Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 21

 I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1- Kiến thức:

 - Khái niệm câu rút gọn.

 - Tác dụng của việc rút gọn câu.

 - Cách dùng câu rút gọn.

 2- Kỹ năng:

 - Nhận biết & phân tích câu rút gọn.

 - Rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 3- Thái độ:

 II- CHUẨN BỊ:

 - GV: Bảng phụ

 - HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

doc 16 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1479Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự học:
 - Tìm VD về việc sử dụng câu rút gọn thành câu cộc lốc, khiếm nhã.
 b- Chuẩn bị bài mới:
- Soạn bài: Đặc điểm chung của văn bản nghị luận 
 + Luận điểm là gì?
 + Luận cứ là gì?
 + Lập luận là gì?
 + Những yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ, lập luận?
 + Xem phần bài tập?
 Tuần 20
Tiết 78
Ngày soạn:.
Ngày dạy: 
 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Đặc điểm của văn nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ & lập luận gắn bó mật thiết với nhau.
 2- Kỹ năng:
 - Biết xác định luận điểm, luận cứ & lập luận trong một văn bản nghị luận.
 - Bước đầu xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận cho một đề bài cụ thể.
 3- Thái độ:
 II- CHUẨN BỊ:
 - GV: bảng phụ.
 - HS: thực hiện theo yêu cầu của GV.
 III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1- Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là nghị luận? Trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng nào?
 - Luận điểm là gì? Tìm luận điểm chính trong văn bản: “Chống nạn thất học”?
 2- Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Ở tiết học trước, các em đã làm quen với kiểu bài văn nghị luận. Để các em thấy được văn nghị luận có đặc điểm gì khác với các kiểu bài mà các em đã học qua. Tiết học này các em sẽ biết được các đặc điểm của nó.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu luận điểm.
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. 
Câu hỏi: Em hãy đọc lại văn bản “Chống nạn thất học” và cho biết luận điểm chính của bài văn là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hoá thành những câu văn như thế nào?
+ Một trong những công việc phải thực hiện lúc này là nâng cao dân trí. 
+ Mọi người Việt Nam  biết viết chữ quốc ngư.õ 
* Giáo viên: Bài viết còn được cụ thể hoá thành những việc làm cụ thể: Người biết chữ hãy dạy cho người chưa biết chữ và những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết: Phụ nữ lại càng phải học. Như thế tức là chống nạn thất học một công việc phải làm ngay.
Câu hỏi: Luận điểm đóng vai trò gì trong bài nghị luận? Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt yêu cầu gì?
Vậy, Luận điểm là gì? (Ghi nhớ: Mục 2)
Hoạt động 2: Tìm hiểu luận cứ. 
Luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm như là kết luận của những lý lẽ và dẫn chứng đó. Luận cứ trả lời các Câu hỏi: Vì sao phải nêu ra luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?
Luận cứ 1:
+ Lý lẽ: Thi hành chính sách ngu dân.
+ Dẫn chứng: Hạn chế mở trường dạy học, 95% dân số Việt Nam thất học, hầu hết mù chữ.
Luận cứ 2: 
+ Lý lẽ: Cấp tốc nâng cao dân trí. 
+ Dẫn chứng: Tạo phong trào truyền bá chữ quốc ngữ giúp đồng bào thất học.
Luận cứ 3:
+ Lý lẽ: Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học. 
+ Dẫn chứng: Người biết chữ dạy ngừơi chưa biết chữ.
Những luận cứ trên đóng vai trò làm sáng tỏ thêm luận điểm, làm cơ sở cho luận điểm.
Muốn có sức thuyết phục, luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu, được minh họa bằng các dẫn chứng.
Câu hỏi: Vậy, luận cứ là gì? (Ghi nhớ: mục 3)
Hoạt động 3: Tìm hiểu lập luận.
Lập luận là cách lựa chonï, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.
Câu hỏi: Em hãy chỉ ra trình từ lập luận của văn bản “Chống nạn thất học” và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì? 
Câu hỏi: Như vậy, mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ, lập luận. Vậy, thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận? 
Hoạt động 4: Luyện tập
- Chỉ ra luận điểm, luận cứ và lập luận trong bài “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”. Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn ấy? 
- Xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho một đề bài cụ thể.
Bài văn có luận điểm chính thể hiện tập trung ngay trong nhan đề bài viết: Chống nạn thất học. Đó là một khẩu hiệu. 
Luận điểm đó được thể hiện dưới dạng câu khẳng định, cụ thể là:
Luận điểm này đóng vai trò chính xuyên suốt trong bài văn nghị luận. Nó là linh hồn của bài viết và làm cho bài văn trở thành một khối thống nhất.
Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng yêu cầu thực tế.
Em hãy chỉ ra những luận cứ trong văn bản chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì. Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải đạt yêu gì? 
 Có 3 luân cứ: Học sinh nhắc lại 
Trình tự lập luận của văn bản “Chống nạn thất học” được sắp xếp như sau: Trước hết tác giả nêu lý do vì sao phải chống nạn thất học? Chống nạn thất học để làm gì? 
- HS đọc mục 2/ ghi nhớ.
Để thể hiện luận cứ 1 từ đó mở đường dẫn tới luận điểm chính trong bài “Một trong những công việc  nâng cao dân trí.” Sau đó phát triển luận điểm 2 (luận điểm phụ) có lý lẽ rối mới nêu tư tưởng, quan điểm chống nạn thất học và nêu thêm chống nạn thất học bằng cách nào? Sau đó đề ra nhiệm vụ cụ thể để giải quyết.
Cách sắp xếp như trên là lập luận. Như vậy lập luận có ưu điểm sau: chặt chẽ, hợp lý, nhất quán, tạo sức thuyết phục. 
- HS đọc mục 3/ ghi nhớ/ T19.
- HS đọc mục 3/ SGK.
- HS đọc ghi nhớ/ SGK / T 19
I- Luận điểm, luận cứ, lập luận:
Luận điểm: (Ý kiến, tư tưởng, quan điểm) 
+ Một trong những công việc phải thực hiện lúc này là nâng cao dân trí. 
+ Mọi người Việt Nam  biết viết chữ quốc ngữ. 
à Câu khẳng định: Đóng vai trò chính xuyên suốt trong bài văn , đáp ứng nhu cầu thực tế có tính thuyết phục. 
2- Luận cứ: (Lý lẽ và dẫn chứng)
 - Luận cứ 1
 - Luận cứ 2
 - Luận cứ 3
à Làm sáng tỏ, cơ sở cho luận điểm.
à Chân thật, đúng đắn, tiêu biểu, có sức thuyết phục.
 3- Lập luận:
- Lý do vì sao phải chống nạn thất học? Chống nạn thất học để l àm gì? 
- Nêu tư tưởng, quan điểm diệt giặc dốt.
- Chống nạn thất học bằng các h nào? 
à Lập luận chặt chẽ, hợp lý, tạo sức thuyết phục. 
* Ghi nhớ: SKG / T19.
II- Luyện tập:
Luận điểm: 
Nhan đề bài viết
Mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội
Luận cứ:
Có thói quen xấu và thói quen tốt
Nêu lý lẽ và giải thích hai thói quen trên và dẫn chứng để minh hoạ 
Lập luận: 
Luận cứ 1: Giới thiệu hai thói quen trên.
Luận cứ 2: Giới thiệu thế nào là thói quen tốt. 
Luận cứ 3: Giới thiệu thế nào là thói quen xấu. 
Nêu nhiều dẫn chứng minh hoạ về thói quen xấu (kèm theo lời nhận xét, phê phán).
Luận điểm chính của bài: Các luận cứ trên đều dẫn đến luận điểm chính của bài nằm trong câu kết. 
Nhận xét: Văn bản có tính thuyết phục cao, vì tác giả đã nêu ra những nhận xét rất chính xác, dẫn chứng cụ thể, rất thực tế luôn diễn ra trong cuộc sống của chúng ta. Vấn đề tác giả đề cập đang là vấn đề bức thiết mà tất cả chúng ta đều quan tâm và mong muốn xây dựng một nếp sống văn minh, lịch sự. 
 3- Củng cố:
 - Luận điểm là gì?
 - Luận cứ là gì?
 - Nêu mối quan hệ giữa luận điểm, luận cứ, lập luận?
 4- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a- Hướng dẫn tự học:
 - Nhớ được đặc điểm văn bản nghị luận qua các văn bản nghị luận đã học.
 - Sưu tầm các bài văn, đoạn văn nghị luận ngắn trên báo chí, tìm hiểu đặc điểm nghị luận của văn bản đó.
 b- Chuẩn bị bài mới:
- Soạn bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
 + Đọc & trả lời các câu hỏi trong SGK. 
 * Rút kinh nghiệm:
..
Tuần 20
Tiết 79
 Ngày dạy:.
 Ngày soạn:... 
 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN 
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 Đặc điểm & cấu tạo của đề bài văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề & cách lập ý cho bài văn nghị luận.
 2- Kỹ năng: 
 - Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề & cách lập ý cho bài văn nghị luận.
 - So sánh để tìm ra sự khác biệt của đề văn nghị luận với các đề tự sự, miêu tả, biểu cảm.
 3- Thái độ:
II- CHUẨN BỊ:
 - GV: bảng phu.
 - HS: thực hiện theo yêu cầu của GV.
III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Kiểm tra bài cũ:
 - Em hiểu như thế nào về luận điểm, luân cứ và lập luận?
 - Nêu mối quan hệ giữa chúng trong một bài văn?
Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Khi bắt tay vào làm một bài văn nghị luận, khâu đầu tiên rất quan trọng để làm bài tránh khỏi lạc đề là tìm hiểu đề và việc tiếp theo là lập ý, tức là xác định vấn đề, luận điểm, luận cứ và cách lập luận. Những nội dung này, các em sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung và tính chất của bài văn nghị luận.
Yêu cầu học sinh: Đọc 11 đề văn nghị luận trong SGK
Câu hỏi: Các đề văn nêu trên có thể xem là đầu đề, đề bài được không? Nếu dùng làm đề bài văn sắp viết có được không? 
Đề 1: Lối sống giản dị của Bác Hồ
Nêu ra vấn đề lối sống giản dị của Bác Hồ để bàn bạc. Đề đòi hỏi người viết phải giải thích rỏ lối sống giản dị của Bác được thể hiện ở những mặt nào? 
Đề 7: Chớ nên tự phu.ï 
Đề đòi hỏi người viết phải giải thích rõ Tự phụ là gì? Tại sao lại không nên tự phụ? Tự phụ gây ra những tác hại gì cho người có tính cách ấy?
Đề 9: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. 
Câu tục ngữ này nhằm khuyên nhủ chúng ta điều gì? 
Đề 11: Thật thà là cha dại phải chăng?
Nêu ra vấn đề về cách ứng xử trong cuộc sống chứa trong câu tục ngữ: Thật thà là cha dại phải chăng? Câu hỏi: Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên đều là văn nghị luận?
* Giáo viên: Khi đề nêu ra một tư tưởng, quan điểm thì người viết có thể có hai thái độ: Một là đồng tình, hai là phản đối.
Nếu là đồng tình thì hãy trình bày ý kiến đồng tình của mình.
Nếu phản đối thì hãy phê phán nó là sai trái. 
Câu hỏi: Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn? 
Câu hỏi: Vậy, em có nhận xét gì về đề văn nghị luận? Nêu tính chất của đề văn nghị luận? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu đề cụ the.å
Tìm hiểu đề: Chớ nên tự phụ.
Câu hỏi: Đề nêu lên vấn đề gì? 
Câu hỏi: Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì? Câu hỏi khuynh hướng, tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?
Câu hỏi: Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì?
Câu hỏi: Từ việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết trước một bài văn muốn làm bài tốt cần tìm hiểu điều gì trong đề?
Hoạt động 3: Lập ý cho bài văn nghị luận.
Đề: Chớ nên tự phụ.
Bước 1: Xác lập luận điểm: 
(Ý kiến, quan điểm có tính chất lập luận) 
- Chớ nên tự phụ là một luận điểm, vì đó là một ý kiến, tư tưởng, thái độ đối với tính tự phụ. Đó là một ý kiến đúng, chúng ta tán thành cho ý kiến đó và lập luận cho ý kiến đó.
* Luận điểm: 
- Tự phụ là một thói xấu 
- Mọi người nên từ bỏ thói tự phụ, hãy rèn luyện tính khiêm tốn.
* Luận điểm phụ: (Cụ thể hoá từ luận điểm chính)
- Tự phụ khiến bản thân con người không tự biết mình.
- Tự phụ luôn đi liền với thái độ coi thường, khinh bỉ người khác.
- Tự phụ khiến bản thân bị mọi người chê trách và xa lánh.
Bước 2: Tìm luận cứ.
(Luận cứ là phán đoán dùng để chứng minh cho luận đề, là căn cứ của lập luận).
Câu hỏi: Tự phụ là gì? 
Câu hỏi: Tự phụ có hại như thế nào? 
Bước 3: Xây dựng cách lập luận .
(Sắp xấp lý lẽ một cách có hệ thống)
- Cho HS đọc SGK. Với đề trên, chúng ta có thể dẫn dắt người đọc từ việc định nghĩa tự phụ là gì rồi suy ra tác hại của nó.
Câu hỏi: Vậy, muốn lập ý cho bài văn nghị luận, chúng ta phải làm gì? 
Câu hỏi: Tóm lại, đề bài nghị luận nêu lên điều gì? Nêu yêu cầu của việc tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận như thế nào? (Ghi nhớ SGK trang 23) 
- Các đề văn trong SGK đều là đề văn nghị luận. Vì đề nào cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết phải bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đo.ù 
- Ca ngợi lối sống ấy và khuyên nhủ mọi người noi theo lối sống giải dị ấy. 
- Cũng đưa ra một lời khuyên chớ nên tự phụ.
- Đề này cũng đưa ra vấn đề để bàn bạc. Tại sao lại nói gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- Đề này đòi hỏi người viết phải tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề để nêu ra một cách ứng xử có văn hóa, cao thượng. 
* Tính chất của đề: Ca ngợi, phân tích, khuyên nhủ, phản bác có tính chất định hướng cho bài viết.
- HS đọc ghi nhớ/ mục 1/ SGK/ 23 
- Vấn đề: Lời khuyên chớ nên tự phụ.
- Căn cứ vào mỗi đề đều nêu ra một số khái niệm, một số vấn đề lý luận .
- Đề đòi hỏi: Giải thích rõ thế nào là tự phụ và phân tích tác hại của tính tự phụ.
- Tính chất của đề văn như ca ngợi, phân tích, khuyên nhủ, phản bác có tính chất định hướng cho bài viết, chuẩn bị cho học sinh có một thái độ, một giọng điệu. 
- Nêu ra để bàn bạc, là một lời khuyên nên tránh thói tự phu.ï 
- Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi sai lệch. 
- HS đọc ghi nhớ/ mục 3/ SGK.
- Là tự đánh giá cao bản thân mình (người ta khuyên chớ nên tự phụ, bởi đó là một thói xấu dẫn đến tác hại lớn).
Bản thân không tự biết mình, không ý thức và không đánh giá đúng thực chất của mình.
- Bản thân coi thường người khác, cho nên bị mọi người khinh ghét, bị cô lập trong quan hệ với mọi người xung quanh.
- Tự phụ có hại cho: 
+ Chính bản thân
+ Những người có quan hệ với cá nhân ấy.
- Chọn dẫn chứng: 
+ Từ thực tế cuộc sống quanh mình (trường lớp, gia đình, địa phương)
+ Từ bản thân mình
+ Từ sách báo
I- Tìm hiểu về văn nghị luận: 
 1- Nội dung, tính chất của đề văn nghị luận:
Đề 1: Lối sống giản dị của Bác Hồ ( Đề có tính chất giải thích ca ngợi.)
Đề 2: Chớ nên tự phụ.
(Đề có tính chất tự nhủ, phân tích)
Đề 3: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
(Đề có tính chất suy nghĩ, bàn luận)
Đề 4: Thật thà là cha dại phải chăng?
(Đề có tính chất tranh luận, phản bác ngược lại vấn đề) 
à Đều là văn nghị luận, vì đề nêu ra vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình. 
* Tính chất của đề: Ca ngợi, phân tích, khuyên nhủ, phản bác có tính chất định hướng cho bài viết.
 2- Tìm hiểu đề văn nghị luận: 
 Đề: Chớ nên tự phu.ï 
Vấn đề: Lời khuyên chớ nên tự phụ.
Đối tượng và phạm vi nghị luận. Những biểu hiện của tính tự phụ và tác hại của nó.
Khuynh hướng tư tưởng: Phủ định tính tự phụ, khuyên nhủ mọi người chớ nên đề cao thành tích cá nhân.
Đề đòi hỏi: Giải thích rõ thế nào là tự phụ và phân tích tác hại của tính tự phụ.
II- Lập ý cho bài văn nghị luận: 
 Đề: Chớ nên tự phụ. 
 1- Xác lập luận điểm 
2- Tìm luận cứ
 3- Xây dựng cách lập luận: 
 * Ghi nhớ: SGK / T 23
Hoạt động 4: Luyện tập 
 Bài tập: Hãy tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài “Sách là người bạn lớn của con người.”
	 1- Tìm hiểu đề: 
Đề yêu cầu viết lợi ích của sách đối với con người (luận đề).
Đối tượng và phạm vi nghị luận là việc đọc sách và lợi ích của việc đọc sách (những cuốn sách tốt). 
Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định lợi ích của việc đọc sách.
Đề này đòi hỏi người viết phải suy nghĩ, phân tích về lợi ích của việc đọc sách. 
 2- Lập ý cho bài văn :
 a) Tìm hiều luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người. Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hàng ngày. 
 b) Tìm luận cứ: Dùng lý lẽ và dẫn chứng xây dựng các ý sau: 
 + Sách mở mang trí tuệ hiểu biết cho ta.
 + Sách làm cho ta được thưởng thức những vẻ đẹp của con người và thiên nhiên.
 + Sách đem lại cho ta đời sống nội tâm phong phú và giúp ta biết sống cao thượng, nhân ái, vị tha. Sống có ích cho mọi người. Sách còn giúp chúng ta hiểu rõ về chính bản thân.
 + Phải biết chọn sách để đọc, trân trọng giữ gìn sách 
 c) Xây dựng cách lập luận:
Bắt đầu nêu lợi ích của việc đọc sách.
Đi đến kết luận: Khẳng định “Sách là người bạn lớn của con người” và nhắc nhở mọi người phải tạo thói quen đọc sách.
3- Củng cố:
 - Đề văn nghị luận nêu ra vấn đề gì?
 - Tính chất của đề văn nghị luận đòi hỏi phải làm gì?
4- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a- Hướng dẫn tự học:
 - Đọc văn bản & xác định luận điểm chính của một văn bản nghị luận cụ thể.
 b- Chuẩn bị bài mới:
 - Chuẩn bị bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 + Tìm hệ thống luận điểm trong văn bản?
 + Tìm những dẫn chứng chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
* Rút kinh nghiệm: 
Tuần 20
Tiết 80
Ngày soạn: 
Ngày dạy:...
Bài 20 
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
Hồ Chí Minh
 I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
 - Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận HCM qua văn bản.
 2- Kỹ năng:
 - Nhận biết văn bản nghị luận xã hội.
 - Đọc- hiểu văn bản nghị luận xã hội.
 - Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chúng minh.
 3- Thái độ: biết ơn các vị anh hùng dân tộc đã mang lại hòa bình đọc lập cho nước nhà.
 II- CHUẨN BỊ:
 - GV: tranh ảnh HCM.
 - HS: sưu tầm một số bài văn khác nói về tinh thần yêu nước của BáÙc.
 III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc thuộc các bài tục ngữ nói về con người & xã hội.
 - Nêu nội dung nghệ thuật của từng bài?
Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Người Việt nam chúng ta ai cũng có lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc. Tinh thần ấy đã trở thành sức mạnh to lớn của mọi tầng lớp, mọi giai cấp, mọi lứa tuổi. Để thấy rõ truyền thống ấy, các em sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Câu hỏi: Bài văn này của tác giả nào? 
Câu hỏi: Nêu sơ lược về tác giả? 
Câu hỏi: Nêu thể loại văn bản?
Câu hỏi: Xuất xứ của bài văn?
Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bản.
GV hướng dẫn HS đọc.
Câu hỏi: Bài văn này viết về vấn đề gì? 
Câu hỏi: Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo cho lập luận? 
Câu hỏi: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được nhận định như thế nào? 
Câu hỏi: Lòng yêu nước được khẳng định như thế nào?
Câu hỏi: Tinh thần yêu nước từ xưa đến nay nổi bậc là hình ảnh nào?
Câu hỏi: Ngôn từ nào được nhấn mạnh khi tạo hình ảnh nào?
 * Giáo viên: Tinh thần yêu nước là sức mạnh của dân ta được nêu ra bằng ba câu văn, mỗi câu là một nhận định. Hai câu đầu khẳng định mạnh mẽ lòng yêu nước. Câu sau gồm nhiều vế trùng điệp như sức mạnh to lớn của lòng yêu nước. Ơû đây Bác dùng hình ảnh so sánh rất sát hợp, hàng loạt động từ mạnh thể hiện rõ nhiệt huyết của người viết.
Câu hỏi: Để chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Bác đã đưa ra những dẫn chứng nào? 
Câu hỏi: Những cuộc kháng chiến đó dù hai thời kỳ đó là lòng yêu nước trong quá khứ lịch sử dân tộc, lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta nhưng giống nhau chổ nào?
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật và các dẫn chứng trong đoạn này? 
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cái hay của phần kết bài? Nhiệm vụ của Đảng ta được thể hiện như thế nào?
Câu hỏi: Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật? 
Hoạt động 3: Tổng kết
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về giá trị, nội dung và và nghệ thuật của bài văn? (Ghi nhớ: SGK trang 27) 
- Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969). 
- Văn nghị luận. 
- Bài văn trích trong báo cáo chính trị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại Đại Hội lần thứ 2 (Tháng 2/1951) của Đảng Lao Động Việt Nam. Tên bài do người soạn sách đọc: 
Viết về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- HS đọc & tìm hiểu văn bản.
- Đọc giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát nhưng thể hiện tình cảm.
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
-Bố cục gồm 3 phần: 
+ Mở bài: “Dân 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21(IN ROI).doc