Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Biểu cảm về tác phẩm văn học - Bài thơ "Cảnh khuya" của nhà thơ Hồ Chí Minh

I. Tác giả:

 Họ và tên: Tạ Thị Thanh

 Ngày, tháng, năm sinh: 01/ 01/1955

 Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

 Huyện Vĩnh Bảo - TP Hải Phòng.

 Điện thoại: 031 3885190

II. Tên sản phẩm:

Biểu cảm về tác phẩm văn học - bài thơ "Cảnh khuya"

 của nhà thơ Hồ Chí Minh

III. Cam kết:

 Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với 1 phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo sở GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này.

 

doc 15 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2663Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Biểu cảm về tác phẩm văn học - Bài thơ "Cảnh khuya" của nhà thơ Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại
1
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi
Ngữ Văn
2003 - 2004
A
2
Cảm thụ truyện Cổ tích
Ngữ Văn
2004 - 2005
B
3
Dạy Tập làm văn miêu tả
Ngữ Văn
2005 - 2006
B
4
Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy truyện dân gian
Ngữ Văn
2006 - 2007
B
Phần I
Đặt vấn đề
	1. Lí do chọn đề tài :
	Biểu cảm về tác phẩm văn học là một vấn đề khó đối với học sinh lớp 7. Là một giáo viên dạy ngữ văn THCS tôi nhận thấy kiểu bài tập làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học thể hiện khá rõ năng lực cảm thụ, tư duy văn học của học sinh. Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục đã chỉ đạo việc đổi mới nội dung chương trình và cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Theo tinh thần đổi mới phương pháp, học sinh có cơ hội tự bộc lộ khả năng sáng tạo của mình. Đặc biệt phân môn tập làm văn lớp 7 cấu trúc chương trình đã có sự thay đổi kiểu bài biểu cảm về tác phẩm văn học đã thay thế cho kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học và kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học (chương trình cũ). Với khái niệm kiểu bài biểu cảm yêu cầu được mở rộng hơn . Biểu cảm là lĩnh vực rộng lớn gắn với toàn bộ đời sống tình cảm, cảm xúc đánh giá của con người và nhu cầu biểu cảm của nó. Tuy vậy một số học sinh vẫn nhầm lẫn và cho rằng biểu cảm giống như phát biểu cảm nghĩ, đó là vấn đề nhận thức chưa rõ ràng vì vậy trong đề tài nghiên cứu này tôi muốn trình bày những kĩ năng cần thiết giúp học sinh làm bài tập làm văn biểu cảm đạt yêu cầu cao đáp ứng với mục tiêu chương trình ngữ văn lớp 7.
	2. Mục đích
	Trong đề tài nghiên cứu tôi muốn chỉ ra nét khác biệt và rộng lớn của phần biểu cảm tác phẩm văn học ở lớp 7, đưa ra những quan điểm cụ thể về văn biểu cảm, phương pháp hướng dẫn học sinh làm bài văn biểu cảm, các kĩ năng quan trọng khi tạo lập văn bản biểu cảm. Định ra những thao tác cơ bản cần thiết để học sinh định hướng tốt và có khả năng biểu cảm sâu sắc về một vấn đề của cuộc sống hay một tác phẩm văn học.
	3. Kết quả
	Tôi đã vận dụng và dần dần hoàn thiện đề tài biểu cảm qua những năm học gần đây khi được phân giảng dạy môn ngữ văn 7 và đội tuyển ngữ văn 7. Qua thực tế tôi thấy học sinh rất ngại và khó khăn khi tiếp cận với kiểu bài biểu cảm. Sau khi vận dụng đề tài, hướng dẫn cho học sinh, các em đã có kĩ năng biểu cảm khá tốt.
	4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu, kế hoạch, thời gian nghiên cứu.
	Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đi sâu trình bày kinh nghiệm biểu cảm một tác phẩm văn học. Bởi vì biểu cảm là một vấn đề khá rộng như biểu cảm về con người, sự vật, khung cảnh thiên nhiên ...
	Biểu cảm về một tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm về nội dung và hình thức của tác phẩm văn học.
	Từ hiểu biết tìm tòi nghiên cứu về kiểu bài tập làm văn biểu cảm nói chung tôi đi sâu tìm ra giải pháp cụ thể để học sinh làm bài biểu cảm về tác phẩm văn học qua các kĩ năng cơ bản:
	- Trình bày cảm xúc
	- Liên tưởng
	- Tưởng tượng
	- Suy ngẫm ...
	Về một tác phẩm văn học.
	Sau nhiều năm đứng lớp môn ngữ văn 7 đối chiếu với chương trình mới hiện hành tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh trình bày một bài văn biểu cảm cụ thể khá thành công. Đó là biểu cảm về bài thơ "Cảnh khuya" của nhà thơ Hồ Chí Minh.
Phần II: nội dung
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
	Biểu cảm là loại văn bản theo chương trình mới hiện hành, trước đây là kiểu bài "phát biểu cảm nghĩ đối với tác phẩm văn học ở lớp 6 và phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học ở lớp 7". Chương trình đổi mới hiện hành đã đặt lại vấn đề, phạm vi biểu cảm được mở rộng hơn cảm nghĩ. Theo tôi cảm nghĩ chỉ là một phần của văn biểu cảm.
	Phạm vi của văn biểu cảm rộng hơn cảm nghĩ, nó gắn liền với toàn bộ đời sống, tình cảm, cảm xúc, đánh giá của con người về một tác phẩm văn học.
	Văn biểu cảm là một phạm trù rộng, bao gồm biểu cảm về sự vật, con người, tác phẩm văn học. Mục đích của biểu cảm là người viết (tác giả) bày tỏ tình cảm, cảm xúc về đối tượng nhằm khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc, sao cho người đọc cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của người viết.
	Trong thực tế con người có nhu càu biểu cảm rất lớn bởi con người có tình cảm và nhu cầu giao lưu tình cảm. Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm cao đẹp, giàu giá trị nhân văn, nó làm phong phú tâm hồn con người, dẫn dắt con người tới chân thiện mĩ.
	Vì vậy văn biểu cảm có tác dụng quan trọng trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp trong sáng cho học sinh.
	II. thực trạng nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm
	Trong chương trình ngữ văn lớp 7 ở cấp THCS văn biểu cảm có một vị trí quan trọng trong suốt học kỳ I với số tiết lí thuyết là (12 tiết), thực hành là 4 tiết. 
Suốt trong học kỳ I học sinh lớp 7 lại chủ yếu đọc hiểu các văn bản trữ tình như: Thơ ca dân gian, thơ ca trung đại, các tác phẩm tuỳ bút, văn bản nhật dung mang đặm chất trữ tình. ( Có tới 23 văn bản= 20 tiết ở phân môn )
	Vì thế biểu cảm về một tác phẩm văn học là một yêu cầu hết sức quan trọng ở môn ngữ văn lớp 7. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh còn gặp nhiều khó khăn bỡ ngỡ với kiểu bài biểu cảm về tác phẩm văn học. Trong quá trình làm bài biểu cảm học sinh thường có xu hướng lạc sang phân tích tác phẩm văn học hoặc cá biệt có em diễn xuôi kể lại tác phẩm rồi lên lên cảm nghĩ một cách gò bó, công thức, chưa biết biểu cảm bằng sự rung cảm trước con người, sự vật, ngôn từ của tác phẩm. Học sinh chưa có kĩ năng tưởng tượng, liên tưởng suy ngẫm về con người cảnh vật trong tác phẩm. Vì vậy bài văn biểu cảm thường không đạt yêu cầu.
	Qua thực tế dạy ngữ văn lớp 7 nhiều năm tôi đã rút ra một số kinh nghiệm giúp học sinh biểu cảm về tác phẩm văn học. Đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ học sinh đều ghi khắc trong lòng tình cảm kính yêu Bác Hồ. Khi giảng dạy chương trình ngữ văn lớp 7 phần thơ Hồ Chí Minh tôi đã đi sâu hướng dẫn học sinh lớp 7 trình bày biểu cảm về bài thơ “Cảnh khuya” của Bác sáng tác 1947. Qua đó học sinh đã khá thành công khi viết bài văn biểu cảm.
	Trong bài viết này tôi mạnh dạn nêu lên những kinh nghiệm giúp học sinh làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học, biểu cảm bài thơ “Cảnh khuya” của nhà thơ Hồ Chí Minh.
	III. mô tả những giải pháp
1. Những lưu ý trong phần hướng dẫn lý thuyết kiểu bài biểu cảm về tác phẩm văn học.
a. Có hai cách biểu cảm chính: Biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp
	Biểu cảm trực tiếp: Là phương thức trữ tình bộc lộ những cảm xúc thầm kín bằng những từ ngữ trực tiếp gợi ra tình cảm ấy.
	Biểu cảm gián tiếp: là cách biểu cảm thông qua tự sự miêu tả hay qua tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm hình dung mà không gọi thẳng cảm xúc ấy ra để khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc.
	b. Tình cảm trong văn biểu cảm
	Tình cảm trong văn biểu cảm là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, ghét những thói tầm thường độc ác ...)
	c. Yêu cầu cơ bản khi biểu cảm một tác phẩm văn học
	Bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học có đặc điểm riêng. Đó là người viết phải trình bày cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
	Học sinh phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học (thơ hoặc văn xuôi) trước hết học sinh phải xác định được những nét nổi bật của tác phẩm văn học.
	Cảm nghĩ về tác phẩm văn học tất nhiên phải bắt nguồn từ tác phẩm văn học và suy nghĩ, cảm thụ của người đọc về tác phẩm. Những cảm nghĩ ấy có thể được cụ thể như sau:
	+ Cảm xúc về cảnh, về người
	+ cảm xúc về tâm hồn con người, số phận con người trong tác phẩm.
	+ Cảm xúc về vẻ đẹp của ngôn từ.
	+ Cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm.
	Trong điều kiện học tập và nhận thức của học sinh lớp 7, học sinh chưa hiểu được các thao tác nghị luận như phân tích, chứng minh, giải thích. Vì vậy học sinh có thể dựa vào tự sự, miêu tả, liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. đặc biệt với các tác phẩm văn học đã học, học sinh có thể dựa vào phần hướng dẫn của giáo viên qua phần đọc hiểu các văn bản trên lớp để làm cơ sở cho việc bộc lộ cảm xúc về tác phẩm.
	2. Những điều lưu ý với học sinh khi biểu cảm bài thơ “Cảnh khuya”
	Trước hết muốn trình bày cảm xúc suy nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” học sinh phải nắm chắc các vấn đề sau:
	- Quan điểm sáng tác bài thơ của Bác là để phục vụ sự nghiệp cách mạng, thơ văn của Bác phản ánh tâm hồn Bác tâm hồn thi sĩ của người chiến sĩ cộng sản.
	- Học sinh phải hiểu được hoàn cảnh ra đời bài thơ “Cảnh khuya” vào những năm tháng Bác sống và lãnh đạo cách mạng tại chiến khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm giai đoạn từ 1945 -> 1954.
	- Học sinh phải nắm được thể loại của bài thơ thể thất ngôn tứ tuyệt, biết bám sát vào cấu trúc bài thơ (khai – thừa – chuyển – hợp) hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau thể hiện tâm trạng.
	- Học sinh cần chú ý đến đề tài bài thơ - nhà thơ miêu tả cảnh để gửi gắm tâm tạng; đó là tình yêu quê hương hoà quyện trong tình cảm yêu nước thiết tha mãnh liệt.
	- Ngoài phương diện nội dung – tả cảnh thiên nhiên, gửi gắm tình cảm học sinh phải chú ý tới các biện pháp nghệ thuật đặc sắc của bài thơ như: hình ảnh so sánh tiếng suối với tiếng hát, nghệ thuật liên tưởng qua hình ảnh “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” nghệ thuật sử dụng ngôn từ, điệp từ lồng, điệp ngữ chưa ngủ để thấy được nét tâm trạng được khép lại và mở ra từ trước và sau hai từ “chưa ngủ” nó như một bản nề mở ra hai phía trong tâm trạng một con người, niềm say mê thiên nhiên và nỗi lo việc nước. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác. Đó là sự hoà hợp thống nhất trong tâm hồn nhà thơ, người chiến sĩ trong vị lãnh tụ Hồ Chí Minh.
	Thao tác quan trọng khi biểu cảm là học sinh phải biết tưởng tượng ra bức tranh thiên nhiên ở núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya yên tĩnh. Học sinh phải biết liên tưởng, so sánh với cách tả tiếng suối của các thi sĩ khác như Nguyễn Trãi trong bài thơ “Côn Sơn ca”; hoặc liên tưởng tới bài thơ “Không ngủ được” trong “Nhật kí trong tù” để hiểu và cảm xúc về tấm lòng lo lắng cho vận mệnh đất nước của Bác, hay những nét tiêu biểu ấn tượng về hành trình cứu nước của Bác.
	4. Các thao tác cơ bản trước khi làm bài văn biểu cảm
	- Đảm bảo bốn bước cơ bản tạo lập văn bản.
	Bước 1: Định hướng
	- Đối tượng biểu cảm: bài thơ “Cảnh khuya”
	- Định hướng tình cảm: Cảm xúc về tình yêu thiên nhiên tha thiết, tấm lòng yêu nước mãnh liệt của Bác.
	Bước 2: Tìm ý lập dàn bài
	1. Mở bài: 
	Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ vào những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bài thơ, cảm xúc chung về bài thơ.
	2. Thân bài
	ý 1: Cảm xúc về bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya yên tĩnh.
	ý 2: Cảm xúc về tấm lòng yêu nước của Bác.
	3. Kết bài
	- Khẳng định giá trị của bài thơ.
	- Giúp ta hiểu được tâm hồn, tình cảm của vị lãnh tụ vĩ đại.
	- Liên tưởng của bản thân người viết.
	Bước 3: Viết bài
	Bước 4: Đọc và sửa lại
IV. Kết quả thực hiện
Mô tả qua trích bài làm của học sinh:
	Đề: Biểu cảm về bài thơ "Cảnh khuya" của nhà thơ Hồ Chí Minh.
	Bài làm của em Phạm Thị Luận - Học sinh lớp 7C trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bài làm:
	Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Trong quá trình hoạt động cách mạng thơ văn đã trở thành vũ khí sắc bén của người. Với tâm hồn của người chiến sĩ và người thi sĩ Bác đã để lại cho đời những bài thơ hay. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp tại Việt Bắc người đã viết bài thơ "Cảnh khuya". Bài thơ đã để lại trong tôi những cảm xúc sâu sắc về tình yêu thiên nhiên hoà quyện trong tình yêu đất nước mãnh liệt của Bác.
	Ngay từ đầu bài thơ, qua cảm nhận tinh tế của Bác bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng của núi rừng Việt Bắc hiện lên thật sinh động và tươi đẹp.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
	Nghệ thuật so sánh tiếng suối với "tiếng hát xa" gợi một âm thanh tuyệt vời, trầm bổng du dướng của rừng đêm yên tĩnh. Quả là nghệ thuật thi trung hữu nhạc của những thi nhân xưa thật đặc sắc. Tiếng suối là khúc nhạc của rừng đêm, tiếng hát là âm thanh, là lời ca của con người, hai thứ âm thanh ấy được so sánh với nhau khiến khung cảnh rừng đêm hoang vắng bỗng trở lên ấm áp hơi ấm sự sống của con người. Tôi bỗng hình dung như trước mắt mình là một dòng suối trong trẻo đang róc rách chảy hay một nàng thiếu nữ xinh sắn thiết tha duyên dáng đang cất lên lời ca trầm bổng du dương giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.Trong khu rừng đêm yên tĩnh đó có một thi nhân đang ngồi lắng nghe khúc nhạc rừng, và tôi cũng bị mê say trong khúc nhạc du dương ấy. ở câu thơ thứ hai "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" điệp từ này đã gợi một khung cảnh thiên nhiên giao hoà vấn vít. Cảnh vật vừa có hồn vừa gần gũi mềm mại. Trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng vằng vặc dát vàng, dát bạc khắp đất trời. Bóng trăng toả sáng trùm lên cảnh vật, đan dệt vào bóng cây cổ thụ, đổ dài xuống mặt đất tạo ra những chùm hoa trắng lấp lánh với các gam màu sáng tối đan gài. Tôi như mơ màng trước vẻ hùng vĩ tươi đẹp của thiên nhiên nơi đây. Phải là một thi nhân có tâm hồn nhạy cảm, có tình yêu thiên nhiên tha thiết tác giả mới lắng nghe và cảm nhận những biểu hiện tinh vi của tạo vật và tả lại một cách thần tình như vậy. Có lẽ trong suốt cuộc đời của mình ,vầng trăng đã trở thành người bạn tri kỉ của Bác.Vì vậy bài thơ "Cảnh khuya" gợi cho tôi hình dung nhớ tới một bài thơ trăng Người viết trong nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch:
	"Trong tù không rượu cũng không hoa
	Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
	Người ngắm trăng soi ngoài của sổ
	Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
	Nếu ở hai câu thơ đầu nhà thơ đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên tha thiết thì ở những vần thơ sau là tâm trạng thao thức.
" Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà "
"Người chưa ngủ" - Người đang thao thức có lẽ vì đắm say trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp như mời gọi thi nhân thưởng thức. Điệp từ chưa ngủ khép lại cảnh mở ra tình. Bác thao thức không ngủ chẳng phải ngắm cảnh đẹp thiên nhiên mà vì một điều hệ trọng lớn lao hơn cả: đó là sự việc cách mạng. Người đọc sững sờ ngạc nhiên khi biết lí do này - một lí do thật cao cả, thiếng liêng. Thật vậy sự việc cách mạng, sự sống còn của tổ quốc là lỗi lo canh cánh không nguôi của cả cuộc đời Người. Tôi bỗng hình dung trước mắt mình là một ông cụ đang ngồi giữa khung cảnh của núi rừng. Mái tóc cụ hoa râm điểm bạc, nhưng đôi mắt lúc nào cũng ngời sáng tràn đầy tình yêu thương. Khuôn mặt cụ vẻ đăm chiêu suy nghĩ - suy nghĩ việc cách mạng. Câu thơ làm tôi thấm thía trước lòng yêu nước mãnh liệt, tha thiết của người. Đây chỉ là một đêm trong hàng ngàn đêm không ngủ của Bác. Người đã từng nói : "Một ngày mà tổ quốc chưa độc lập là một ngày tôi ăn không ngon ngủ không yên".
	Qua bài thơ "Cảnh khuya" tôi như được cảm nhận sâu sắc hơn về tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước mãnh liệt sâu sắc của Bác. Người luôn là tấm gương sáng về lý tưởng sống và đạo đức cách mạng để mọi thế hệ người Việt Nam noi theo.
Đề bài:
	Cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh
Bài làmcủa em Nguyễn Ngọc Diệp - Lớp 7A
	Hồ Chí Minh một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giành nền độc lập, tự do của dân tộc, Người còn là nhà thơ lớn. Với phong cách thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại, Người sáng tác những bài thơ đưa người đọc như lạc vào thế giới thiên nhiên thơ mộng của tạo hoá mà chính Người vẽ ra. "Cảnh khuya" là một bài thơ như thế, bài thơ gửi gắm tâm hồn người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. Bài thơ đọng lại trong tôi nhiều cảm xúc sâu sắc.
	Trước hết, bài thơ đã đem đến cho tôi cảm xúc ngỡ ngàng về cảnh thiên nhiên ở núi rừng Việt Bắc vào một đêm trăng tuyệt đẹp và thơ mộng:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
	Đọc hai câu thơ, tôi cảm nhận được một không gian tĩnh lặng. Đó là một đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra cuộc kháng chiến vô cùng gay go và khốc nghiệt của quân ta chống quân Pháp xâm lược. Tôi cảm thấy tất cả, tất cả như đang say sưa đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên của trời đất, trong giấc ngủ đêm dài của tạo hoá. Cảnh vật như im lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy róc rách vẳng lại làm ngây ngất lòng người. Bác Hồ thật khéo léo khi đưa nghệ thuật đặc sắc, nghệ thuật so sánh tiếng suối với tiếng hát vào ý thơ của mình. Trí tưởng tượng của Bác thật lãng mạng, tài hoa. Tiếng suối ngân nga, ngân nga, có lúc rất gần, có lúc rất xa, có lúc nhỏ nhẹ, có lúc trong trẻo. Cách đây 500 năm trước, thi nhân Nguyễn Trãi khi nghe tiếng suối chảy rì rầm đã tưởng tượng ra cây đàn đa thanh:
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
	Hai thi sĩ ở hai thời đại khác xa nhau nhưng đều có một mạch cảm xúc giống nhau. Họ đều có đôi tai nhạy cảm và tinh tế để thổi hồn vào tiếng suối vốn rất đơn điệu trở thành cây đàn đa thanh, trở thành tiếng hát ngân nga, lúc trầm, lúc bổng, lúc réo rắt bên tai. Người chiến sĩ Hồ Chí Minh viết về cảnh đẹp ở núi rừng Việt Bắc với tất cả niềm say mê và sự hào hứng bất tận. Phải chăng trong đêm khuya tĩnh mịch có một người con gái nào đó đứng trên ngọn núi cao gửi vào gió những câu hát ca ngợi quê hương, ca ngợi đất nước. Tiếng hát trong trẻo, du dương và trầm bổng đến lạ thường, làm xao xuyến lòng người. Tiếng hát lan xa, xa mãi len lỏi vào khu rừng, hoà quyện và thấm vào không khí lạnh lẽo của đêm khuya. Tôi không ngờ thứ âm thanh đơn điệu ấy như một phép màu diệu kì đã làm cho núi rừng Việt Bắc có chút xao động, bừng lên sức sống. Người đã sử dụng thành công nghệ thuật lấy động tả tĩnh, nghệ thuật thi trung hữu nhạc cuốn hút làm cho khung cảnh hoang sơ và kì bí của núi rừng Việt Bắc trở lên ấm áp lạ lùng. Phải là người có đôi tai nhạy cảm và tâm hồn tinh tế thì người mới phát hiện ra nét hoàn mĩ của thiên nhiên trong đêm khuya tĩnh mịch . Dường như trong cái lạnh lẽo của màn đêm có hơi ấm, có sức sống của con người. Tôi đã đọc nhiều bài thơ của Bác viết về những cảnh đẹp vào đêm khuya. Có phải vào đêm khuya thì cảnh vật mới khoe hết vẻ đẹp và sức sống của mình hay vì lí do nào đó? Có lẽ vào đêm khuya thì tâm hồn Bác một vị lãnh tụ vĩ đại mang trong mình nhiệm vụ cao cả mới bày tỏ hết được nỗi lòng người thi sĩ chăng ? Hay vào lúc ấy thì Bác mới có thể dãi bày hết tâm sự của mình sau một ngày làm việc vất vả và mệt nhọc, mới có thể thoả sức đắm chìm trong thiên nhiên.
	Từ xưa đến nay, ánh trăng luôn là niềm cảm hứng bất tận, là đề tài cho biết bao thi nhân nổi tiếng. ánh trăng không chỉ đem lại vẻ đẹp cho thiên nhiên mà hơn thế, nó còn là người bạn tri ân, tri kỉ. Bác Hồ của chúng ta với bộn bề công việc đã tìm đến ánh trăng làm bầu bạn để quên đi những giây phút căng thẳng, vất vả. ở câu thơ thứ hai điệp từ lồng được lặp lại cảnh vật như đan cài, ôm ấp cho nhau, vừa có bóng cây cổ thụ,vừa có ánh trăng bàng bạc đã dệt vào núi rừng Việt Bắc những bông hoa gợi cảm, sinh động. Bức tranh nhiều đường nét, hình khối và lung linh ánh trăng. Những chùm hoa lấp lánh xao động quyện với gam màu đen trắng được tạo ra bởi các màu sáng tối đan xen vào nhau thật hài hoà và ấm áp. Hoa lá, cỏ cây hoà quyện đan cài vấn vít. Hoa lá in lên mặt đất tạo ra bức tranh chập chờn lập loà, vừa có đường nét, vừa có hình khối màu sắc, lúc ẩn lúc hiện, lúc mờ lúc tỏ. Hai câu thơ khiến như tôi bị lạc vào thế giới lung linh huyền ảo thơ mộng ấy. Bức tranh ấy phải chăng do thiên nhiên vẽ hay do chính thành quả của sự cảm nhận độc đáo tinh tế của tác giả? Dường như từng lời hay ý đẹp đang thấm nhuần trang trải trong những vần thơ của Bác. Tôi vô cùng ngạc nhiên trước bức tranh thiên nhiên tráng lệ chỉ với ba nét vẽ độc đáo: trăng, cổ thụ, hoa. Phải chăng bức tranh ấy được người hoạ sĩ Hồ Chí Minh khéo léo vẽ ra bằng ngôn từ. Ta có thể cảm nhận thấy Bác lắng nghe, cảm nhận những nét tinh vi của tạo vật và tả lại chúng một cách thần tình với tất cả tình yêu thiên nhiên say đắm và tha thiết. 
	Vầng trăng luôn là hình ảnh quen thuộc trong thơ của Người. Bài thơ khiến tôi liên tưởng tới bài vọng nguyệt, nguyên tiêu, đối nguyệt và nhiều bài thơ khác của Bác. Dù bộn bề trăm ngàn công việc của quốc gia nhưng Người luôn giành cho trăng một tình cảm đặc biệt. đêm nay có lẽ ánh trăng đẹp quá khiến cho thi sĩ say đắm đến nỗi quên cả giấc ngủ.
"Cảnh khuya như vẽ ngươì chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
	Có phải thiên nhiên thơ mộng đẹp đẽ khiến Bác thao thức song điệp từ chưa ngủ như khép lại cảnh và mở ra tình khiến tôi vô cùng ngạc nhiên và bất ngờ nhận ra lí do Bác không ngủ vì lo nỗi nước nhà. Đọc đến đây tôi lại liên tưởng tới tâm trạng của Bác trong một lần Người đã khất với trăng:
"Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau"
	Có lẽ vì bận trăm công ngàn việc nên Người không được ung dung ngắm trăng chăng? đằng sau hình ảnh ấy là cả nỗi xót đau đất nước chưa được độc lập nhân dân chưa được ấm no. Tâm hồn Bác thật đáng khâm phục biết bao! Tâm hồn ấy luôn giành cho trăng ngay cả khi bị giam giữ dưới nhà tù của Tưởng Giới Thạch:
"Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
	Ôi! Tình yêu trăng của Bác hoà quyện với cốt cách người chiến sĩ được trang trải thấm nhuần trong từng vầng thơ đẹp. Chấn song sắt của kẻ thù chỉ có thể giam giữ được thể xác của Bác, còn tâm hồn của Người luôn hướng về thiên nhiên về đất nước. Dường như trong tâm hồn Bác luôn canh cánh hình ảnh của tổ quốc và cách mạng. Tôi lại hình dung đến một đêm không ngủ của Bác tại nhà tù đế quốc.
"Một canh ... hai canh ... lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh"
	Có lẽ đêm nay là một trong hàng ngàn đêm không ngủ của Người trong suốt hành trình cứu nước. Tôi hình dung một vị lãnh tụ cách mạng trong đêm khuya giữa núi rừng Việt bắc đang trầm ngâm lo lắng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tôi càng khâm phục về sự hi sinh của Bác cho tổ quốc, càng hiểu rõ hơn về Bác tôi càng thấm thía tấm lòng lo nước thương dân, tình cảm yêu thiên nhiên gắn bó tha thiết với thiên nhiên của người chiến sĩ có tâm hồn thi sĩ.
	 "Cảnh khuya" bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đặc sắc, súc tích

Tài liệu đính kèm:

  • docBiểu cảm về tác phẩm văn học - bài thơ Cảnh khuya của nhà thơ Hồ Chí Minh.doc