Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 12: Nước Văn Lang - Trường Tiểu Học Và THCS Đông Thọ

I/ Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Hs cần nắm được:

 - Những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang.

 - Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta tuy còn sơ khai, nhung đó là một tổ chức quản lý đất nước vững bền, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.

2. Kĩ năng:

 - Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử và kĩ năng vẽ sơ đồ một tổ chức nhà nước sơ khai.

3. Tư tưởng, tình cảm, thái độ.

 - Bồi dưỡng cho hs lòng tự hào dân tộc, nước ta có lịch sử phát triển lâu đời, đồng thời giáo dục cho các em có hình ảnh cộng đồng.

II/ Chuẩn bị:

 GV : Sơ đồ bộ máy nhà nước.

 HS : SGK, vở ghi và bảng phụ.

III/ Tiến trình bài học

1. Kiểm tra bài cũ:

 - Những nét mới về kinh tế xã hội của cư dân Lạc Việt.

 - Hãy nêu những dẫn chứng nói lên trình độ phát triển sản xuất thời kì văn hoá Đông Sơn.

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 12: Nước Văn Lang - Trường Tiểu Học Và THCS Đông Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu Học Và THCS Đông Thọ
Ngày soạn: 
Tuần 13 	
Tiết 13	
BÀI 12: NƯỚC VĂN LANG
I/ Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: Hs cần nắm được:
 - Những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang.
 - Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta tuy còn sơ khai, nhung đó là một tổ chức quản lý đất nước vững bền, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.
2. Kĩ năng:
 - Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử và kĩ năng vẽ sơ đồ một tổ chức nhà nước sơ khai.
3. Tư tưởng, tình cảm, thái độ.
 - Bồi dưỡng cho hs lòng tự hào dân tộc, nước ta có lịch sử phát triển lâu đời, đồng thời giáo dục cho các em có hình ảnh cộng đồng.
II/ Chuẩn bị:
 GV : Sơ đồ bộ máy nhà nước.
 HS : SGK, vở ghi và bảng phụ.
III/ Tiến trình bài học
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Những nét mới về kinh tế xã hội của cư dân Lạc Việt.
 - Hãy nêu những dẫn chứng nói lên trình độ phát triển sản xuất thời kì văn hoá Đông Sơn.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Con người sinh sống trên đất nước ta đã luôn cải tiến công cụ sản xuất, năng xuất lao động ngày càng tăng lên. Đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện. Xã hội ngày càng có sự thay đổi mạnh mẽ – Nhà nước Văn Lang ra đời. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Được tổ chức ra sao? Ta đi tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ1: Cá nhân – Nhóm.
GV? Vào cuối TK XIII Đầu TK VII TCN ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có gì thay đổi lớn?
GV? Theo em truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh nói lên hoạt động gì cùa nhân dân ta hồi đó?
GV? Để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, người Việt cổ lúc đó làm gì?
- Gv hướng dẫn hs quan sát hình 31, 32 SGk và thảo luận:
Thảo luận nhóm: Em có nhận xét gì về vũ khí trong các hình 31, 32?
GV gọi 1 hs bất kì của nhóm thuyết trình lại.
GV nhận xét, đánh giá.
GV kể chuyện “Thánh Gióng” chống giặc.
HĐ2: Nhóm.
-Hs đọc mục 2 trang 36 SGk.
HS thảo luận các câu hỏi sau::
 ? Địa bàn cư trú của bộ lạc ăn Lang sống ở đâu?
 ? Trình độ phát triển của bộ lạc Văn Lang ntn?
 ? Dựa vào thế mạnh của mình, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang làm gì?
Các nhóm trả lời.
Gv nhận xét sơ kết lại.
GV? Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Ai đứng đầu? Đóng đô ở đâu?
HĐ3: Cá nhân.
GV? Hùng Vương đã tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào?
Theo em nhà nước Van Lang có mấy cấp?
GV? Em hãy nêu quyền hành của vua Hùng và người đứng đầu chiêng chạ?
GV? Quyền cao nhất thuộc về ai? Lúc đất nước yên bình thì vua làm gì?
-Gv giải thích cho hs hiểu.
-Gv giới thiệu về đền Hùng
-Gv sơ kết lại bài.
HS đọc mục 1 sgk.
HS: Trả lời.
GV? Theo em truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh nói lên hoạt động gì cùa nhân dân ta hồi đó?
HS: Nhân dận phải đấu tranh với thiên nhiên.
HĐ2: Nhóm.
-Hs đọc mục 2 trang 36 SGk.
Các nhóm trả lời.
Gv nhận xét sơ kết lại.
HS: Nhà nước văn Lang ra đời vào thời gian TK VII TCN, đứng đầu là Hùng Vương.
HĐ3: Cá nhân.
HS: quan sát sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước. 
HS: Quyền cao nhất thuộc về vua Hùng.
-
1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Nhân dân ta phải đấu tranh với thiên nhiên.
- Họ đấu tranh với ngoại xâm.
Þ Nhà nước Văn Lang ra đời.
2. Nước Văn Lang thành lập.
- Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã thống nhất các bộ lạc ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ thành liên minh bộ lạc.
- Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian TK VII TCN Đứng đầu là Hùng Vương.
3. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
- Hùng vương chia nước thành 15 bộ.
-Vua có quyền quyết định tối cao trong nước.
-Vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang.
3. Củng cố
 Giáo viên sơ kết lại nội dung chính của bài học.
 Học sinh hoàn thành sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang vào vở ghi.
4- Dặn dò:
 Học bài cũ kết hợp vở ghi.
 Chuẩn bị bài mới.Đọc bài và trả lời câu hỏi SGK.
5. Phần bổ sung.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường Tiểu Học Và THCS Đông Thọ
Ngày soạn: 
Tuần 14: 	 
Tiết 14	
Bài 13 : ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG
I/ Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
 HS hiểu thời kỳ Văn Lang, cư dân đã xây dựng cho mình một cuộc sống vật chất, tinh thần riêng phong phú, tuy còn sơ khai.
2. Kĩ năng:
 Tiếp tục rèn luyện kĩ năng quan sát và nhận xét.
3. Tư tưởng, tình cảm, thái độ.
 Bước đầu giáo dục cho HS lòng yêu nước và ý thức về văn hoá dận tộc.
II/ Chuẩn bị:
 Công cụ lao động phục chế và một số tranh ảnh SGK.
III/ Tiến trình bài học
1. Kiểm tra bài cũ.
 1/ Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang và nhận xét?
2. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Nhà nước Văn Lang ra đời, cư dân Văn Lang vẫn luôn cải tiến công cụ sản xuất, nâng cao năng xuất lao động. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân ngày càng có sự thay đổi mạnh mẽ. Sự phát triển đó diễn ra như thế nào? Đã đạt được những thành quả ra sao? Chúng ta đi tìm hiểu bàihọc hôm nay.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ1: Cá nhân.
GV: Hướng dẫn các em quan sát hình 33 ( bài 11) và hiện vật phục chế.
GV? Cư dân Văn Lang xới đất để gieo cấy bằng công cụ gì?
Gv giải thích: Nông nghệp chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày.
GV? Trong nông nghiệp cư dân Văn Lang biết làm những nghề gì?
GV? Họ biết trồng trọt những cây gì? Họ biết chăn nuôi gì?
GV? Cư dân Văn Lang đã biết làm những nghề thủ công gì?
GV giới thiệu về chiếc trống đồng là vật tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang.
GV? Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở nước ngoài thể hiện điều gì?
Gv giải thích thêm về trống đồng Đông Sơn.
HĐ2: Nhóm – Cá nhân.
HS đọc mục 2 trang 39 SGK.
Thảo luận nhóm về các vấn đề sau: 
Về ở ?
Về ăn ?
Về mặc ?
Về phương tiện đi lai ? 
GV: Kết luận.
GV: Nêu một số câu hỏi mỡ để HS hiểu rõ hơn ( Tại sao lại ở nhà sàn? Tại sao họ đi lại chủ yếu bằng thuyền)
Gv giải thích vì địa bàn nhiếu sông ngòi ® đi thuyền.
HĐ3 Cá nhân..
GV? Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp, địa vị của mỗi tầng lớp trong xh ra sao?
GV?Cư dân Văn Lang có những phong tục gì? 
GV? Nhạc cụ điển hình của cư dân Van Lang là gì?
- Gv giải thích về biểu tượng của trống đồng.
GV? Về tín ngưỡng cư dân Văn Lang thờ những vị thần nào?
GV? Truyện “Trầu Cau” và “Bánh Chưng Bánh Dày” cho ta biết thời Văn Lang có những phong tục gì?
GV? Về tập quán cư dân Văn Lang có tập quán gì?
Gv sơ kết: đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc nói trên đã hoà quyện vào nhau trong con người Lạc Việt tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc
HS: quan sát hình 33 ( bài 11) và hiện vật phục chế
HS: Quan sát và trả lời.
HS: Họ biết trồng trọt và chăn nuôi.
HS: Họ biết dệt, xây nhà, luyện kim, đúc đồng.
HS: Trống đồng không phải nơi nà cũng đúc được vì vậy việc tìm thấy nó ở nhiều nơi khác nhau chứng tỏ bây giờ đã có sự trao đổi.
HĐ2: Nhóm – Cá nhân.
HS đọc mục 2 trang 39 SGK.
HS: Các nhóm báo cáo và bổ sung hoàn thiện.
HS: Kết hợp ghi vở.
GV: Nêu một số câu hỏi mỡ để HS hiểu rõ hơn ( Tại sao lại ở nhà sàn? Tại sao họ đi lại chủ yếu bằng thuyền)
- Hs đọc từ xã hội Văn Lang cho đến sâu sắc mục 3 trang 40 SGK.
HS: Xã hội Văn Lang có 3 tầng lớp địa vị của mỗi tầng lớp khác nhau.
HS: Họ tổ chức lễ hội vui chơi, ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh giầy
HS: Trống đồng và chiêng khèn
HS: Theo dõi thông tin SGK trả lời.
 Gv sơ kết: đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc nói trên đã hoà quyện vào nhau trong con người Lạc Việt tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc
1. Nông nghệp và các nghề thủ công:
+ Nông nghệp:
- Họ biết trồng trọt và chăn nuôi trồng lúa là cây lương thực chính, bầu bí, rau đậu.
- Chăn nuôi gia súc, chăn tằm.
+ Thủ công nghiệp:
- Họ làm gốm, dệt,xây nhà, luyện kim, đúc đồng..
- Họ bắt đầu rèn sắt
2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
- Về ở: Họ ở nhà sàn mái hình mui thuyền, hình tròn. Bằng tre, gỗ, nứa, lá.
- Về ăn: Họ ăn cơm rau, cá , thịt
- Về mặc: Nam đóng khố, nữ mặc váy.
- Về phương tiện đi lại: Họ đi lại bằng thuyền.
3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?
- Phong tục: Lễ hội, vui chơi, ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh giầy.
- Tín ngưỡng: Thờ thần núi, sông, mặt trời, mặt trăng, đất, nước.
- Tập quán: Chôn cất người chết cẩn thận trong các thạp, quan tàikèm theo công cụ, đồ trang sức.
3. Củng cố
 GV điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang qua bài tập thống kê.
4- Dặn dò:
 Học bài cũ kết hợp vở ghi và SGk.
 Chuẩn bị bài mới, đọc kĩ bài trước trả lời các câu hỏi của SGK, xem bản đồ trong SGK.
5. Phần bổ sung.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 12. Nước Văn Lang - Trường Tiểu Học Và THCS Đông Thọ.doc