Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 26

I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

- Củng cố lại những kiến thức của các văn bản từ đầu HKII đến nay.

- Nhớ & nắm được nội dung & nghệ thuật của một số bài tục ngữ đã học.

- Khắc sâu kiến thức về thể văn nghị luận chứng minh.

- Tích hợp với tập làm văn ở bài nghị luận chứng minh.

- Kết hợp bài làm trắc nghiệm và tự luận

II – HÌNH THỨC:

- Hình thức: kiểm tra trắc nghiệm khách quan & tự luận.

- Cách thức tổ chức kiểm tra: HS làm bài tại lớp 45 phút.

III- THIẾT LẬP MA TRẬN:

 1- Liệt kê đơn vị bài học:

 - Tục ngữ về thiên nhiên & lao động sản xuất

 - Tục ngữ về con người & xã hội

 - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

 - Đức tính giản dị của Bác Hồ

 - Ý nghĩa văn chương

 

doc 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1411Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thức về thể văn nghị luận chứng minh.
Tích hợp với tập làm văn ở bài nghị luận chứng minh. 
Kết hợp bài làm trắc nghiệm và tự luận 
II – HÌNH THỨC: 
Hình thức: kiểm tra trắc nghiệm khách quan & tự luận.
Cách thức tổ chức kiểm tra: HS làm bài tại lớp 45 phút.
III- THIẾT LẬP MA TRẬN: 
 1- Liệt kê đơn vị bài học:
 - Tục ngữ về thiên nhiên & lao động sản xuất
 - Tục ngữ về con người & xã hội
 - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
 - Đức tính giản dị của Bác Hồ
 - Ý nghĩa văn chương
 2- Xây dựng khung ma trận:
 a- Phần trắc nghiệm:
Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
- Tục ngữ về thiên nhiên & LĐSX
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Ý nghĩa văn chương
- Đức tính giản dị của Bác Hồ
 5
 3
 1
 3
 5
 3
 1
 3
 Cộng số câu
 12
 12
 b- Phần tự luận:
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
- Tục ngữ về thiên nhiên & LĐSX
- Đức tính giản dị của BH
-Ý nghĩa văn chương 
 1
 1
 1
 1
 1
 1 
 Số câu
Số điểm
 1
 3
 2
 4
 3
 7
 IV - BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: 
 (Có đề đính kèm)
 V - ĐÁP ÁN:
 1- Phần trắc nghiệm: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
D
C
B
C
B
D
A
A
D
B
C
 2- Phần tự luận:
 a- Chép các câu tục ngữ nói về lao động sản xuất. Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ đó? (3đ)
 - Tấc đất, tấc vàng
 - Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
 - Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
 - Nhất thì, nhì thục.
 => Truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của người xưa trong việc lao động sản xuất.
 b- Tìm những dẫn chứng chứng minh lối sống giản dị của Bác Hồ. (2đ)
 - Đức tính giản dị của Bác được biểu hiện trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói & bài viết.
 + Bữa ăn: chỉ vài 3 món đơn giản, lúc ăn không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch & thức ăn còn lại được xếp tươm tất.
 + Việc làm: từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần người phục vụ, tự làm,
 + Lối sống: sống tao nhã, thanh bạch, cái nhà sàn vẻn vẹn chỉ có vài 3 phòng, phảng phất hương thơm của hoa vườn.
 + Giản dị trong quan hệ với mọi người, trong tác phong giản dị trong lời nói & bài viết, vì muốn quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
 VD: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.”
 c- Nêu ý nghĩa văn bản: “Ý nghĩa văn chương”? (1đ)
 - Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
 * Chuẩn bị bài mới: 
 - Soạn bài: Cách làm bài văn lập luận chứng minh
 + Nêu các bước làm một bài văn?
 + Bố cục của bài văn chứng minh?
 + Xem phần luyện tập?
 * Rút kinh nghiệm:
Tuần 26
Tiết 98
Ngày soạn:.
Ngày dạy:. 
 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH 
 CÂU BỊ ĐỘNG (TT) 
 I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1- Kiến thức:
 Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động.
 2- Kỹ năng:
 - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động & ngược lại.
 - Đặt câu (chủ động hay câu bị động) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 3- Thái độ:
 II – CHUẨN BỊ: 
 - GV: bảng phụ
 - HS: thực hiện theo yêu cầu của GV.
 III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1/ Kiểm tra bài cũ:
 - Câu 1: Thế nào là câu chủ động và câu bị động? Cho ví dụ?
 - Câu 2: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì? 
 2/ Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Ở tiết học trước, các em đã tìm hiểu thế nào là câu chủ động và câu bị động, hiểu được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Để nắm được cách chuyển đổi của hai loại câu trên, các em sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Ví dụ: 
a) Cánh màn diều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm hóa vàng.
b) Cánh màn diều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm hóa vàng.
Câu hỏi: Hai câu trên có gì giống và khác nhau? 
(Về nội dung, hai câu có miêu tả cùng một sự việc không?)
Câu hỏi: Theo em, hai câu này có cùng là câu bị động không?
Câu hỏi: Về hình thức, hai câu có gì khác nhau?	
GV ghi ví dụ để học sinh tìm hiểu cách chuyển đổi: Biến đổi câu chủ động sau thành câu bị động.
Ví dụ: Thầy giáo phê bình em. 
à Em bị thầy giáo phê bình.
à Em được thầy giáo phê bình.
Câu hỏi: Từ việc chuyển đổi trên, em hãy rút ra quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
Câu hỏi: Những câu sau đây có phải là câu bị động không? Vì sao?
GV cho HS làm bài tập nhanh:
Chuyển đổi câu sau thành hai câu bị động tương ứng:
Ví dụ: Mẹ đã dọn cơm. 
 à Cơm đã được mẹ dọn.
 à Cơm đã dọn. 
Câu hỏi: Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động?
- Đọc mục I/ SGK.
- Miêu tả cùng một sự việc.
- Cả hai đều là câu bị động.
- Câu a có dùng từ “được”, câu b không dùng từ “được”. 
- Chuyển từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu + bị (CN + bị + C-V) (1)
- Chuyển từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu + được bỏ chủ thể hoạt động (CN + được +V) (2)
a) Bạn Lan được giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi.
b) Tay em bị đau.
- Hai câu trên không phải là câu bị động mặc dù chúng có dùng từ được và từ bị nhưng không có câu chủ động tương ứng.
- Đọc ghi nhớ/ SGK/ T64.
I- Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: 
 1- So sánh: 
 Ví dụ: 
 a) Cánh màn diều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm hóa vàng.
 b) Cánh màn diều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm hóa vàng.
- Giống: 
 + Miêu tả cùng một sự việc.
 + Đều là câu bị động.
Khác:
 + Câu a dùng từ được.
 + Câu b không dùng từ được.
2- Quy tắc chuyển đổi:
 Ví dụ: 
 Thầy giáo phê bình em. 
 à Em bị thầy giáo phê bình.
(Chuyển từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu + bị)
 à Em bị phê bình.
(Chuyển từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu + bị lược bỏ chủ thể hoạt động)
* Ghi nhớ: SGK trang 64 
Hoạt động 2: Luyện tập 
 Bài tập 1: Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.
a) - Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây dựng từ thế kỷ XIII.
 - Ngôi chùa ấy xây dựng từ thế kỷ XIII.
b) - Tất cả cánh cửa chùa (người ta) làm bằng gỗ lim.
 - Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c) - Con ngựa bạch được (chàng kỵ sĩ) buộc bên gốc đào.
 - Con ngựa bạch được (chàng kỵ sĩ) buộc bên gốc đào.
 d) - Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.
 - Một lá cờ đại được dựng ở giữa sân.
 Bài tập 2: Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động, một câu dùng từ “được” một câu dùng từ “bị”.
 a) Em bị thầy giáo phê bình.
 Em bị phê bình.
Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.
Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.
Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp. 
Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp. 
* CBĐ dùng từ “được” có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc. Còn có từ “bị” có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu.
 Bài tập 3: Viết đoạn văn: 
	Tôi không nhớ rõ từ lúc nào mình đã say mê với văn. Chỉ biết rằng hiện giờ phần lớn thời gian của tôi dành cho văn học. Tâm hồn tôi thật sự sự bị cuốn hút bởi sức hấp dẫn kỳ diệu của những câu chữ đầy nhạc điệu, hình ảnh, cảm xúc.
 3- Củng cố: 
	- Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động?
 - Có phải câu nào có từ “bị, được” cũng là câu bị động không?
 4- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a- Hướng dẫn tự học:
 - Học thuộc ghi nhớ.
 - Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề nhất định trong đó có sử dụng ít nhất một câu bị động.
 b- Chuẩn bị bài mới:
- Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
 + Chọn 1 trong 8 đề/ SGK/ T 65 – 66 viết thành một đoạn văn?
 + Câu mang luận điểm đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
 * Rút kinh nghiệm:
Tuần 25
Tiết: 99 
Ngày soạn:.
Ngày dạy:. 
 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH 
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1- Kiến thức:
 - Phương pháp lập luận chứng minh.
 - Yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh.
 2- Kỹ năng:
 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn chứng minh.
 3- Thái độ:
II – CHUẨN BỊ: 
 - GV: bảng phụ.
 - HS: thực hiện theo yêu cầu của GV.
III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1/ Kiểm tra bài cũ:
 - Câu 1: Khi làm một bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện mấy bước? Đó là những bước nào? 
 - Câu 2: Dàn bài lập luận chứng minh gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
 2/ Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Các tiết học trước, các em đã nắm được cách làm bài văn lập luận chứng minh và đã thực hành bài viết tại lớp. Để củng cố chắch chắn hơn những hiểu biết về cacùh làm, vận dụng những hiều biết đó vào việc viết đoạn văn chứng minh cụ thể, các em sẽ luyện tập qua tiết học hôm nay.
- Hoạt động 1: Củng cố kiến thức:
- Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập:
Đề 4: Chứng minh rằng: “Nói dối có hại cho bản thân.” 
a) Luận điểm: 
b) Luận cứ: 
- Dẫn chứng 1:
Dẫn chứng 2:
Dẫn chứng 3: 
- GV hướng dẫn HS viết đoạn văn chứng minh – nhận xét – sửa chữa.
I- Củng cố kiến thức:
- Đoạn văn không tồn tại độc lập, riêng biệt mà chỉ là một bộ phận của bài văn. Khi viết cần hình dung đoạn văn đó nằm ở vị trí nào của bài để viết thành phần chuyển đoạn.
- Cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm cho đoạn văn. Các câu khác trong đoạn văn chứng minh phải tập trung làm sáng tỏ sự đúng đắn của luận điểm.
- Các lí lẽ, dẫn chứng phải được sắp xếp hợp lí để quá trình lập luận mạch lạc, thuyết phục.
II- Luyện tập:
 1- Nhận biết đoạn văn chứng minh trong số các đoạn văn cụ thể:
 a) Cơn gió mùa hạ lướt qua bông lúa ngày càng cong xuống nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
 (Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam)
 => Đoạn văn miêu tả.
 b) Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
 (Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai)
 => Đoạn văn chứng minh.
 2- Xác định luận điểm, luận cứ trong một đoạn văn chứng minh:
 Đoạn văn: “Người ta nghìn lần.”
 (Hoài Thanh)
 - Luận điểm: Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
 - Luận cứ:
 + Luyện con người => Dẫn chứng.
 + Tiếng khóc => Lí lẽ.
 3- Viết đoạn văn chứng minh ngắn theo đề bài cụ thể:
 Đề: Chứng minh rằng: “Nói dối có hại cho bản thân.”
 DÀN Ý:
 a- Mở bài: + Nói dối là gì?
 + Tác hại của nói dối.
 b- Thân bài: 
 + Mọi người không nên nói dối.
 + Nói dối sẽ gây mất lòng tin đối với mọi người.
 + Làm cho mọi người xa lánh.
 + Ít có bạn bè.
 c- Kết bài: Nói dối rất có hại cho bản thân.
Trong cuộc sống, nói dối rất có hại cho bản thân.
Tác hại trước tiên của nói dối là mọi người xung quanh sẽ không tin những lời ta nói. Từ đó không ai dám làm bạn với ta, không ai dám giúp ta hoặc giao một công việc gì cho ta. 
Hơn thế nữa, khi biết ta nói dối tất cả sẽ coi thường ta, gạt ta ra ngoài xã hội.
Nói dối gây ra những hậu quả khó lường cho người khác, làm thiệt hại về vật chất và tinh thần.
 * HS viết đoạn văn chứng minh.
 3) Củng cố: 
 - Cho HS nhắc lại 4 bước làm bài văn lập luận chứng minh.
 - Đọc đoạn văn vừa viết & rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
 4) Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới: 
 a) Hướng dẫn tự học:
 - Nắm chắc cách viết đoạn văn chứng minh.
 - Luyện tập viết đoạn văn chứng minh theo đề bài tự chọn.
 b) Chuẩn bị bài mới:
- Soạn bài mới: Ôn tập văn nghị luận 
 + Hệ thống tên VB, tên TG, tên đề tài?
 + Tìm luận điểm & phương pháp lập luận của các văn bản?
 * Rút kinh nghiệm: 
Tuần 26
Tiết: 100
Ngày soạn: .
Ngày dạy:
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
 I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1- Kiến thức:
 - Hệ thống các VBNL đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng & nghệ thuật của từng văn bản.
 - Một số kiến thức liên quan đến đọc – hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội.
 - Sự khác nhau căn bản giữa kiểu VBNL & kiểu VBTS, trữ tình.
 2- Kĩ năng:
 - Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu & nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học, nghị luận xã hội.
 - Nhận diện & phân tích đượcluận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học.
 - Trình bày, lập luận có lí, có tình.
 3- Thái độ: biết hệ thống hóa các kiến thức về các văn bản đã học.
 II – CHUẨN BỊ: 
 - GV: bảng phụ.
 - HS: thực hiện theo yêu cầu của GV.
 III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1/ Kiểm tra bài cũ:
 Câu 1: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? 
 a) Cuộc sống lao động của con người
 b) Tình yêu lao động của con người
 c) Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài
 d) Do lực lượng thần thánh sáng tạo ra 
 Câu 2: Dòng nào sau đây không có trong quan niệm về công dụng của văn chương của Hoài Thanh
 a)Văn chương giúp cho con người hăng say lao động hơn
 b) Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm và lòng vị tha
 c) Văn chương gây cho ta những tình cảm chưa có, luyện tình cảm ta sẵn có 
 d) Văn chương giúp cho con người biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên
 2/ Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Trong chương trình học kỳ II, các em đã học qua 4 văn bản nghị luận chủ yếu thuộc kiểu chứng ninh và giải thích. Để giúp các em củng cố ghi nhớ được nội dung và đặc điểm nghệ thuật nổi bậc của từng văn bản. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em sẽ ôn lại các bài văn nghị luận đã học. 
Hoạt động của thầy và trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức:
I- Hệ thống hóa kiến thức:
 - Nghị luận là hình thức hoạt động ngôn ngữ phổ biến trong đời sống & giao tiếp của con người để nêu ý kiến đánh giá, nhận xét về bàn luận về các hiện tượng, sự vật, vấn đề xã hội, tác phẩm nghệ thuật
 - Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự sự, trữ tình chủ yếu ở chỗ nghị luận dùng lí lẽ, dẫn chứng & bằng cách lập luận nhằm thuyết phục nhận thức của người đọc. Bài văn nghị luận nào cũng có đối tượng (hay đề tài) nghị luận, các luận điểm, luận cứ& lập luận. Các phương pháp lập luận chính thường gặp là chứng minh & giải thích.
II- Lập bảng thống kê các nội dung: 
Hoạt động 2: Tóm tắt về nội dung và đặc điểm nghệ thuật của các bài văn nghị luận đã học.
- Đọc lại các bài văn nghị luận đã học (Bài 20, 21, 23, 24) và điền vào bảng theo mẫu, nêu tóm tắt những nét đặc sắc của nghệ thuật mỗi bài nghị luận đã học. 
STT
Tên bài
Tác giả
Đề tài nghị luận
Luận điểm
Phương pháp lập luận
Nghệ thuật
1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam
Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.
Chứng minh
Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, sắp xếp hợp lý, hình ảnh so sánh đặc sắc
2
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Đặng Thai Mai
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. 
Chứng minh (kết hợp giải thích)
Bố cục mạch lạc, luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ 
3
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, lời nói và bài viết.
Chứng minh (kết hợp với giải thích và bình luận)
Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện, lời văn giản dị mà cảm xúc
4
Ý nghĩa văn chương
Hoài Thanh
Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người
Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương con người, thương cả muôn vật muôn loài. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm của con người.
Giải thích (kết hợp bình luận)
Văn chương vửa có lý lẽ vừa có cảm xúc và hình ảnh 
Hoạt động 3: Luyện tập
Câu hỏi: Trong chương trình ngữ văn 6 và học kỳ I lớp 7, em đã học nhiều bài thuộc các thể truyện, ký (loại hình tự sự) và thơ trữ tình, tuỳ bút (loại hình trữ tình). Căn cứ vào sự hiểu biết của mình, em hãy chọn trong cột bên phải những yếu tố có trong mỗi thể loại ở cột bên trái, rồi ghi vào vở 
Học sinh đọc Câu hỏi 3b SGK trang 67
Câu hỏi: Dựa vào sự tìm hiểu ở trên, em hãy phân biệt sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại trữ tình?
Học sinh đọc Câu hỏi 3c SGK trang 67
Câu hỏi:Những câu tục ngữ trong bài 18, 19 có thể coi là loại văn bản đặc biệt không? Vì sao? 
Hoạt động 4: Tổng kết
Câu hỏi: Qua các văn bản nghị luận, em hãy nhận xét chung về văn nghị luận? 
- Các thể loại tự sự chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện (Dế mèn, buổi học cuối cùng )
- Các thể loại trữ tình (thơ, tuỳ bút) dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu (Ca dao dân ca, Nam Quốc Sơn Hà, Nguyên Tiêu, Tĩnh Dạ Tứ )
- Nghị luận: Dùng phương thức lập luận bằng lý lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến, tư tưởng để thuyết phục người đọc, người nghe. Văn nghị luận cũng có hình ảnh, cảm xúc nhưng chủ yếu là lập luận với hệ thống các luận điểm, luận cứ chặt chẽ, xác đáng.
- Những câu tục ngữ trong bài 18, 19 có thể xem là loại văn bản nghị luận đặc biệt. Tục ngữ đúc kết những nhận thức, kinh nghiệm của con người về các vấn đề của thiên nhiên, con người và xã hội. Tục ngữ chủ yếu tác động vào trí tuệ. Tục ngữ có cấu trúc tư duy của nghị luận, có luận cứ và lập luận.
- Ghi nhớ: SGK trang 67
III- Luyện tập:
 1- Những nét đặc sắc nghệ thuật:
 - Tinh thần yêu nước: Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, sắp xếp hợp lí, hình ảnh so sánh đặc sắc.
 - Sự giàu đẹp của tiếng Việt: Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích & chứng minh, luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ.
 - Đức tính giản dị của Bác Hồ: DC cụ thể, xác thực, toàn diện kết hợp chứng minh & giải thích, bình luận. Lời văn giản dị mà giàu cảm xúc.
 - Ý nghĩa văn chương: Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa, kết hợp cảm xúc, giàu hình ảnh. 
2a- Bảng liệt kê các yếu tố phù hợp với thể loại:
Thể loại
Yếu tố
Truyện
Cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện
Ký
Nhân vật, nhân vật kể chuyện
Thơ tự sự
Nhân vật, nhân vật kể chuyện vần, nhịp
Thơ trữ tình
Vần, nhịp
Tuỳ bút
Nhân vật kể chuyện
Nghị luận
Luận điểm, luận cứ 
2b- Phương thức khác nhau giữa các thể loại:
Tự sự (Truyện ký)
Trữ tình (thơ, tuỳ bút)
Nghị luận
Miêu tả và kể
Biểu cảm
Lập luận, lý lẽ, dẫn chứng 
3- Nêu VD & giải thích cơ sở xếp loại tục ngữ là VBNL dân gian đặc biệt:
 VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
* Ghi nhớ: SGK trang 67
Hoạt động 5: Bài tập làm thêm. 
 Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
 1- Một bài thơ trữ tình: 
 a) Không có cốt truyện và nhân vật 
 b) Không có cốt truyện nhưng có thể có nhân vật
 c) Chỉ biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc
 (d) Có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua hình ảnh thiên nhiên, con người hoặc sự việc.
 2- Trong văn nghị luận: 
 a) Không có cốt truyện và nhân vật 
 b) Không có yếu tố miêu tả, tự sự
 (c) Có thể có biểu hiện tình cảm, cảm xúc
 d) Không sử dụng phương thức biểu cảm 
 3) Tục ngữ có thể coi là: 
 a) Văn bản nghị luận
 b) Không phải là văn bản nghị luận
 (c) Một loại văn bản nghị luận đặc biệt 
3- Củng cố: Cho học sinh nhắc lại luận điểm chính của 4 văn bản vừa ôn tập.
4- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới: 
 a- Hướng dẫn tự học:
 Xác định hệ thống luận điểm, tìm các dẫn chứng, lập dàn ý dựa trên một đề bài va

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26(IN ROI).doc