Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Văn bản: Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

1.Tác giả:

1.1 Cuộc đời:

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, con cụ

Nguyễn Đình Huy và bà Trương Thị Thiệt. Ông sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822 tại làng Tân Khánh,

phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (thuộc thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) và mất ngày 3 tháng 7 năm

1888 tại Ba Tri, Bến Tre.

Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu sớm trải qua những ngày gia biến và quốc biến hãi hùng, chính

điều đó đã tác động đến nhận thức của ông

Năm1833, Nguyễn Đình Huy (cụ thân sinh của Nguyễn Đình Chiểu) đã gửi Nguyễn Đình Chiểu

cho một người bạn ở Huế để ăn học. Năm 1843 ông đỗ tú tài ở trường thi Gia Định lúc ông 21 tuổi,

năm 1846, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu năm 1849. Nhưng sau đó, mẹ ông mấ t, ông trở

về chịu tang mẹ, dọc đường vất vả lại thương mẹ khóc nhiều, ông bị bệnh, đau mắt nặng rồi bị mù

cả hai mắt. Về quê, chịu tang mẹ xong,ông lại bị một gia đình giàu có bội ước. Từ ấy, ông mở

trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh, sống giữa tình thương của mọi người. Về sau, có người học

trò cảm nghĩa đã gả em gái của mình cho thầy. Nhân dân thường gọi ông là Đồ Chiểu hay Tú Chiểu.

pdf 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3313Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Văn bản: Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản 
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC 
Nguyễn Đình Chiểu 
1.Tác giả: 
1.1 Cuộc đời: 
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, con cụ 
Nguyễn Đình Huy và bà Trương Thị Thiệt. Ông sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822 tại làng Tân Khánh, 
phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (thuộc thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) và mất ngày 3 tháng 7 năm 
1888 tại Ba Tri, Bến Tre. 
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu sớm trải qua những ngày gia biến và quốc biến hãi hùng, chính 
điều đó đã tác động đến nhận thức của ông 
Năm1833, Nguyễn Đình Huy (cụ thân sinh của Nguyễn Đình Chiểu) đã gửi Nguyễn Đình Chiểu 
cho một người bạn ở Huế để ăn học. Năm 1843 ông đỗ tú tài ở trường thi Gia Định lúc ông 21 tuổi, 
năm 1846, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu năm 1849. Nhưng sau đó, mẹ ông mất, ông trở 
về chịu tang mẹ, dọc đường vất vả lại thương mẹ khóc nhiều, ông bị bệnh, đau mắt nặng rồi bị mù 
cả hai mắt. Về quê, chịu tang mẹ xong,ông lại bị một gia đình giàu có bội ước. Từ ấy, ông mở 
trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh, sống giữa tình thương của mọi người. Về sau, có người học 
trò cảm nghĩa đã gả em gái của mình cho thầy. Nhân dân thường gọi ông là Đồ Chiểu hay Tú Chiểu. 
Năm 1859, khi Pháp nổ súng xâm chiếm Gia Định, ông đã đứng vững trên tuyến đầu của 
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc và sáng 
tác những vần thơ cháy bỏng căm hờn, sôi sục ý chí chiến đấu. Nam Kì mất, ông ở lại Ba Tri, Bến 
Tre, tiếp tục dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liên hệ mật thiết với nhóm nghĩa 
binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là, Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định. Ông tích cực dùng 
văn chương kích động lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân. Biết ông là người có uy tín lớn, Pháp 
nhiều lần mua chuộc nhưng ông vẫn nêu co khí tiết, không chịu khuát phục. 
Năm Mậu Tí 1888, ngày 24-5 âm lịch, ông mất, thọ 66 tuổi. Cả nước đều thương tiếc kính 
trọng ông. 
1.2 Sự nghiệp thơ văn: 
1.2.1 Những tác phẩm chính: 
-Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ đầu tiên ở Nam Kì sáng tác chủ yếu bằng chữ 
nôm. 
-Cuộc đời sáng tác của ông chia làm hai giai đoạn: 
+Giai đoạn đầu: 
 .Truyện Lục Vân Tiên 
 .Dương Tử- Hà Mậu 
=>truyền bá đạo lý làm người. 
+Giai đoạn sau: 
 .Ngư Tiều y thuật vấn đáp 
 .Một số văn tế, thơ Nôm như: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ 
điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh.. 
Bằng ngòi bút, Nguyễn Đình Chiểu đã suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho đạo đức, chính nghĩa, 
cho độc lập tự do của dân tộc: 
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm 
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. 
(Dương Tử-Hà Mậu) 
1.2.2 Nội dung thơ văn 
-Lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa 
- Lòng yêu nước thương dân 
1.2.3 Nghệ thuật thơ văn 
Có đóng góp quan trọng, nhất là văn chương trữ tình đạo đức. 
Thơ văn của ông cũng đậm đà bản sắc Nam Bộ 
Lối thơ thiên về kể trong các truyện của ông cũng mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn 
học dân gian Nam Bộ. 
=>Người Việt Nam đánh giá ông không những là một nhà thơ lớn mà còn là một nhà yêu nước, một 
nhà văn hóa Việt Nam của thế kỉ 19 
Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm về văn chương 
riêng. Quan điểm “văn dĩ tải đạo” của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng khác với quan 
niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên 
tắc đạo trời được đề cao nhưng trong thực tế, đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Đó là quan niệm 
bao trùm văn chương Đồ Chiểu. 
Quan điểm ấy tuy không được tuyên ngôn nhưng đây là quan điểm tiến bộ và gần gũi với văn 
chương dân tộc: Văn chương chiến đấu, vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái. 
2. Tác phẩm 
2.1 Văn tế: 
Là một loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ sự thương tiếc đối với người đã mất. 
Thường có hai nội dung cơ bản: kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất, và bày tỏ 
nỗi đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt. 
2.2 Hình tượng người nông dân, nghĩa sĩ 
Hai câu đầu (phần lung khởi): mở đầu bài văn tế, tác giả đã cất lên một tiếng than lay động 
lòng người. Người nghĩa sĩ xuất hiện lên trong khung cảnh bão táp của thời đại: biến cố chính trị lớn 
lao chi phối toàn bộ thời cuộc là sự xâm lăng của thực dân và ý chí kiên cường bảo vệ tổ quốc của 
nhân dân ta “lòng dân trời tỏ”. Đối đầu với “súng giặc” nhân dân chỉ có tấm lòng yêu nước => làm 
nên tính chất bi tráng của cuộc chiến đấu, đầy bi kịch nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Nhân dân quyết 
định chết vì “ơn vua”- “nợ nước” đó là cái chết vì nghĩa lớn. Câu văn mang tư tưởng trung quân 
nhưng thực chất là tư tưởng yêu nước. Cái nghĩa ở đây là nghĩa lớn với đất nước. Vì vậy mà cái 
chết thành bất tử “thác coi như ngủ”. 
a) Hình ảnh người nông dân trong cuộc sống bình thường. 
- Người nông dân chân thật, lam lũ với cuộc sống.( Câu 4 ) 
- Người nông dân tự ngàn đời vẫn là con người chất phát quê mùa: cuộc sống diễn ra trong 
lũy tre làng, với những công việc đồng áng. 
- Trong rất nhiều điều người nông dân chưa biết, tác giả chỉ nhấn mạnh đó là việc binh đao, 
trận mạc.( Câu 5 ) 
=> Nhấn mạnh đặc điểm này nhằm tạo sự đối lập để tôn cao tầm vóc người anh hùng ở phần 
sau. 
 b) Chuyển biến của người nông dân khi giặc xâm lược đất đai bờ cõi của cha ông. 
- Khi giặc đến, ban đầu người nông dân cũng hồi hộp lo sợ họ chỉ biết trông cậy vào triều 
đình. Bởi lẽ họ chưa biết giặc là ai chỉ biết đó là lũ người xấu xa và họ ghét. 
- Ngày một ngày hai nhìn thấy ke thù nghênh ngang trên đất nước mình họ cảm thấy nhức 
nhối. Cái “ghét” lúc trước đến nay đã trở thành lòng căm thù muốn giết chết chúng “muốn 
tới ăn gan-muốn ra cắn cổ”. 
- Người nông dân nhận thức sâu sắc về chủ quyền của quốc gia và chính nghĩa của dân tộc, 
nhận thức được bản chất của kẻ thù xâm lược và ý thức trách nhiệm của bản thân với sự nghiệp cứu 
nước. “ Một mối xa thơ đồ sộbán chó”. 
- Tình cảm mãnh liệt nhận thức sâu sắc và tất cả nay đã biến thành hành động. Người dân tự 
nguyện đứng lên vì nghĩa đánh giặc “ Nào đợi ai đòi ai bắt,tay bộ hổ”. 
=> Hình ảnh người nông dân chuyển từ bóng tối ra ánh sáng, từ nhỏ đến lớn lao, từ bình 
thường đến phi thường. Họ hiện ra trong hình tượng người nghĩa sĩ. 
 c) Vẽ đẹp hào hùng của những nghĩa sĩ áo vải trong “ Trận nghĩa đánh Tây”. 
- Người nghĩa sĩ bước vào trận đánh trong hình ảnh người nông dân đi đánh giặc “Vốn chẳng 
phải quân cơ quân vệgươm đeo” đều không có. 
- Họ bước vào trận đánh như mang theo tất cả hơi thở của ruộng đồng, với những vật dụng 
bình thường thô sơ: tầm vong, lưỡi dao phay,...Nhưng tấm lòng mến nghĩa đã biến những dụng cụ 
thô sơ ấy thành thứ vũ khí lợi hại lập nên những chiến công lớn: đốt xong chỗ dạy đạo kia, chém 
đặng thằng quang hai nọ => Chiếm được đồn Cần Giuộc, làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. 
- Hình tượng người anh hùng được khắc trên cái nền một trận tiến công đồn rất náo nhiệt đầy 
khí thế.Ngòi bút của tác giả đã hào hứng miêu tả trận đánh với nhiều biện pháp nghệ thuật : 
+ Tạo hình ảnh đối lập giữa ta và địch. Mặc dù vũ khí thô sơ nhưng mang lại chiến 
thắng lớn “ Hỏa maihai nọ” điệp từ cũng nằm giữa hai ý đối lập nhau càng có tác dụng 
nhấn mạnh. 
+ Dùng các từ đặc biệt, rất nhiều động từ chỉ hành động mạnh ( Đánh, đốt , chém, 
đạp), dứt khoát ( đốt xong, chém đặng, trối kệ,), dùng từ đan chéo để tăng cường độ 
(đâm ngang- chém dọc,). 
+ Câu văn trải dài ngắt thành nhiều vế, nhịp câu ngắn gọn, 
=> Tất cả tạo nên một không khí khẩn trương,sôi động, quyết liệt. 
=> Việc miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ thể hiện tầm cao tư tưởng và tình cảm của 
tác giả: ông đã ca ngợi bản chất cao quý vẫn tiềm ẩn sau những mảnh áo vải cuộc đời vất vả,lam lũ 
của người nông dân đó là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc. 
* Nghệ thuật miêu tả trận tấn công đồn: tác giả đã dựng lên một tượng đài nghệ thuật vừa 
hoành tráng lại mang nét mộc mạc chân chất của người dân Nam Bộ- nét đẹp của lòng yêu nước và 
ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc. 
2.3 Thái độ và tình cảm của tác giả 
a) Nỗi xót thương đối với người liệt sĩ: 
Nỗi xót thương có pha lẫn nhiều nỗi niềm. 
- Nỗi xót thương có sự tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện 
chưa thành. (câu 16, 23) 
- Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân, tổn thất không thể bù đắp đối với những 
người mẹ già, vợ trẻ. (câu 24) 
- Nỗi căm hờn những kẻ đã gây ra những cảnh éo le. (câu 20) 
- Hòa chung với tiếng khóc uất ức, nghẹn ngào trước tình cảnh đau thương của đất nước dân 
tộc. (câu 26) 
 Nhiều niềm cảm thương ấy cộng lại thành nỗi đau sâu nặng, không chỉ ở trong lòng người 
mà dường như còn bao trùm ở cây cỏ, sông núi, sông Cần Giuộc, chợ Trường Bình, chùa 
Tôn Thạnh, Bến Nghé, Đồng Nai,..tất cả đều nhuốm màu tang tóc bi thương. 
b) Niềm cảm phục và tự hào: 
- Tác giả bày tỏ niềm cảm phục và tự hào đối với những người dân thường đã dám đứng lên 
bảo vệ từng tấc đất, ngọn rau, bát cơm, manh áo của mình, chống lại kẻ thù hung hãn. (câu 
18, 19) 
- Đối lập với lẽ sống cao đẹp của người nghĩa sĩ là lối sống tầm thường, ô nhục của những kẻ 
bán nước theo giặc. Tác giả không tiếc lời chửi rủa bọn người này. (Câu 21) 
- Tác giả ca ngợi những người nông dân Cần Giuộc đã lấy cái chết làm rạng danh một chân lí 
cao đẹp mọi thời đại “Thà chết vinh còn hơn sống nhục”. (câu 22) 
- Tác giả ca ngợi, biểu dương công trạng của người liệt sĩ đời đời nhân dân ngưỡng mộ, Tổ 
quốc ghi công. (Câu 25, 27) 
 Tiếng khóc không chỉ thể hiện tình cảm riêng tư của tác giả mà ông đã thay mặt nhân dân cả 
nước khóc thương và biểu dương công trạng người liệt sĩ. Tiếng khóc không chỉ hướng về 
cái chết mả còn hướng về cuộc sống đau thương, khổ nhục của cả dân tộc trước làn sóng xâm 
lược của thực dân. Nò không chỉ gợi nỗi đau mà còn kích lệ lòng căm thù giặc và ý chí tiếp 
tục sự nghiệp dang dở của những người nghĩa sĩ. 
Hai câu cuối: tác giả gạt đi màu sắc của tư tưởng trung quân, câu văn ca ngợi sự bất tử của 
những người nghĩa sĩ. Họ vẫn như đang còn sống, đang có mặt trong cuộc chiến đấu của nhân dân 
chống xâm lược. 
3.Ý nghĩa của tác phẩm 
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết để tưởng nhớ công ơn của những 
người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân 
dân Nam Bộ đứng lên chống giặc. Năm 1861, vào đêm 14 tháng 2, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở 
Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại. Bài văn tế tuy 
được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, song chính là những tình cảm chân thực của Đồ 
Chiểu dành cho những người đã xả thân vì nghĩa lớn. 
Chủ đề của bài văn tế là ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần quả cảm của những người nghĩa sĩ-
nông dân Cần Giuộc, từ đó khẳng đinh lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng xả thân vì nghĩa của con 
người Việt Nam, đồng thời thể hiện tấm lòng tác giả đối với những con người ấy. Tấm lòng yêu 
nước của Nguyển Đình Chiểu cũng ngời sáng như tấm gương nhửng người nghĩa sĩ. 
* Tổng kết: tác phẩm là tiếng khóc cao cả, thiêng liêng cho một thời kì lịch sử đau khổ của 
cả dân tộc, là bức tượng đài bi tráng về những người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc đã dũng cảm 
chiến đấu, hi sinh vì tổ quốc. Bài văn là một thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng 
nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính chất hiện thực, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, 
giàu sức biểu cảm. 
4. Sơ đồ của tác phẩm 
Nhân dân là hình tượng nghệ 
thuật của bài thơ 
VĂN 
TẾ 
NGHĨA 
SĨ 
CẦN 
GIUỘC 
Hình thức đối ngẫu 
Cảm tưởng khái quát về cuộc 
đời những người nghệ sĩ Cần 
Giuộc 
Ca ngợi tấm gương hi sinh tự 
nguyện của những người 
yêu nước 
Khắc hoạ vẻ đẹp bên ngoài: bình dị, đời 
thường 
Vẻ đẹp bên trong: tinh thần xả thân vì 
nghĩa, dũng cảm, hiền lành, chất phác 
Hồi tưởng cuộc đời và 
công đức của người nghệ 
sĩ 
Thái độ cảm phục, niềm xót thương vô hạn 
của tác giả 
Thể hiện cách trang trọng nỗi đau, sự mất 
mát của cả dân tộc trước sự hi sinh anh dũng 
=> Nỗi bật phẩm chất của người nghệ sĩ 
Lời thương tiếc người chết 
của tác giả và người thân 
nghĩa sĩ 
Ca ngợi lòng yêu nước tinh thần quả cảm 
của ngững người nghĩa sĩ 
Thể hiện được tấm lòng của tác giả. Hình 
tượng người nghĩa sĩ là tượng đài nghệ 
thuật sừng sững. 
Lòng yêu nước, sẵn sang hy sinh của con 
người Việt Nam 
Tình cảm xót thương 
của nười đứng tế đối với 
linh hồn người đã khuất. 
Tổng kết 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfTuan_6_Van_te_nghia_si_can_Giuoc.pdf