoạt động 1: Dạy hát “Bé quét nhà”. 
Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát và cho trẻ đoán tên bài hát.
Cô mời trẻ lên hát thử. 
Đúng rồi! Đây là bài hát “Bé quét nhà”, sáng tác Hà Đức Hậu.
Cô thấy bạn hát rất hay nhưng còn một vài chỗ bạn hát chưa chính xác lắm, vậy các con ngồi đẹp nghe cô dạy bài hát này nhé!
Cô cho trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
Cô hát lần một sau đó giảng nội dung: Bài hát nói về hai bà cháu cùng nhau quét nhà, bà làm cho bé một cây chổi bằng rơm, bé rất thích và siêng năng quét nhà, giữ cho nhà được sạch sẽ.
Cô hát lần hai kết hợp với nhạc
Cô dạy trẻ hát vài lần
Tổ - nhóm – các nhân hát
Cả lớp hát lại
Hoạt động 2: Nghe hát “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”
Cô mở nhạc cho trẻ nghe và đoán tên bài hát
Cô hát lần một giảng nội dung: Bài hát, nói về một gia đình có ba, mẹ và con. Dù chỉ có ba người trong một gia đình, nhưng mọi người trong gia đình rất yêu thương và quan tâm chăm sóc nhau.
Cô hát cho trẻ nghe lần hai, cho trẻ cùng đứng lên vận động theo nhạc.
Hoạt động 3: Trò chơi: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật” 
Luật chơi: Trẻ phải tìm cho được vật bị giấu và nói đúng tên gọi vật bị giấu đó.
Cách chơi: Cô mời một bạn lên, bịt mắt lại, cô giấu một vật phía sau bất cứ bạn nào, sau đó mở mắt cho trẻ. Cô và trẻ cùng hát, khi nghe tiếng hát to, trẻ sẽ tìm, khi nghe tiếng hát nhỏ trẻ sẽ không tìm. Trẻ chú ý nghe theo tiếng hát to nhỏ để tìm cho được vật bị giấu và nói ra được tên gọi của đồ dùng đó.
NHẬN XÉT – KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: Tranh gia đình đi mua sắm
Trò chơi: “Ném lon”
I/.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết được gia đình cần mua sắm những gì cần thiết, biết cách chơi trò chơi đi trên gáo dừa
Luyện kỹ năng quan sát và nói tròn câu cho trẻ
Trẻ chú ý quan sát và tích cực tham gia trò chơi.
II/.CHUẨN BỊ:
Tranh gia đình đi mua sắm
4 cặp gáo dừa, vạch xuất phát và đích
III/. TIẾN HÀNH:
1. Quan sát: Tranh gia đình đi mua sắm
- Tổ chức cho trẻ quan sát tranh gia đình đi mua sắm.
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bức tranh
- Động viên và gợi ý trẻ dùng từ cho chính xác, tròn ý
2. Trò chơi “Đi trên gáo dừa”
- Luật chơi: Bạn nào tới đích trước là người thắng cuộc
- Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội bằng nhau, cô cho lần lượt hai bạn lên thi đua với nhau, trẻ sẽ đi trên gáo dừa, hai tay cầm sợi dây, bạn nào đi đến đích trước là người chiến thắng. Sau đó cho hai bạn khác lên chơi, các bạn còn lại cỗ vũ cho bạn
- Cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ.
HOẠT ĐỘNG GÓC
(Như thứ hai)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn KT cũ: o, ô, ơ, a, ă, â
TTKT: Dạy hát “Bé quét nhà”
1) Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái đã học o,ô,ơ,a,ă,â
- Trẻ thuộc bài hát “Bé quét nhà”
2. Chuẩn bị:
- Một số tranh có mang chữ cái o, ô, ơ, a, ă, â và thẻ chữ o, ô, ơ, a, ă, â.
- TCTV: quét nhà, cây chổi, lau nhà
3. Tổ chức hoạt động:
1. Ôn KT cũ: chữ cái o, ô, ơ, a, ă, â
- Cho cả lớp hát bài “Bé quét nhà”
- Hỏi trẻ những chữ cái đã học: o, ô, ơ, a, ă, â
- Cô cho trẻ phát âm các chữ cái đã học
2. TTKT: Dạy hát “Bé quét nhà”
Cô hát cho trẻ nghe hai lần
Cô dạy trẻ hát
Cả lớp – tổ - nhóm – cá nhân hát.
NÊU GƯƠNG
Cả lớp hát một bài và đọc TCBN
Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. 
Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 3 hoa), chấm sổ. 
Khuyến khích những cháu chưa ngoan. 
Vệ sinh đầu tóc gọn gàng, chuẩn bị ra về.
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
Tổng số học sinh:
Số trẻ có mặt:
Số trẻ vắng:
Tên các cháu vắng, lí do: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Các hoạt động trong ngày: 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những cháu chưa nắm được yêu cầu: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Những lưu ý cần thay đổi:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Những cháu có dấu hiệu bất thường:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________
Thứ tư, ngày 25/10/2017
ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
TIỂU CHUẨN BÉ NGOAN
TRÒ CHUYỆN
HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG 
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MTXQ: TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
**************
I/. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
Trẻ biết được tên, công dụng, chất liệu và cách sử dụng một số đồ dùng trong gia đình.
Luyện kỹ năng phân loại một số đồ dùng trong gia đình theo công dụng và chất liệu
Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động nhóm, trẻ chú ý học.
II/. CHUẨN BỊ
Giáo án điện tử (Tranh A3: cái muỗng, cái chén, cái ca, cái ly (Hoặc vật thật))
Tranh lô tô đồ dùng để ăn và đồ dùng để uống, bảng, vòng thể dục, nhạc
TCTV: cái muỗng, cái chén, cái ca, cái ly.
III/. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Ổn định giới thiệu
Cô cho c/c hát bài “Bé quét nhà” để ổn định trẻ.
Cô cho trẻ chơi trò chơi “Ô màu bí mật” nói về một số đồ dùng trong gia đình sau đó trò chuyện:
Cô vừa cho các con chơi trò chơi nói về gì? 
Vậy hôm nay, cô và các con cùng “Tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình” nhé!
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình
Cô cho trẻ quan sát, đặt câu hỏi cho trẻ trả lời về đặc điểm từng tranh:
Cái chén: 
Dùng để ăn, làm bằng sứ, dễ vỡ, khi rửa và cầm phải cẩn thận, miệng chén dạng hình tròn, bên trong lõm vào sâu để chứa thức ăn,...(TCTV)
Cho trẻ quan sát cái chén được làm từ chất liệu khác nhau
Cái ca: 
Dùng để uống nước, làm nhựa, miệng ca tròn, bên trong ca lõm vào sâu và có tay cầm (TCTV)
Cho trẻ quan sát cái ca được làm từ chất liệu khác nhau
Cái ly: 
Dùng để uống nước, làm bằng thủy tinh, dễ vỡ nên khi sử dụng phải nhẹ nhàng và cẩn thận,.... miệng ca tròn, bên trong ly lõm vào sâu,... (TCTV)
Cho trẻ quan sát cái ly được làm từ chất liệu khác nhau và hình dáng khác nhau.
So sánh cái ca và cái ly:
Giống nhau: Đều là đồ dùng trong gia đình và dùng để uống nước
Khác nhau: cái ca có vai cầm, cái ly thì không có, cái ca ngắn hơn cái ly, cái ca làm bằng mủ, cái ly làm bằng thủy tinh, ...
Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về đồ dùng trong gia đình khác.
Hoạt động 2: Trò chơi củng cố
Trò chơi 1: “Đồ dùng gì biến mất”
Luật chơi: trẻ phải nói đúng tên đồ dùng bị biến mất
Cách chơi: Cô gắn tranh một số đồ dùng trong bảng, cô cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng trên bảng. Cô cho trẻ nhắm mắt, khi trẻ nhắm mắt, cô bớt đi 1 hoặc 2 đồ dùng rồi cho trẻ nói ra tên đồ dùng bị biến mất
Cô tổ chức cho trẻ chơi vài lần
Trò chơi 2: “Thi xem đội nào nhanh”
- Luật chơi: Trẻ phải gắn đúng tranh theo cô yêu cầu, khi bạn chạm tay, mới được bật lên
- Cách chơi: Cô chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm 5 bạn, trẻ sẽ thực hiện bật qua 3 vòng thể dục sau đó lên gắn tranh, một đội gắn tranh đồ dùng để ăn, một đội gắn tranh đồ dùng để uống, hết giờ đội nào được nhiều tranh nhất là đội chiến thắng
- Sau mỗi lần chơi, cô và trẻ cung đếm và kiểm tra lại, cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ.
IV/. NHẬN XÉT – KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Quan sát đồ dùng trong gia đình
TCDG: “Ném lon”
Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết mình đang học chủ đề gì? Biết được một số tên gọi và đặc điểm đồ dùng trong gia đình. Biết cách chơi trò chơi ném lon
Trẻ chú ý quan sát và chơi đoàn kết với bạn bè
Chuẩn bị: 
Lon và bóng
Tranh chủ đề
TCTV: Đồ dùng trong gia đình, đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống
Tiến hành:
Quan sát đồ dùng trong gia đình
Cô cho trẻ quan sát một số đồ dùng trong gia đình, đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống và trò chuyện về đặc điểm, công dụng của đồ dùng đó
Cho trẻ kể tên một số đồ dùng trong gia đình mình.
Trò chơi “Ném lon”
Luật chơi: Bạn nào ném trúng và làm ngã nhiều lon nhất là ngoài chiến thắng
Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội bằng nhau, cho lần lượt 2 trẻ của 2 đội lên ném, bạn nào ném trúng và ngã nhiều lon nhất là người chiến thắng và được cô và các bạn khen.
Cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ
HOẠT ĐỘNG GÓC
(Như thứ hai)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Trò chơi: Ném bóng vào rổ
Lao động đơn giản “lau bàn ghế, tủ kệ”
*************
I. Mục đích - Yêu Cầu:
- Trẻ cách chơi trò chơi “Ném bóng vào rổ” và biết cách thực hiện nhiệm vụ của mình, lau bàn ghế, tủ kệ
- Cháu chú ý quan sát và thích thú thực hiện nhiệm vụ được giao.
II. Chuẩn bị:
- Qủa bóng, cột ném bóng
- Thau nước, khăn lau
- TCTV: ném bóng vào rổ, lau bàn ghế, tủ kệ
III. Tổ chức hoạt động:
Trò chơi: “Ném bóng vào rổ”
Luật chơi: Trẻ phải ném bóng vào trong rổ
Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội, lần lượt từng trẻ lên ném bóng vào rổ, bạn nào ném vào sẽ được cô và các bạn khen.
Lao động đơn giản “Lau bàn ghế, tủ kệ”
- Cách thực hiện: Các con ơi, hôm nay cô thấy tủ kệ, bàn ghế lớp chúng ta có nhiều bụi bám, cô và các con cùng nhau vệ sinh cho sạch sẽ nhé!
 - Các cháu thực hiện nhiệm vụ
NÊU GƯƠNG
Cả lớp hát một bài và đọc TCBN
Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. 
Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 3 hoa), chấm sổ. 
Khuyến khích những cháu chưa ngoan. 
Vệ sinh đầu tóc gọn gàng, chuẩn bị ra về.
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
Tổng số học sinh:
Số trẻ có mặt:
Số trẻ vắng:
Tên các cháu vắng, lí do: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Các hoạt động trong ngày: 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những cháu chưa nắm được yêu cầu: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Những lưu ý cần thay đổi:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Những cháu có dấu hiệu bất thường:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________
Thứ năm, ngày 26/10/2017
ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
TIỂU CHUẨN BÉ NGOAN
TRÒ CHUYỆN
HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG 
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
NẶN MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
******************
I/.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết phối hợp các kĩ năng nặn để tạo thành một số đồ dùng trong gia đình có bố cục cân đối.
Trẻ chú ý học, tích cực tạo ra sản phẩm/
II/. CHUẨN BỊ:
Đất nặn cho trẻ, bảng con
Nguyên vật liệu: ống hút, hột, hạt, lá cây, hoa, .
TCTV: cái nồi, cái chảo, cái vá
III/. CÁCH TIẾN HÀNH:
Ổn định – giới thiệu
Cô cho các cháu hát bài: “Bé quét nhà”. Khi các cháu hát xong cô trò chuyện với các cháu:
Bài hát có nhắc tới đồ dùng gì trong gia đình gì?
Ngoài ra, trong gia đình của con còn có những đồ dùng gì?
Hôm nay, cô sẽ cho c/c nặn một số đồ dùng trong gia đình, c/c có thích không?
Hoạt động 1: Nặn đồ dùng trong gia đình	
Quan sát mẫu:
Cô cho trẻ quan sát một số mẫu nặn: cái nồi, cái chảo, cái vá, ...
Hỏi trẻ các mẫu nặn có đặc điểm như thế nào?
Ngoài những ĐD này ra còn có những ĐD nào nữa kể cô nghe đi?
Đúng rồi hôm nay cô cháu mình sẽ trổ tài nặn 1 số ĐD trong gia đình xem ai là người khéo tay nhất nha!
Nêu ý tưởng:
Cô cho trẻ nói lên ý tưởng và cách cách thực hiện ĐD mà trẻ đã nói.
Cô nhắc nhở c/c thực hiện cách chia đất, xoay tròn, .để nặn 1 số ĐD trong gia đình
Hoạt động 2: Trẻ thực hành
Cô cho c/c đọc thơ “Giúp mẹ” về chỗ ngồi thực hiện
Cô đi xung quanh lớp theo dõi, gợi ý thêm cho c/c, nhắc nhở c/c thực hiện hoàn thành sản phẩm
Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
Cô cùng c/c chọn sản phẩm.
Cô nhân xét bổ sung sản phẩm chưa đẹp để lần sau c/c thực hiện tốt hơn
GDTT:
 + Cô vừa cho c/c nặn gì?
 + Những ĐD này do ai làm ra ?
 + Muốn có được những ĐD này con phải làm sao?
 + Đúng rồi gia đình đông con thì phải cần nhiều ĐD hơn gia đình ít con, còn những ĐD thì rất dễ vỡ nên khi sử dụng con phải cẩn thận nhẹ tay, xài xong phải vệ sinh sạch sẽ và cất ĐD đúng nơi qui định. 
IV/. NHẬN XÉT – KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát thời tiết
Lao động: Nhặt lá vàng rơi
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết thời tiết hôm nay như thế nào, gọi tên được hiện tượng thời tiết
- Luyện thói quen tốt cho trẻ: nhặt lá và bỏ vào thùng rác cho trẻ 
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh, biết chơi trò chơi với cô
II. Chuẩn bị: 
- Địa điểm ngoài sân trường.
- Thùng rác
- TCTV: Bầu trời, đám mây, trời nắng (mưa)
III. Tiến trình hoạt động
1. Quan sát: Quan sát thời tiết 
- Cho trẻ quan sát thời tiết
- Trò chuyện với trẻ về thời tiết đang quan sát: nắng, mưa, gió
- Cho trẻ thảo luận và bổ sung ý kiến cho nhau
- Giáo dục trẻ biết bảo về môi trường, khi đi nắng phải đội nón...
2. LĐĐG: Nhặt lá vàng rơi
- Cho trẻ chơi : Bão tới
+ Chúng ta vừa chơi trò chơi gì ?
+ Đây là gì ?
Bão tới làm rơi nhiều lá quá, bẩn hết cả sân trường rồi, làm thế nào bây giờ ?
+ Cô cho trẻ nhặt lá bỏ vào thùng rác
Giáo dục: trẻ biết bỏ rác vào thùng rác, giữ gìn vệ sinh. Khi nhặt xong biết rửa tay sạch sẽ
- Cô hướng dẫn trẻ kĩ năng nhặt lá
- Quan sát và gợi mở cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG GÓC
(Như thứ hai)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
TTKT: Dạy thơ “Em yêu nhà em”
Trò chơi “Nhảy lò cò”
I. Mục đích - Yêu Cầu:
- Trẻ biết biết cách chơi “nhảy lò cò” và thuộc bài thơ “Em yêu nhà em”
- Rèn nhanh nhẹn, rèn luyện cơ chân cho trẻ, rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ
- Cháu tham gia chơi 1 cách hứng thú, biết chờ đến lượt và biết đọc theo cô.
II. Chuẩn Bị:
- Cô vẽ 2 vạch : xuất phát, đích
- Tranh nội dung bài thơ “Em yêu nhà em”
- TCTV: chim sẻ, gà mái hoa mơ, chuối mật
III.Tiến Hành:
1. TTKT: Dạy thơ “Em yêu nhà em”
- Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần
- Cô dạy cả lớp đọc vài lần
- Cả lớp – tổ - nhóm cá nhân đọc
2. Trò chơi: “Nhảy lò cò”
Luật chơi: Bạn nào để chân xuống bị thua và phải ra ngoài một lần chơi
Cách chơi: Mỗi lần 10 bạn, trẻ sẽ co một chân lên, tay ôm lấy chân, trẻ còn lại hát: “Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe, nhảy lò cò cho nó khỏe cái giò” và trẻ sẽ nhảy, trong khi nhảy, bạn nào bị rơi chân xuống đất là thua và phải ra ngoài sau một lần chơi.
NÊU GƯƠNG
Cả lớp hát một bài và đọc TCBN
Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. 
Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 3 hoa), chấm sổ. 
Khuyến khích những cháu chưa ngoan. 
Vệ sinh đầu tóc gọn gàng, chuẩn bị ra về.
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
Tổng số học sinh:
Số trẻ có mặt:
Số trẻ vắng:
Tên các cháu vắng, lí do: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Các hoạt động trong ngày: 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những cháu chưa nắm được yêu cầu: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Những lưu ý cần thay đổi:
.....................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxlop 5 tuoi nhanh 2 do dung trong gia dinh_12199848.docx