Giáo án Ngữ văn lớp 12 - Trường THCS & THPT Long Thượng

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Nhận rõ những ưu, khuyết điểm của bài làm, biết đối chiếu yêu cầu của đề văn, từ đó củng cố thêm các kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận, nhất là nghị luận xã hội.

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, thao tác lập luận giải thích, chứng minh, bình luận, trong bài nghị luận xã hội.

II. Tiến trình bài học:

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Nội dung bài học:

 

docx 80 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1565Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12 - Trường THCS & THPT Long Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t
- Nội dung:
+ Là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp gian lao mà anh dũng và thắng lợi. 
+ Thể hiện hình ảnh những con người kháng chiến: anh Vệ quốc quân, bà mẹ nông dân, chị phụ nữ, em liên lạc 
+ Nhiều tình cảm lớn được thể hiện sâu đậm: tình quân dân “cá nước”, tiền tuyến với hậu phương, miền xuôi với miền ngược, cán bộ với quần chúng, nhân dân với lãnh tụ, tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình cảm quốc tế vô sản,. 
- Giá trị nghệ thuật: là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học kháng chiến chống Pháp. 
3. “Gió lộng” (1955 - 1961):
- Tiếp tục khuynh hướng sử thi, kết hợp với cái tôi trữ tình.
- Nội dung: khai thác hai đề tài lớn với hai nhiệm vụ lớn của cách mạng:
+ Ca ngợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
+ Tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt và tình cảm với quốc tế vô sản.
- Giá trị nghệ thuật: Có sự thống nhất giữa yếu tố lí trí và cảm xúc, hiện thực và lãng mạn, trữ tình và anh hùng ca.
 4. “Ra trận” (1962 - 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977):
- “Ra trận”: là bản hùng ca về miền Nam với những con người tiêu biểu cho phẩm chất anh hùng của dân tộc: anh giải phóng quân, người thợ điện, bà mẹ, em thơ hoá anh hùng, anh công nhân, cô dân quân 
 - “Máu và hoa”: 
 + Ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh
 + Khẳng định niềm tin vào sức mạnh của quê hương, con người Việt Nam.
- Giá trị nghệ thuật: Cổ vũ, ca ngợi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc à đậm tính chính luận, thời sự, sử thi
5. “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999):
- Đánh dấu bước chuyển mới: Suy tư về dòng chảy sôi động của cuộc sống.
- Nội dung:
 + Suy tưởng, chiêm nghiệm về cuộc đời và con người.
 + Vẫn thể hiện niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng
+ Tin vào chữ nhân luôn toả sáng ở mỗi hồn người.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
- Thao tác 1: Tìm hiểu đặc điểm trong việc thể hiện nội dung thơ Tố Hữu
+ GV: Yêu cầu học sinh nhớ lại khái niệm phong cách nghệ thuật.
+ GV: Thế nào là thơ trữ tình - chính trị? Vì sao đây lại là đặc điểm nổi bật nhất trong thơ Tố Hữu?
+ HS: Thơ trữ tình - chính trị: Thơ có sự thống nhất giữa tuyên truyền cách mạng và cảm xúc trữ tình. Đây là đặc điểm bao quát nhất trong sự nghiệp thơ Tố Hữu vì ông là một thi sĩ – chiến sĩ.
+ GV: Tính chất trữ tình – chính trị được biểu hiện như thế nào trong thơ Tố Hữu?
+ GV: Minh họa bằng thơ Tố Hữu:
Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề cổ, súng kề tai
Là thân sống chỉ còn coi một nửa
(Trăng trối)
+ GV: Minh họa bằng thơ Tố Hữu:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
(Từ ấy)
Bác Hồ, cha của chúng con
Hồn của muôn hồn
Cho con được ôm hôn má Bác
Cho con hôn mái đầu tóc bạc
Hôn chòm râu mát rượi hoà bình
...
Bác bảo đi là đi
Bác bảo thắng là thắng
Việt Nam có Bác Hồ
Thế giới có Xta-lin
Việt Nam phải tự do
Thế giới phải hoà bình
(Sáng tháng năm)
Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh Vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế!
(Cá nước)
+ GV: Minh họa bằng thơ Tố Hữu:
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp
Sét đánh ngày đêm xuống đầu gịăc Pháp
Vinh quang Tổ quốc chúng ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Vinh quang Hồ Chí Minh, Cha của chúng ta ngàn năm sống mãi
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)
+ GV: Thế nào là tính chất sử thi ?
+ GV: Thơ Tố Hữu mang tính sử thi như thế nào?
+ GV: Minh họa bằng thơ Tố Hữu:
Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng
Trông lại nghìn xưa trông đến mai sau
Trông Bắc trông Nam trông cả địa cầu
Ba con tôi đã ngủ lâu rồi
Còn bao nhiêu chưa được ngủ trong nôi
Miền Bắc thiên đường của các con tôi
(Bài ca mùa xuân 1961)
+ GV: Minh họa bằng thơ Tố Hữu:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Mái tóc em hay là mây là suối?
Đôi mắt em nhìn hay chớp bê đêm đông?
Thịt da em là sắt hay là đồng?
...
Ôi trái tim em, trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người.
(Người con gái Việt Nam)
+ GV: Giọng điệu thơ Tố Hữu có đặc điểm gì nổi bật?
+ GV: Cơ sở hình thành nên giọng điệu đó là gì?
+ GV: Giọng thơ đó được biểu hiện như thế nào?
+ GV: Minh họa bằng thơ Tố Hữu:
 o Lời hô gọi ngọt ngào trìu mến :
Anh chị em ơi!
Hãy giương súng lên cao chào xuân 68
(Chào xuân 68)
Mẹ ơi! Lau nước mắt
(Ta đi tới)
Các em ơi! Đã học chưa?
(Ta đi tới)
 o Lời ru mà cũng thực sự trang nghiêm:
Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi yêu nước, con sơn ca yêu trời
Con người muốn sống con ơi!
Phải yêu đồng chí, yêu người anh me
(Tiếng ru)
 o Giọng thơ thủ thỉ tâm tình:
Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng
Nhân tình nhắm mắt chưa xong
Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như
(Kính gửi cụ Nguyễn Du)
- Thao tác 2: Tìm hiểu về nghệ thuật thơ Tố Hữu 
+ GV: Vì sao thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc?
+ HS: Vì thơ Tố Hữu phản ánh hình ảnh con người Việt Nam và tình cảm của con người Việt Nam trong thời đại mới nhưng có sự nối tiếp với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lí của dân tộc.
+ GV: Sự thể hiện tính dân tộc như thế nào trong việc sử dụng các thể thơ của Tố Hữu ?
+ GV: Phân tích các ví dụ. 
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không 
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
(Việt Bắc)
Bầm ơi có rét không bầm
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
(Bầm ơi!)
+ GV: Phân tích các ví dụ. 
Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát
(Mẹ Tơm)
+ GV: Ngôn ngữ thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc như thế nào?
III. Phong cách thơ Tố Hữu:
1. Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình - chính trị rất sâu sắc: 
- Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
 + Lẽ sống lớn: sẵn sàng dấn thân, xả thân vì cách mạng
+ Tình cảm lớn: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình cảm kính yêu lãnh tụ (Sáng tháng năm), tình cảm đồng bào đồng chí, tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên).
+ Niềm vui lớn: niềm vui trước những chiến thắng của dân tộc (Huế tháng Tám, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Toàn thắng về ta)
- Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi:
 + Luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân: Công cuộc xây dựng đất nước (Bài ca mùa xuân 1961), cả nước ra trận đánh Mĩ (Chào xuân 67)
 + Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử - dân tộc, không phải là cảm hứng thế sự - đời tư à Hình tượng trung tâm là con người của sự nghiệp chung, mang phẩm chất tiêu biểu cho cả dân tộc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại: anh vệ quốc quân (Lên Tây Bắc), anh giải phóng quân (Tiếng hát sang xuân), anh Nguyễn Văn Trỗi (Hãy nhớ lấy lời tôi), chị Trần Thị Lý (Người con gái Việt Nam) à ngợi ca
- Giọng thơ mang chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành, ngọt ngào, tha thiết:
 + Cơ sở:
Thừa hưởng từ tâm hồn con người xứ Huế, những câu ca, giọng hò ngọt ngào của quê hương
Từ quan điểm sáng tác: “Thơ là chuyện đồng điệu () trên cơ sở đồng ý đồng tình” 
 + Biểu hiện:
 Nói chuyện chính trị với đồng bào bằng những lời hô gọi ngọt ngào trìu mến của tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình: bạn đời ơi, hỡi người bạn, đồng bào ơi, anh chị em ơi, em ơi
2. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà:
- Về thể thơ: thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc:
+ Lục bát: mang sắc thái ca dao và cổ điển (Khi con tu hú, Việt Bắc, Bầm ơi, Kính gửi cụ Nguyễn Du)
 + Thất ngôn: trang trọng cổ điển nhưng linh hoạt trong việc gieo vần, tạo nhịp và diễn tả tình cảm của thời đại mới (Mẹ Tơm, Bác ơi, Theo chân Bác) 
 - Về ngôn ngữ: 
 + Sử dụng từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. 
 + Phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt
 + Sử dụng tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần ,.
“Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan,
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn”
“Thác, bao nhiêu thác cũng qua,
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời”
* Hoạt động 4: Tổng kết nội dung bài học.
- GV: Gọi 1 học sinh đọc phần Kết luận.
- GV: Gọi tiếp 1 học sinh đọc phần Ghi nhớ của SGK.
- GV: Nhấn mạnh:
 + Vị trí thơ Tố Hữu: là một thành công xuất sắc của cách mạng, thơ trữ tình – chính trị, kế tục truyền thống lớn của thơ ca dân tộc.
 + Thơ Tố Hữu là sự kết hợp giữa hai yếu tố: cách mạng và dân tộc trong nghệ thuật. là giọng thơ trữ tình cách mạng – chính trị, thiên về điệu kể và ru
 + Sự hấp dẫn của thơ Tố Hữu: là ở niềm say mê lí tưởng và tính dân tộc đậm đà.
IV. Kết luận: Ghi nhớ (SGK)
IV. Củng cố, dặn dò:
1. Củng cố:
- Trình bày những nét chính về tiểu sử Tố Hữu?
- Trình bày các chặng đường thơ Tố Hữu?
- Nêu và phân tích ngắn gọn phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu? 
- Làm các bài thập 1 và 2 SGK trang 100
2. Dặn dò: Chuẩn bị bài Luật thơ
Ý KIẾN CỦA TỔ TRƯỞNG CM
Lê Thị Mộng Cầm
Tuần 8 + 10	Ngày dạy:
Tiết 23 + 30	Lớp dạy:
Tiếng Việt
LUẬT THƠ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Nắm được một số quy tắc về số câu, số tiếng,vần, nhịp, thanhcủa một số thể thơ truyền thống (lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn Đường luật), từ đó hiểu thêm về những đổi mới, sáng tạo của thơ hiện đại.
- Biết lĩnh hội và phân tích thơ theo những quy tắc của luật thơ.
II. Phương tiện, phương pháp thực hiện:
- Phương pháp: đọc diễn cảm, diễn giảng, thảo luận nhóm, đặt câu hỏi gợi mở
- Phương tiện: SGK, SGV, tranh
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
 Kiểm tra bài cũ:
 Giới thiệu bài mới:
 Nội dung bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số nét khái quát về luật thơ
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm luật thơ
 + GV: Cho học sinh dựa vào SGK nêu khái niệm luật thơ.
+ HS: Cá nhân trả lời
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các thể thơ
+ GV: Nêu các thể thơ được sử dụng trong văn chương Việt Nam?
+ HS: Cá nhân trả lời
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự hình thành luật thơ
+ GV: Luật thơ hình thành trên cơ sở nào?
+ HS: Dựa vào SGK trả lời
+ GV: Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành luật thơ?
+ HS: Dựa vào SGK trả lời
+ GV: Vì sao “tiếng” có vai trò quan trọng trong sự hình thành luật thơ?
+ HS: Dựa vào sgk trả lời
+ GV: chốt lại những cơ sở hình thành luật thơ của “tiếng”
I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƠ:
1. Khái niệm:
 Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịptrong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định
 2. Các thể thơ: 
 a. Thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, hát nói
 b. Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn
 c. Hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,
 3. Sự hình thành luật thơ: 
Dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt:
* Tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng:
 - Số tiếng trong câu tạo nên thể thơ
 - Vần của tiếng → hiệp vần (mỗi thể thơ có vị trí hiệp vần khác nhau). 
 - Thanh của tiếng → hài thanh
 - Tiếng là cơ sở để ngắt nhịp (mỗi thể thơ có cách ngắt nhịp khác nhau). 
=> Số tiếng, vần, thanh của tiếng và ngắt nhịp là cơ sở để hình thành luật thơ
* Số dòng trong bài thơ, quan hệ của các dòng thơ về kết cấu, về ý nghĩa cũng là yếu tố hình thành luật thơ
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu luật thơ của một số thể thơ truyền thống.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Thể lục bát
+ GV: Cho học sinh xem một bài thơ lục bát:
“Trăm năm/ trong cõi/ người ta
Chữ tài/ chữ mệnh/ khéo là /ghét nhau
Trải qua/ một cuộc /bể dâu
Những điều/ trông thấy/ mà đau/ đớn lòng”
 + GV: Gọi hs đọc, nhận xét cách đọc, cho hs nhận xét về số tiếng trong câu, hiệp vần, nhịp, hài thanh 
+ HS: Dựa vào đoạn thơ trả lời
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Thể song thất lục bát
+ GV: Sử dụng phương pháp tương tự cho các thể thơ còn lại. Cho hs rút ra luật thơ của thể song thất lục bát qua 4 dòng thơ sau:
“ Ngòi đầu cầu/ nước trong như lọc,
Đường bên cầu/ cỏ mọc còn non.
Đưa chàng/ lòng dặc/ dặc buồn,
Bộ khôn/ bằng ngựa, thủy khôn/ bằng thuyền”
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Các thể ngũ ngôn Đường luật
+ GV: Cho học sinh tự rút ra luật thơ của thể thơ ngũ ngôn bát cú qua bài thơ sau:
MẶT TRĂNG
Vằng vặc/ bóng thuyền quyên
Mây quang/ gió bốn bên
Nề cho/ trời đất trắng
Quét sạch/ núi sông đen
Có khuyết/ nhưng tròn mãi
Tuy già/ vẫn trẻ lên
Mảnh gương/ chung thế giới
Soi rõ:/ mặt hay, hèn
- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Các thể thất ngôn Đường luật
+ GV: Cho hs tự rút ra luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt qua bài thơ sau:
ÔNG PHỖNG ĐÁ
Ông đứng làm chi/ đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá/, vững như đồng
Đêm ngày gìn giữ/ cho ai đó?
Non nước đầy vơi/ có biết không?
+ GV: Cho hs tự rút ra luật thơ của thể thất ngôn bát cú qua bài thơ sau:
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới Đèo Ngang/ bóng xế tà
Cỏ cây chen đá/, lá chen hoa
Lom khom dưới núi/, tiều vài chú,
Lác đác bên sông/, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng/, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng/ cái gia gia.
Dừng chân đứng lại/, trời, non, nước,
Môt mảnh tình riêng/, ta với ta
II. LUẬT THƠ CỦA MỘT SỐ THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG:
1. Thể lục bát:
- Số tiếng: Câu 6 - câu 8 liên tục
- Vần: 
+ Tiếng thứ 6 hai dòng
+ Tiếng thứ 8 dòng bát với tiếng thứ 6 dòng lục
- Nhịp: Chẵn, dựa vào tiếng có thanh không đổi (2, 4, 6 → 2/2/2)
- Hài thanh: 
 + Tiếng 2 (B), tiếng 4 (T), tiếng 6 (B). 
 + Đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng 6, 8 dòng bát
2. Thể song thất lục bát:
- Số tiếng: 2 dòng 7, dòng 6 - dòng 8 liên tục
- Vần: 
 + Cặp song thất: tiếng 7 - tiếng 5 hiệp vần vần T 
 + Cặp lục bát hiệp vần B, liền
- Nhịp: 2 câu thất 3/4 ; lục bát 2/2/2
- Hài thanh: song thất: tiếng 3 linh hoạt B/T
3. Các thể ngũ ngôn Đường luật:
a. Ngũ ngôn tứ tuyệt:
b. Ngũ ngôn bát cú:
- Số tiếng: 5, số dòng: 8
- Vần: độc vận, vần cách
- Nhịp: 2/3
- Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc niêm B - B, T - T ở tiếng thứ 2,4
4. Các thể thất ngôn Đường luật:
a. Thất ngôn tứ tuyệt:
- Số tiếng: 7, số dòng: 4
- Vần: vần chân, độc vận, vần cách
- Nhịp: 4/3
- Hài thanh: theo mô hình trong SGK.
b. Thất ngôn bát cú:
- Số tiếng: 7, số dòng: 8 (4 phần: đề, thực, luận, kết). 
- Vần: vần chân, độc vận ở các câu 1, 2, 4, 6, 8
- Nhịp: 4/3
- Hài thanh: theo mô hình trong SGK. 
- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Các thể thơ hiện đại
+ GV: Cho hs quan sát một ví dụ về thơ hiện đại:
TIẾNG THU
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu rơi xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác,
Đạp trên lá vàng khô?
+ GV: Yêu cầu hs cho biết nguồn gốc của thơ mới
+ GV: Cho hs xác định thể thơ, số dòng, gieo vần từ đó rút ra mối quan hệ giữa thơ truyền thống và thơ hiện đại
III. Các thể thơ hiện đại:
- Ảnh hưởng của thơ Pháp
- Vừa tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống vừa có sự cách tân
* Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập
- GV: Yêu cầu hs chia thành 4 nhóm
 + Nhóm 1, 2: Làm câu a. 
 + Nhóm 3, 4: Làm câu b. 
- HS: Tiến hành thảo luận trong 3 phút, đại diện từng nhóm lên bảng viết lại
- GV: Nhận xét, bổ sung, cho hs rút ra sự khác nhau về gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh của 2 câu thơ 7 tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn Đường luật 
IV. LUYỆN TẬP:
Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh:
a. Hai câu song thất:
- Gieo vần: “Nguyệt, mịt”: Tiếng thứ 7 và tiếng thứ 5
→ vần lưng
- Ngắt nhịp: 3/4
- Hài thanh: Tiếng thứ 3: “ thành, Tuyền”: đều là tiếng B
b. Thể thất ngôn Đường luật:
- Gieo vần: “xa, hoa, nhà”: Tiếng cuối câu 1, 2, 4 → vần chân, vần cách ( hoa – nhà). 
- Ngắt nhịp: 4/3
- Hài thanh: Tiếng thứ 2, 4, 6 tuân thủ đúng luật hài thanh của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
 + Tiếng thứ 2 các dòng: 
 suối, lồng, khuya, ngủ
 T B B T
 + Tiếng thứ 4 các dòng: 
 như, thụ, vẽ, lo
 B T T B
 + Tiếng thứ 6 các dòng: 
 hát, lồng, chưa, nước
 T B B T 
IV. Củng cố, dặn dò:
1. Củng cố:
- Luật thơ là gì?
- Luật thơ của một số thể thơ truyền thống cụ thể như thế nào?
2. Dặn dò: Chuẩn bị bài Việt Bắc (phần hai: tác phẩm)
Ý KIẾN CỦA TỔ TRƯỞNG CM
Lê Thị Mộng Cầm
Tuần 8	Ngày dạy:
Tiết 24	Lớp dạy: 12.2
Làm văn
TRẢ BÀI SỐ 2
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Nhận rõ những ưu, khuyết điểm của bài làm, biết đối chiếu yêu cầu của đề văn, biết so sánh với bài làm số 1, từ đó củng cố thêm các kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận, nhất là nghị luận văn học.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, thao tác lập luận phân tích trong bài nghị luận văn học.
II. Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Nội dung bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Giáo viên nhận xét chung bài viết số 2:
- Đa số các em đều cố gắng viết bài. Nhiều bài viết tốt.
- Một số ít bài viết hiểu sai yêu cầu của đề.
GV đọc mẫu 2 bài.
Trả bài và vào điểm.
I. Đề và gợi ý đáp án:
Đề:
“Dân tộc nhỏ cần phải có con dao găm lớn
Samin đã nói như vậy vào năm 1841
Dân tộc nhỏ cần phải có bè bạn lớn
Abutalip đã nói như vậy vào năm 1941”
(Raxun Gamzatop, Daghetxtan của tôi, quyển 2)
Năm 2015, anh/chị sẽ nói: dân tộc nhỏ cần phải có gì? Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm của anh/chị.
II. Gợi ý đáp án:
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn NLXH, bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, thiết thực, chặt chẽ và có sức thuyết phục. Cần nêu bật được các ý sau:
- Giải thích ý nghĩa đoạn thơ
- Phân tích tình hình thế giới hiện tại
- Nêu lựa chọn của bản thân: dân tộc nhỏ cần có gì
- Trình bày lí do lựa chọn
3. Thang điểm:
Điểm 0: hoàn toàn lạc đề
Điểm 1 – 2: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu
Điểm 3 – 4: Trình bày chưa đầy đủ các ý cần thiết, còn phạm một số lỗi chính tả, câu.
Điểm 5 – 7: Phần trình bày còn có thể thiếu đi một hoặc hai ý nhỏ, có liên hệ thực tế, dẫn chứng rõ ràng, ít sai lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Điểm 8 – 10: Trình bày đầy đủ các luận điểm trên, có liên hệ thực tế, dẫn chứng rõ ràng, diễn đạt tốt, ít sai lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
III. Nhận xét bài làm của học sinh:
1. Ưu điểm: 
Đa số nắm vững yêu cầu của bài, nên đã viết tốt các nội dung, yêu cầu cơ bản. Bài viết có sự đầu tư, nhiều bài tiến bộ trong cách dùng từ, diễn đạt.
Nhiều em đã xác định được nội dung, yêu cầu của đề. Xác định được nội dung trọng tâm. Bố cục bài viết rõ ràng, biết vận dụng kĩ năng làm bài văn NLXH thông qua các thao tác phân tích, so sánh, cảm nhận. Nhiều bài viết hành văn trôi chảy, trong sáng, có cảm xúc.
Nắm được phương pháp, cách làm, một số bài trình bày đẹp, có cá tính, phong cách riêng trong cách dùng từ, diễn đạt.
2. Khuyết điểm:
Một số bài quá sơ sài, chưa có sự đầu tư về thời gian và công sức.
Một số em chưa xác định được nội dung trọng tâm, bài làm còn lan man, dài dòng. Một số bài nhầm sang bàn bạc lung tung, không bám sát đề và yêu cầu của đề bài. Cảm nhận lung tung, chưa đưa ra các dẫn chứng cụ thể.
Một số bài chữ viết quá xấu, cẩu thả, bài làm chưa rõ ý chính, văn lủng củng, rời rạc, sai về dùng từ, đặt câu, ngữ pháp quá nhiều.
Chính tả: Viết số, không viết hoa tên riêng, viết tắt nhiều, sai phụ âm đầu, âm cuối do phát âm vùng miền, dấu hỏi – ngã
Diễn đạt: dẫn dắt và phân tích ở một số bài còn gượng gạo, mang tính diễn xuôi bài thơ, dùng sai quan hệ từ.
Bố cục bài làm chưa rõ ràng, chưa cân đối. Sắp xếp các ý chưa hợp lí và logic, lộn xộn. 
Kiến thức: Trích dẫn chưa chính xác, chưa nắm kĩ tác phẩm, tác giả nên đôi chỗ còn nhầm sự kiện, chi tiết, hình ảnh.
Phương pháp: Chưa bám sát vào tác phẩm, chỉ kể, liệt kê mà chưa vận dụng các thao tác để khai thác sâu vấn đề.
Trình bày: Không chừa lề, cẩu thả, không ghi tên vào bài kiểm tra. Tẩy xóa nhiều, không rõ đơn vị câu, đoạn, nhiều bài chỉ có 3 phần là 3 đoạn. Câu què, cụt, câu mơ hồ, sai logic,
IV. Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị bài Việt Bắc (phần 2)
Ý KIẾN CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
LÊ THỊ MỘNG CẦM
Tuần 9	Ngày dạy
Tiết 25 – 26	Lớp dạy: 12.2
Đọc văn
VIỆT BẮC
Tố Hữu
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Hiểu Việt Bắc là đỉnh cao thơ Tố Hữu- thành tựu thơ thời chống P.
- Hiểu và phân tích giá trị đặc sắc của bài thơ: khúc hát ân tình của ngừơi kháng chiến với đất nước, quê hương.
- Hiểu một số nét tiêu biểu của giọng điệu, phong cách thơ Tố Hữu.
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.
II. Phương tiện, phương pháp thực hiện:
- Phương pháp: đọc diễn cảm, diễn giảng, thảo luận nhóm, đặt câu hỏi gợi mở
- Phương tiện: SGK, SGV, tranh
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
 Kiểm tra bài cũ:
 Giới thiệu bài mới:
Việt Bắc là một trong những đỉnh cao của thơ Tố Hữu, cũng là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất của văn học VN thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
4. Nội dung cần đạt:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
+ GV: Gọi học sinh đọc phần Tiểu dẫn.
+ GV: Dựa vào Tiểu dẫn, hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
+ GV: Gọi học sinh đọc đoạn thơ. Chú ý cách đọc đúng với tơ lục bát, đọc với giọng tâm tình tha thiết.
+ HS: Đọc diễn cảm đoạn thơ.
+ GV: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ cho ta biết được tâm trạng gì của các nhân vật trữ tình? Câu thơ nào tập trung nói rõ điều đó?
+ GV: Đây cũng là cuộc chia tay của những con người đã từng trải qua những điều gì? Câu thơ nào cho em biết điều đó?
+ GV: Đọc bài thơ, ta có cảm tưởng như đây là lời của những ai?
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kết cấu bài thơ.
+ GV: Diễn biến tâm trạng được tổ chức như thế nào trong bài thơ?
+ GV: Lời

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_6_Thong_diep_nhan_Ngay_The_gioi_phong_chong_AIDS_1_122003.docx