Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Lập luận trong văn nghị luận

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Nắm vững yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận trong văn nghị luận.

- Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức.

- Khái niệm về lập luận trong văn nghị luận.

- Các yêu cầu xây dựng lập luận trong bài văn nghị luận.

2. Kỹ năng.

- Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong một số đoạn văn, bài văn nghị luận.

- Nhận diện các thao tác trong đoạn văn, bài văn nghị luận.

- Viết đoạn văn nghị luận triển khai một luận điểm cho trước theo các luận cứ, thao tác và phương pháp lập luận phù hợp.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 15345Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Lập luận trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 
Tiết PPCT: 87
Ngày soạn: 04-03-11
Ngày dạy: 05-03-11
TẬP LÀM VĂN: LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nắm vững yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận trong văn nghị luận.
- Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức.
- Khái niệm về lập luận trong văn nghị luận.
- Các yêu cầu xây dựng lập luận trong bài văn nghị luận.
2. Kỹ năng.
- Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong một số đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Nhận diện các thao tác trong đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Viết đoạn văn nghị luận triển khai một luận điểm cho trước theo các luận cứ, thao tác và phương pháp lập luận phù hợp.
3. Thái độ.
Chủ động, sáng tạo và độc lập khi viết văn.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Vấn đáp, gợi ý và thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp. 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ. 
Caùch laäp daøn yù cho baøi vaên nghò luaän?
3. Bài mới.
Bài văn nghị luận cũng là một dạng bài quan trọng trong phân môn làm văn lớp 10. Khi viết một bài văn nghị luận chúng ta cần xác luận điểm của vấn đề, luận cứ ấy ra sao? Đó là những nội dung của bài học hôm nay sẽ tìm hiểu cách xây dựng luận điểm, luận cứ cho bài văn nghị luận. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu Hs đọc đoạn văn SGK/109 – thảo luận: (theo bàn - 3 phút)
- Mục đích của lập luận của văn bản trên là gì?
- Để đạt được mục đích tác giả đã dùng những lý lẽ nào? 
- Gv gợi mở, uốn nắn, chốt ý chung.
- Vậy em hiểu lập luận là gì?
- Gv cho học sinh đọc văn bản “Chữ ta” trong SGK và trả lời câu hỏi.
- Văn bản bàn về điều gì?
- Văn bản có mấy luận điểm?
- Để làm rõ từng luận điểm tác giả đã đưa ra những luận cứ nào? 
- Nhận xét của em về tính xác thực của những luận cứ đó?
- Gv liên hệ và giáo dục Hs về cách sử dụng chữ ta.
- Người viết đã chọn phương pháp nào để lập luận?
- Vậy qua ví dụ trên, em học tập được những điều gì về cách xây dựng lập luận cho bài nghị luận?
- Thế nào là luận điểm?
- Thế nào là luận cứ?
- Gv liên hệ bài viết số 5 của Hs. 
- Gv chốt lại nội dung bài học, gọi Hs đọc ghi nhớ.
- Gv hướng dẫn HS làm bài tập.
- Thảo luận BT1/SGK: (cặp đôi-4 phút).
Tìm, phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong đoạn trích ở bài khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX?
- Hướng dẫn BT2,3/SGK 111. 
- Hs thực hành viết tại lớp: tìm các luận cứ cho luận điểm bên.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. KHÁI NIỆM VỀ LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN.
1. Ví dụ: SGK
- Mục đích của lập luận: thuyết phục đối phương từ bỏ ý chí xâm lược: “Nay các ôngbinh được”.
- Để đạt mục đích, tác giả dùng những lý lẽ:
 +Lý lẽ 1: Người dùng binh giỏi...mà thôi.
 +Lý lẽ 2: Được thờithành lớn.
 +Lý lẽ 3: Mất thờimà thôi.
2. Kết luận. 
Lập luận là đưa ra các lý lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.
II. CÁCH XÂY DỰNG LẬP LUẬN.
1. Ví dụ. Văn bản: “Chữ ta”
- Văn bản bàn về việc sử dụng tiếng ta. 
- Văn bản trình bày 2 luận điểm cơ bản :
+ Tiếng nước ngoài (Anh) đang lấn lướt Tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta. 
+ Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.
- Tìm luận cứ: Bằng chứng thực tế “mắt thấy tai nghe” của người việt đã từng ở Xơ- un và Việt Nam.
+ Hàn Quốc: đâu đâu cũng nổi bật bảng hiệu chữ Triều Tiên. 
+ VN nhìn đâu cũng thấy bảng hiệu viết bằng tiếng Anh, thậm chí tiếng Anh viết lớn hơn cả tiếng Việt.
- Lựa chọn phương pháp: quy nạp, diễn dịch, so sánh, loại suy,
2. Kết luận.
- Để xây dựng một lập luận người viết phải xác định được luận điểm chính xác, luận cứ thuyết phục và biết vận dụng các phương pháp lập luận hợp lý.
+ Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. 
+ Luận cứ : là các lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục làm rõ luận điểm.
v Ghi nhớ: SGK/111.
III. LUYỆN TẬP.
1. BT1/SGK/111.
- Luận điểm: “Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú và đa dạng”
- Luận cứ:
+ Lý lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người, lên án, tố cáo những thế lực  đề cao con người ”
+ Dẫn chứng: các tác phẩm nhân đạo tiêu biểu của VHVN từ thời Lý Trần -> nửa đầu XIX. 
- Phương pháp lập luận : quy nạp.
2. BT2/SGK/111.
 Tìm luận cứ cho luận điểm sau: môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học bài cần nắm các nội dung sau:
+ Khái niệm lập luận.
+ Cách xây dựng lập luận trong bài văn nghị luận.
+ Làm BT2/SGK/111 (2 luận điểm còn lại).
- Chuẩn bị bài mới: “Nỗi thương mình”:
+ Cuộc sống ở lầu xanh của Kiều.
+ Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều.
+ Nỗi cô đơn, đau khổ đến tuyệt đỉnh của Kiều.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 87.doc