Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 5 đến tiết 8

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Nắm được những nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của văn bản Thánh Gióng.

 - Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc qua truyền thuyết Thánh Gióng

- Hiểu được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện TG.

- Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết tiêu biểu và ý nghĩa của truyện: khát vọng độc lập và hòa bình.

 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1. Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.

- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.

 2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.

- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.

 - Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời

 

doc 15 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 5 đến tiết 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 Ngày soạn 22/8/2015
 Văn bản Thánh Gióng 
 (Truyền thuyết)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm được những nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của văn bản Thánh Gióng.
 - Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc qua truyền thuyết Thánh Gióng
- Hiểu được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện TG.
- Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết tiêu biểu và ý nghĩa của truyện: khát vọng độc lập và hòa bình.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
 2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.
 - Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
C. CHUẨN BỊ 
 - GV : TLTK, tranh ảnh có liên quan đến bài học : tranh Thánh Gióng.
 - HS : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn. 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Tổ chức :
Kiểm tra bài cũ : ? Kể tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy ?
 ? Nêu ý nghĩa của truyện ? 
Bài mới :
HĐ của GV
HĐ của HS
Kiến thức cần đạt
HT và PTNLHS
HĐ1: Khởi động
 Chủ đề chống giặc cứu nước là chủ đề lớn xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian nói riêng. Thánh Gióng là truyện dân gian tiêu biểu cho chủ đề này. Tác phẩm có nhiều chi tiết hay và đẹp kể về thức và sức mạnh đánh giặc của nhân dân ta.
Nghe
Năng lực hợp tác
HĐ2: Hình thành kiến thức mới
HĐ2-1:
- Hướng dẫn hs đọc.
- GV đọc mẫu.
- Gọi hs đọc tiếp nhau – nx.
? Giải thích 1số từ khó sgk ?
? Truyện có thể chia làm mấy phần ?
? Nội dung từng phần ?
? Em hãy kể tóm tắt từng phần của truyện ?
(GV cho hs tóm tắt theo từng phần)
HĐ2-2:
- Hs theo dõi sgk.
? Truyện có những nhân vật nào ?
? Nhân vật chính ?
? Tìm những chi tiết nói về sự ra đời của Gióng ?
? Những chi tiết ấy có ý nghĩa gì?
? Gióng lớn lên trong h/cảnh đ/n ntn ?  
? Sự kiện, hoàn cảnh làm thay đổi con người Gióng?
? Em có suy nghĩ gì về tiếng nói đầu tiên của Gióng? 
 (Là tiếng nói đòi đánh giặc - Thể hiện: Gióng sinh ra là để đánh giặc, đặt nhiệm vụ cứu nước lên trên hết. Gióng sinh ra là biểu tượng của nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, khi đất nước lâm nguy thì tự giác cứu nước)
- Sau khi cất tiếng nói đầu tiên, Gióng có gì thay đổi? 
? Em hiểu như thế nào về chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ ?
(Truyện cổ dân gian quan niệm Người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, vô địch về sức mạnh, chiến công)
? Chi tiết Gióng ăn nhiều, bà con xóm làng góp gạo nuôi Gióng có ý nghĩa ntn?
 (Ăn bảy nong cơm, ba nong cà. Uống một hơi nước, cạn đà khúc sông.)
 (Tố Hữu viết :
 Bao bà mẹ từ tâm làm mẹ..
 Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm)
? H/ả Gióng ra trận được miêu tả ntn?
(Giặc đến, thế nước nguy, không lớn nhanh làm sao đáp ứng được nhiệm vụ cứu nước. Gióng vươn vai :sự vươn lên về tầm vóc của đất nước trước tình thế nguy nan.)
? Khi roi sắt gãy, Gióng đã làm gì?
? Chi tiết Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc có ý nghĩa gì ?
(Đánh giặc bằng tất cả những gì có thể giết được giặc- quyết tâm cao)
(Lời Bác Hồ : ‘‘Ai có súng)
? Bức tranh tr/20 SGK minh hoạ cho đoạn nào của truyện ?
? Hình ảnh Gióng bay về trời là một hình ảnh đẹp ? Vì sao vậy ?
(Gióng là người anh hùng sinh ra từ sự phi thường, hoàn thành sứ mệnh cứu nước lại trở về cõi phi thường không cần vinh hoa phú quí. Bay lên trời đồng nghĩa với sự bất tử. Gióng đã hóa thân )
? Đọc đoạn cuối, nhận xét về tình cảm của nhân dân với Gióng ?
(Lập đền thờ, mở hội, biết ơn, ngợi ca, tự hào)
*Thảo luận (3 phút)
 Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng
HĐ2-3:
? Nêu ND của truyện ?
? Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào?
(- Thời đại Hùng Vương: chiến tranh- huy động sức mạnh của cả cộng đồng
- Số lượng, kiểu loại vũ khí tăng 
- Cư dân Việt cổ kiên quyết chống lại xâm lược)
? Em hãy nêu những chi tiết hoang đường kì lạ trong truyện? Ý nghĩa của những chi tiết đó?
? Nêu NT truyện ?
? Nêu ý nghĩa của truyện ?
? Truyện ca ngợi ai? Tiêu biểu cho điều gì?
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK
Cá nhân
Cá nhân
-Nhóm
I. Đọc tìm hiểu chung 
1. Đọc
2. Chú thích : Sgk / 21.
3. Tác phẩm
- Bố cục : 4 phần
+ P1 : Từ đầu -> nằm đấy : Sự ra đời kì lạ của Gióng
+ P2 : Tiếp ->cứu nước : TG lớn lên.
+ P3: Tiếp ->lên trời : Thánh Gióng đánh giặc
+ P4 : Còn lại : Những dấu tích lịch sử.
- Tóm tắt.
II. Đọc tìm hiểu chi tiết 
1. Hình tượng Thánh Gióng:
a. Sự ra đời kỳ lạ, khác thường 
 - Bà mẹ ra đồng thấy vết chân to liền ướm thử vào; mang thai 12 tháng, lên ba không nói, cười, không biết đi, đặt đâu nằm đó.
à Kì lạ, sự xuất hiện khác thường.
b. Sự lớn lên của Gióng:
- Hoàn cảnh: đất nước có giặc ngoại xâm, cần người tài cứu nước
- Tiếng nói đầu tiên của Gióng là đòi đi đánh giặc : ý thức cứu nước đặt lên hàng đầu.
- Gióng lớn nhanh như thổi -> Sự trưởng thành của dân tộc ta mỗi khi có giặc ngoại xâm.
à Gióng mang sức mạnh toàn dân, của cộng đồng
(Gióng lớn lên bằng những thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những thứ bình thường, giản dị. Cả làng đùm bọc nuôi dưỡng Gióng. Gióng không phải là con của 1 bà mẹ, Gióng là con của mọi người mọi nhà. Ngày nay hội Gióng thi nấu cơm)
c. Thánh Gióng ra trận: 
- Vươn vai biến thành tráng sĩ.
- Gióng ra trận oai phong lẫm liệt mang vẻ đẹp của người anh hùng.
- Nhổ tre bên đường giết giặc : tinh thần tiến công mãnh liệt của người anh hùng.
- Đánh tan giặc- Gióng bay về trời.
à Gióng trở thành bất tử, hóa thân vào đất trời, non nước Văn Lang.
- Dấu tích còn lại: dấu chân ngựa, tre đằng ngà, làng Gióng, làng Cháy, lễ hội...
2. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng:
- Hình tượng Gióng là hình tượng rực rỡ, tiêu biểu về người anh hùng đánh giặc đầu tiên. 
- Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh cộng động 
- Thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân
III. Tổng kết
1. Nội dung:
- Hình tượng người anh hùng trong công cuộc giữ nước – Thánh Gióng :
+ Xuất thân bình dị nhưng cũng rất thần kì.
+ Lớn nhanh một cách kì diệu trong hoàn cảnh đất nước có giặc xâm lược, cùng nhân dân đánh giặc giữ nước.
+ Lập chiến công phi thường.
- Sự sống của Gióng trong lòng dân tộc : 
+ Thánh Gióng bay về trời, trở về với cõi vô biên bất tử.
+ Dấu tích của những chiến công còn mãi
2. Nghệ thuật:
 - XD người anh hùng cứu nước mang màu sắc thần kì với những chi tiết nghệ thuật kì ảo, phi thường - biểu tượng cho ý chí sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hoạ xâm lăng.
- Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong qúa khứ với những h/ả thiên nhiên đất nước: truyền thuyết TG còn lí giải về ao hồ, núi Sóc, tre đằng ngà.
3. Ý nghĩa văn bản: 
Truyện ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.
=> Ghi nhớ: SGK/23
Giao tiếp
Tư duy
-Hợp tác giải quyết vấn đề
HĐ3 : Thực hành
? Chọn ý kiến đúng về Gióng ?
? Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em ?
(Đây là câu hỏi cảm thụ văn học). 
- Học sinh làm việc độc lập
- Gọi hs đọc – nx.
? Theo em tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khỏe Phù Đổng ?
- Cá nhân
IV. Luyện tập
Bài 1
a/ Là nhân vật không có thật.
b/ Là nhân vật có thật.
c/ Là nhân vật không có thật nhưng rất thật.
Bài 2
Hs tự làm
Bài 3
- Là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới.
Mục đích của hội thi là Khoẻ để học tập tốt, lao động tốt, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Tư duy, giải quyết vấn đề.
HĐ4 : Ứng dụng
? Kể tóm tắt truyện ?
- Rèn kĩ năng kể tóm tắt truyện
Tư duy
HĐ5 : Bổ sung
? Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng ?
Tư duy
Cảm thụ văn học
4. Củng cố :  
 ? Sau khi học xong truyện em có suy nghĩ gì về n/v TG?
5. Hướng dẫn về nhà : 
 - Học bài, tóm tắt truyện, hoàn thiện bài tập.
 - Đọc thêm thơ Tố Hữu, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài 	học. 
 - Chuẩn bị bài : Từ mượn
----------------------------------------
Tiết 6 Ngày soạn 22/8/2015
 Từ mượn 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được thế nào là từ mượn.
- Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và viết phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Nhận biết các từ mượn trong văn bản.
- Sử dụng từ mượn trong nói và viết.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức
- Khái niệm từ mượn.
- Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng Việt.
- Nguyên tắc từ mượn trong tiếng Việt.
- Vai trò của từ mượn trng hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.
 2. Kĩ năng:
- Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn.
- Viết đúng những từ mượn.
- Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn.
C. CHUẨN BỊ :
 - GV : TLTK, phiếu học tập.
 - HS : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ :
 ? Sơ đồ hoá bài học về Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt ? Cho ví dụ.
 ? Đọc đoạn văn về nhà ?
 3. Bài mới :
HĐ của GV
HĐ của HS
Kiến thức cần đạt
HT và PTNLHS
HĐ1: Khởi động
Trong tiếng Việt có những từ mà không phải do cha ông ta sáng tạo ra. Vậy các từ đó có nguồn gốc từ đâu? Khi dùng nó, chúng ta cần phải chú ý những gì? Bài học hôm ...
Nghe
Năng lực hợp tác
HĐ2: Hình thành kiến thức mới
HĐ2-1:
? Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượng, tráng sĩ ?
? Theo em các từ đó có nguồn gốc từ đâu ?
? Trong số các từ ở mục 2, những từ nào được mượn từ tiếng Hán ? Những từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác ?
? Em có nhận xét gì về cách viết của các từ mượn nói trên ?
? Vì sao có cách viết khác nhau như vậy ?
? Từ ví dụ trên hãy cho biết từ mượn là gì ?
? Bộ phận mượn từ quan trọng nhất trong tiếng Việt ?
(từ mượn tiếng Hán)
HĐ2-2:
- HS đọc sgk.
? Mặt ưu điểm của việc mượn từ là gì ?
? Cho ví dụ minh hoạ ?
? Mặt tiêu cực của việc lạm dụng từ mượn là gì ? Cho ví dụ ?
? Vậy khi dùng ngôn ngữ của nước khác ta phải lưu ý điều gì ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk.
- GV sơ đồ hoá bài học cho h/s nắm vững kiến thức.
Cá nhân
-Đọc ghi nhớ
-Cá nhân
-Đọc ghi nhớ
I. Từ thuần Việt và từ mượn 
*Ví dụ :
1/ - Trượng :
 - Tráng sĩ :
-> Từ mượn của tiếng Hán (TQ), gọi là từ Hán Việt.
2/ - Tiếng Hán : Sứ giả, giang sơn, buồm, điện, gan.
 - Vay mượn từ các ngôn ngữ khác (Anh, Pháp, Nga) : Ra-đi-ô, in-tơ-nét, xà phòng, ...
à Ghi nhớ 1- SGK/25
II. Nguyên tắc mượn từ 
- Ưu điểm : Làm giàu vốn từ TV
- Nhược điểm : Lạm dụng việc mượn từ sẽ làm cho TV kém trong sáng.
VD : Việc dùng xen lẫn tiếng nước ngoài với tiếng Việt trong cùng một câu nói với những từ thông dụng.
=> Ghi nhớ: SGK/25
Giao tiếp
HĐ3: Thực hành
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
? Chỉ ra từ mượn? Cho biết các từ đó được mượn của tiếng nào ?
? Hãy xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ Hán Việt sau?
? Kể tên một số từ mượn ?
- GV thu 5 vở chấm.
? Những từ nào trong các cặp từ sau là từ mượn? Có thể dùng chúng trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp?
-Đọc yêu cầu bài tập
-HS tự làm
- Thực hiện trên bảng- nx.
- Làm vào vở bài tập
III. Luyện tập :
 Bài 1
a/ Hán Việt	 
c/ Tiếng Anh
b/ Hán Việt 
 Bài 2 :
Bài 3
a/ Tên đơn vị đo lường : Ki-lô-mét...
b/ Bộ phận xe đạp : Gác-đờ-bu...
c/ Một số đồ vật : Vi-ô-lông...
 Bài 4
Năng lực giải quyết vấn đề
HĐ4: Ứng dụng
? Chỉ ra những ưu - nhược điểm của việc dùng từ mượn ?
? Bộ phận mượn từ quan trọng nhất trong tiếng Việt ?
- Tìm ví dụ về từ mượn tiếng Hán và mượn các ngôn ngữ khác.
- Nhớ nguyên tắc mượn từ.
- Từ mượn tiếng Hán chiếm đa số.
Tư duy
HĐ5: Bổ sung
- HS đọc bài đọc thêm : Bác Hồ nói về việc dùng từ mượn.
Cá nhân
 4. Củng cố : 
 - Thế nào là từ mượn ? Nêu ví dụ và cho biết nguồn gốc ?
	- Theo em, mượn từ phải đảm bảo nguyên tắc nào ?
 5. Hướng dẫn về nhà : 
 - Học bài, hoàn thiện bài tập.
 - Tìm 15 từ mượn trong văn bản Thánh Gióng.
 - Tìm ít nhất các từ mượn các ngôn ngữ khác.
 - Chuẩn bị bài Tìm hiểu chung về văn tự sự
-----------------------------------------
Tiết 7 Ngày soạn 22/8/2015
Tìm hiểu chung về văn tự sự
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là văn tự sự.
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu và tạo lập văn bản tự sự.
- Trình bày được đặc điểm của văn bản tự sự, lấy được ví dụ minh họa.
- Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể truyện, sự việc, người kể.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức:
Đặc điểm của văn bản tự sự
 2. Kĩ năng:
- Nhận biết được văn bản tự sự.
- Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể truyện, sự việc, người kể.
C. CHUẨN BỊ :
 - GV : Một số văn bản mẫu. 
 - HS : Đọc kĩ các văn bản đã học, kể lại theo diễn biến sự việc.
D. TIẾN TRÌNH  DẠY HỌC:
Tổ chức :
Kiểm tra bài cũ : ? Giao tiếp là gì ? 
 ? Thế nào là văn bản? Kể tên các kiểu văn bản thường gặp ? 
 ? Em hãy nêu những sự việc chính trong truyện Con Rồng cháu Tiên?
Bài mới :
 Truyện Thánh Gióng, Bánh chưng, bánh giầy mà chúng ta được học là văn bản tự sự. 
HĐ của GV
HĐ của HS
Kiến thức cần đạt
HT và PTNLHS
HĐ1: Khởi động
Truyện BCBG, TG mà chúng ta đã học là văn bản tự sự. 
Vậy văn bản tự sự là gì ? Phương thức tự sự có đặc điểm gì, có ý nghĩa như thế nào? Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó. 
Nghe
Kĩ năng hợp tác
HĐ2: Hình thành kiến thức mới
HĐ2-1:
- HS đọc sgk
? Hàng ngày các em thường có kể chuyện và nghe kể chuyện không? Kể những chuyện gì ? 
? Theo em kể chuyện để làm gì ?
? Khi nghe kể chuyện, người nghe muốn biết điều gì ? 
? Người kể phải làm gì ?
? Văn bản Thánh Gióng cho ta biết những gì ? (Truyện kể về ai ? ở thời nào ? Làm việc gì ? Diễn biến ? Kết quả ? ý nghĩa của sự việc ?)
? Vì sao có thể nói truyện ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng ?
? Hãy liệt kê các sự việc trong truyện theo thứ tự trước sau.
? Truyện bắt đầu từ đâu, diễn biến ntn ? 
? Kết thúc ra sao ?
(Truyện có 8 sự việc)
? Từ thứ tự các sự việc đó, em hãy suy ra đặc điểm của phương thức tự sự ?
 (Chuỗi sự việc, có đầu có đuôi : Việc xảy ra trước là nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra sau, giải thích cho việc sau)
? Vậy thế nào là tự sự ? Vai trò của tự sự?
- HS đọc ghi nhớ sgk/28?
? Thế nào là chuỗi các sự việc? 
(Chuỗi sự việc, có đầu có đuôi : Việc xảy ra trước là nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra sau, giải thích cho việc sau)
I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự :
1/
- Người nghe : Muốn biết nội dung câu chuyện.
- Người kể : Phải kể lại được một chuỗi sự việc có liên quan đến nhân vật, có mở đầu, có kết thúc để người nghe hiểu nội dung câu chuyện. 
2/ 
- Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự. 
Vì truyện kể cho ta biết về người anh hùng làng Gióng.
 *Các sự việc :
1. Sự ra đời của Gióng
2. Gióng biết nói và nhận nhiệm vụ đánh giặc
3. Gióng lớn nhanh như thổi
4. Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi đi đánh giặc
5. Gióng đánh tan giặc 
6. Gióng cởi bỏ giáp sắt bay về trời
7. Vua ghi nhớ công ơn, lập đền thờ, phong danh hiệu.
8. Những dấu tích còn sót lại
à Tự sự là kể một chuỗi các sự việc theo thứ tự nhất định nhằm thể hiện một mục đích nhất định.
 Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê. 
=> Ghi nhớ : SGK/28
Chú ý : Khi kể một sự việc, có các chi tiết nhỏ hơn tạo nên sự việc đó :
VD : Sự ra đời của Gióng : 4 chi tiết
- Hai vợ chồng ông lão muốn có con
- Bà vợ ra đồng giẫm vết chân lạ
- Bà mẹ có thai 12 tháng -> đẻ con
- Đứa trẻ lên 3 không nói, cười, biết đi 
-> Kết thúc là hết sự việc: Truyện TG phải có đủ 8 sự việc mới toàn vẹn.
HĐ3: Thực hành
- HS làm bài tập :
? Em hãy nêu các chi tiết tạo nên sự việc: Gióng biết nói và nhận nhiệm vụ đánh giặc cứu nước.
? Em hãy liệt kê chuỗi sự việc được kể trong truyện Bánh chưng, bánh giầy ?
Cá nhân
* Luyện tập :
- HS làm vào vở 
- GV nx, bổ sung.
HĐ4: Ứng dụng
 ? Tái hiện lại trình tự sự việc của truyện Con Rồng cháu Tiên ?
Tư duy giải quyết vấn đề
HĐ5: Bổ sung
 4. Củng cố : 
 ? Đặc điểm của văn bản tự sự ?
 5. Hướng dẫn về nhà :
 - Học bài, hoàn thiện bài tập trên lớp.
 - Chuẩn bị bài phần luyện tập của tiết 7.
Tiết 8 Ngày soạn 22/8/2015
Tìm hiểu chung về văn tự sự
(Tiếp theo)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là văn tự sự.
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
- Trình bày được đặc điểm của văn bản tự sự, lấy được ví dụ minh họa.
- Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể truyện, sự việc, người kể.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức:
Đặc điểm của văn bản tự sự
 2. Kĩ năng:
- Nhận biết được văn bản tự sự.
- Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể truyện, sự việc, người kể.
C. CHUẨN BỊ :
 - GV : Một số bài tập bổ sung.
 - HS : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tổ chức :
Kiểm tra bài cũ : ? Nêu đặc điểm của văn bản tự sự ?
 ? Nêu những chi tiết chính của truyện Bánh chưng, bánh giầy ?
Bài mới :
HĐ của GV
HĐ của HS
Kiến thức cần đạt
HT và PTNLHS
HĐ1: Khởi động
Giờ trước các em đã đi tìm hiểu về ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ thực hành luyện tập.
Nghe
Hợp tác
HĐ2: Hình thành kiến thức mới
HĐ3: Thực hành
HĐ3:
- HS đọc câu chuyện Ông già và thần chết.
? Trong truyện này, phương thức tự sự thể hiện ntn ?
? Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
(Sự ứng xử nhanh trí của ông già...)
- Gọi HS đọc bài tập 2.
? Bài thơ sau đây có phải là văn tự sự không? Vì sao ? 
? Em hãy kể lại câu chuyện bằng lời văn của em ?
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS đọc bài tập 3.
? Hai văn bản trên có nội dung tự sự không ? Vì sao ?
? Tự sự ở đây có vai trò gì ?
(Giới thiệu, tường thuật kể chuyện thời sự hay lịch sử)
- HS đọc y/c bài tập 4.
? Em hãy kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên ?
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập.
- Gọi h/s trình bày miệng.
- NX, bổ sung.
- Đọc y/c bài tập 5.
? Bạn Giang sẽ tóm tắt thành tích học tập của bạn Minh ntn ?
- HS làm vào vở bài tập.
- Gọi 5 em chấm vở.
Cá nhân
Cá nhân
Cá nhân
II. Luyện tập
 Bài 1 
- PT tự sự thể hiện ở chỗ : Trình bày một chuỗi sự việc có quan hệ mật thiết với nhau, có mở đầu, có kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa.
+ Sự việc 1: Ông già đẵn củi...đường xa kiệt sức, than thở và ước được thần chết đến mang đi.
+ Sự việc 2: Thần chết đột ngột xuất hiện thì lão sợ hãi nói sang chuyện khác là nhờ thần chết nhấc hộ bó củi lên cho lão.
* Ý nghĩa : Dùng tiếng cười để khẳng định lòng ham sống của con người.
Bài 2 : 
 Bài thơ: Sa bẫy -> Là văn tự sự.
- Bài thơ kể lại 1sự việc : Bé Mây rủ Mèo con đánh bẫy bầy chuột nhắt. Đêm bé Mây nằm mơ thấy chuột sa bẫy nhiều nhưng sáng ra kẻ sa bẫy lại là mèo.
Bài 3 : 
- Văn bản 1: Huế : khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba.
-> Là một bản tin, nội dung kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba (chiều 3- 4-2002) -> Văn bản tự sự.
- Văn bản 2 : Người Âu lạc đánh tan quân Tần xl
-> Là 1 đoạn trong lịch sử 6, nội dung kể lại người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược -> Văn bản tự sự.
Bài 4 :
- Gợi ý : Phải biết lựa chọn chi tiết và sắp xếp để giải thích 1 tập quán (không cần sử dụng nhiều chi tiết cụ thể mà chỉ cần tóm tắt)
 Bài 5 :
 - Minh đạt h/s giỏi cấp huyện, tỉnh.
 - Minh tận tình giúp đỡ bạn học yếu
 - Những bài khó bạn thường hỏi thầy cô giảng lại...
Tư duy giải quyết vấn đề
HĐ4: Ứng dụng
? Vì sao văn tự sự lại là 1 chuỗi sự việc ?
Cá nhân
Tư duy giải quyết vấn đề
HĐ5: Bổ sung
? Trình tự các sự việc trong văn tự sự ?
Cá nhân
Tư duy giải quyết vấn đề
 4. Củng cố: 
 GV khái quát lại nội dung chính trong bài học. 
 5. Hướng dẫn về nhà :
 - Học bài, hoàn thiện bài tập.
 - Soạn bài : Sơn Tinh Thuỷ Tinh
-----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Banh_chung_banh_giay.doc