Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Ca dao hài hước

A. MỤC TIÊU

 1/ Về kiến thức: Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động VN ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh.

 2/ Về kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và pt ca dao.

 3/ Về thái độ: Yêu thích cd hài hước, biết quý trọng tinh thần lạc quan của người bình dân xưa.

B. CHUẨN BỊ

 - GV : các VD về những bài CD hài hước khác.

 - HS : đọc bài trước, liệt kê những bpnt được sd trong các bài CD (bài 1, 2), trl các câu hỏi HDHB.

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 1. Kiểm tra bài cũ – đặt vấn đề vào bài mới

 O: Bên cạnh những bài CD trữ tình, dân gian ta còn có những bài CD hài hước

 2. Dạy nội dung bài mới

 ? Mục tiêu cần đạt của bài học?

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1709Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Ca dao hài hước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24/ tuần 8
Ngày dạy: //, lớp 10A
Ngày dạy: //, lớp 10A
Chủ đề: CA DAO VIỆT NAM
Bài: CA DAO HÀI HƯỚC
A. MỤC TIÊU
 1/ Về kiến thức: Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động VN ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh.
 2/ Về kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và pt ca dao.
 3/ Về thái độ: Yêu thích cd hài hước, biết quý trọng tinh thần lạc quan của người bình dân xưa.
B. CHUẨN BỊ
	- GV : các VD về những bài CD hài hước khác.
	- HS : đọc bài trước, liệt kê những bpnt được sd trong các bài CD (bài 1, 2), trl các câu hỏi HDHB.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1. Kiểm tra bài cũ – đặt vấn đề vào bài mới
 O: Bên cạnh những bài CD trữ tình, dân gian ta còn có những bài CD hài hước
 2. Dạy nội dung bài mới
	? Mục tiêu cần đạt của bài học?
HOẠT ĐỘNG CHUNG
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1 (5’): Tìm hiểu chung.
? Nd của những bài cd hài hước thường là gì?
Hoạt động 2 (25’): Đọc – hiểu văn bản.
- 2Hs phân vai đọc bài 1.
- Đối tượng của tiếng cười là ai? Mục đích?
? Trong lời dẫn cưới của mình, chàng trai dự tính ntn? Cuối cùng thì sao? Lí do?
? Tg dân gian đã sử dụng những bptt nào để thể hiện lời dẫn cưới đó? 
? Qua đây, em nx chàng trai này là một người ntn?
? Trước lễ vật của chàng trai như vậy, cô gái đã thách cưới bằng lễ vật gì?
? Tg dân gian đã sử dụng những bptt nào để thể hiện lời dẫn cưới đó? 
? Qua đây, em nx ntn về tâm hồn cô gái?
-3HS đọc diễn cảm bài 2.
? Bài CD được mở đầu ntn? Cách mở đầu này gợi lên điều gì?
? Tg dân gian đã sd bpnt gì trong câu 2? Qua đó, tg thể hiện thái độ ntn?
? Tóm lại, bài CD phê phán đối tượng nào?
(lồng ghép giáo dục về giới)
Hoạt động 3 (10’): Tổng kết.
? Từ những bài CD trên, em thấy CDHH có những đặc điểm gì về nghệ thuật?
? Những bài CD trên thể hiện điều gì về đời sống tâm hồn của nhân dân ta?
I. TÌM HIỂU CHUNG
 CD hài hước chiếm một số lượng lớn trong kho tàng CD VN, thể hiện tâm hồn yêu đời, lạc quan của người bình dân xưa.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
 1/ Bài 1: Tiếng cười tự trào trong cảnh nghèo; tiếng cười vượt lên cảnh ngộ.
 - Lời dẫn cưới của chàng trai:
 + Dự tính: dẫn voi, trâu, bò → lối nói giảm dần.
 + Cuối cùng: dẫn con chuột béo → chi tiết hài hước, làm bật lên tiếng cười.
 + Lí do: dẫn voi > thủ pháp đối lập, để chống chế cho cảnh nghèo.
=> Chàng trai: người lao động dù sống trong cảnh cơ hàn vẫn cười vui, vượt lên trên hoàn cảnh.
 - Lời thách cưới của cô gái: 
 + Người ta: thách lợn, thách gà >< bản thân: thách “một nhà khoai lang” → biện pháp cường điệu, thủ pháp đối lập làm nổi bật được vẻ đẹp điều khác người đáng quý của cô gái. 
 + Mục đích thách cưới “một nhà khoai lang”: củ to -> mời làng, củ nhỏ -> đãi họ hàng, củ mẻ -> cho con trẻ ăn chơi, củ rím, củ hà -> cho lợn gà ăn -> lối nói giảm dần, cách nói vui, gắn liền với cs thiết thực của người dân nghèo.
=> Cô gái: đặt nghĩa tình cao hơn của cải, biết hài lòng với những gì đang có -> triết lí nhân sinh cao đẹp của người bình dân xưa.
 2/ Bài 2: Tiếng cười phê phán thói hư, tật xấu.
 - Mở đầu: “Làm trai” → gợi lên trách nhiệm, nghĩa vụ của đấng nam nhi đối với gia đình, XH.
 - Thủ pháp phóng đại + đối lập: “Khom lưng chống gối >< gánh hai hạt vừng” → thái độ chế giễu, mỉa mai của tg dân gian.
=> Phê phán loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai, không có chí lớn. 
III. TỔNG KẾT
 1/ Nghệ thuật
 - Tg dân gian đã có sự hư cấu, dựng cảnh tài tình, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình. 
 - Thường xuyên sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại, tương phản,
 - Dùng ngôn từ đời thường mà đầy hàm ý.
 2/ Ý nghĩa văn bản
 Các bài CD thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người LĐ VN trong CD – dân ca.
 3. Củng cố, luyện tập
 ? Bài học giúp tránh được những thói hư tật xấu gì trong c/s? (Tích hợp KNS)
 - GV cho HS đọc những bài CD hài hước còn lại trong SGK và nêu ý nghĩa sơ lược của mỗi bài.
 4. Hướng dẫn Hs tự học ở nhà
 	- Học bài, học thuộc bốn bài CD.
	- Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái trong bài CD số 1. Qua đó, cho biết tiếng cười tự trào của người lđ trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào?
	- Sưu tầm những bài cd hài hước phê phán thói lười nhác, ăn quà vặt, nghiện rượu chè, tệ nạn đa thê, tảo hôn, mê tín dị đoan.
	- Chuẩn bị Viết bài Làm văn số 2 (đọc trước các đề bài, tham khảo các dàn ý, ôn lại các kiến thức và kĩ năng liên quan đến văn tự sự).
Bạn nào cần giáo án trọn bộ (10, 11, 12), giáo án phụ đạo, tự chọn, tài liệu ôn thi 12, các đề thi, đề KT, SKKN, thì liên hệ với mình nhé. SDT: 0995.071658

Tài liệu đính kèm:

  • doc24 (2015) - Chủ đề Ca dao - CD hài hước.doc