Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Chiếc lá cuối cùng

A. Mục tiêu cần đạt:

 * Giúp học sinh:

 - Hiểu rõ sức mạnh của tình thương con người, thương yêu những con người nghèo khổ, sức mạnh của cái đẹp, của tình yêu cuộc sống đã kết thành 1 tác phẩm hội hoạ kiệt tác -> đoạn trích phần kết thúc tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng” thẫy rõ nghệ thuật độc đáo của tác phẩm.

- Rèn luyệt kỹ năng đọc, kể truyện diễn cảm. Phân tích các nhân vật và tình huống truyện.

B. Chuẩn bị .

 + GV: Nội dung bài học.

 + HS: Đọc và trả lời câu hỏi.

 

doc 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 27621Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Chiếc lá cuối cùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 – bài 8
Ngày soạn: 05/10/2010
Ngày dạy: 8A: 8B:
Tiết 29: Chiếc lá cuối cùng
 (Trích - O Hen Ri-)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 * Giúp học sinh:
 - Hiểu rõ sức mạnh của tình thương con người, thương yêu những con người nghèo khổ, sức mạnh của cái đẹp, của tình yêu cuộc sống đã kết thành 1 tác phẩm hội hoạ kiệt tác -> đoạn trích phần kết thúc tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng” thẫy rõ nghệ thuật độc đáo của tác phẩm.
- Rèn luyệt kỹ năng đọc, kể truyện diễn cảm. Phân tích các nhân vật và tình huống truyện.
B. Chuẩn bị . 
 + GV: Nội dung bài học. 
 + HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
C. Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1. Tổ chức:
 Sĩ số: 8A:
 8B: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Câu hỏi: 
1. Phân tích những ưu điểm, nhược điểm của nhân vật Đôn Ki qua đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”
2. Nêu biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong đoạn trích? Em rút ra bài học gì?
3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: ( Dựa vào yêu cầu của bài)
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- GV nêu yêu cầu đọc, đọc mẫu 1 đoạn -> gọi 2 –3 đọc bài -> nhận xét cách đọc, sửa chữa.
- Đọc CT sgk T89 nêu vài nét chính về t/g, đ/tr ?
- Các CT: 2,3,4,6,7
- Dựa vào sự phát triển các SV, em hãy tìm bố cục đoạn trích?
- Dựa vào phần chữ nhỏ cho biết truyện có mấy nhân vật? Họ là những người như thế nào?
- Cuộc sống của họ ra sao? thái độ và tâm trạng của các nhân vật?
- Khi cụ Bơ Men và Xiu lên gác “ Họ sợ” Nói lên điều gì?
- Theo em, nhân vật nào có liên quan trực tiếp tới chiếc lá cuối cùng trong tác phẩm? Giôn Xi, Bơ men.
- Qua đoạn trích, em thấy Giôn Xi đang ở trong tình trạng gì?khiến cô có tâm trạng gì? GV suy nghĩ: Khi chiếc lá cuối cùng rụng cô sẽ chết ! có ý nghĩa như thế nào?
- Tại sao tác giả lại viết: “ Khi trời vừa hửng sáng kéo mành lên” – Hoạt động này thể hiện tâm trạng giôn xi như thế nào?
Cô có phải là người tàn nhẫn không?
- Sau đó cô có thái độ, lời nói, tậm trạng như thế nào?
- Nguyên nhân nào làm cho Giôn Xi khỏi bệnh là gì? Có phải từ chiếc lá không? Hay sự chăm sóc tận tình của Xiu? Từ tác dung của thuốc?
- Việc Giôn Xi khỏi bệnh có ý nghĩa như thế nào?
- Qua tình huống trên, em có thể rút ra bài học gì? 
- Khi nghe Xiu kể về cái chết của Bơ men, tác giả không để cho Giôn xi có thái độ gì?
(Học sinh thảo luận, phát biểu)
I.Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc – tóm tắt:
- Giọng đọc xúc động, nghẹn ngào, chú ý lời nói của từng nhân vật.
- Họi 1 HS tóm tắt ND đoạn trích
2. Tìm hiểu chú thích:
- Tác giả: Ohenri nhà văn Mỹ TK19 chuyên viết truyện ngắn.
+ Phong cách sáng tác : Nhẹ nhàng, sâu lắng, tinh thần nhân đạo; yêu thương những người nghèo khổ.
- Văn bản : Thuộc phần cuối của truyện
- Từ khó: Xem SGK
3. Bố cục: 3 phần
- Đoạn 1(Đầu -> tảng đá): Giới thiệu n/v tình huống.
- Đoạn 2(Tiếp -> Thế thôi): Phát triển truyện.
- Còn lại ((Kết thúc): Cái chết bất ngờ của cụ Bơ Men.
II. Phân tích văn bản:
1. Nhân vật và tình huống
- Bao gồm 3 nhân vật: Xiu, Giôn-xi, Cụ Bơ-men
->Đều là những hoạ sĩ nghèo, cùng sống trong một ngôi nhà, trong sự bình lặng và khó khăn.
- Giôn Xi bị viêm phổi nặng: Chán nản, tuyệt vọng – Nhìn chiếc lá
=> Xiu +Bơn Men: “ Sợ sệt ngó nhìn chẳng nói gì” -> yêu thương lo lắng cho Giôn-xi.
2. Diễn biến tâm trạng Giôn-xi:
- Là cô gái trẻ, bình nặng -> chán nản, thẫn thờ, thất vọng.
- Tâm trạng mệt mỏi ấy – Cô lại gắn sự kéo dài sự sống của mình với những chiếc lá rụng trên dây thg xuân đối diện cửa sổ phòng cô => chiếc lá cuối cùng rụng xuống – cô sẽ lìa đời.
=> Suy nghĩ của cô giái yếu đuối, ít nghị lực, ngớ ngẩn và đáng thương.
- Giôn Xi không tàn nhẫn, thờ ơ mà do thiếu nghị lực, cố sẵn sàng đón đợi mình lìa đời như chiếc lá cuối cùng lìa cành.
- Những chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó, hiên ngang bám chặt vào tường => Giôn Xi ngạc nhiên, cô nằm nhìn chiếc lá -> Muốn ăn cháo, uống chút rượu -> Muốn vẽ => Giôn Xi hoàn toàn qua cơn nguy hiểm, cô muốn sống, đã vui và cô đã sống.
- Giôn Xi khỏi bênh do tâm trạng hồi sinh -> những cái q/đ nhất đó là sự khâm phục gan goc, kiên cường của chiếc lá chống chọi với gió tuyết, tr/nh khắc nghiệt.
+ Chiếc lá đã đem lại nhiệt tình tuổi trẻ.
+ Chính cô đã tự chữa bệnh cho mình nhờ chiếc lá, bằng sự trao đổi tinh thần, tâm trạng của bản thân.
=> Rút ra bài học lý thú về nhiều mặt:
Nghị lực, tình yêu, cuộc sống
(Học sinh tự bộc lộ)
- Cụ Bơ Men – GX không tỏ thái độ gì => tác giả sắp đặt để câu truyện thêm gợi mở, tiếc nhớ, cảm phục nghệ sĩ già -> Giôn Xi im lặng, cảm động thật sâu xa, thấm thía vào tâm hồn Giôn xi và người đọc
Hoạt động 3: Luyện tập
 Tóm tắt văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của Ô-hen-ri.
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
 - Giáo viên khái quát những nội dung cơ bản.
- Học sinh chỉnh bài soạn
- Phân tích kĩ diễn biến tâm trạng Giôn Xi.
- Tìm hiểu 2 nhân vật: Xiu, Bơ Men
Ngày soạn: 05/10/2010
Ngày dạy: 8A: 8B:
Tiết 30: Chiếc lá cuối cùng (Tiếp)
 (Ô Hen Ri)
A. Mục tiêu cần đạt:
 * Giúp học sinh:
 - Tiếp tục giúp học sinh hiểu rõ giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo của tác phẩm: Sự sắp xếp các tình tiết khéo léo dẫn đến sự đảo nược tình huống 2 lần.
- Rèn luyệt kỹ năng đọc, kể chuyện. Phân tích các nhân vật và tình huống độc đáo của truyện ngắn.
B. Chuẩn bị . 
 + GV: Nội dung bài học. 
 + HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
C. Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1. Tổ chức:
 Sĩ số: 8A:
 8B: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Câu hỏi: Phân tích diễn biến tâm trạng Giôn Xi và nêu những suy nghĩ 
của em về hình ảnh chiếc lá cuối cùng?
3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: ( Dựa vào yêu cầu của bài)
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- Tình yêu của Xiu đối với Giôn Xi như thế nào?
- Xiu có được biết trước chiếc lá cuối cùng là lá giả không?
Hãy tìm bằng chứng chứng minh?
- Nếu Xiu được biết trước thì truyện có bớt sức hấp dẫn không?
Vì sao?
- Cụ Bơ Men ở phần đầu Văn bản được giới thiệu như thế nào? Qua đó giúp em hiểu gì về tính cách, phẩm chất cụ Bơ men?
- Đến cuối văn bản ta thấy Bơ Men vẽ chiếc lá với mục đích gì?
- Cụ đã vẽ chiếc lá như thế nào? trong hoàn cảnh ra sao? vì sao em biết?
- Tại sao Xiu gọi đó lá 1 kiệt tác? 
(Học sinh thảo luận)
- Nếu giá trị Nội dung – Nghệ thuật đặc sắc ? 
- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk/90
II. Phân tích văn bản:
3.Nhân vật Xiu hay tấm lòng 1 người bạn
- Hết lòng chăm sóc cho Giôn Xi.
- Lo cho bệnh tật và tính mạng Giôn Xi khi nhìn vào chiếc lá thng xuân ít ỏi bám trên tường -> nghĩ đến ý định của Gion Xi: Chiếc lá lìa cành, Giôn xi sẽ chết.
=> Xiu đã động viên, an ủi.
- Xiu không hề được cụ Bơ men cho biết ý định bất chấp mọi nguy hiểm, vẽ chiếc lá vào đúng chỗ chiếc lá cuối cùng rụng nốt trong đêm => lo lắng, bất lực.
- Giôn Xi bảo kéo mành lên -> cố làm theo 1 cách chán nản.
- Cúi khuôn mặt hốc hác – nói lời não nuột.
- Xiu cũng ngạc nhiên không ngỡ chiếc lá cuối cùng vẫn dai dẳng bám trên cành sau đêm mưa gió.
- Nếu xiu biết trước ý định của cụ Bơ Men truyện sẽ kém hay vì xiu không bị bất ngờ – Chúng ta không được thưởng thức thấm đượm tình người của cô
3.Cụ Bơ Men với kiệt tác chiếc lá cuối cùng
- Hoạ sĩ nghèo, mong muốn vẽ được 1 kiệt tác.
- Yêu Thương lo lắng cho Giôn Xi.
- Vẽ chiếc lá: Cứu sống Giôn Xi.
- Vễ âm thầm, bí mật trong đêm mưa gió lạnh buốt ngoài trời.
Vì: Người ta thấy:
 1 chiếc đèn bão vẫn cón thắp sáng
 1 chiếc thang
 Vài chiếc bút lông, bảng pha màu.
+ Kiệt tác của cụ Bơ men:
Sinh động, giống như thật
Tạo ra sức mạnh, khơi dạy sự sống
- Được vẽ bởi 1 học sĩ lao động quên mình vì tình yêu thương ngưới khác. Sự hy sinh thầm lặng cao quý của Bơ Men
III. Tổng kết 
- Nghệ thuật : Hiện tượng đảo ngược tình huống bất ngờ. 
- Nội dung: 
 + Đề cao giá trị sự sống con người
 + Đề cao tình người
 + Quan điểm NT : TPVNT được coi là kiệt tác bởi nó được tạo nên bởi tài năng và tấm lòng nhân hậu, hướng tới phục vụ cuộc sống con người.
* Ghi nhớ sgk/09
Hoạt động 3: Luyện tập
Phân tích tình bạn cao đẹp của Xim và Gron Xi ?
Em hiểu như thế nào về tình huống đảo ngược hai lần
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
GV hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản
 - Chuẩn bị: “Chương trình địa phương Phần tiếng Việt”
Ngày soạn: 06/10/2010
Ngày dạy: 8A: 8B:
Tiết 31: Chương trình địa phương
 Phần tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt:
 * Giúp học sinh:
 - Giúp học sinh hiểu được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương mình đang sinh sống.
 - Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong nguôn gữ toàn dân -> thấy rõ từ ngữ nào trùng với từ ngữ toàn dân, những từ ngữ nào không trùng với từ ngữ toàn dân.
 - Rèn kỹ năng sử dụng đúng, chính xác từ ngữ địa phương
B. Chuẩn bị . 
 + GV: Nội dung bài học. 
 + HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
C. Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1. Tổ chức:
 Sĩ số: 8A:
 8B: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Câu hỏi: Thế nào là tình thái từ ? Nêu cách sử dụng ? chữa BT 4,5 ?
3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: ( Dựa vào yêu cầu của bài)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
1. Bài tập 1: Tìm các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân tích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân dưới đây:
Stt
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ được dùng ở địa phương
1
Cha
Bố, thầy, cậu, túa, ba, pá
2
Mẹ
Má, mợ, u, bầm, mế
3
Ông Nội
Ông, Nội
4
Bà Nội
Bà, Nội
5
Ông Ngoại
Ông, ngoại, ông vãi
6
Bà ngoại
Bà, ngoại, bà vãi
7
Bác ( anh trai của cha)
Bác trai, bác
8
Bác ( vợ anh trai của cha)
Bác gái, bá
9
Chú ( em trai của cha)
Chú
10
Thím ( Vợ của chú)
Thím, cô
11
Bác ( chị gái của cha)
Bác gái, bá
12
Bác ( chống chị gái của cha)
Bác trai, bác
13
Cô ( Em gái của cha)
Cô
14
Chú ( Chồng em gái của cha)
15
Bác ( Anh trai của mẹ)
Bác
16
Bác ( vợ anh trai của mẹ)
Bá
17
Cậu ( Em trai của mẹ)
Cậu
18
Mợ ( Vợ em trai của mẹ)
Mợ
19
Bác ( Chị gái của mẹ)
Bá
20
Bác ( chồng chị gái của mẹ)
Bác
21
Dì ( Em gái của mẹ)
Dì
22
Chú ( chồng em gái của mẹ)
Chú, dượng
23
Anh trai
Anh cả, anh hai (Nam bộ)
24
Chị dâu ( vợ của anh trai)
Chị dâu
25
Em trai
 2. Bài tập 2
Sưu tầm một số thơ ca, có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích ở các địa phương:
Anh chị em như thể tay chân
Chị ngã em nâng
Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì
Chú cũng như cha
Con chị nó đi, con dì nó lớn
Nó lú nhưng chú nó khôn
Phúc đức tại mẫu, con hơn cha là nhà có phúc
Cây xanh thì lá cùng xanh
Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi cha mẹ con kể tháng ngày
 Bán anh em xa, mua láng giềng gần
 Sẩy cha ăn cơm với cá
 Sẩy mẹ gặm lá đứng đường
 12. Mấy đời bánh đúc có xương
 Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng.
 13. Người dưng có ngãi ta đãi người dưng
 Chị em bất ngãi ta đừng chị em
Hoạt động 3: Luỵện tập
ý nghĩa của một số từ địa phương
Các từ tương ứng với từ địa phương
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
Sưu tầm thêm một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân tích ở một số địa phương khác.
Chuẩn bị: Lập dàn ý cho bài văn tự sự
Ngày soạn: 07/10/2010
Ngày dạy: 8A: 8B:
Tiết 32: Lập dàn ý cho bài văn tự sự
 Kết hợp với miêu tả và biểu cảm
A. Mục tiêu cần đạt:
 * Giúp học sinh:
- Giúp học sinh nhận diện được bố cục các phần: Mở bài, thân bài, kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm .
- Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn tự sự.
- Rèn kỹ năng lập dàn ý trước khi viết bài.
B. Chuẩn bị . 
 + GV: Nội dung bài học. 
 + HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
C. Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1. Tổ chức:
 Sĩ số: 8A:
 8B: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Câu hỏi: Nên quy trình xây dựng đoạn văn có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm 
 chữa BT 1,2 Sgk ?
3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: ( Dựa vào yêu cầu của bài)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
* Ngữ liệu:
 - Gọi HS đọc văn bản “ Món quà sinh nhật” và trả lời câu hỏi.
a. Mở bài : (Từ đầu -> trên bàn): Kể, tả quang cảnh chung của buổi sinh nhật
Kết bài : Nêu cảm nghĩ cvủa người bạn về quà sinh nhật
b. Diễn biến buổi sinh nhật :
- Ngôi kể 1 ( Nhân vật Tôi – Trang)
- Chuyện xẩy ra trong nhà Trang
- Hoàn cảnh : Ngày sinh nhật Trang có các bạn đến chúc mừng.
- Truyện xảy ra với Trang còn có Trinh, Thanh
- Trang : Hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột
- Thanh: Hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý.
+ Truyện diễn ra như thế nào ?
- Mở đầu : Buổi sinh nhật vui vẻ sắp kết thúc -> phát triển: Trinh đến
- Đỉnh điểm : Món quà độc đáo “ Một chùm ổi còn cả những cái nụ”
- Tạo nên bất ngờ : Tình huống truyện khéo léo đưa người đọc vào tâm trạng chờ đợi, cố ý chê trách Trinh chậm trễ -> vỡ lẽ – thông cảm – suýt trách nhầm bạn.
- Tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm tác dụng ?
c. Tác giả vừa kể theo trình tự thời gian kết hợp hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc diễn ra từ lâu
Gọi HS đọc phần Ghi nhớ: SGK/95
Hoạt động 3
- Lập dàn ý cho văn bản “ Cô bé bán diêm” bằng cách trả lời các câu hỏi trong Sgk T. 95?
- Lập dàn ý cho đề văn: Kể về người bạn tuổi thơ.
I. Bài học Nhận diện dàn ý của văn bản
+ Mở bài : Thường giới thiệu Sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.
( Cũng có khi nêu kết quả SV, số phần nhiệm vụ trước -> Thân bài mới kể ngược lên)
+ Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo 1 trình tự nhất định.
( Thực chất là trả lời câu hỏi):
- Trang khi kể người viết thường kết hợp miêu tả con người, SV và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước SV và con người được miêu tả.
+ Kết bài: Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc ( người KC hay 1 nv nào đó)
* Ghi nhớ : Sgk T95
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1
a. Mở bài :
 - Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa 
 - Gia cảnh em bé bán diêm
b. Thân bài : Không bán được diêm em bé không về vì sợ bố đánh – em tìm góc tối tránh rét.
- Sau đó : Em liền quẹt các que diêm để sưởi ấm cho mình -> tưởng tượng ra một viễn cảnh hạnh phúc, đẹp đẽ: Có lò sưởi cùng ba bay lên trời.
- Yếu tố miêu tả, biểu cảm : đọc đan xen trong q.tr.kc. Đặc biệt sau mỗi lần quẹt diêm thì cảnh mộng tưởng như cảnh thực được miêu tả rất sinh động -> kèm theo là những quy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.
c. Kết bài 
Kết cục em bé bán diêm chết trong đêm giá rét nhưng “ đôi má hồng và đôi môi mỉm cười”-> hướng tới cuộc sống hp’, sung sướng hơn
2. Bài tập 2
Học sinh tự làm
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
- GV khái quát chốt lại các kiến thức cơ bản cần nắm vững.
- Ôn tập lý thuyết đọc các bài văn tự sự có chứa yếu tố miêu tả - biểu cảm
- Chuẩn bị: Bài “Hai cây phong” (T1)

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_NGU_VAN_8_tuan_8.doc