Giáo án Ngữ văn 7 - Đề cương ôn thi học kì môn văn

A. Phần văn bản:

I. Cảnh khuya:

1. Tác giả: Hồ Chí Minh ( 1890-1969 )

- Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam; người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh còn là một danh nhân văn hóa thế giới lớn, một nhà thơ lớn.

2. Tác phẩm:

- Bài thơ đượ viết vào năm 1947

- Bác Hồ sáng tác khi Bác hoạt động bí mật ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

 

docx 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1333Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Đề cương ôn thi học kì môn văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Lê Đàm Nhị Linh
Lớp 7A2
Đề cương ôn thi học kì môn văn
Phần văn bản:
Cảnh khuya:
Tác giả: Hồ Chí Minh ( 1890-1969 )
Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam; người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh còn là một danh nhân văn hóa thế giới lớn, một nhà thơ lớn.
Tác phẩm:
Bài thơ đượ viết vào năm 1947
Bác Hồ sáng tác khi Bác hoạt động bí mật ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nội dung – nghệ thuật đặc sắc:
Nghệ thuật đặc sắc:
Sử dụng thành công thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Cảm hứng yêu nước mãnh liệt đã tạo nên một bài thơ dạt dào ánh trăng và âm thanh.
Tác giả đã hòa quyện màu sắc cổ điển và màu sắc hiện đại. Màu sắc cổ điển ở đây là hình ảnh trăng-tâm hồn thi sĩ, lãng mạn của nhân vật trữ tình. Màu sắc hiện đại là tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng. Cảm hứng thiên nhiên như chan hòa với cảm hứng yêu nước.
Các biện pháp tu từ được sử dụng khéo léo và tinh tế ( so sánh, điệp từ điệp ngữ )
Nội dung:
Bài thơ đã miêu tả vẻ đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc, qua đó thể hiện phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời, càng thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước.
Cảm nhận về ha câu đầu:
Mở đoạn:
Hai câu thơ đầu trong bài thơ “cảnh khuya” của tác giả Hồ Chí Minh đã khắc họa một đêm trăng thật đẹp
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.”
Thân đoạn:
Ở đây, tác giả đã sử dụng phep so sánh đầy sáng tạo: so sánh tiếng suối với tiếng hát xa – một âm thanh của tự nhiên với âm thanh của con người khiến cho cảnh vật trong đêm tĩnh lặng bỗng trở nên gần gũi, ấm áp.
Điệp từ “ lồng” được lặp đi lặp lại hai lần đã nhân hóa trăng, cổ thụ và hoa khiến cho vần thơ đầy thi vị. Câu thơ như có ba nét vẽ: tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa rừng.
Kết đoạn:
Hai câu thơ giúp ta hiểu thêm vè tâm hồn thi sĩ thanh cao của Bác.
Cảm nhận về hai câu cuối:
Mở đoạn:
Hai câu thơ cuối trong bài thơ “cảnh khuya” đã nói lên tâm trạng của Bác:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Thân đoạn:
Câu ba trong bài thơ gợi lên như một câu chuyện, nửa đầu đã khái quát cảnh khuya như vẽ nên khung cảnh đêm khuya có suối, có trăng, có cổ thụ, Vế sau là tâm trạng chưa ngủ của người thi sĩ . Phải chăng Bác không ngủ là vì say sưa cảnh đẹp thiên nhiên? Lí do chưa ngủ đã được diển tả nhờ hai câu cuối bài. Điệp từ ‘ chưa ngủ’ khiến cho âm điệu và hồn thơ trở nên nhịp nhàng, triền miên cảm xúc. Bác chưa ngủ vì nỗi lo cho dân cho nước. Tình yêu nước của Bác hiện lên thật sâu sắc, mãnh liệt.
Rằm tháng Giêng:
Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được viết năm 1948
Được Bác Hồ sáng tác ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nội dung – Nghệ thuật tiêu biểu:
Từ láy “ lồng lộng “ mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng với vầng trăng tròn trịa, sáng tỏ của đêm trăng rằm.
Điệp từ “ xuân “: Nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân. Khắp mọi nơi đều tràn đầy sức xuân, bầu trời, mặt đất và mặt sông.
Ẩn dụ ‘ ngân đầy’ gợi sự liên tưởng của tác giả về sự rộng lớn của ánh trăng bao trùm lên vạn vật. Bởi vậy cả con thuyền đầy ắp ánh trăng => gợi vẻ đẹp thiên nhiên cũng như vẻ đẹp của con người.
Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ:
Tình yêu thiên nhiên, say đắm vẻ đẹp của thiên nhiên.
Tình yêu dân, lo cho đất nước
Phong thái lạc quan, yêu đời
Ở Bác có sự kết hợp hài hòa giữa tâm hồn của một người chiến sĩ với tâm hồn một người thi sĩ. 
Tiếng gà trưa:
Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh ( 1942-1988 )
Quê : Làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây
Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Thơ của bà bộc lộ sự gần gũi, thường viết về những điều bình dị; một tâm hồn thơ trẻ trung, sôi nổi, chân thành, tha thiết.
Tác phẩm:
Viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Mỹ (1986).
In trong tập thơ ‘ hoa dọc chiến hào’
Nội dung – Nghệ thuật đặc sắc:
Nội dung:
Tiếng gà trưa đã gợi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Nghệ thuật đặc sắc:
Bài thơ viết theo thể 5 tiếng có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hình ảnh bình dị, chân thực.
Sử dụng thành công các biện pháp tu từ:
+ Điệp từ ‘ nghe’, ‘này’, ‘vì’
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 
+ Câu kể xen câu tả
+ Đảo ngữ
Một thứ quà của lúa non: cốm:
Tác giả: Thạch Lam ( 1910-1942 )
Sở trường: truyện ngắn, tùy bút.
Phong cách: tinh tế, nhạy cảm và sâu sắc.
Tác phẩm:
 Trích ‘ Hà Nội ba mươi sáu phố phường’ ( 1943 )
Nội dung – Nghệ thuật đặc sắc:
Nội dung: viết về cảnh sắc, phong vị của Hà Nội.
Nghệ thuật:
+ Ngôn từ trong sáng, biểu cảm
+ Giọng văn: trữ tình, đầy chất thơ
Tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào, trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc.
Mùa xuân của tôi:
Tác giả: Vũ Bằng
Nội dung – Nghệ thuật đặc sắc:
Nội dung:
Cảm nhận về vẻ đẹp mùa xuân trên quê hương miền Bắc trong nỗi nhớ của người con xa quê hương.
Thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương xứ sở.
Là biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương, đất nước.
Nghệ thuật:
Sử dụng các biện pháp tu từ: điệp ngữ, liệt kê, so sánh cụ thể.
Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, ấn tượng, lời văn giàu hình ảnh gợi cảm xúc, nhịp điệu cuốn hút.
Bộc lộ cảm xúc mãnh liệt.
Tiếng Việt:
Thành ngữ:
Khái niệm : Thành ngữ hoặc là những cụm từ mang ngữ nghĩa cố định ( phần lớn không tạo thàn câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp) ( không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ ) và độc lập riêng rẽ với từ ngữ hay hình ảnh mà thành ngữ sử dụng, thành ngữ thường được sử dụng trong việc tạo thành những câu nói hoàn chỉnh. Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó. Cần phân biệt thành ngữ và tục ngữ.
Điệp ngữ:
Khái niệm: Điệp ngữ là việc lặp lại nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn hay trong một bài thơ, một bài văn.
Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái, đối lập nhau.
Từ đồng âm:
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng lại khác hẳn nhau về mặt nghĩa.
Tập làm văn:
Cảnh khuya:
Bác Hồ là một người chiến sĩ, là một vị lãnh tụ mang tâm hồn thơ ca lãng mạn. Thơ của Bác luôn tràn ngập ánh trăng. Trăng là chủ đề sáng tác, là cảm hứng của các bài thơ. Tôi đã được đọc rất nhiều thơ Bác viết : bài “ngắm trăng”, bài “vọng nguyệt”, bài “ tức cảnh Pác Bó”, Nhưng trong đó, bài hơ “Cảnh khuya” được Bac viết giữa chốn núi rừng Việt Bắc đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc.
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Mở đầu bài thơ, tác giả là Bác đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh “ tiếng suối” với “tiếng hát xa”. Ta có thể hình dung đây là một đêm trăng tuyệt đẹp và lộng lẫy. Việc so sánh âm thanh của thiên nhiên với âm thanh của con người đã giúp ta cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm,tinh tế của tác giả. Đồng thời cũng thể hiện được cảnh vật núi rừng trở nên gần gũi, ấm áp. Con người và thiên nhiên như hòa hợp với nhau.
“ Trăng lông cổ thụ bóng lồng hoa”
Tác giả đã sử dụng điệp từ “lồng” hai lần nhằm khắc họa một bức tranh thiên nhiên huyền ảo đầy ánh trăng. Ánh trăng dịu dàng, thanh khiết len lỏi chiếu vào lá và hoa rừng tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây cùng ánh trăng hòa quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Đó như một bức tranh tuyệt vời. Bác đã làm mọi vật sống dậy một cách kì diệu. Bác Hồ chắc hẳn phải là một người yêu thiên nhiên, có tâm hồn nhạy cảm nên mới vẽ nên cảnh nui rừng thơ mộng, huyền ảo như vậy.
“ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Hai câu thơ cuối với điệp từ “ chưa ngủ “ giúp ta hiểu rõ hơn tâm trạng của Bác. Có lẽ đêm nay không phải đêm duy nhất Bác trằn trọc không ngủ. Điều này đối với Bác là một việc thường tình. Bởi Bác có trăm ngàn nỗi lo bộn bề: lo cho hòa bình đất nước, lo việc giải phóng dân tộc, Như bao người khác, họ ngắm trăng chỉ để họ thêm thoải mái, thư giãn, thảnh thơi. Nhưng khi Bác ngắm trăng, trong lòng Bác lại canh cánh một nỗi lo cho đất nước, mang lại hòa bình cho nhân dân. Tâm hồn đẹp đẽ và cao thượng của Bác đã được kết hợp giữa tâm hồn của một người chiến sĩ với một người thi sĩ. Từ đây thể hiện được phong thái ung dung, lạc quan của Bác cũng như lòng yêu nước bao la, rộng lớn của Người.
Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ-một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại. Sự hi sinh của Bác nay đã được đền đáp, đất nước nay đã được hòa bình. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng trong bài “cảnh khuya” cùng hình ảnh Bác sẽ mãi không bao giờ phai
Rằm tháng giêng
  Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác Hồ.
Mở đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi.”
Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.
“Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.
Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân.”
Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.
Câu thơ cuối:
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.
Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_31_Kiem_tra_phan_Van.docx