Giáo án Ngữ văn 7 - Văn bản: Phò giá về kinh

I. Mục tiêu: Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Nắm được một vài nét chính về tác giả Trần Quang Khải.

- Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.

- Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn của dân tộc.

- Khái niệm từ Hán Việt.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết thể loại thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

- Đọc – Phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt chữ Hán qua bản dịch thơ chữ Hán.

- Nhận biết từ Hán Việt. Mở rộng vốn từ Hán Việt.

3. Thái độ:

- HS thêm tự hào về dân tộc.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 11916Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Văn bản: Phò giá về kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 18 	 Ngày soạn: 25/ 09/2015
	 Ngày dạy: 30/09/2015
Văn bản: 	PHÒ GIÁ VỀ KINH
Mục tiêu: Giúp HS:
Kiến thức: 
Nắm được một vài nét chính về tác giả Trần Quang Khải.
Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. 
Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn của dân tộc. 
Khái niệm từ Hán Việt.
Kỹ năng:
Nhận biết thể loại thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
Đọc – Phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt chữ Hán qua bản dịch thơ chữ Hán.
Nhận biết từ Hán Việt. Mở rộng vốn từ Hán Việt. 
Thái độ:
HS thêm tự hào về dân tộc.
Chuẩn bị:
- GV: Sgk, Sgv, soạn bài, TLTK,.
- HS: Đọc bài và chuẩn bị bài ở nhà.
Phương pháp: Đàm thoại, phân tích, bình giảng, thảo luận. Kĩ thuật động não.
Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
* Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bản phiên âm- dịch nghĩa bài “Sông núi nước Nam”? Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
3. Bài mới:
 	* Giới thiệu bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
GV yêu cầu 1 HS đọc văn bản phiên âm chữ Hán, bản dịch nghĩa và dịch thơ. 
Yêu cầu đọc đúng nhịp thơ ngũ ngôn.
GV đọc mẫu:
GV gọi HS đọc phần chú thích. 
GV: Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả Trần Quang Khải?
HS: dựa vào SGK trả lời.
GV bổ sung.
GV: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
HS: Bài thơ được làm lúc ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.
GV: Bài thơ viết theo thể thơ nào?
HS: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, có gieo vần tương tự như thất ngôn tứ tuyệt. 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
GV yêu cầu HS đọc phiên âm và dịch nghĩa 2 câu đầu. 
GV: Nội dung 2 câu này là gì? Các từ ngữ, nhịp điệu trong câu thơ có tác dụng gì?
HS: 
- ND: 2 câu đầu là chiến thắng hào hùng của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên (tháng 4 năm 1285 ở Hàm Tử; tháng 6 năm 1285 ở Chương Dương). 
- Các từ: đoạt sóc, cầm Hồ với nhịp điệu nhanh, mạnh giúp cho câu thơ diễn đạt đúng không khí chiến thắng. 
GV: Nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu đầu?
HS: Nghệ thuật liệt kê, đối lập à nổi bật sự kiện lịch sử: Chương Dương-Hàm Tử.
GV giảng: Hai cụm từ “Đoạt sáo”, “cầm Hồ” như một trọng âm, một nốt nhấn trong ca khúc khải hoàn diễn niềm vui chiến thắng. Hai câu thơ như một trang ký sự chân thực, hào hùng, bộc lộ niềm tự hào của dân tộc. 
GV: Nội dung 2 câu cuối ntn?
HS: 
- Suy nghĩ của tác giả về một đất nước hào bình à mong muốn khát khao. 
- Giọng thơ sâu lắng, thâm trầm như một lời tâm tình nhắn gửi nhiệm vụ xây dựng đất nước. 
GV giảng: Nghĩa của bài thơ biểu ý, nhạc của bài thơ biểu cảm lời dăn dạy hài hòa niềm tin và hy vọng. Hai câu thơ hàm chứa một tư tưởng vĩ đại.
GV: Cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ có gì giống nhau? 
HS: 
- Thể hiện bản lĩnh, khí phách dân tộc.
- Đều là thể thơ đường luật diễn tả ý tưởng và cảm xúc nằm trong ý tưởng. 
GV giảng: “Sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn độc lập thì “Phò giá về kinh” là một kiệt tác của nền văn học cổ.
*Hoạt động 3: 
GV: Nội dung chính của bài thơ là gì? 
HS trả lời: 
- Bài thơ thể hiện hào khí của dân tộc ta thời Trần qua hai trận chiến thắng ở Chương Dương-Hàm Tử trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên.
- Thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị.
- Thể hiện sự sáng suốt của vị cầm quân lo việc lớn.
GV chốt, ghi bảng: 
GV: Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
HS: 
- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng hàm súc.
- Nhịp thơ phù hợp với việc tái hiện những chiến thắng dồn dập của nhân dân và bày tỏ tình cảm của tác giả.
- Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.
- Có giọng điệu sảng khoái, hân hoan tự hào.
GV: nhận xét, ghi bảng.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: 
- Trần Quang Khải (1241-1294), con thứ 3 của vua Trần Thái Tông. 
- Là võ tướng kiệt xuất trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên. 
- Là người có những vần thơ “sâu xa lý thú”.
2. Tác phẩm: (SGK/ T 67)
- Xuất xứ: 
- Thể thơ: 
II. Đọc-hiểu văn bản:
Hai câu đầu:
- Bằng phép liệt kê và phép đối à làm nổi bật 2 sự kiện Chương Dương và Hàm Tử.
ð Là chiến thắng hào hùng trước kẻ thù xâm lược và bộc lộ niềm tự hào dân tộc.
Hai câu cuối: 
ð Là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình và niềm tin vào sự bền vững của đất nước. 
III. Tổng kết: 
Nội dung:
- Bài thơ thể hiện hào khí của dân tộc ta thời Trần.
- Thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị.
- Thể hiện sự sáng suốt của vị cầm quân lo việc lớn.
Nghệ thuật:
- Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.
- Có giọng điệu sảng khoái, hân hoan tự hào.
- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng hàm súc.
4.Củng cố, dặn dò:
- HS học thuộc lòng bài thơ.
- Đọc - Chuẩn bị bài “Từ Hán Việt”.
V. Rút kinh nghiệm, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_5_Pho_gia_ve_kinh_Tung_gia_hoan_kinh_su.doc