Giáo án Ngữ văn 8 - Năm học 2017 - 2018

Tiết 73 NHỚ RỪNG

 (Thế Lữ)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1.Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: Giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng tầm thường, giả dối - tâm trạng đầy bi phẫn của nhân vật trữ tình- con hổ bị nhốt ở vườn bách thú .

2. Kĩ năng: Phân tích một tác phẩm, Rèn kĩ năng đọc thể thơ tám chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.

3. Thái độ:.GD lòng yêu quê hương đất nước cho HS

4, NL cần hình thành và PT: Cảm thụ thẩm mĩ, Tự học, GQ vấn đề

II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS .

- G/v: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo, bài soạn

- H/s: SBT, SGK., chuẩn bị bài

 

doc 166 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 844Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghệ thuật của bài? 
3. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY,TRÒ
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hình thành và PTNL
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm vài nét về thể Tấu, tác giả, tác phẩm.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
(Học sinh yếu)
: Hướng dẫn HS nắm vài nét về thể loại, bố cục.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Thể loại của văn bản là gì?
(Học sinh yếu)
? Đặc điểm của thể loại Tấu?
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS nắm PT nội dung của bài.
-Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
-Gọi hs đọc“Từ đầu.. tệ hại ấy"
?Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
? Tác giả phê phán những lối học lệch sai trái nào? 
? Tác hại của lối học ấy là gì?
- Yêu cầu HS đọc thông tin đoạn 3.
? Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì?
? Bài tấu có bàn về những phép học, đó là những phép học gì? Tác dụng và ý nghĩa của phép học ấy. Phương pháp học mà tác giả đề ra như thế nào?
? Tác dụng của việc học chân chính?
? Hãy vẽ sơ đồ lập luận cho đoạn văn?
Hoạt động 3. Hướng dẫn hs đọc thông tin sgk và luyện tập
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS nắm nội dung thông tin sgk.
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk.
I/ Đọc, tìm hiểu chú thích.
1. Tác giả, tác phẩm:
-TG: Nguyễn Thiếp (1723-1804), quê ở Hà Tỉnh, Ông là người “Thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt làm quan dưới triều đình nhà Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học.
- TP:Văn bản trích từ bài Tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung tháng 8-1791.
2,. Đọc,từ khó 
3. Thể loại,PTBĐ Tấu là lời của thần dân tâu lên vua Chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
PTBĐ: Nghị luận 
3. Bố cục: 4 đoạn.
- Từ đầu .. tệ hại ấy: Bàn về mục đích của việc học.
-Tiếp..bỏ qua:Bàn luận vềđổi mới phép học.
- Tiếp ... thịnh trị: Kết quả dự kiến.
- Còn lại: kết luận.
II/ Đọc và tìm hiểu văn bản.
1. Mục đích chân chính của việc học.
- Mục đích chân chính của việc học là để làm người.
- Tác giả dùng những câu châm ngôn vừa dễ hiểu, vừa tăng sức thuyết phục mạnh: “Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”.
2. Phê phán lối học lệch lạc sai trái.
- Phê phán lối học chuộng hình thức: học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có danh mà khong có thực chất.
- Phê phán lối học cầu danh lợi: học để có danh tiếng, được trọng vọng, nhàn nhã, được những lợi lộc.
- Tác hại của lối học lệch làm cho “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Người trên kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi, không có thực chất dẫn đến cảnh “nước mất nhà tan”.
3. Bàn luận về đổi mới phép học.
- Việc học đã phổ biến rộng khắp: mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học.
- Việc học bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng.
* Phương pháp học:
- Tuần tự tiến lên, từ thấp đấn cao.
- Học rộng nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.
- Học kết hợp với hành. Học không phải chỉ để biết mà còn để làm.
* Tác dụng: Đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.
.Sơ đồ lập luận cho đoạn văn
.
III/ Tổng kết.
 Ghi nhớ (sgk)
NL tự học
Nl tự học
NL giải quyết vấn đề 
4. Củng cố:(3') ? Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp: học đi đôi với hành.
Học sinh thảo luận.
Học đi đôi với hành: quan điểm tăng cường ý nghĩa ứng dụng và thực hành của mon học tránh lối học vẹt, lí thuyết xuong khi bắt tay vào cong việc thì lúng túng, vụng về.
- Nhắc lại thể tấu, nội dung và nghệ thuật của văn bản.
5. Hướng dẫn về nhà:(2')
- Học thuộc ghi nhớ, tiếp tục suy nghĩ câu hỏi phần luyện tập, phương pháp học tập.
- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Soạn bài: ''Thuế máu'' chú ý nội dung nghệ thuật của văn bản.
 - Chuẩn bị: luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
 Nhận xét về tiết dạy 
 ..........................................................................
Ngày soạn: 2/3/ 2016
Ngày dạy: 5/3 /2016 	 Tiết 102 
LUYỆN TẬP 
XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I/ MỤC TIÊUBÀI HỌC .
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được: 
- Củng cố những hiểu biết về cách xây dựng và trình bày luận điểm.
- Vận dụng những hiểu biết vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xây dựng và trình bày luận điểm
3. Thái độ:Nghiêm túc khi tìm hiểu trịnh bày một vấn đề.
II/ CHUẨN BỊ.	
- G/v: Bảng phụ,bài soạn.
- H/s: Sbt, sgk.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định tổ chức lớp.
 Sĩ số 
2.KT Bài cũ: Nêu vài nét về cách trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận?
3. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY,TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HÌnh thành ,PTNL
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm nội dung của việc xây dựng và trình bày luận điểm.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.(Học sinh yếu)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập trên lớp.
-Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Hệ thống luận điểm ở Sgk có chỗ nào chưa chính xác?
?Theo em cần điều chỉnh,sắp xếp lại như thế nào?
? Hãy sắp xếp hệ thống luận điểm cho phù hợp?
-Yêu cầu hs đọc thông tin sgk.
? Hãy trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận?
? Có thể dùng câu nào để giải thích luận điểm?
? Hãy sắp xếp những luận cứ theo một trình tự hợp lý?
? Em có thể kết thúc đoạn văn theo cách nào?
- Yêu cầu HS luyện nói theo nhóm và cá nhân.
- Nhận xét, bổ sung, củng cố.
I/ Chuẩn bị ở nhà.
II/ Luyện tập trên lớp.
1) Xây dựng hệ thống luận điểm.
- Luận điểm có nội dung không phù hợp: câu a)
- Còn thiếu một số luận điểm cần thiết.
"Đất nước cần những người tài giỏi, phải học chăm mới giỏi,mới thành tài”.
- Đất nước đang cần nhưng người tài giỏi để đưa tổ quốc tiến lên “Đài vinh quang” sánh kịp với bè bạn 5 châu.
-Quanh ta đang có những tấm gương học giỏi.
-Muốn học giỏi muốn thành tài phải chăm học.
- Một số bạn còn ham chơi.
- Nếu bây giờ còn chơi bời không ham học thì sau này càng khó lắm.
2) Trình bày luận điểm.
a)- Câu 1 vì đơn giản dễ làm theo.
- Câu 3 vì có giọng điệu gần gủi thân thiết.
b)- Có thể sắp xếp các luận cứ tình tự theo sgk, vì trình tự ấyphản ánh được các bước hợp lý, bước trước dẫn tới bước sau, bước sau kế tiếp bước trước.
c) Không thể dễ dàng biến đổi đoạn từ quy nạp sang diễn dịch và ngược lại.
3) Luyện nói.
NL giải quyết vấn đề
NL hợp tác 
4. Củng cố:(2')? Nhắc lại những yêu cầu khi trình bày luận điểm.
5. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học bài nắm vững nội dung :
+ Những hiểu biết về cách xây dựng và trình bày luận điểm.
+ Vận dụng những hiểu biết vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm.
- Xem lại các bài tập đã làm kể trên.
- Đọc bài đọc thêm trong SGK tr84
- Làm bài tập 4 SGK tr84; - Chuẩn bị: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6. VĂN NGHỊ LUẬN.
 Nhận xét giờ dạy 
................................................................ 
Ngày soạn 5/3/2016
Ngày dạy: 7/3/2016 TIẾT 103.104 VĂN BẢN
 THUẾ MÁU 
(Trích Chương 1, Bản án chế độ thực dân Pháp)
MÁU (Nguyễn Ái Quốc)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
.1.Kiến thức: Giúp HS hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột ''thuế máu'' theo trình tự miêu tả của tác giả.
- Học sinh thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm nghị luận
3. Thái độ: - Có lòng yêu kính Bác, yêu chế độ XHCN với tính ưu việt của nó, căm ghét bọn thực dân bóc lột.
II/ CHUẨN BỊ.
- G/v: Tranh ảnh Nguyễn Ái Quốc, tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
- H/S: Sgk, sbt.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Bài cũ: ? Thế nào là thể loại Tấu? Nội dung và nghệ thuật của Bàn luận phép học?
3. Bài mới:G/v Giới thiệu bài:những năm 20 của thế kỉ XX,các nước đế quốc thi nhau bành trướng,xâm chiếm nhiều nơi trên thế giới,vơ vét trắng trợn của cải,nhân lực.Vì thế cuộc sống của nhân dân nô lệ ở các xứ thuộc địa vô cùng cực khổ.Làn sóng CM dâng lên ngày càng mạnh mẽ.Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)nổ ra đẩy người dân thuộc địa vào lò lửa chiến tranh thảm khốc.Nguyễn Ái Quốc đã viết ''Bản án chế độ thực dân Pháp''.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY,
TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT 
Hình thành ,PTNL
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Hãy trình bày vài hiểu biết của em về Nguyễn Ái Quốc và tác phẩm?
? Văn bản được viết theo thể loại gì?(Học sinh yếu)
? Văn bản chia làm mấy phần?
Hoạt động 2:H/dẫnHS nắm nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề Thuế máu?
- Thuế đóng bằng xương máu, tính mạng của con người. Nhan đề gợi đau thương, căm thù, tố cáo tính vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân Pháp.
? Hãy so sánh thái độ của các quan cai trị thực dân với người dân thuộc địa hai thời điểm: Trước chiến tranh và khi có chiến tranh bùng nổ?
- Sử dụng tranh ảnh sgk.
? Điều đó thể hiện điều gì?
?Các cụm từ An-nam-mít được dùng với dụng ý gì?
(Học sinh yếu)
? Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào?
? Đọc đoạn cuối và cho biết ý kiến nhận xét của em về lời văn đoạn này?
?Lời văn ấy mang lại hiệu quả gì?
-G/vgiảng:Hơn 10% số người dân thiệt mạng trên các chiến trường châu  u đã góp phần tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thựuc dân, gây lòng căm thù, phẫn nộ trong quảng đại các dân tộc thuộc địa.
I/ Đọc, tìm hiểu chú thích..
1,. Tác giả, tác phẩm:
- TG:Nguyễn Ái Quốc tên gọi của Hồ Chí Minh trong thời kì hoạt động cách mạng trước 1945.
- Tác phẩm được viết tại Pháp bằng tiến pháp và được xuất bản ở Pa-ri 1925.
- Thuế máu là chương đầu tiên của Bản án chế độ thực dân Pháp.
2, Đọc,chú giải
3,Thể loại,PTBĐ: Phóng sự - chính luận.(Nghị luận)
4. Bố cục: 3 phần.
 a) Chiến tranh và người bản xứ.
 b) Chế độ lính tình nguyện.
 c) Kết quả của sự hi sinh.
II/ Đọc ,tìm hiểu VB
1. Chiến tranh và người bản xứ.
a) Thái độ của các quan cai trị.
- Trước chiến tranh: Họ được xem là giống người hạ đẳng, bị đối xữ, đánh đập như súc vật. Bọn thực dân gọi là An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết kéo xe và ăn đòn.
- Khi chiến tranh bùng nổ: Gọi là những đứa con yêu, bạn hiền, những chiến sĩ bảo vệ công lí tự do họ được các quan cai trị tâng bốcvỗ về, được phong cho ngững danh hiệu cao quý.
ðThủ đoạn lừa bịp của chính quyền thực dân để biên shọ thành vật hi sinh.
- Nghệ thuật: Danh từ, tính từ, giọng điệu trào phúng tác giả đã mĩa mai, châm biếm sự giả dối, thâm độc của chế độ thực dân. Sự đối lập, tương phản.
b) Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.
- Họ phải đột ngột xa gia đình, quê hương: đem mạng sống đổi lấy vinh dự hão huyền.
- Họ biến thành vật hi sinh của những kẻ cầm quyền.
- “Tổng cộng có 70.000 người bản xứ đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, 8.000 ngươig không trở vềvà không trông thấy mạt trời trên quê hương mình...”
* Đó là những luận cứ hùng hồn để lật mặt nạ giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp.
NL tự học 
Nl giải quyết vấn đề
4.Củng cố: Đọc diễn cảm văn bản
5,Dặn dò : HS về học bài,soạn tiếp tiết 2
 Nhận xét tiêt dạy
 ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Ngày soạn:9/3/ 2016
Ngày dạy: 11/3/2016 TIẾT 104
THUẾ MÁU ( (TIẾP)
 (Nguyễn Ái Quốc)
(Trích Chương 1, Bản án chế độ thực dân Pháp)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC .
1.Kiến thức: Giúp HS hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột ''thuế máu'' theo trình tự miêu tả của tác giả.
- Học sinh thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm nghị luận
3. Thái độ: - Có lòng yêu kính Bác, yêu chế độ XHCN với tính ưu việt của nó, căm ghét bọn thực dân bóc lột.
II/ CHUẨN BỊ.
- G/v: Tranh ảnh Nguyễn Ái Quốc, tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
- H/S: Sgk, sbt.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Bài cũ: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY,TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT 
TrROFHinhf thành và PTNL
-Yêu cầu HS đọc thông tin đoạn 2.
?Ý nghĩa nhan đề Chế độ lính tình nguyện là gì?
- G/v giảng: Tình nuyện là tự giác, là không bắt buộc, phấn khởi, sẵn sàng vậy mà ở đây lại hiểu theo nghĩa ngược lại: Cái vạ mộ lính.
? Nêu rõ các thủ đoạn, mánh khoé bắt lính của bọn thực dân?
? Em hiểu như thế nào về thuật ngữ Vật liệu biết nói?
- G/v giảng: Cụm từ thể hiện ý nghĩa trào phúng, mỉa mai sâu sắc. Bon thực dân coi người dân bản xứ chỉ như thứ đồ vật biết nói, như thứ hàng hoá đặc biệt có thể sinh lợi mà thôi.
? Khi tiến hành thủ đoạn bắt lính bọn thực dân đã gặp phải những phản ứng gì từ phía người lính bị bắt?
? Người dân thuộc địa có thực sự “tự nguyện” hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không?
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3 sgk.
? Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào?
? Em có nhận xét gì về cách đối xử của chính quyền thực dân đối với người dân thuộc địa?
? Nghệ thuật nổi bật được sử dụng ở đoạn văn này là gì? Tác dụng của cách dùng đó?
? Hãy nhận xét về trình tự các phần?
- G/v giảng: bố cục 3 phần theo trình tự thời gian trước, trong và sau khi xãy ra chiến tranh thứ nhất.
? Hãy phân tích nghệ thuật châm biếm, đả kích của tác giả? Chỉ ra yếu tố miêu tả trong văn bản?
? Tác giả kết thúc đoạn bằng niềm tin như thế nào? Cách kết thúc đó có tác dụng gì?
- G/v giảng: Cách kết thúc thể hiện 1 niềm tin, niềm mong mỏi chính đáng và sâu sắc vào tháI độ của nhân dân lao động bản xứ, vừa bước đầu nêu ra con đường đấu tranh cách mạng trên cơ sở tố cáo, lên án tội ác và sự dã man vô nhân đạo của thực dân Pháp.
Hoạt động 3.Hướng dẫn HS tổng kết, luyện tập.
-Yêu cầu HS đọc thông tin bài học.
? Hãy nêu nội dung và nghệ thuật của bài?
- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk.
- Đọc văn bản thể hiện rõ bút pháp của tác giả ?
? Em hãy tìm hiểu tấm lòng của tác giả qua đoạn trích vừa học.
2. Chế độ lính tình nguyện.
a) Các thủ đoạn, mánh khoé bắt lính.
- Chúng tiến hành lùng, vây bắt và cưỡng bức.
- Lợi dụng chuyện bắt lính mà doạ nạt, kiếm tiền đối với con nhà giàu..
- Sẵn sàng trói, nhốt, xích người như súc vật, sẵn sàng đàn áp nếu có người chống đối.
b)Phản ứng của người dân bị bắt đi lính.
-Họ tìm mọi cách, mọi cơ hội để trốn thoát.
- Tự huỷ hoại bản thân mình băng những căn bệnh nặng.
c) Lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền.
- Chính quyền thực dân vẫn rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Sự thật không hề có sự tự nguyện, đó chỉ là lời bịp bợm của kẻ cầm quyền.
3. Kết quả của sự hi sinh.
- Khi chiến tranh chấm dứt thì các lời tuyên bố “tình tứ” tự dưng im bặt.
- Những người từng hi sinh xương máu trở lại “giống người hèn hạ”
* Bộ mặt tráo trở, tàn nhẫ đã tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đối xữ với họ như súc vật.
* Nghệ thuật: Dùng những câu nghi vấn để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
* Nghệ thuật châm biếm, đả kích thể hiện bằng các từ: 
“An-nam-mít”,”con yêu”; “bạn hiền”, “vật liệu biết nói”, “tấp nập đầu quân” “không ngần ngại rời bỏ quê hương”..
III/ Tổng kết.
 Chính quyền thực dân đã biến người dân ngèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thật bằng những tư liệu phong phú sắc sảo. Đoạn trích Thuế máu có nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát.
IV. Luyện tập
-Tác giả đã vạch trần sự thật bằng những tư liệu phong phú, với tấm lòng của một người yêu nước,1 người cộng sản,tác giả đã khách quan trong từng sự việc nhưng ta vẫn thấy trong các câu văn ứ trào căm hờn,chứa chan lòng thương cảm->tất cả làm thành mục đích chiến đấu mãnh liệt của văn chương Nguyễn Ái Quốc-HồChí Minh.
Nl tự học 
Nl tự học
Nl cảm thụ thẩm mĩ 
4. Củng cố:(3')? Bút pháp trào phúng của tác giả được tạo bởi những yếu tố nào.
?Bộ mặt thật của bọn thực dân Pháp được thể hiện như thế nào qua phầnI,II,IIIcủa đoạn trích.
5. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học thuộc ghi nhớ, nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Nắm được bút pháp trào phúng, tính chiến đấu trong phong cách sáng tác Nguyễn ái Quốc.
- Soạn bài ''Đi bộ ngao du''
- Chuẩn bị: 	bài tìm hiểu yếu tố BC trong văn NL
 Nhận xét lớp dạy 
. 
Ngày soạn:9/3/2016
Ngày dạy:12/3/2016 TIẾT 105 
TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN.
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: - Thấy được yếu tố biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu được trong những bài văn nghị luận hay, có sức lay động người đọc, người nghe.
2. Kĩ năng: - Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao.
3. Thái độ: Nghiêm túc khi trình tìm hiểu trịnh bày một vấn đề.
4.Trọng tâm bài Thấy được tầm quan trọng của yếu tố biểu cảm trong những bài văn nghị luận hay, nócó sức lay động người đọc, người nghe.
II/ CHUẨN BỊ.
- G/v: Bảng phụ, tài liệu tham khảo.
- H/s: Sgk, sbt.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.
2.KT Bài cũ: Yếu tố biểu cảm, theo em hiểu là yếu tố nào? Có tác dụng như thế nào trong bài văn nghị luận?
3. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
NỘI DUNG CẦN ĐẠT 
Hình thành và PTNL
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm vài nét về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm và những câu cảm thán trong văn bản trên?(Học sinh yếu) 
? Hãy tìm những điểm giống về mặt sử dụng từ ngữ có tính chất biểu cảm ở văn bản “Hịch tướng sĩ” và đoạn trích trên?
? Giải thích lí do vì sao hai văn bản này vẫn được coi là văn bản nghị luận?
? So sánh và cho biết cách trình bày nào hay hơn?
? Từ việc phân tích bài tập trên, em hãy cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
- Hướng dẫn thảo luận 3 ý kiến ở mục 2 và cho biết ý kiến đó đúng không? Vì sao?
? Vậy theo em làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk.
(Học sinh yếu)
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài luyện tập.
- Yêu cầu HS đọc phần 1 “Chiến tranh và người bản xứ” ở văn bản “Thuế máu” để cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp gì để biểu cảm?
? Tác dụng của các biện pháp biểu cảm?
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời bài tập.
- Gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập.
I/ Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
1. Văn bản. 
 Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
2. Nhận xét: 
- Từ ngữ biểu cảm: Nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp, nhất định không chịu, phải đứng lên, hễ là, ai cũng phải...
- Câu cảm thán: 
+ Hỡi đồng bào..
+ Hỡi anh em...
* Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến với văn bản Hịch tướng sĩ có điểm giống: 
 Đều dùng những câu văn có giá trị biểu cảm.
* Đó là hai văn bản nghị luận vì: Tác phẩm đều nhằm nêu lên quan điểm ý kiến bàn luận phải trái, đúng sai.
* Yếu tố biểu cảm đóng vai trò giúp văn bản có hiệu quả thuyết phục.
* Cách trình bày thứ hai hay hơn, vì sử dụng nhiều yếu tố biểu cảm đã gây được hứng thú, cảm xúc cho người đọc, làm bài viết hay hơn.
3. Bài học: 
- Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc(người nghe).
- Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình nói,viết và phải biết diến tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức biểu cảm.Sự diễn tả cảm xúc phải thật sự chân thực và không được phá vỡ tính mạch lạc nghị luận của bài văn.
II/ Luyện tập:
1,Bài tập 1.
Biện pháp 
biểu cảm
Dẫn chứng
Tác dụng nghệ thuật
Giêũ nhại, đối lập
Tên da đen bẩn thỉu, tên An-nam- mít bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền..
Phơi bày bản chất dối trá, lừa bịp ð tiếng cười châm biếm, sâu cay.
Từ ngữ mỉa mai giọng điệu tuyên truyền của thực dân Pháp
Nhiều người chứng kiến cảnh phóng ngư lôi... Một số khác bỏ xác lại nơi hoang vu..
Ngôn ngữ hào nhoáng, không che đậy thực tế phũ phàng. mỉa mai, chế nhạo, khinh bỉ sâu sắc..
2,Bài tập 2:-Thể hiện cảm xúc:Nỗi buồn và khổ tâm của một người thầy tâm huyết và chân chính trước nạn học vẹt,học tủ trong học Ngữ văn.
- Cách biểu hiện cảm xúc thật tự nhiên, chân thật qua đó làm nổi rõ một tấm lòng, một nỗi buồn, đang chia sẻ, tâm sự, nhắc nhở, khuyên nhủ.
- Những từ ngư biểu cảm, giọng điệu tâm tình, thân mật, gần gũi: Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện ..luôn thể giải bày hết nổi khổ tâm “như con vẹt”
-Hiệu quả:người đọc,nghe thấm thía,phục, tin.
Bài tập3.Viếtđoạn văn trình bày luận điểm:
 “Chúng ta không nên học vẹt”.
NL tự học 
NL hợp tác 
NL hợp tác 
4. Củng cố:(2') - Nắm nội dung: 
+ Yếu tố biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu được trong những bài văn nghị luận
+ Yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
5. Hướng dẫn về nhà:(1')- Làm bài tập 3 tr98.
HD: Về lí lẽ có thể tham khảo ở bài tập 2, về yếu tố biểu cảm cần bày tỏ tính cảm đáng tiếc cho lối học vô bổ, không có tác dụng mở mang trí tuệ, trau dồi kiến thức, lối học cầu may.
- Xem trước bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận.
-Chuẩn bị: Đi bộ ngao du.
 Nhận xét lớp 
Ngày soạn:12/3/2016
Ngày dạy: 14/3/2016 -TIẾT 106, 
VĂN BẢN : ĐI BỘ NGAO DU (J.Ru-xô)
(Trích: Ê-MIN HAY VỀ GIÁO DỤC)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được: đoạn trích mang tính chất nghị luận, với cách lập luận, chứng minh chặt chẽ, hoà quyện với thực tiễn với cuộc sống của tác giả, không những sinh động mà còn thấy bóng dáng tinh thần của nhà văn - một con người giản dị, rất yêu tự do và yêu thiên nhiên.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc văn nghị luận gọn gàng, truyền cảm, tìm hiểu luận điểm, luận cứ và luận chứng trong bài văn nghị luận.
3.Thái độ: Quí trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
II/ CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: ả

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12272168.doc