Giáo án Mẫu giáo lớn - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: truyện “Ba cô gái” (tiết 1)

GIÁO ÁN TẬP DẠY

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Đề tài: Truyện “Ba cô gái” (tiết 1)

Chủ đề: Gia đình

Độ tuổi: Mẫu giáo Lớn

Thời gian: 30-35 phút

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện và tính cách của các nhận vật đó.

- Trẻ ghi nhớ diễn biến và nội dung câu chuyện: Chị Cả và chị Hai không yêu thương mẹ. Còn cô Út thì rất yêu thương mẹ của mình.

2. Kỹ năng:

- Luyện kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.

- Phát triển khả năng chú ý, quan và ghi nhớ có chủ định.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.

- Giáo dục trẻ biết yêu thương, mọi người trong gia đình, hiếu thảo với bố

mẹ.

 

docx 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 2196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: truyện “Ba cô gái” (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TẬP DẠY
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài: Truyện “Ba cô gái” (tiết 1)
Chủ đề: Gia đình
Độ tuổi: Mẫu giáo Lớn
Thời gian: 30-35 phút
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức:
Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện và tính cách của các nhận vật đó.
Trẻ ghi nhớ diễn biến và nội dung câu chuyện: Chị Cả và chị Hai không yêu thương mẹ. Còn cô Út thì rất yêu thương mẹ của mình.
Kỹ năng:
Luyện kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
Phát triển khả năng chú ý, quan và ghi nhớ có chủ định.
Thái độ:
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
Giáo dục trẻ biết yêu thương, mọi người trong gia đình, hiếu thảo với bố 
mẹ.
CHUẨN BỊ:
Đối với cô
Đối với trẻ
- Đàn ghi bài hát “ Gia đình nhỏ hạnh phúc to” và ‘ Múa cho mẹ xem”.
- Sa bàn minh họa truyện “ Ba cô gái”.
- Slide minh họa truyện “Ba cô gái”.
 + Slide 1: Bà mẹ và ba cô con gái
 + Slide 2: Ba cô con gái đã lớn khôn.
 + Slide 3: Ba cô gái đi lấy chồng xa, bà mẹ ở nhà một mình.
 + Slide 4: Bà mẹ bị ốm, bà gọi sóc con đến, nhờ sóc đưa thư cho các con.
 + Slide 5: Sóc con đưa thư đến nhà chị Cả.
 + Slide 6: Chị cả biến thành con Rùa.
 + Slide 7: Sóc con đến nhà chi Hai.
 + Slide 8: Chị Hai biến thành con nhện.
 + Slide 9: Sóc con đưa thư đến nhà chị Út.
 + Slide 10: Chị Út vội vàng chạy về thặm mẹ.
 + Slide 11: Chị Út được mọi người yêu quý.
- Trẻ thuộc bài hát “ Gia đình nhỏ hạnh phúc to” và bài “Múa cho mẹ xem”
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định và giới thiệu bài (2-3p):
- Cho trẻ hát bài “ Gia đình nhỏ hạnh phúc to”.
+ Vừa rồi chúng mình vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
- Trong bài hát, mọi người trong gia đình đối xử với nhau như thế nào?
- Các con ạ, có một bà mẹ, mặc dù rất nghèo, vẫn yêu thương các con của mình. Liệu rằng, các cô con gái của bà có yêu thương bà hay không? Các con hãy cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “ Ba cô gái” của truyện cổ Việt Nam nhé!
2. Nội dung (26-29 p).
2.1.Hoạt động 1: Cô kể chuyện (7-8 phút)
- Cô kể chuyện “ Ba cô gái” diễn cảm lần 1.
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Cô kể chuyện lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa.
2.2. Hoạt động 2: Trích dẫn - đàm thoại (17-18 phút)
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Bà mẹ là người như thế nào?
+ Khi bị ốm, bà đã nhờ Sóc con làm gì?
+ Bà mẹ đã nói với Sóc như thế nào?
=> Bà mẹ rất yêu thương các cô con gái. Khi các cô con gái đi lấy chồng, bà mẹ ngày một già yếu. Khi bị ốm, bà đã gọi Sóc con đến và nhờ Sóc đưa tin cho các cô con gái của bà.
* Trích dẫn: “Ngày xửa con sẽ đi ngay”.
+ Sóc con đã đem thư cho ai đầu tiên?
+ Khi đó chị Cả đang làm gì? Sóc con đã nói gì với chị Cả?
+ Chị Cả đã nói gì khi nghe tin mẹ ốm?
+ Điều gì đã xảy ra với chị Cả?
+ Sau đó, Sóc con đi đến nhà ai tiếp theo?
+ Khi Sóc đến, chị Hai đang làm gì? Chị Hai đã bị biến thành con gì?
=> Chị Cả và chị Hai không về thăm mẹ, nên đã bị biến thành một con rùa và một con nhện đấy.
* Trích dẫn: “Sóc con đưa thi đến nhà chị Cả chị Hai biến thành con nhện to, suốt đời giăng tơ”.
+ Sau đó, Sóc con đã đến nhà ai?
+ Khi nghe tin mẹ ốm thì chị Út đã có thái độ gì?
+ Các con thấy cô Út là người như thế nào?
- Cô Út là một người rất hiếu thảo, khi nghe tin mẹ ốm, cô Út đã rất lo lắng và chạy về thăm mẹ. Và cũng chính nhờ sự hiếu thảo đó mà cô luôn được mọi người quý mến đấy.
* Trích dẫn “ Sóc con buồn bã mang thư đến nhà cô Út đến hết”.
+ Các con yêu quý nhân vật nào nhất?
* Giáo dục:
+ Trong gia đình, các con có yêu quý bố mẹ không? Vì sao?
+ Để tỏ lòng biết ơn đối với bố mẹ, chúng ta phải làm gì?
=> Cô mong rằng các con sau khi nghe câu chuyện này, ai cũng đều yêu thương bố mẹ, cũng như là những người thân trong gia đình mình. Các con có đồng ý không?
2.3. Hoạt động 3: Củng cố ( 2-3p):
- Câu chuyện “Ba cô gái” thật ý nghĩa, vậy nên cô đã thể hiện lại nôi dung câu chuyện trên sa bàn. Và sau đây, cô mời cả lớp cùng ngồi thật ngoan và hướng mắt lên sa bàn để chúng ta cùng theo dõi câu chuyện nhé!
- Cô kể chuyện trên sa bàn.
3. Kết thúc ( 2-3p):
Các con ạ, cha mẹ là người sinh ra chúng ta, nuôi dạy chúng ta nên người, vì vậy, chúng ta phải biết yêu quý cha mẹ giống như cô Út trong câu chuyện nhé!
Và để có một món quà thật ý nghĩa để tặng mẹ, bây giờ, chúng mình sẽ cùng hát và múa bài ‘‘Múa cho mẹ xem ’’, chúng mình có đồng ý không  ?
- Cho trẻ múa hát.
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Yêu thương, quan tâm nhau.
- Trẻ lắng nghe
- Chuyện “ Ba cô gái”
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe và quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Yêu thương các con.
- Trẻ trả lời.
- Chị Cả.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Phải vâng lời, hiếu thảo với bố mẹ.
- Trẻ chú ý quan sát, lắng nghe cô kể chuyện.
- Đồng ý
- Trẻ múa hát

Tài liệu đính kèm:

  • docxPhat trien Ngon ngu 5 tuoi Giao an ca nam_12199159.docx