Giáo án Ngữ văn 6 - Ôn tập văn học dân gian

A. Mục tiêu bài học :

- Nắm được những đặc điểm cơ bản của các thể loại truyện dân gian đã học.

- Hiểu được nội dung ý nghĩa và những thủ pháp nghệ thuật chính trong các truyện đã học.

* Kiến thức, kĩ năng cơ bản:

1. Kiến thức:

- Tổng kết đặc điểm cơ bản của bốn thể loại truyện dân gian: Truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.

- Tổng kết nội dung, ý nghĩa chính trong các truyện đã học.

- Tổng kết các thủ pháp nghệ thuật chính trong các truyện đã học.

2. Kĩ năng:

- Biết cách so sánh để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các thể loại truyện dân gian.

- Biết trình bày một vấn đề của truyện dân gian phù hợp với đặc trưng thể loại.

- Biết kể lại một truyện dân gian theo từng thể loại.

 

docx 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1498Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Ôn tập văn học dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/10/2015
Ngày dạy: 23/10/2015
Tiết 16-17-18:
ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN
A. Mục tiêu bài học : 
- Nắm được những đặc điểm cơ bản của các thể loại truyện dân gian đã học.
- Hiểu được nội dung ý nghĩa và những thủ pháp nghệ thuật chính trong các truyện đã học.
* Kiến thức, kĩ năng cơ bản:
1. Kiến thức:
- Tổng kết đặc điểm cơ bản của bốn thể loại truyện dân gian: Truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.
- Tổng kết nội dung, ý nghĩa chính trong các truyện đã học.
- Tổng kết các thủ pháp nghệ thuật chính trong các truyện đã học.
2. Kĩ năng:
- Biết cách so sánh để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các thể loại truyện dân gian.
- Biết trình bày một vấn đề của truyện dân gian phù hợp với đặc trưng thể loại.
- Biết kể lại một truyện dân gian theo từng thể loại.
3.Thái độ: Giáo dục HS những tình cảm của mỗi truyện dân gian đã học.
B. Chuẩn bị
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh: 
+ Soạn bài
C. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Kể lại truyện Treo biển và nêu ý nghĩa của truyện?
? Kể lại truyện Lợn cưới áo mới và nêu ý nghĩa của truyện?
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: 
Hướng dẫn lập và điền vào sơ đồ
I. Hệ thống hoá về định nghĩa thể loại và các truyện dân gian đã học
- Điền vào sơ đồ các thể loại truyện dân gian đã học?
- Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa về các thể loại: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười?
- Em hãy kể tên các truyện đã học trong từng thể loại?
Truyện dân gian
Hoạt động 2: 
Nhắc lại các đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại
II. Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại
- GV hướng dẫn HS lập bảng, liệt kê đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại: nhân vật, nội dung, ý nghĩa?
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
- Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện LS trong quá khứ.
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
- Là truyện kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc.
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Người kể, người nghe không tin câu chuyện như là có thật.
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện.
- Là truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió chuyện con người.
- Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý.
- Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống.
- Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống (hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên)
- Có yếu tố gây cười.
- Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong XH, từ đó hướng người ta tới cái đẹp.
III. Nội dung và nghệ thuật của các truyện đã học
Tên truyện
Hiện thực được phản ánh 
Đặc điểm của nhân vật chính
Nội dung tư tưởng
Biện pháp NT
Bánh chưng, bánh giầy
Có sự hoang đường nhưng gắn với cốt lõi LS là thời đại Hùng Vương
- Con trai vua Hùng nhưng có cuộc sống như người dân thường
- Giải thích tục cúng lễ Trời, Đất, tổ tiên và nguồn gốc của hai loại bánh 
Chi tiết tưởng tượng kì ảo
Thánh Gióng
Những cuộc chiến tranh thời cổ VN chống lại các bộ lạc phía bắc đến xâm lược
Hào hùng, kì vĩ, có sức mạnh phi thường; có tinh thần yêu nước, quyết tâm đánh giặc cứu nước.
Ca ngợi người anh hùng chống xâm lược thời cổ đại
Chi tiết tưởng tượng kì ảo
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Công cuộc đắp đê chống lụt thời cổ ở trung du và đồng bằng châu thổ sông Hồng
Hào hùng, kì vĩ, có sức mạnh phi thường
Khát vọng trị thuỷ của người xưa
Chi tiết tưởng tượng kì ảo
Sự tích Hồ Gươm
Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo thành công
Đoàn kết một lòng vì dân cứu nước
Tinh thần đoàn kết dân tộc
Chi tiết tưởng tượng kì ảo
Thạch Sanh
Truyện hoàn toàn hư cấu nhưng mang bóng dáng đời sống sinh hoạt của người nông dân VN
Thật thà, nhân hậu, vị tha, có tài năng, sức khoẻ, dũng cảm
Ước mơ hạnh phúc, chính nghĩa thắng gian tà
Chi tiết tưởng tượng kì ảo; XD hình tượng các nhân vật đối lập.
Em bé thông minh
Truyện hoàn toàn hư cấu nhưng mang bóng dáng đời sống sinh hoạt của người nông dân VN
Thông minh, tài trí hơn người
Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian.
Miêu tả liên tiếp các sự kiện có yếu tố tăng tiến.
Ếch ngồi đáy giếng
Truyện hoàn toàn hư cấu
Hiểu biết hạn hẹp; chủ quan, kiêu ngạo
Phê phán những người hiểu biết ít mà lại chủ quan, kiêu ngạo; Khuyên nhủ người ta học hỏi.
Nhân hoá
Thầy bói xem voi
Truyện hoàn toàn hư cấu
- Nhìn sự vật phiến diện; chủ quan cho là mình đúng
Phê phán cách nhìn sự vật phiến diện; khuyên người ta xem xét sự vật, sự việc toàn diện
Sử dụng chi tiết tạo sự hài hước làm tăng ý nghĩa phê phán.
Chân,Tay,Tai, Mắt, Miệng
Truyện hoàn toàn hư cấu
Suy bì, tị nạnh, không nhận thức được chức năng, nhiệm vụ của mình
Khuyên người ta thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình, đoàn kết để cùng tồn tại.
Nhân hoá
Treo biển
Truyện hoàn toàn hư cấu
Thiếu chủ kiến
Phê phán người thiếu chủ kiến.
Chi tiết tạo tính cực đoan trong lời nói và hành động của nhân vật.
Lợn cưới, áo mới
Truyện hoàn toàn hư cấu
Thích khoe khoang
Phê phán người thích khoe khoang
Sử dụng lời nói gây cười.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2:
Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi và bài tập chuẩn bị
- GV nhận xét:
IV. So sánh sự giống và khác nhau giữa các thể loại
1. Truyền thuyết và cổ tích:
a. Giống nhau:
- Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Có nhiều chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường.
b. Khác nhau: 
Truyền thuyết
Cổ tích
Nhân vật
Kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến LS thời quá khứ
Kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật nhất định
Nội dung, ý nghĩa
Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện LS được kể
Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân ta về chiến thắng cuói cùng của cái thiện đối với cái ác.
Tính xác thực
Người kể, người nghe tin câu chuyện là có thật
Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật
GV: Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muốn răn dạy người ta. Vì thế truyện ngụ ngôn thầy bói... thường gây cười.
2. Truyện ngụ ngôn và truyện cười:
a. Giống nhau: Đều có yếu tố gây cười.
b. Khác nhau:
- Truyện cười: gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười.
- Truyện ngụ ngôn: khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.
 Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn học tập:
GV gọi HS kể một truyện em thích.
Học bài
Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_van_hoc_dan_gian.docx