Giáo án môn Lịch sử lớp 6 năm 2012

A. Mục tiêu bài hoc:

1. Kiến thức: HS hiểu rõ học lịch sử là học những sự kiện cụ thể sát thực , có căn cứ KH . Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn .

2. Kỹ năng: HS có kỹ năng trình bày và lí giải các sự kiện lịch sử KH rõ ràng, chuẩn xác và xác định được phương pháp học tập tốt, có thể trả lời các câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất của bài.

3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

B. Chuẩn bị:

* Thầy : SGK, tranh ảnh , bản đồ treo tường.

* Trò : Đọc trước bài .

C. Phương pháp:

Nêu sự kiện, đàm thoại, phân tích, đánh giá.

D. Tiến trình lên lớp:

I. ổn định tổ chức. ( 1’ )

II. Kiểm tra bài cũ

( Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS )

 

doc 121 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1391Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1.Thầy: Tranh ảnh lưỡi cày đồng, trống đồng, hoa văn trang trí trên mặt trống, truyện Hùng Vương.
 2.Trò: Đọc trước bài, sưu tầm truyện Hùng Vương.
III/ Tiến trình lên lớp:
 1.ổn định tổ chức.( 1’) Sĩ số: 6A: 6B:
 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
2.1.Hình thức kiểm tra : ( miệng )
2.2. Nội dung kiểm tra:
* Câu hỏi:
? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang và giải thích.
* Đáp án: HS vẽ sơ đồ và giải thích
 3. Bài mới.
 3.1.Nêu vấn đề ( 1’): Nhà nước Văn Lang được hình thành trên cơ sở kinh tế xã hội p.triển, trên 1 địa bàn rộng lớn với 15 bộ. Để tìm hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc. Chúngta tìm hiểu bài hôm nay.
 3.2. Các hoạt động dạy và học:
*Hoạt động 1: ( 13’)
 - GV giảng theo SGK.
? Qua các hình ở bài 11, em hãy trình bày người dân Văn Lang xới đất dể gieo trồng bằng công cụ gì.
( Cày đồng ).
? Hãy so sánh công cụ đồng với giai đoạn trước đó và ngày nay.
( - Với trước: Tiến bộ hơn - đá.
- Ngày nay: Tiến bộ hơn nhiều , thế kỷ của sắt, thép, hiện đại hoá nông nghiệp, đưa máy móc vào nông nghiệp)
- GVKL:Như vậy nông nghiệp đã chuyển từ giai đoạn dùng cuốc sang cày, từ đá sang đồngHọ dã dùng trâu, bò để cày. Đây là bước tiến dài trong lao động sản 
 xuất của cư dân Văn Lang, nghề nông p.triển cho nên trong trồng trọt cây lúa đã trở thành cây lương thực chính, ngoài ra còn biết trồng khoai, đậu, bí
- GVKL:Trong nông nghiệp người dân Văn Lang biết trồng trọt, chăn nuôi gia xúc trâu, bò để cày, lúa là cây lương thực chính, đời sống ổn định, người dân ít phụ thuộc vào thiên nhiên.
- GV giảng theo SGK.
- HS quan sát H 3, 37, 38 em nhận thấy nghề nào được p.triển thời bấy giờ. ( Luyện kim).
- GV giải thích: Trống đồng là vật tiêu biểu cho văn minh Văn Lang, kỹ thuật luyện đồng đạt trình độ điêu luyện, nó là hiên vật tiêu biểu nhất cho trí tuệ, tài năng và thẩm mĩ của người thợ thủ công lúc bấy giờ.
? Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã thể hiện điều gì.
( Chứng tỏ đây là thời kỳ đồ đồng và nghề luyện kim rất p.triển, cuộc sống no đủ ổn định, họ có cuộc sống văn hoá đồng nhất ).
-GVKL: Như vậy, cùng với sản xuất nông nghiệp p.triển, thủ công nghiệp cũng p.triển, các ngành nghề được chuyên môn hoá, đăc biệt nghề luyện kim p.triển cao.
* Hoạt động 2: ( 10’)
- GV giảng theo SGK “ Từ đầu . Gia vị”.
? Vì sao họ lại ở nhà sàn.
( Tránh ẩm thấp, thú dữ .)
? Tại sao đi lại của cư dân Văn Lang chủ yếu bằng thuyền.
( Ven sông, lầy lội).
- GV giảng theo SGK “ Ngày thường.bông lau”.
? Quan sát hình trang trí mặt trống và nhận xét.
- GVKL: Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ổn định, cuộc sống phong phú đa dạng.
* Hoạt động 3: (12’)
? Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào.
( Đơn giản từ trung ương đến địa phương, từ nhà nước- bộ- làng- chạ).
- GV giảng theo SGK.
? HS quan sát H 38 mô tả và nhận xét.
( Trai gái ăn măc đẹp, trống khèn ca hát, đua thuyền Đây là nét đẹp về nếp sống văn hoá của cư dân Văn Lang).
- GV giảng theo SGK.
? Các truyện “ Trầu cau, bánh trưng bánh dầy” cho ta biết thời Văn Lang đã có những tập tục gì.
( Ăn trầu, gói bánhcúng tổ tiên ngày tết.)
- GV nhấn mạnh ý nghĩa của phong tục tập quán, lễ hội: Đây là nét đẹp trong đời sống văn hoá, giúp cho đời sống tinh thần thêm phong phú, cuộc sống vui vẻ.
+ Tóm lại: Đời sống vật chất và tinh thần hoà quyện vào nhau tạo nên tình cảm cộng đồng trong con người Văn lang.
- GVKL: Điểm mới trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang là tổ chức lễ hội, vui chơi, đua thuyền, tập tục ăn trầu, gói bánh trưng ngày tết, thờ cúng tổ tiên đất trời, có khiếu thẩm mĩ cao.
- GVCC toàn bài: Nhà nước Văn Lang ra đời, đời sống của cư dân Văn Lang có những chuyển biến về đời sống vật chất và tinh thần, đăc biệt là sự p.triển về nông nghiệp và thủ công nghiệp. Nơi ăn chốn ở và tập tục lễ hội của cư dân Văn LangĐó là cơ sở tồn tại của quốc gia này.
1/Nông nghiệp và các nghề thủ công
a/ Nông nghiệp:
- Văn Lang là một nước nông nghiệp
+ Trồng trọt: lúa là cây lương thực chính, ngoài ra còn trồng khoai, đậu, bí và cây ăn quả.
+ Chăn nuôi: gia xúc trâu, bò, lợn, gàchăn tằm.
b/ Thủ công nghiệp:
- Nghề gốm, nghề dệt vải lụa, xây nhà, đóng thuyền được chuyên môn hoá.
- Nghề luyện kim được chuyên môn hoá cao. Đúc lưỡi cày, vũ khí, trống đồng, thạp đồng
- Ngoài ra người Văn Lang còn biết rèn sắt.
2/ Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
- ở nhà sàn ( làm băng tre, gỗ, nứa...)
 ở thành làng chạ.
- Đi lại bằng thuyền.
- Ăn: cơm rau, cá, dùng bát, mâm, muôi. Dùng mắm, muối, gừng.
- Mặc:+ Nam đóng khố, mình trần, chân đất. + Nữ mặc váy, áo xẻ giữa có yếm che ngực, tóc để nhiều dùng đồ trang sức trong ngày lễ.
3/ Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.
-Xã hội chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: Quí tộc,dân,tự do, nô tỳ ( sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc).
- Tổ chức lễ hội, đua thuyền.
- Có phong tục ăn trầu, làm bánh.
- Tín ngưỡng: Thờ cúng mặt trăng, mặt trời. Người chết được chôn trong thạp, bình và có đồ trang sức.
- Có khiếu thẩm mĩ cao.
4/ Củng cố kiểm tra đánh giá: ( 2’)
? Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang.
BT: Trống đồng thường được dùng để;
 A.Làm đồ thờ cúng B. đánh trong những ngày lễ hộ
 C. Thúc giục binh sĩ trong chiến trận + D.Cả ba câu trên đều đúng 
V. Hướng dẫn về nhà.( 1’)
- Học thuộc bài cũ.
- Đọc trước bài 14 và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc truyện “ Mị Châu Trọng Thuỷ”.
Ngày soạn: Ngày giảng:
	Tiết 16 - Bài 14.
NƯỚC ÂU LẠC
I/ Mục tiêu bài học:
1.K.thức: HS nắm được : Tinh thần yêu nước, quyết tâm đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay buổi đầu dựng nước. Hiểu được bước tiến mới trong xây dựng đất nước thời An Dương Vương.
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận xét, so sánh, rút ra bài học lịch sử và sử dụng đồ dùng trực quan.
3. Thái độ: GD tình cảm, tinh thần yêu mến quê hương đất nước, tinh thần cộng đồng luôn nhớ về cội nguồn.
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy: Lược đồ cuộc kháng chiến và bộ máy nhà nước.
2. Trò : Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK. Sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương.
III/ Tiến trình lên lớp:
1.ổn định tổ chức:( 1’) .Sĩ số: 6A: 6B:
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
2.1.Hình thức kiểm tra: ( miệng)
2.2. Nội dung kiểm tra:
* Câu hỏi:
? Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang được thể hiện như thế nào
* Đáp án:
- Xã hội chia thành nhiều tầng lớp khác nhau : Quí tộc , dân tự do, nô tỳ ( sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc).
- Tổ chức lễ hội: đua thuyền
- Có phong tục : làm bánh trưng, bánh dày, ăn trầu
- Tín ngưỡng: Thờ cúng mặt trăng, mặt trời. Người chết được chôn trong thạp, bình có đồ trang sức. Họ có khiếu thẩm mĩ cao 
3. Bài mới.
3.1. Nêu ván đề ( 1’ ): Nhà nước Văn Lang thế kỷ III TCN Vua Hùng thứ 18 không chú ý đến xây dựng và bảo vệ tổ quốc.ở phương Bắc nhà Tần mở rộng bờ cõi xuống phía Nam, nhân dân đoàn kết chống ngoại xâm -> nhà nước mới ra đời.
3.2.Các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: ( 12’)
- GV giảng theo SGK.bờ cõi ”. xác định nước Văn Lang trên bản đồ.
? Vì sao cuối thế kỷ III TCN quân Tần xâm lược nước ta.
- GV dùng lược đồ mô tả cuộc kháng chiến.
- Hoặc ? Em hãy chỉ trên lược đồ những nơi quân Tần chiếm đóng.
( Bắc Văn Lang- nơi người Lạc Việt – người Tây Âu sinh sống).
- GV: ở phía Bắc Văn Lang tức là phía Nam- TQ vùng Quảng Đông, Quảng Tây hiện nay.
? Kháng chiến bùng nổ, những ai trực tiếp đương đầu với quân xâm lược.
( Người Tây Âu và Lạc Việt).
? Nhận xét cách đánh của người Tây Âu và Lạc Việt.
( Thông minh, sáng tạo đầy mưu trí.)
? Thế và lực của giặc trước và sau khi đánh như thế nào.
(+Trước: hung hăng.
+ Sau: hoang mang, hoảng sợ ).
? Kết quả cuộc kháng chiến.
? Tại sao giặc lại thất bại.
( ND đoàn kết, tinh thần anh dũng, cách đánh sáng tạo.)
? Em có suy nghĩ gì về tinh thần đoàn kết chiến đấu của người Tây Âu – Lạc Việt.
( Chiến đấu kiên cường, bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền DT)
- GVKL: Nhà nước Văn Lang mất ổn định, quân Tần xâm lược nước ta, nhân dân Tây Âu và Lạc Việt chiến đấu dũng cảm bảo vệ lãnh thổ. Nhà nước Âu Lạc ra đời.
* Hoạt động 2: ( 12’)
? Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần ai là người có công nhất. ( Thục Phán).
- GV giảng theo SGKcho mình”.
? Vì sao vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán.
( Là người tài giỏi, có công lớn trong cuộc kháng chiên chống quân xâm lược Tần.)
- GV giảng tiếp ; “Hai vùng đấtÂu Lạc”.
? Em biết gì về tên Âu Lạc.
( Vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt ).
- GV giảng tiếp.
? Vì sao An Dương Vương lại đóng đô ở Phong Khê.
( Là vùng đông dân, năm ở trung tâm đất nước, vừa gần sông Hồng lại có sông Hoàng chảy quagiao thông thuận tiện.)
- GV giảng theo SGK về bộ máy nhà nước.
- HS vẽ sơ đồ nhà nước Âu Lạc.
 An Dương Vương
 ( Lạc hầu, lạc tướng)
 Lạc tướng Lạc tướng
 ( bộ) ( bộ)
 Bồ chính Bồ chính Bồ chính Bồ chính 
(Chiềng,chạ) Chiềng,chạ) (Chiềng,chạ) (Chiềng,chạ)
- GV: Tuy sơ đồ bộ máy nhà nước Âu Lạc không có gì khác trước, song quyền lực nhà vua cao hơn trước.
- GVKL:Nhà nước Âu Lạc ra đời, đất nước có những thay đổi: Vua. địa điểm đóng đôBộ máy nhà nước không thay đổi song uy quyền nhà vua lớn hơn nhiều.
* Hoạt động 3: ( 11’)
- GV giảng theo SGK.
? Từ khi nước Văn Lang thành lập đến trước khi nước Âu Lạc ra đời trải qua bao nhiêu thế kỷ? Chỉ ra những thay đổi đó.
- Cho HS quan sát H39, 40, với H 31, 33 và nhận xét.
( H 39, 40 tiến bộ hơn, kỹ thuật cao hơn -Đồng.)
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó.
- GVKL: Sau hơn 4 thế kỷ khi nước Văn Lang thành lập
nước Âu Lạc ra đời, đất nước ta có những chuyển biến rõ rệt do sự phát triển kinh tế kỹ thuật, tinh thần vươn lên của dân tộc ta.
* GVCC toàn bài: Tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước của nhân dân ta với sự đổi mới của nhà nước Âu Lạc.
1/Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào.?
* Nguyên nhân: +Đời vua Hùng thứ 18 đất nước mất ổn định.
+ Nhà Tần mở rộng lãnh thổ.
* Diễn biến: 
- Năm 218 TCN quân Tần tiến đánh xuống phía Nam( vùng Quảng Đông, Quảng Tây -TQ).
-Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo xuống đánh vùng Bắc Văn Lang.
- Thủ lĩnh người Tây Âu bị giết nhưng người Tây Âu và người Lạc Việt vẫn tiếp tục kháng chiến, họ kéo vào rừng sâu, cử tướng là Thục Phán làm chỉ huy, ban ngày thì im hơi lặng tiếng, đến đêm thì bất thần sông ra đánh địch, làm cho quân địch tiến không được thoát không xong.
*Kết quả:Người Việt đánh tan quân Tần.
2/ Nước Âu Lạc ra đời.
-Hoàn cảnh ra đời: Năm 207 TCN vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán.
- Thục Phán hợp nhất Tây Âu và Lạc Việt lập ra nước Âu Lạc.
- Thục Phán lên làm vua tự xưng là An Dương Vương, tổ chức lại nhà nước, đóng đô ở Phong Khê.
* Bộ máy nhà nước :
3/ Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi.
- Thời gian: Hơn 4 thế kỷ
- Kinh tế: Nông nghiệp, đăc biệt thủ công nghiệp phát triển hơn trước.
- Kỹ thuật cao hơn.
- Lãnh thổ: rộng lớn.
- Dân số phát triển.
- Kỹ thuật tiến bộ.
- Kinh tế phát triển.
- Tinh thần vươn lên và thành quả của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ->Mâu thuẫn gia cấp xuất hiện 
4/ Củng cố, kiểm tra đánh giá: (2’)
? đất nước Âu Lạc có gì thay đổi?
- GV đưa ra bài tập: So sánh nhà nước Văn Lang và Âu Lạc. Hãy chọn và đánh dấu vào các ô sau.
  Khác xa nhà nước Văn Lang
  Không có gì thay đổi so với nhà nước Văn Lang *
  Có một số tổ chức khác với nhà nước Văn Lang
5/ Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: ( 1’).
- Học thuộc bài cũ.
- Chuẩn bị tiếp bài : Nước Âu Lạc (tiếp).
Ngày soạn: Ngày giảng:
	Tiết 17 - Bài 15
NƯỚC ÂU LẠC (TIẾP)
I/ Mục tiêu bài học:
1. K.thức: HS thấy được giá trị thành Cổ Loa.
- Thành Cổ Loa là trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự của nước Âu Lạc.
- Thành Cổ Loa là công trình quân sự độc đáo, thể hiện được tài năng quân sự của ông cha ta.
- Do mất cảnh giác nhà nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng trình bày 1 vấn đề lịch sử theo bản đồ. Kỹ năng nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm lịch sử.
3.Thái độ: GD HS biết trân trọng những thành quả mà ông cha ta đã xây dựng, GD HS tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù trong mọi tình huống, phải kiên quyết giữ gìn độc lập
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy: Như tiết 16, phóng to sơ đồ thành Cổ Loa.
-2. Trò : Đọc trước bài, quan sát kênh hình trong SGK
III/ Tiến trình lên lớp :
1.ổn định tổ chức.( 1’).Sĩ số: 6A: 6B:
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
2.1.Hình thức kiểm tra:( miệng)
2.2.Nội dung kiểm tra:
* Câu hỏi:
? Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần.
* Đáp án:
- Nguyên nhân: Đời vua Hùng thứ 18 đất nước mất ổn định. Nhà Tần mở rộng lãnh thổ
- Diễn biến: Năm 218 TCN nhà Tần đánh xuống phương Nam ( QuảngTây – Trung Quốc). Sau 4 năm chinh chiến kéo xuống Bắc Văn Lang.Thủ lĩnh Tây Âu bị giết nhưng người Tây Âu và Lạc Việt vẫn kiên cường kháng chiến . Họ cử người kiệt tuấn là Thục Phán làm chỉ huy, ban ngày tắt hết khói lửa, ban đêm mới ra đánh, khiến quân giặc tiến không được thoái không song
- Kết quả:Sau 6 năm ngưới Việt đánh tan quân Tần
3. Bài mới.
3.1. Nêu vấn đề ( 1’) : Sau khi lên ngôi thành lập nước Âu Lạc, nhà nước đã có những thay đổi về kinh tế, chính trị, quân sự ntn ? và nhà nước Âu Lạc sụp đổ ra sao ? Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay
3.2. Các hoạt động dạy và học.
* Hoạt động1: ( 17’)
- GV giảng theo SGK.
? Vì sao gọi là loa thành. (Có hình xoáy trôn ốc).
- GV: Cổ Loa có tên gọi là chạ chủ và khả lũ (theo An Nam chí lược của Lê Chắc chép thế kỷ XIV).Đến thế kỷ XV mới xuất hiện Loa thành và Cổ Loa.
- GV hướng dẫn HS quan sát thành Cổ Loa và mô tả theo SGK từ “ Thành có 3 vòng.10 – 20 m ”.
- GV mô tả thêm, cụ thể 3 vòng trên sơ đồ.
+ Vòng thành nội: Hình chữ nhật, chu vi 1650m, cao 5m, mặt thành rộng 6->12m, chỉ có 1 cửa mở về hướng Nam phía TB giữa 2 vòng trong và ngoài có gò Đông Bắn, Đồng Chuông, Đồng Giáo,
+ Vòng thành trung: Là 1 vòng thành khép kín, có chu vi khoảng 6500m cách thành nội ko đều và ko có hình dáng cân xứng, phía Nam và Đông gần nhau, phía Bắc và Tây cách xa nhau.Thành có 5 cửa..
+ Thành ngoại: Là 1 vòng khép kín, ko có hình dáng rõ rệt chu vi khoảng 8m, cao 8m, chân thành rộng khoảng 12->
20m, thành ngoại có thêm 3 cửa Bắc, Đông, và Tây Nam...
=>Các thành đều có hào bao quanh
? Nơi ở và làm việc của An Dương Vương và các lạc hầu, lạc tướng ở vòng thành nào.
( Trong nội thành).
? Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỷ III->II TCN ở Âu Lạc.
( Đây là công trình lao động quy mô nhất của Âu Lạc, cách đây hơn 2000 năm, thể hiện tài, sáng tạo, kỹ thuật xây thành của nhân dân ta)
- GV giảng theo SGK.
? Tại sao nói Cổ Loa là một quân thành.
( Lực lượng quân đội lớn, bộ binh, thuỷ binh được trang bị vũ khí băng đồng, giáo, rìu, nỏ.)
? Căn cứ vào đâu ta kết luận Cổ Loa là một thành quân sự.
( Phía Nam thành – cầu Vực, phát hiện mũi tên đồng, đầm Cả là nơi tập trung thuyền chiến, vừa luyện tập vừa sẵn sàng chiến đấu.
? Em hãy nêu điểm giống nhau và khác nhau của nhà nước Văn Lang- Âu Lạc.
(+ Giống:Tổ chức nhà nước.
+ Khác: -Kinh đô- Văn Lang : trung du (B.Hạc- V.Phú).
 \ Âu Lạc:đồng bằng (Cổ Loa -ĐA- HN)
 - Âu Lạc có thành Cổ Loa, vừa là kinh đô vừa là trung tâm chính trị, kinh tế, là công trình quân sự bảo vệ an ninh quốc gia => uy quyền của An DươngVương cao hơn vua Hùng.
- GVKL: Thành Cổ Loa là công trình đồ sộ, vững chắc, vừa là kinh đô, vừa công trình bảo vệ quốc gia, hiện nay vẫn còn dấu tích ( đọc câu ca dao). Cổ Loa là biểu tượng của nền văn minh Việt Cổ rất đáng tự hào.
* Hoạt động 5: ( 16’)
- GV giảng theo SGK. Giải thích sơ lược sư ra đời của nước Nam Việt.
- GV: Nhà Triệu thành lập đặt tên nước là Nam Việt, song chúng vẫn mang nặng tư tưởng bành chướng và quyết tâm xâm lược Âu Lạc.
- GV trình bày trận đánh trên lược đồ: Quân của Triệu Đà kéo vào nước ta theo đường sông Thương, tiến xuống vùng Tiên Du ( Tiên Sơn- Bắc Ninh) và vùng núi Vũ Ninh
(Quế Võ- Bắc Ninh), quân dân Âu Lạc từ Cổ Loa kéo lên chặn đánh giặc ở Tiên Du, Vũ Ninh. Tại đây quân ta với “nỏ thần” ( nỏ của tướng Cao Lỗ chế tạo), đã chặn đánh giặc rất ác liệt, quân của Triệu Đà ko thể tiến sâu đành giảng hoà rút lui.
=>Nhg với ý đồ xâm lược Âu Lạc,Triệu Đà ngấm ngầm tập hợp thêm lực lượngbí mật tiến hành kế li gián, dò xét phá vỡ lực lượng của ADV.
? Các em đã học truyện “ Mị Châu-Trọng thuỷ”, câu chuyện đó nói lên điều gì.
( Mất cảnh giác nên ADV đã để Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà năm 179 TCN ).
- GV: Sau khi tìm kế li gián, Triệu Đà đem quân vào Âu Lạc, ADV chủ quan “ Ko sợ nỏ thần của ta à”ADV ko giữ nổi thành bỏ chạy về phía Nam đến Diễn Châu- N.An chết ở đây (179 TCN). Từ đó Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà.
? Theo em sự thất bại của ADV để lại cho đời sau bài học gì .
(Bài học xương máu, do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng =>ADV mắc mưu kẻ thù, nội bộ ko còn thống nhất để cùng nhau chống giặcđây là bài học lớn về chống ngoại xâm của lịch sử DT.)
- GV: Như vậy ADV vừa có công vừa có tội (công dựng nước, tội mất cảnh giác để nước ta rơi vào tay Triệu Đà, mở đầu hơn 1000 năm Bắc thuộc)
- GVCC bài: Với cuộc kháng chiến anh dũng, lâu dài, người VN đã đánh bại quân xâm lược Tần, tạo đIều kiện cho sự thành lập của nước Âu Lạc, đất nước tiến thêm 1 bước với thành Cổ Loa đồ sộ, do chủ quan ADV đã mắc mưu kẻ thù nên “để cơ đồ đắm biển sâu”, đất nước rơi vào thời kỳ đen tối hơn 1000 năm Bắc thuộc.
4/ Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng.
- Sau khi lên ngôi, An Dương vương cho xây thành (thành Cổ Loa).
- Thành có 3 vòng khép kín, tổng chiều dài chu vi 16.000m, chiều cao thành 5m–>10m, mặt thành rộng trung bình 10m, chân thành rộng 10-> 20m.
- Các thành đều có hào nước rộng từ 10->30m bao quanh, các hào thông với nhau, vừa nối với đầm Cả vừa nối với sông Hoàng.
- Thành Cổ Loa là một công trình độc đáo sáng tao của người Âu Lạc.
- Cổ Loa là một quân thành.
5/Nhà nước Âu Lạc sụp đổ.
- Năm 207 TCN nhà Tần suy yếu, Triệu Đà thành lập nước Nam Việt.
- Khoảng năm 181- 180 TCN Triệu Đà đem quân đánh xuống Âu Lạc.
- Nhân dân Âu Lạc chiến đấu dũng cảm đánh bại cuộc tấn công của Triệu Đà.
- Năm 179 TCN Triệu Đà đánh Âu Lạc, An DVương mắc mưu Triệu Đà để Âu Lạc rơi vào tay nhà Triệu .
4/ Củng cố kiểm tra, đánh giá: ( 2’)
? Tại sao nói Cổ Loa là một quân thành
* Bài tập: Điền dấu đúng sai vào ô trống.
A/ Thành Cổ Loa là kinh đô nước Âu Lạc.
B/ Thành Cổ Loa là trung tâm kinh tế, chính trị.
C/ Thành Cổ Loa là công trình quân sự bảo vệ an ninh quốc gia.
D/ Cả 3 ý trên.
5/ Hướng dẫn học và làm bài ở nhà ( 1’).
- Ôn tập các kiến thức đã học từ đầu năm học.
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kỳ.
Ngày soạn: Ngày giảng:
	Tiết 18 
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I/ Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Hệ thống kiến thức từ đầu năm học đến tiết 17. Đnhs gia khả năng nhận thức của HS
2. Rèn kỹ năng phân tích, nhận xét, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. Kỹ năng trình bày, diễn đạt
3. Thái độ: GD cho HS ý thức nghiêm túc trong thi cử.
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy: Ra đề,đáp án, phô tô đề.
2. Trò : Ôn các kiến thức đã học.
III/ Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức.( 1’) Sĩ số: 6A: 6B:
2. Kiểm tra .
 * Đề bài.
I/ Phần trắc nghiệm: 
 Hãy khoanh tròn vào trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
1/ Dựa vào đâu để biết lịch sử.
A/ Truyền miệng.	C/ Tư lệu chữ viết.
B/ Tư liệu hiện vật.	D/ Cả 3 ý trên.
2/ Công cụ chủ yếu của người nguyên thuỷ.
A/ Bằng đồng.	C/ Bằng đá.
B/ Bằng sắt.	D/ Cả 3 ý trên.
3/ Các quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người.
A/ Phương Đông.	C/ Cả phương Đông và phương Tây.
B/ Phương Tây.	D/ Không phải các ý trên.
4/ Nghề trồng lúa nước của người Việt Cổ xuất hiện sớm nhất ở đồng bằng các con sông lớn nào
A/ Sông Hồng.	C/ Sông Cửu Long.
B/ Sông Mã.	D/ Cả 3 ý trên.
5/ Chủ nô và nô lệ là hai giai cấp chính của.
A/ Xã hội chiếm hữu nô lệ.	C/ Xã hội tư bản chủ nghĩa.
B/ Xã hội nguyên thuỷ.	D/ Xã hội phong kiến.
6/ Hãy so sánh nhà nước Văn Lang và Âu Lạc.
A/ Bằng nhau.	C/ Văn Lang tiến bộ hơn.
B/ Âu Lạc tiến bộ hơn.	D/ Tất cả các ý trên.
II/ Tự luận:
1/ Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang ? Em có nhận xét gì về nhà nước thời Hùng Vương.
2/ Trình bày nguyên nhân , diẽn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần?.
 *Đáp án:
I/ Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. (Tổng 3 điểm)
Câu 1: D	Câu 4: D
Câu 2: C 	Câu 5: A
Câu 3: C	Câu 6: C
II/ Tự luận: ( 7 điểm).
Câu 1: ( 3điểm)
- Vẽ đúng sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang. (1điểm)
- Nhận xét: Nhà nước đơn giản chỉ có vài chức quan, chưa có quân đội, chưa có pháp luật, nhà nước có các cấp từ trung ương đến địa phương, khi có chiến tranh mọi người cùng chiến đấu.
Câu 2: (4điểm)
- Nguyên nhân: Đời vua Hùng thứ 18 đất nước mất ổn định. Nhà Tần mở rộng lãnh thổ
- Diễn biến: Năm 218 TCN nhà Tần đánh xuống phương Nam ( QuảngTây – Trung Quốc). Sau 4 năm chinh chiến kéo xuống Bắc Văn Lang.Thủ lĩnh Tây Âu bị giết nhưng người Tây Âu và Lạc Việt vẫn kiên cường kháng chiến . Họ cử người kiệt tuấn là Thục Phán làm chỉ huy, ban ngày tắt hết khói lửa, ban đêm mới ra đánh, khiến quân giặc tiến không được thoái không song
- Kết quả:Sau 6 năm ngưới Việt đánh tan quân Tần
4/ Củng cố:
 Hết giờ GV thu bài chấm. Nhận xét giờ kiểm tra
V. Hướng dẫn về nhà:
- Chuấn bị bài 16 , ôn tập 2 chương I và II.
- Trả lời câu hỏi trong SGK.
Ngày soạn: Ngày giảng:
	Tiết 19 - Bài 16
ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II
I/ Mục tiêu bài học:
 1. K.thức:Củng cố những kiến thức về lịch sử DT từ khi có con người xuất hiện trên đất nước ta cho đến thời dựng nước Văn Lang- Âu lạc.
- Nắm được những thành tựu kinh tế, văn hoá của các thời kỳ khác nhau.
- Năm được những nét chính về xã hội và ND thời Văn lang- Âu Lạc, cội nguồn DT.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng khái quát sự kiện, tìm ra những nét chính và thống kê các sự kiện một 
cách có hệ thống.
 3. Thái độ: Củng cố kiến thức và tình cảm của HS đồi với Tổ quốc, với nền VHDT.
II/ Chuẩn bị:
 1. Thầy : Lược đồ thời nguyên thuỷ, tranh ảnh, một số câu ca dao, tục ngữ.
 2. Trò : Làm đề cương theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
III/ Tiến trình lên lớp : 
 1. ổn định tổ chức: ( 1’) Sĩ số: 6A: 6B:
 2. Kiểm tra bài cũ: Không.
K.tra sự chuẩn bị bài của HS.
 3. Bài mới.
 3.1.Nêu vấn đề (1’): các em vừa học xong thời kỳ lịch sử từ khi loại người xuất hiện trên đất nước đến thời k

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Sơ lược về môn Lịch sử (16).doc