Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 12 năm 2015

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS.

 1. Kiến thức:

- Khái niệm truyện cười.

- Đặc điểm thể loại truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển

- Cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những chủ kiến của người khác.

- Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật trái với tự nhiên.

 2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu văn bản truyện cười.

- Phân tích, hiểu ngụ ý gây cười của truyện.

- Kể lại được truyện.

 3. Thái độ:

 - Biết tránh những thói hư tật xấu. Có lý tưởng sống tốt đẹp.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC :

 1. GV: - Bảng phụ, sưu tầm bài tập, SGK,CKTKN,.

 2.HS: - Đọc và soạn bài.

 

docx 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1803Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 12 năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/11/2015
Ngày dạy: 03/11/2015
TUẦN 12
Tiết 45	TREO BIỂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC	Giúp HS.
 1. Kiến thức: 
- Khái niệm truyện cười.
- Đặc điểm thể loại truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển
- Cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những chủ kiến của người khác. 
- Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật trái với tự nhiên.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu văn bản truyện cười.
- Phân tích, hiểu ngụ ý gây cười của truyện.
- Kể lại được truyện.
 3. Thái độ:
 - Biết tránh những thói hư tật xấu. Có lý tưởng sống tốt đẹp.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC :
 1. GV: - Bảng phụ, sưu tầm bài tập, SGK,CKTKN,...
 2.HS: - Đọc và soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
 1.Ổn đinh tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu định nghĩa truyện ngụ ngôn?
 - Kể một số truyện ngụ ngôn mà em biết.
3. Bài mới: 
	Hoạt động của thầy và trò	
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm truyện cười
- HS đọc chú thích dấu *
? Nêu những ý chính của định nghĩa truyện cười ?
? Em hiểu thế nào là hiện tượng đáng cười ?
- HS: Trả lời
Đọc chú thích: - GV: Đọc kĩ để hiểu nghĩa của từ cá ươn, bắt bẻ.
HĐ2: Tìm hiểu văn bản
- GV: Lưu ý HS giọng đọc hài hước dí dỏm - >GV đọc mẫu
- HS đọc
- GV: Hãy tìm bố cục truyện theo 2 cách:
 + Chia 2 phần
 + Chia 3 phần
? Theo em truyện có những sự việc chính nào?
- HS: Sự việc chính
 + Treo biển
 + ý kiến đóng góp
 + Sự tiếp thu
? Nhà hàng treo biển nhằm mục đích gì? (Quảng cáo)
? Tấm biển có mấy nội dung, hãy nhận xét?
? Theo em nội dung tấm biển đã đầy đủ cho việc quảng cáo chưa?
GV chốt: MĐ treo biển để quảng cáo. Nội dung biển rất đầy đủ.
? Em có nhận xét gì về thái độ giọng điệu của các ý kiến góp ý này?
? Qua những lời góp ý em thấy họ có sự hiểu biết ntn?
- GV giảng người góp ý đánh giá một cách phiến diện, không thấy được chức năng thông báo gián tiếp của ngôn ngữ.
? Trong 3 sự việc treo biển ý kiến góp ý, sự tiếp thu, sự việc nào gây cười ?
- GV treo bảng phụ có ghi nội dung biển “ở đây có bán cá tươi” - sau đó gạch dần các chữ.
? Vì sao sự tiếp thu lại gây cười?
- HS: Sự tiếp thu vội vàng 3 lần đều bỏ ngay lần cuối cùng cất nốt biển.
? Hành động “cất nốt biển” gây cười nhiều nhất, vì sao ? Em đánh giá ntn về sự tiếp thu này ?
- HS: MĐ treo biển là để quảng cáo, giới thiệu vậy cất biển đi ý nghĩa quảng cáo không còn. Mức độ tiếp thu thụ động quá mức, sự hiểu biết kém đến mức ngớ ngẩn.
? Qua đây tác giả dân gian thể hiện thái độ gì với người tiếp thu? Em hãy nêu ý nghĩa truyện?
GV chốt: sự tiếp thu vội vàng và thụ động không có chủ kiến, không có suy nghĩ.
 III. Hướng dẫn tổng kết
? Nêu đặc sắc nghệ thuật được sử dụng ?
? Truyện đã thể hiện nội dung gì?
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
- Có ý nghĩa mua vui, hoặc phê phán
- Hiện tượng cười là những điều trái với lẽ thường, trái với lẽ tự nhiên.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 
1. Đọc 
2.Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục
* Hai phần: + Phần 1 câu mở đầu
 + phần 2 còn lại
* Ba phần: + Mở truyện câu đầu
 + Thân truyện
 + Kết chuyện câu cuối cùng
b. Nội dung
* Mục đích treo biển: để quảng cáo, giới thiệu
* Nội dung biển rất đầy đủ: 4 nội dung
 - ở đây: địa điểm
 - có bán: hoạt động
 - Cá: hàng
 - Tươi: tính chất
* Nội dung góp ý của khách hàng.
- Có 4 ý kiến -> 4 ý khác nhau được lập luận chặt chẽ nhưng đều giống nhau ở cách nhìn chủ quan,phiến diện.
* Tiếp thu của nhà hàng:
- Nghe theo răm rắp -> Bỏ đi từng từ, từng nội dung, rỡ tấm biển xuống -> Buồn cười vì sự tiếp thu không suy nghĩ, không xem xét của chủ nhà hàng.
b. Bài học: Phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác và phải có chủ kiến khi làm việc.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện cực đoan, vô lý và cách giải quyết một chiều, không suy nghĩ.
- Sử dụng những yếu tố gây cười.
- Kết thúc truyện bất ngờ: chủ nhà hàng cất luôn tấm biển.
2. Nội dung
- Truyện tạo tiếng cười vui vẻ, phê phán những người hành động thiếu chủ kiến và nêu bài học về sự cần thiết phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác.
4. Củng cố bài học
	- Qua 2 câu chuyện em rút ra bài học gì?
	- Đóng vai 2 nhân vật diễn lại truyện “Lợn cưới, áo mới”.
5. Hướng dẫn học ở nhà 
	- Học thuộc định nghĩa truyện cười.
	- Kể diễn cảm câu chuyện.
	- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình sau khi học xong truyện.
	- Đọc và nghiên cứu bài: Số từ và lượng từ.
RÚT KINH NGHIỆM
.
.
.
.
.
Ngày soạn: 01/11/2015
Ngày dạy: 03/11/2015
TUẦN 12
Tiết 46	TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức: Giúp HS:
 - Biết tự đánh giá bài tập làm văn của mình theo các yêu cầu đã nêu trong sách giáo khoa.
 - Tự sửa chữa các lỗi trong bài làm văn của mình và rút kinh nghiệm
 2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng tự sửa bài làm của bản thân và có thể sửa bài làm của bạn.
 3. Thái độ: 
- HS có ý thức làm bài tốt hơn ở các bài viết sau.
II. CHUẨN BỊ: 
 1. GV: Chấm bài, ghi nhận lỗi
 2. HS: Xây dựng dàn ý theo đề bài đã làm
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra miệng: 
 1/. Dàn ý một bài văn kể chuyện gồm mấy phần ?
 2/. Khi kể chuyện có thể kể theo thứ tự nào ?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Nêu đề bài 
 HS nhắc lại đề bài, GV ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu đề
? Đề có mấy yêu cầu ? Yêu cầu làm gì ? 
 - Kể chuyện 
 - Một lần mắc lỗi
Hoạt động 3: Xây dựng dàn ý
? Mở bài em sẽ giới thiệu sự việc gì?
? Phần thân bài em kể các sự việc gì ?
 " HS kể các sự việc
? Kết bài em nêu những gì ?
Hoạt động 4: Nhận xét và sửa lỗi
 * Ưu điểm: Biết làm bài văn kể chuyện có bố cục ba phần, một số em làm bài có ý khá nhưng diễn đạt chưa hay.
 * Khuyết điểm: Các em còn nhầm lẫn giữa kể chuyện và miêu tả, chưa kể được kỉ niệm sâu sắc với thầy, cô. Sai lỗi chính tả quá nhiều.
 GV ghi từ sai lên bảng (một số lỗi điển hình) yêu cầu HS sửa lại cho đúng
- Mở bài không giới thiệu được thầy giáo hay cô giáo, bài làm quá sơ sài, chưa có sự đầu tư suy nghĩ
Hoạt động 5: Đọc bài văn hay
I. Đề bài:
 Kể về một lần em mắc lỗi.
II. Tìm hiểu đề:
 - Kể chuyện 
 - Một lần mắc lỗi
III. Dàn ý:
1/. Mở bài: 
- Giới thiệu sự việc
- Cảm xúc, ấn tượng (day dứt, ân hận) về sự việc ấy.2/. Thân bài:
- Diễn biến sự việc, thời gian, hoàn cảnh cụ thể
- Kết quả (hậu quả) của sự việc
- Bài học rút ra cho bản thân. 
3/. Kết bài: 
- Suy nghĩ của em về sự việc đó, lời nhắn nhủ đối với mọi người.
IV. Nhận xét và sửa lỗi:
1/. Nhận xét:
2/. Sửa lỗi:
a. Lỗi chính tả: 
 Từ sai Sửa lại
 - dại học dạy học
 - giản dại giảng dạy
 - song xong
 - êm lặng im lặng
 b. Lỗi dùng từ, viết câu:
 - giọng nói thướt tha
 " dịu dàng
 - Thầy em quyến rủ em
 " Thầy em khuyên nhủ em
V. Đọc bài văn hay:
4. Củng cố
Khi kể chuyện về thầy cô giáo, có thể vận dụng yếu tố miêu tả nhưng không nên quá lạm dụng.
5. Hướng dẫn HS tự học:
 - Xem lại dàn ý.
 - Chuẩn bị: Luyện tập xây dựng bài tự sự – Kể chuyện đời thường
 + Lập dàn bài Kể về những đổi mới ở quê em
RÚT KINH NGHIỆM:
.
.
.
.
Ngày soạn: 04/11/2015
Ngày dạy: 06/11/2015
TUẦN 12
Tiết 47 – 48 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ: KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được các yêu cầu của bài làm văn tự sự, thấy rõ hơn vai trò, đặc điểm của lời văn tự sự.
- Nhân vật và sự việc được kể trong kể chuyện đời thường.
- Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường.
 2. Kỹ năng: 
- Luyện kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, chọn ngôi kể, thứ tự kể phù hợp với đề bài.
 3. Thái độ: 
-Học sinh có ý thức xây dựng dàn bài trước khi làm một bài văn.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC: 
1. GV: SGK, SGV, CKTKN,....
2. HS: Nghiên cứu đề bài và lập dàn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra miệng: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh
3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: HS làm quen với đề Tập làm văn kể chuyện đời thường
 GV: Kể chuyện đời thường là kể về những câu chuyện hằng ngày từng trãi qua, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại ấn tượng, cảm xúc nào đó. Một trong những yêu cầu hàng đầu của kể chuyện đời thường là nhân vật và sự việc phải hết sức chặt chẽ, hiện thực, không nên bịa đặt, thêm thắt tùy ý.
GV cho HS đọc các đề bài Sgk / 119
GV hỏi về phạm vi, yêu cầu của đề.
HS trả lời, GV uốn nắn
Hoạt động 2: Theo dõi cách làm một đề Tập làm văn kể chuyện đời thường
 HS đọc câu 2
GV gọi HS đọc phần tìm hiểu đề, sau đó rút ra những ý chính.
- Kể chuyện đời thường, người thật, việc thật
- Kể về hình dáng, tính tình, phẩm chất của ông
- Biểu lộ tình cảm yêu mến, kính trọng của em
 HS đọc phần phương hướng làm bài, rút ra những ý chính
- Không tùy tiện nhớ gì kể nấy
- Không nhất thiết phải xây dựng thành câu chuyện có tình tiết chặt chẽ
- Giới thiệu chung về ông
- Một số việc làm, thái độ đối xử của ông với mọi người trong gia đình, với em
- Tập trung cho một chủ điểm nào đó
HS đọc bài tham khảo
? Bài làm có sát với đề, dàn bài đã lập không ? Vì sao?
? Phần thân bài nêu lên mấy ý lớn? nhắc đến người thân mà nhắc đến ý thích của người ấy có thích hợp không ?
" HS trả lời, GV nhận xét
? Ý thích của mỗi người có giúp ta phân biệt người đó với người khác không ?
? Bài tham khảo đã nêu đươc chi tiết đáng chú ý nào về ông?
" HS trả lời
? Tóm lại, kể chuyện về một nhân vật cần chú ý đạt những gì?
" Kể được đặc điểm của nhân vật, hợp với lứa tuổi, có tính khí, ý thích riêng, có chi tiết, việc làm đáng nhớ, có ý nghĩa.
Hoạt động 3: Lập dàn bài cho một đề văn kể chuyện đời thường
 Mỗ HS phải làm dàn bài sơ lược, GV thu bài và cho nhận xét, biểu dương những dàn bài khá, giỏi
I. Đề bài:
 Kể chuyện về ông hay bà của em. 
1. Tìm hiểu đề:
- Kể chuyện đời thường, người thật, việc thật
2. Phương hướng làm bài:
- Không tùy tiện nhớ gì kể nấy
- Không nhất thiết phải xây dựng thành câu chuyện có tình tiết chặt chẽ
- Giới thiệu chung về ông
- Một số việc làm, thái độ đối xử của ông với mọi người trong gia đình, với em
- Tập trung cho một chủ điểm nào đó
3. Tìm hiểu dàn bài và bài viết tham khảo:
4. Lập dàn bài:
 Kể về những đổi mới ở quê em
a. Mở bài: Ai đi xa lâu có dịp trở về hẳn phải ngỡ ngàng vì những đổi mới chóng mặt ở quê em
b. Thân bài:
 - Quê em cách đây chục năm nghèo, buồn, lặng lẽ
 - Hôm nay đổi mới toàn diện, nhanh chóng
 + Những con đường, ngôi nhà mới
 + Trường học, trạm xá, ủy ban xã, câu lạc bộ, sân bóng, 
 + Điện đài, ti vi, xe máy
 + Nếp làm ăn, sinh hoạt
c. Kết bài: Quê em trong tương lai ?
4. Củng cố bài học
Câu nào dưới đây thích hợp nhất cho phần mở bài khi viết bài văn kể chuyện về một người bạn mới quen ?
a. Lan có hai bím tóc đen dài, dể thương
b. Lan là người bạn mới quen của em
c. Bạn rất sẳn lòng giúp đỡ những bạn khác
d. Ở nhà, Lan là một người chị đảm đang
 	* Đáp án: b
5. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Xem lại dàn bài và lập dàn bài cho các đề Sgk / 119.
 - Chuẩn bị: Viết bài Tập làm văn số 3 
 ( Tham khảo các đề bài trong SGK)
RÚT KINH NGHIỆM:
.
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_10_Ech_ngoi_day_gieng.docx