Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 32: Danh từ

I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp hs

- Nắm được đặc điểm của danh từ

- Biết phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

- GDHS ý thức sử dụng danh từ đúng với ngữ cảnh.

II. Chuẩn bị:

 GV: bảng phụ ghi ví dụ.

 HS : soạn bài theo

III. Tiến trình hoạt động dạy – học:

 1. Kiểm tra bài cũ:

 Xác định từ dùng không đúng trong những câu sau đây và thay bằng từ mà em cho là đúng:

 a) Mùa xuân về, tất cả cảnh vật như chợt bừng tỉnh sau kì ngủ đông dài dằng dẵng.

 b) Trong tiết trời giá buốt, trên cánh đồng làng, đâu đó đã điểm xiết những nụ biếc đầy xuân sắc.

2. Giới thiệu bài: GV cho HS dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học xác định danh từ trong câu sau: Cây bút thần là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ. Từ đó nêu yêu cầu của tiết học.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 7095Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 32: Danh từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 9
TIẾT : 32	DANH TỪ
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp hs
- Nắm được đặc điểm của danh từ
- Biết phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
- GDHS ý thức sử dụng danh từ đúng với ngữ cảnh.
II. Chuẩn bị:
 GV: bảng phụ ghi ví dụ.
 HS : soạn bài theo 
III. Tiến trình hoạt động dạy – học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 Xác định từ dùng không đúng trong những câu sau đây và thay bằng từ mà em cho là đúng:
 a) Mùa xuân về, tất cả cảnh vật như chợt bừng tỉnh sau kì ngủ đông dài dằng dẵng.
 b) Trong tiết trời giá buốt, trên cánh đồng làng, đâu đó đã điểm xiết những nụ biếc đầy xuân sắc.
2. Giới thiệu bài: GV cho HS dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học xác định danh từ trong câu sau: Cây bút thần là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ. Từ đó nêu yêu cầu của tiết học.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs tìm danh từ trong câu:
GV: gọi hs đọc ví dụ sgk
(?) Em hãy chỉ ra danh từ trong cụm danh từ" ba con trâu ấy". Ngoài danh từ thì cụm từ còn có từ nào khác?
HS: "Trâu" hoặc "con trâu" là danh từ. Ngoài ra còn có các từ "ba"(đứng trước) từ "ấy"(đứng sau) để tạo thành cụm danh từ.
GV: Theo em, danh từ là gì ? DT thường giữ chức vụ gì trong câu? Em hãy cho ví dụ?
HS: lấy ví dụ: Lan đang học bài.
 Thủ Đô của nước ta là Hà Nội.
GV: Em hãy lấy thêm một số ví dụ về danh từ chỉ người, hiện tượng khái niệm?
HS: Chẳng hạn: Lan,. Hoa, Huệ (danh từ chỉ người). Nắng, Mưa (danh từ chỉ hiện tượng). Ngày, Đêm(danh từ chỉ khái niệm)
Từ việc phân tích ở trên gv kl và cho hs đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 2: hướng dẫn hs tìm hiểu danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
HS: đọc ví dụ sgk.
GV: Em có nhận xét gì về nghĩa các từ in đậm với các từ đứng sau nó?
(?) Em hãy thay thế các từ in đậm bằng các từ khác rồi nhận xét? Trường hợp nào đơn vị tính đếm đo lường thay đổi, trường hợp nào không thay đổi? Vì sao?
GV: Nếu thay con bằng chú, viên bằng ông thì đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi. Vì đó là những từ chỉ đơn vị tự nhiên. nhưng nếu thay từ thúng bằng từ rá, tạ bằng cân thì đơn vị tính đếm đo lường sẽ thay đổi vì đó là những danh từ chỉ đơn vị qui ước.
(?) Em hiểu thế nào về đặc điểm của danh từ, và thế nào là danh từ chỉ đơn vị, danh từ chỉ sự vật?.
Hđ3: hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk.
- Gv cho hs làm bài tập vào vở và gọi một hs lên bảng làm
- Gv nhận xét bài làm của hs sau đó ghi bảng
GV: Chia hai đội thi chạy tiếp sức, mỗi đội tìm một loại danh từ.
I/ Đặc điểm của danh từ:
1. Ví dụ: sgk tr. 86
 Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành...
 SL DT CT
2. Kết luận: Sgk tr. 86
- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
- Danh từ thường kết hợp với một số từ khác để tạo thành cụm danh từ.
- Thường giữ chức vụ chủ ngữ và khi làm vị ngữ thường kết hợp với từ là đứng trước.
II/ Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
- Danh từ đứng trước (từ in đậm) là danh từ chỉ đơn vị
- Danh từ đứng sau (từ in đậm) là danh từ chỉ vật.
Ví dụ: chú, ông"danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.
 thúng, rá"danh từ chỉ đơn vị ước chừng.
 cân, tạ:"danh từ chỉ đơn vị chính xác.
* Ghi nhớ: sgk/86,87.
III/ Luyện tập:
Bài tập1: Em hãy liệt kê các danh từ chỉ vật và đặt câu.
Mẫu: ông-ông em đã già rồi.
Bài tập 2: Tìm một số danh từ chỉ đơn vị.
- Đứng trước danh từ chỉ người.
Vd: ông, bà, cô, bác...
- Đứng trước đồ vật:
 Vd: Cái, bức, tấm, quyển...
Bài tập 3: Liệt kê danh từ:
a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác: tạ, tấn, ki-lô-mét,...
b) Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: hũ, bó, vốc, gang, đoạn...
4. Hướng dẫn học ở nhà: 
 - Học bài và làm tiếp bài tập 3,4.
 - Chuẩn bị bài : Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.
 + Đọc kĩ các đoạn văn trong bài, tìm hiểu ngôi kể trong đoạn văn
 + Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN : 9
TIẾT : 33	 NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp hs:
- Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự( ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba)
- Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự.
- GDHS biết phân biệt được tính chất khác nhâu của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba.
II.Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi đoạn văn mẫu
HS: Đọc và trả lời câu hỏi sgk
III. Tiến trình các hoạt động dạy - học:	
 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
 2. Giới thiệu bài.
 3. Hoạt động dạy- học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1: GV hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học.
HS: đọc đoạn văn sgk.
GV: Đoạn văn kể về nhân vật nào? Người kể ở đây có xuất hiện không?
HS: Đoạn văn kể về em bé thông minh nhưng người kể ở đây không xuất hiện mà giấu mình đi nhưng lại biết tất cả mọi chuyện ở mọi nơi (Cung Vua, Công quán).
GV: Em thấy cách kể này ntn?
HS: Cách kể tự do, những gì xảy ra với nhân vật ở khắp mọi nơi. Cách kể này người ta gọi là cách kể thứ ba.
HS: đọc đoạn văn thứ 2 trong sgk.
GV: Từ"tôi" trong đoạn văn giúp ta hiểu được người đang kể là ai? Người đó có xuất hiện không?
HS: Người xưng "tôi" để kể trong đoạn văn này chính là Dế Mèn. Người đó kể tất cả những gì về chính mình. Cách kể đó thuộc ngôi thứ nhất.
GV: Em hiểu thế nào là ngôi kể và có mấy ngôi kể?
HĐ 2: Tìm hiểu về vai trò của ngôi kể.
GV: Em hãy nêu nhận xét của mình về cách kể ở đoạn văn 1 và đoạn văn 2?
GV: Em hãy thay đổi vị trí ngôi kể trong hai đoạn văn?
HS: đổi cách kể trong hai đoạn văn đó. Đoạn 1 kể thành ngôi thứ nhất, đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba.
HS: đọc ghi nhớ sgk
Hđ3: Gv cho hs thực hiện phần luyện tập gv cho hs thực hiện theo nhóm học tập.
I. Ngôi kể trong văn tự sự.
- Người kể không xuất hiện mà có mặt ở khắp nơi.
 " kể theo ngôi thứ ba.
- xưng tôi khi kể chuyện.
 "kể theo ngôi thứ nhất.
] Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kểchuyện.
II/ Vai trò của ngôi kể.
- Ngôi kể thứ ba, người kể dấu mình đi và kể tự do
- Ngôi kể thứ nhất chỉ kể những gì mình biết.
* ghi nhớ: sgk/ 89.
III/ Luyện tập
Bài tập1, thay"tôi" thành"Dế Mèn"
Bài tập 2, thay"tôi" vào các từ"chàng"
4.Hướng dẫn học ở nhà:
- Học để nắm vững ngôi kể và vai trò của ngôi kể.
- Chuẩn bị bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng: Tóm tắt truyện, nhận xét về NV mụ vợ, ...
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN : 9 Hướng dẫn đọc thêm
TIẾT : 34 & 35	 ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
	(Truyện cổ tích A-pu- Skin)
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs
- Hiểu sơ bộ về tác giả A-pu-Skin.
- Hiểu nội dung truyện ông lão đánh cá qua nhân vật ông lão, bà vợ và thái độ của biển cả.
- Nắm được nghệ thuật đối lập và nghệ thuật lập lại trong truyện cổ tích.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và tóm tắt câu chuyện. 
- GDHS lòng nhân hậu và thái độ biết ơn người đã giúp mình.
II.Chuẩn bị:
GV: Tranh ảnh minh họa cho các cảnh trong bài, bảng phụ ghi bài tạp trắc nghiệm.
HS: Đọc và soạn câu hỏi hướng dẫn học bài.:
III. Tiến trình hoạt động dạy – học:
 1. Kiểm tra bài cũ: Kể lại cách kết thúc truyện Em bé thông minh theo cách của em?
 2. Giới thiệu bài: Dẫn đoạn thơ dịch của Hoàng Trung Thông: 
 " Xưa có một ông già với vợ.
 ............................................
 Vợ ở nhà kéo sợi, xe dây
3. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1: HD tìm hiểu tác giả, tác phẩm...
GV: Em hãy cho biết một số thông tin về tác giả và tác phẩm?
GV: hướng dẫn hs đọc phân vai và tìm hiểu văn bản.
GV: hướng dẫn hs cách đọc và đọc mẫu đoạn đầu của văn bản.
(?) Theo em, truyện có những nhân vật nào? 
HS: Ông lão đánh cá, bà vợ ông lão, con cá vàng và biển cả.
GV: Nhân vật ông lão đánh cá được tác giả giới thiệu qua cuộc sống ntn?
HS: Liệt kê chi tiết
:
GV: Trong quá trình đánh cá ông lão đã gặp điều gì? Và ông đã làm gì đối với con cá vàng?
HS: Ông lão bắt được cá vàng , với lời van xin của cá ông lão đã thả cá ra.
GV: Qua đó em hiểu ông lão là người ntn?
HS: Ông lão là người nhân hậu, làm việc nghĩa mà không đòi sự trả ơn.
GV: Câu chuyện đó đã đến tai mụ vợ, mụ đã bắt ông làm gì? Việc làm đó của ông giúp ta hiểu ông là người ntn?
GVMR: Việc ông lão làm theo ý mụ vợ đồng nghĩa với việc người nông dân bắt tay với chế độ chuyên chính của Nga Hoàng lúc bấy giờ.
Tiết 35
- Gv tiếp tục hướng dẫn hs đi tìm hiểu về mụ vợ và thái độ của biển cả.
GV: Em hãy cho biết mụ vợ ông lão đã có những đòi hỏi nào? Và những đòi hỏi đó của mụ vợ khiến biển cả có những thái độ ra sao?
 Lưu ý: Chia làm hai cột: Đòi hỏi của mụ vợ / Thái độ của biển cả.
GV: Em có nhận xét gì về những đòi hỏi của mụ vợ ông lão và thái độ của biển cả?
HS: Đòi hỏi của mụ vợ ông lão ngày càng tăng dần, thái độ của biển cả ngày càng dữ dội hơn.
GV: Biển cả đã có thái độ như thế nào trước những đòi hỏi của mụ vợ?
HS: Trình bày
GV: Mụ vợ đó có những quan hệ nào với ông lão?
GV cho hs thực hiện nhóm.
Đại diện nhóm trình bày được các ý sau:
 Quan hệ vợ chồng.
 Quan hệ ân nhân.
(?) Mụ vợ có thái độ ntn đối với ông lão?
 Mụ luôn quát mắng, dọa nạt ông lão.
 Xưng hô hỗn láo: mày, tao.
 Thậm chí còn đánh đập và đuổi ông đi
(?) Qua đó, em có nhận xét gì về thái độ của mụ vợ với ông lão?
GV giảng thêm: Ông lão là chồng của bà, song bà có cách xưng hô bất nhã, thái độ hỗn láo. Hơn nữa ông lão là ân nhân của mụ, nhờ ông mà mụ có tất cả song mụ lại tỏ ra thiếu tôn trọng, coi thường ông. Mụ là người vong ân bội nghĩa.
? Qua đó em hiểu được ý nghĩa câu chuyện ntn?
Hđ3: Gv cho hs thực hiện phần tổng kết trong sgk
- Hs đọc ghi nhớ sgk.
Hđ4: Gv cho hs thực hiện phần luyện tập sgk?
 Em hãy kể tóm tắt câu chuyện.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả (SGK)
2. Tác phẩm:
 ( xem chú thích* sgk)
II. Đọc- hiểu văn bản
1/ Nhân vật ông lão.
- Sống trong túp lều bên bờ biển
- Làm nghề đánh cá.
" Cuộc sống nghèo khó.
- Ông bắt được cá vàng, thả cá ra và không đòi sự trả ơn
" Ông là người nhân hậu, giúp người bị nạn mà không đòi sự trả ơn.
- Ông kể chuyện cho mụ vợ nghe.
- Mụ bắt ông đi gặp cá vàng để bắt cá đền ơn(5 lần)
" Ông là người nhu nhược.
] Ông là người nông dân bắt tay với chế độ chuyên chính Nga Hoàng thời bấy giờ
2/ Những đòi hỏi của mụ vợ và thái độ của biển cả.
a) Đòi hỏi của mụ vợ.
- Lần1: Đòi máng lợn
- Lần 2: Đòi nhà rộng, đẹp.
" Đòi về vật chất.
- Lần 3: Đòi làm nhất phẩm phu nhân.
" Đòi danh vọng.
- Lần 4: Làm nữ hoàng.
" Đòi quyền uy.
- Lần 5: Làm Long Vương ngự trên mặt biển.
"Ảo tưởng.
 ] Đòi hỏi của mụ vợ ngày càng tăng dần. Mụ là kẻ tham lam.
b, Thái độ của biển cả.
- Lần1: Sóng êm ả --> Nổi sóng xanh --> Sóng dữ dội--> Sóng mù mịt--> Sóng ầm ầm 
] Sóng dữ dội hơn theo chiều tăng tiến.
3/ Thái độ của mụ vợ với ông lão.
- Quan hệ vợ chồng.
- Quan hệ ân nhân.
" Luôn quát mắng và đánh đuổi ông lão.
] Mụ là người tệ bạc, vong ân bội nghĩa.
4/ Ý nghĩa của câu chuyện.
- Nghệ thuật đối lập, tâng tiến.
- Ca ngợi những con người biết trọng ân nghĩa.
- Phê phán kẻ vong ân bội nghĩa.
III/ Tổng kết: Ghi nhớ: sgk/96.
IV/ Luyện tập: 
 Em hãy kể tóm tắt câu chuyện..
Ngày 19 tháng 10 năm 2009
 Nguyễn Thị Hương
4. Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục tập tóm tắt và nắm nội dung.
- Chuẩn bị bài: Thứ tự kể trong văn bản tự sự.
-------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 9.doc