Giáo án môn Địa lí 8 (cả năm)

PHẦN I : THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC

Chương XI: CHÂU Á

Tiết 1 - Bài 1

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN

I. MỤC TIÊU:

 Sau bài học sinh cần:

 1. Kiến thức:

- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ.

- Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ châu Á.

- Trình bày được đặc điểm về địa hình khoáng sản châu Á.

 2. Kỹ năng

- Rèn luyện củng cố và phát triển các kĩ năng đọc phân tích và so sánh các đối tượng địa lí trên bản đồ, lược đồ.

 

doc 218 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1168Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí 8 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nghiệp tăng, công nghiệp tăng, dịch vụ giảm.
 	d. Nông nghiệp giảm, dịch vụ tăng mạnh, công nghiệp tăng.
 	4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà : (1’)
 	- Học và trả lời câu hỏi theo SGK
 	- Làm bài tập 2 SGK.
 	- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
 	- Chuẩn bị trước bài 17 “ Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN ).
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Về nội dung : ................................................................................................................
Về phương pháp : .........................................................................................................
Về thời gian : ................................................................................................................
Ngày soạn : 07 / 1 / 2014
 Ngày giảng : 13 /1/2014. Lớp 8A
 Ngày giảng : 10 /1/2014. Lớp 8B
 Ngày giảng : 10 /1/2014. Lớp 8C
Tiết 21, Bài 17 
HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
 	I. Mục tiêu bài học :
 	1. Kiến thức :
 	- Trình bày được một số đặc điểm nổi bật về hiệp hội các nước Đông Nam Á: Quá trình thành lập, các nước thành viên, mục tiêu hoạt động, VN trong ASEAN.
2. Kĩ năng :
 	- Củng cố kĩ năng phân tích bảng số liệu, tư liệu, tranh ảnh về quá trình phát triển, những hoạt động, những thành tựu của sự hợp tác trong kinh tế - xã hội của các quốc gia trong hiệp hội.
 	- Hình thành thói quen quan sát theo dõi thu thập thông tin, tài liệu qua các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Thái độ :
 	- Học sinh có ý thức học tập
 	II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. GV :
 	- Bản đồ các nước Đông Nam Á.
 	- Tư liệu, tranh ảnh về các nước trong khu vực Đông Nam Á.
 	- Tóm tắt các giai đoạn thay đổi của hiệp hội (ASEAN)
2. HS : 
- Chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình bài dạy: 
 	1. Kiểm tra bài cũ : (6’)
 	? Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hoá khá nhanh song chưa vững chắc, cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á có gì thay đổi?
 	- Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc các khoản nợ nước ngoài rất lớn nên dễ bị tác động từ bên ngoài. Môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế.
 	- Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á đang có sự chuyển dịch theo xu hướng tích cực từ chú trọng sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
 */ Đặt vấn đề vào bài mới : 
 Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào ngày 8/8/1967. Việc thành lập ASEAN đã tạo điều kiện và thúc đẩy nền kinh tế của các nước trong khu vực phát triển.
 2. Bài mới :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
GV: Hướng dẫn hs quan sát H17.1 SGK
?. Hiệp hội các nước ĐNÁ thành lập ngày tháng năm nào?
? Năm quốc gia đầu tiên ra nhập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?
? Từ khi thành lập đến nay có những quốc gia nào tiếp tục gia nhập ASEAN?
? Mục tiêu ban đầu của hiệp hội là gì?
? Đến nay mục tiêu của hiệp hội có gì thay đổi? 
GV: Các nước cùng hợp tác trên xu hướng tự nguyện, bình đẳng trên quan hệ, tôn trọng chủ quyền, an ninh chính trị của nhau.
? Bằng những kiến thức đã học hãy cho biết các nước Đông Nam Á có những điều kiện nào để hợp tác phát triển kinh tế?
GV: Hướng dẫn học sinh đọc “Vị trí ....... Nhân công và nguyên liệu” Kết hợp với quan sát H17.2 SGK
? Các nước Ma-lay-xia, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a đã hợp tác về kinh tế như thế nào, đã đạt được hiệu quả gì?
GV: Hướng dẫn hs đọc phần chữ in nghiêng trong mục 3 SGK
? Lợi ích trong quan hệ mậu dịch và hợp tác của Việt Nam với ASEAN là gì?
? Ngoài những cơ hội trên Việt nam còn gặp những thách thức nào?
1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á. (11’)
- Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập 8/08/1967 gồm năm thành viên đầu tiên
HS: Thái Lan, Ma-lay-xia, Xin-ga-po, In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin
HS: Các quốc gia còn lại tiếp tục gia nhập ASEAN: Bru-nây, Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia. Việt Nam gia nhập ASEAN vào 28/7/1995.
HS: trong thập niên 60 – 70 ba nước đông dương đang tiến hành cuộc chiến chống đế quốc Mĩ, nên mục tiêu lúc đầu của Hiệp hội là hợp tác về mặt quân sự
HS: Sang thập niên 90 trong bối cảnh toàn cầu hoá, giao lưu, hợp tác giữa các nước trong khu vực được cải thiện. Đến năm 1998 mục tiêu: Đoàn kết và hợp tác vì 1 ASEAN hoà bình ổn định và phát triển đồng đều.
- Trong 25 năm đầu hợp tác về quân sự, mục tiêu giữ vững hoà bình an ninh ổn định của khu vực.
- Ngày nay mở rộng hợp tác trong mọi lĩnh vực nhằm thúc đẩy nền kinh tế khu vực phát triển đi lên.
2. Hợp tác để phát triển kinh tế xã hội : (14’)
HS: Có chung vị trí địa lí có những nét tương đồng trong văn hoá, sinh hoạt, sản xuất và lịch sử phát triển
 - Các nước đã tiến hành hợp tác về kinh tế “Lập tam giác tăng trưởng kinh tế Xi-Giô-Ri” Đạt được thành tựu to lớn. Đó là tiền đề cho sự hợp tác toàn diện trong khu vực sau này
- Các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để hợp tác phát triển kinh tế - xã hội. Sự hợp tác đã đem lại hiệu quả to lớn trong mọi lĩnh vực với các nước thành viên.
3. Việt Nam trong ASEAN : (10’)
HS: Tốc độ trao đổi mậu dịch giữa các quốc gia trong khu vực tăng nhanh chóng
 Dự án hành lang đông tây được thực hiện
 Các mối quan hệ giao lưu kinh tế văn hoá ngày càng mở rộng
HS: Chênh lệch về trình độ phát triểnkinh tế, giá bán hàng cao nên khó cạnh tranh với các nước khác. Các nước ĐNA có nhiều mặt hàng giống nhau nên càng dễ sảy ra cạnh chanh trong xuất khẩu, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...
- Tham gia vào ASEAN Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng có nhiều thách thức cần vượt qua 
3. Củng cố : (3’)
 	- Hãy lập bảng các nước gia nhập ASEAN theo thứ tự thời gian.
 	- Mục tiêu của sự hợp tác trong ASEAN thay đổi theo thời gian như thế nào?
4. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà : (1’)
 	- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
 	- Làm bài tập 2 SGK. Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
 	- Chuẩn bị trước bài 18 “Thực Hành: Tìm hiểu Lào và Cam-Pu-Chia”.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Về nội dung : ................................................................................................................
Về phương pháp : .........................................................................................................
Về thời gian : ................................................................................................................
=======================================
Ngày soạn : 11 / 1 / 2014
 Ngày giảng : 14 /1/2014. Lớp 8A
 Ngày giảng : 14 /1/2014. Lớp 8B
 Ngày giảng : 14 /1/2014. Lớp 8C
Tiết 22, Bài 18 
THỰC HÀNH
TÌM HIỂU LÀO VÀ CAM - PU - CHIA
I. Mục tiêu bài thực hành :
 	1. Kiến thức :
 	- Biết tập hợp và sử dụng các tư liệu để tìm hiểu vị trí địa lí của một quốc gia
 	- Trình bày lại kết quả làm việc bằng văn bản.
 	2. Kĩ năng :
 	- Đọc phân tích bản đồ địa lí, xác định vị trí địa lí, xác định sự phân bố các đối tượng địa lí trên bản đồ, nhận xét mối quan hệ giữa thành phần tự nhiên và phát triển kinh tế- xã hội
 	- Đọc phân tích, nhận xét các bảng số liệu thống kê các tranh ảnh về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội của Lào và Cam-Pu-Chia.
3. Thái độ :
 	- HS có uý thức tự giác và nghiêm túc trong quá trình học tập
 	II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. GV :
 	- Bản đồ các nước Đông nam Á.
 	- Lược đồ tự nhiên kinh tế Lào và Cam-pu-chia.
 	- Tranh ảnh về kinh tế xã hội Lào và Cam-pu-chia.
2. HS : 
 	- Đọc bài ở nhà và sưu tầm tài liệu về Lào và Cam-pu-chia
 	III. Tiến trình bài học :
1. Kiểm tra bài cũ : không
*/ Đặt vấn đề vào bài mới : (1’)
Để tạo điều kiện cho các em biết cách thu thập tài liệu để viết báo cáo về địa lí 1 quốc gia. Chúng ta cùng tìm hiểu về 2 nước láng giềng của đất nước ta đó là Lào và Cam-pu-chia
2. Bài mới : (40’)
 	- Nội dung bài thực hành cần tìm hiểu về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế của Lào và Cam-pu-chia.
 	- Do nội dung của bài dài nên không thể thực hiện hết các nội dung, cần phân thành các nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nội dung.
 	- Mỗi bàn là một nhóm theo thứ tự từ trên xuống dưới.
 	+ Các bàn có số chẵn tìm hiểu về vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên.
 	+ Các bàn có số lẻ tìm hiểu về đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội.
 	- Các nhóm thảo luận theo hướng dẫn và báo cáo kết quả.
 	- GV: Chuẩn hoá kiến thức.
 	1. Vị trí địa lí: 
Tên nước
CAM-PU-CHIA
LÀO
Diện tích
181.000 km2
236.800 km2
Vị trí địa lí
- Thuộc bán đảo Đông Dương. Phía đông và đông nam giáp Việt Nam. Đông bắc giáp Lào. Tây bắc và bắc giáp Thái Lan. Tây nam giáp vịnh Thái Lan
- Thuộc bán đảo Đông Dương. Phía đông giáp Việt Nam. Bắc giáp Trung Quốc, Mi-an-ma. Tây giáp Thái Lan. Nam giáp Cam-pu-chia.
Khả năng liên hệ với nước ngoài
- Có khả năng liên hệ với nước ngoài bằng tất cả các loại hình giao thông vận tải
- Bằng đường bộ, đường sông, đường sắt, và đường hàng không (do nằm sâu trong nội địa)
2. Điều kiện tự nhiên: 
Các yếu tố tự nhiên
CAM-PU-CHIA
LÀO
Địa hình
- 75% diện tích lãnh thổ là đồng bằng phân bố ở trung tâm, các dãy núi cao nằm ven biên giới với Thái Lan như dãy Các-đa-môn, Đăng Rếch, các cao nguyên nằm ở phía đông bắc và phía đông giáp với biên giới Lào và Việt Nam.
- 90% Diện tích lãnh thổ là núi và cao nguyên, các dãy núi cao phân bố ở hướng bắc giáp biên giới Trung Quốc và Việt nam, các cao nguyên phân bố ở phía tây giáp biên giới Việt Nam. Đồng bằng nhỏ hẹp nằm ở hướng đông nam giáp biên giới Thái Lan, Cam-pu-chia
Khí hậu
- Mang tính chất nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo (Nóng quanh năm).
+ Mùa mưa: T4 – T10 có gió tây nam hoạt động.
+ Mùa khô: T11 – T3 chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
- Mang tính chất nhiệt đới gió mùa, mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió tây nam, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
Sông ngòi
- Sông Mê Công, Tôn-nê-sáp, biển hồ
- Sông lớn nhất là sông Mê Công
Thuận lợi
- Cây cối phát triển quanh năm.
- Sông ngòi, biển hồ cung cầp thuỷ sản và nước ngọt
- Đồng bằng chiếm diện tích lớn đất đai mầu mỡ
- Ấm áp quanh năm trừ miền bắc.
- Sông Mê Công cung cấp nguồn nước dồi dào
- Đồng bằng đất đai màu mỡ
Khó khăn
- Mùa khô thường thiếu nước, mùa mưa gây lũ lụt
- Diện tích đất nông nghiệp ít, mùa khô thường thiếu nước
3. Điều kiện dân cư - xã hội.
Đặc điểm
CAM-PU-CHIA
LÀO
Dân cư
- Số dân 12,3 tr người, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao 1,7% năm 2000
- Mật độ dân số trung bình 67 ng/km2 (Thế giới là 46 ng/km2)
- Thành phần dân tộc chủ yếu là người Khơme chiếm 90%, người Việt 5%, Hoa 1%, Các dân tộc khác 4%.
- Ngôn ngữ phổ biến Khơme
- 80% dân số sống ở nông thôn 95% dân cư theo đạo phật 35% dân cư biết chữ
- Số dân 5,5tr người, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao 2,3% năm 2000
- Mật độ dân số thấp 22ng/km2
- Người Lào chiếm 50%, Thái chiếm 13%, Mông chiếm 13% Còn lại là các dân tộc khác chiếm 24%
- Ngôn ngữ phổ biến là tiếng Lào
- 78% Dân cư sống ở nông thôn, 60% theo đạo phật, 56% dân cư biết chữ
GDP năm 2000
- 280 USD/ ng/năm. Mức sống thấp
317 USD/ng/năm. Mức sống thấp.
Trình độ lao động
- Thiếu đội ngũ lao động có trình độ cao
- Dân số ít thiếu cả lao động về số lượng và chất lượng
Các thành phố lớn
- Thủ đô: Phnôm Pênh.
- Các thành phố lớn: Bát-đom- boong, Công Pông Thoong, Xiêng Riệp.
- Thủ đô: Viêng Chăn
- Các thành phố lớn: Xa- Van- Na Khẹt, Luông Pha Băng.
 4. Kinh tế:
Kinh tế
CAM-PU-CHIA
LÀO
Cơ cấu %
 Năm 2000
- Nông nghiệp: 37,1%
- Công nghiệp: 20%
- Dịch vụ: 42,2%
Năm 2000
- Nông nghiệp: 52,9%
- Công nghiệp: 22,8%
- Dịch vụ: 24,3%
Điều kiện phát triển
- Biển hồ rộng, khí hậu nóng
- Đồng bằng rộng lớn, đất đai mầu mỡ
- Khoáng sản: Quặng sắt, Man gan, Vàng, Đá vôi.
- Nguồn nướcdồi dào có tiềm năng lớn về thuỷ điện đặc biệt là trên sông Mê Công.
- Diện tích rừng rộng lớn
- Khoáng sản đa dạng
Các ngành sản xuất
- Trồng lúa gạo, cây công nghiệp.
- Phát triển đánh cá nước ngọt.
- Công nghiệp chưa phát triển, chủ yếu dựa và khai thác chế biến gỗ.
- Nông nghiệp phát triển trồng cây công nghiệp
3. Củng cố : (3’)
GV: Nhận xét giờ thực hành 
? Khái quát lại điều kiện tự nhiên, dân cư xã hội của Lào và Cam-pu-chia? 
4. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà : (1’)
 	- Chuẩn bị trước bài 22 “Việt nam đất nước con người”
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Về nội dung : ................................................................................................................
Về phương pháp : .........................................................................................................
Về thời gian : ................................................................................................................
=======================================
Ngày soạn : 14 / 1 / 2014
 Ngày giảng : 20 /1/2014. Lớp 8A
 Ngày giảng : 17 /1/2014. Lớp 8B
 Ngày giảng : 17 /1/2014. Lớp 8C
Tiết 23
ÔN TẬP VỀ DÂN CƯ, KINH TẾ XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Củng cố lại kiến thức dân cư kinh tế của Đông Nam Á
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng đọc các bản đồ, lược đồ phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á để hiểu và trình bày.
- Củng cố kĩ năng phân tích bảng số liệu, đọc phân tích bản đồ, lược đồ.
3. Thái độ :
- Có thái độ yêu thích môn học, yêu thích tìm hiểu khu vưc mà mình đang sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên :
- Soạn bài, SGK, SGV
2. Học sinh :
- Học và chuẩn bị bài 
III. Tiến rình bài giảng :
1. Kiểm tra bài cũ : (6’)
?. Em hãy trình bày điều kiện dân cư và kinh tế của Lào ?
- Số dân 5,5tr người, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao 2,3% năm 2000
- Mật độ dân số thấp 22ng/km2
- Người Lào chiếm 50%, Thái chiếm 13%, Mông chiếm 13% Còn lại là các dân tộc khác chiếm 24%
- Ngôn ngữ phổ biến là tiếng Lào
- 78% Dân cư sống ở nông thôn, 60% theo đạo phật, 56% dân cư biết chữ
- Dân số ít thiếu cả lao động về số lượng và chất lượng
Năm 2000
- Nông nghiệp: 52,9%
- Công nghiệp: 22,8%
- Dịch vụ: 24,3%
- Nguồn nước dồi dào có tiềm năng lớn về thuỷ điện đặc biệt là trên sông Mê Công.
- Diện tích rừng rộng lớn
- Khoáng sản đa dạng
- Công nghiệp chưa phát triển, chủ yếu dựa và khai thác chế biến gỗ.
- Nông nghiệp phát triển trồng cây công nghiệp
*/ Đặt vấn đề vào bài mới :
Để hiểu rõ hơn về kinh tế xã hội của Đông Nam Á chúng ta vào bài hôm nay.
2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
?. Em hãy nhận xét về dân cư Đông Nam Á ?
?. Đọc tên các quốc gia của khu vực ?
?. Đọc tên các thủ đô của các nước trong khu vực ?
?. Quốc gia nào có diện tích lớn nhất ?
?. Có những ngôn ngữ nào được dùng phổ biến ở khu vực, điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội và giao lưu giữa các khu vực?
GV: Hướng dẫn hs quan sát H16 SGK và bản đồ treo tường.
?. Dân cư Đông Nam Á thuộc chủng tộc nào, nêu đặc điểm sự phân bố dân cư ở đây?
?. Em có nhận xét gì về nét sinh hoạt, sản xuất, tôn giáo của người dân ở khu vực Đông Nam Á?
?. Với những nét tương đồng đó có ý nghĩa như thế nào trong sự hợp tác giữa các nước trong khu vực?
?. Qua kiến thức đã học em có nhận xét gì về kinh tế các nước Đông Nam Á ?
?. Em hãy chứng minh nhận xét trên ?
?. Nhận xét gì về cơ cấu kinh tế của các quốc gia trong khu vực?
Gv. Kết bài
1. Dân cư : ( 15’)
- Đông Nam Á có số dân đông, dân số trẻ nguồn lao động dồi dào.
- VN, Lào Campuchia, Thái Lan, Sin gapo, Bruney, Philippin, Inđônêxia,...
- Đọc tên
- Học sinh tìm và trả lời
- Ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, Hoa và Mã lai....
- Dân cư thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít và Ôxtralôít. Phân bố dân cư không đồng đều, tập trung chủ yếu ở ven biển và trong các đồng bằng châu thổ.
- Do nằm trong cùng một khu vực nên Đông Nam Á có những nét tương đồng trong sinh hoạt sản xuất, song cũng có nét riêng biệt trong phong tục tập quán sinh hoạt .....
- Là điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện của các nước trong khu vực 
 2. Kinh tế : ( 15’)
- Nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc
- Do cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan 1997-1998
- Từ 1980 – 1996 Tăng trưởng nhanh, đến năm 1998 mức tăng trưởng ở nhiều quốc gia ở mức âm.
- Cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực từ chú trọng sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
3. Củng cố : ( 8’)
Gv. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
4. Hướng dẫn về nhà học và làm bài : ( 1’)
- Về nhà học bài
- Chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Về nội dung : ................................................................................................................
Về phương pháp : .........................................................................................................
Về thời gian : ................................................................................................................
Ngày soạn : 18 / 1 / 2014
 Ngày giảng : 21 /1/2014. Lớp 8A
 Ngày giảng : 21 /1/2014. Lớp 8B
 Ngày giảng : 21 /1/2014. Lớp 8C
PHẦN HAI
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
 Tiết 24, Bài 22 VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
 	- Biết vị trí Việt nam trên bản đồ thế giới.
- Biết Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực ĐNÁ.
2. Kĩ năng : 
- Rèn luyện kĩ năng xác định vị trí của nước ta trên bản đồ thế giới.
3. Thái độ :
 	- Hs có thái độ học tập tích cực
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. GV :
 	- Bản đồ các nước trên thế giới.
 	- Bản đồ các nước khu vực Đông Nam Á.
2. HS : 
- Chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình bài dạy :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra 
* / Đặt vấn đề vào bài mới : (1’)
 Phần địa lí Việt Nam bao gồm phần tự nhiên (lớp 8) và phần địa lí kinh tế kinh tế-xã hội (Lớp 9) sẽ giới thiệu giúp chúng ta hiểu những nét cơ bản về đặc điểm tự nhiên, nền kinh tế xã hội của nước ta trong từng giai đoạn phát triển.
 	Trong nội dung bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nét khái quát về đất nước chúng ta.
2. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
GV: Treo bản đồ thế giới và giới thiệu. Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ....
GV: Yêu cầu hs quan sát h17.1 SGK
? Việt Nam gắn liền với Châu lục nào, đại dương nào? Việt Nam có chung đường biên giới với những quốc gia nào?
GV: Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Chính vì vậy Việt Nam có đầy đủ các đặc điểm tự nhiên, văn hoá lịch sử của khu vực Đông Nam Á.
? Bằng kiến thức đã học và kiến thức thực tế em hãy chứng minh cho nhận xét trên?
GV: Ngày nay với vai trò là một trong các thành viên ASEAN, Việt Nam đang mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.
? Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào?
GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung mục 2 SGK
THẢO LUẬN NHÓM
? Dựa vào kiến thức SGK và H22.1, bảng 22.1 Hãy cho biết tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam qua từng thời kì, lấy ví dụ chứng minh?
GV: Chuẩn hoá kiến thức.
+ Trong và ngay sau chiến tranh nền kinh tế nước ta bị tàn phá kiệt quệ.
+ Từ 1986 đến nay với công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế, nông nghiệp đạt được những thành tựu to lớn từ một nước thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai, thứ ba trên thế giới.
 Công nghiệp từng bước được khôi phục và phát triển với cơ cấu đa dạng có nhiều ngành hiện đại như trong H22.1 SGK.
 Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối và hợp lí, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng VD: Bảng 22.1
? Mục tiêu tổng quát về kinh tế trong các giai đoạn từ 2000 – 2020 là gì?
?. Ngoài những bước phát triển kinh tế thì VN còn có những đặ điểm gì ?
- Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ĐCSVN, đất nước ta đang có những đổi mới to lớn và sâu sắc. Vượt qua những khó khăn do chiến tranh để lại và nề nếp sản xuất cũ kém hiệu quả, nhân dân ta đang tích cực xây dựng nền kinh tế xã hội theo con đường kinh tế thị trường định hướng XHCN, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành 1 nước công nghiệp hiện đại.
GV: Hướng dẫn hs đọc nội dung mục 3 SGK
? Bằng những kinh nghiệm và kiến thức trong quá trình học em hãy cho biết để học tốt địa lí Việt Nam cần có những phương pháp nào? 
1. Việt Nam trên bản đồ thế giới: (15’)
HS: VN gắn liền với lục địa Á-ÂU, giáp với các đại dương: Biển Đông, TBD. Có chung đường biên giới với Lào và Cam-pu-chia
- Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nước độc lập có chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
- VN gắn liền với lục địa Á, Âu nằm ở phía đông bán đảo đông dương và nằm gần trung tâm ĐNÁ .
- Phía bắc giáp TQ, phía tây giáp Lào và CPC, phía đông giáp biển đông.
HS: Việt Nam có nếp sinh hoạt, làm ăn, phong tục tập quán, có lịch sử đấu tranh giải phong dân tộc tương đồng với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
HS: Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995.
- Việt Nam là một trong những quốc gia có đầy đủ các đặc điểm của khu vực Đông Nam Á.
2. Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển : ( 20’)
HS: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
HS: Từ 2000 – 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng thấp kém. Đến 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- văn Hóa có nền văn minh lúa nước ; tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc và ngôn ngữ gắn bó với các nước trong khu vực.
Lịch sử là lá cờ đầu trong khu vực về chống thực dân pháp và đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc.
- Là thành viên của ASEAN từ năm 1995
3. Học địa lí Việt Nam như thế nào : (5’)
- Cần đọc kĩ SGK và làm đầy đủ các bài tập, cần sưu tầm tư liệu, khảo sát thực tế, sinh hoạt ngoài trời, du lịch ...
3. Củng cố : (3’)
 	- Trình bày vị trí giới hạn của Việt Nam trên bản đồ thế giới?
 	- Mục tiêu chiến lược tổng quát từ năm 2000 – 2020 của nước ta là gì?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : (1’)
 	- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
 	- Làm bài tập 2,3 SGK. 
 	- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
 	- Chuẩn bị trước bài 23 “Vị trí giới hạn hình dạng Lãnh thổ Việt Nam”.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Về nội dung : ................................................................................................................
Về phương pháp : ........................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12293419.doc