Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 30

 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 1. Kiến thức:

 Những yc đ/v luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể.

 2. Kĩ năng:

 - Lập ý & cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 - Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về mộ đoạn thơ, bài thơ.

 3. Thái độ:

Có ý thức học tập tự giác, nghiêm túc

 II. Chuẩn bị:

 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo

 HS: sgk, bài soạn

 III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 11 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1389Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Ngày soạn: 15 / 03 /14
Tiết 141,142 Ngày dạy: / 03 /14
LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức: 
 Những yc đ/v luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể.
 2. Kĩ năng: 
 - Lập ý & cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về mộ đoạn thơ, bài thơ.
 3. Thái độ: 
Có ý thức học tập tự giác, nghiêm túc
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn
 III. Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS
GV yc HS nhắc lại những n.dung cơ bản của từng phần m.bài, t.bài, k.bài
GV nhận xét, bổ sung:
GV yc HS đọc lại đề bài
? Đề bài thuộc kiểu bài nào?
? Xác định vấn đề cần nghị luận?
GV nhận xét:
? Nêu phương pháp nghị luận?
GV HD HS tìm ý cho bài văn
GV T.chức cho HS trao đổi, thảo luận nhóm
- Lập dàn ý cho đề văn trên.
GV tổng hợp, nhận xét chung cho hoàn chỉnh
Tiết 2
Hoạt động 2: GV HD & nêu những yc đ/v giờ luyện nói.
- Cần phải bám sát nhan đề.
- Cần trình bày theo dàn ý, chú ý sự liên kết giữa các phần.
- Nói phài to, rõ, truyền cảm thu hút người nghe không được đọc thuộc lòng.
GV yc HS trao đổi nhóm xd bài luyện nói co hoàn chỉnh
Hoạt động 3: GV yc HS phát biểu bài văn của mình như chuẩn bị
GV nhận xét, sửa cho HS:
- Phát âm, chính tả, giọng điệu
- Lời văn
- Sự liên kết
- Có bám sát nhan đề
HS để vở ra cho GV kiểm tra
HS nhớ & trình bày
HS đọc
HS trả lời: nghị luận về một bài thơ.
HS trình bày:
HS nêu
HS tìm: 
- Tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã đọc, học
- Tình yêu quê hương với nét riêng trong bài thơ “bếp lửa” của Bằng Việt.
HS trao đổi, thảo luận nhóm
HS đại diện trình bày kq
HS khác nhận xét, bổ sung
HS nghe
HS trao đổi, xd dàn ý theo yc của GV
HS trình bày
HS khác nhận xét
HS nghe, sửa chữa.
I. Chuẩn bị ở nhà:
Đề: Suy nghĩ về “Bếp lửa” của Bằng Việt.
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: 
- Vấn đề cần nghị luận: t.cảm bà cháu
- Phương pháp nghị luận: xuất phát từ cảm thụ cá nhân đ/v bài thơ, khái quát những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người.
2. Tìm ý:
3. Lập dàn ý:
A. M.Bài:
 G.thiệu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt & hình ảnh sáng tạo tiêu biểu, đặc sắc của bài thơ: Hình ảnh bếp lửa.
B. T.Bài:
- H.ảnh bếp lửa ở làng quê VN thời thơ ấu.
- K.niệm về thời thơ ấu thường là rất xa, nhưng bao giờ cũng có vẻ đẹp trong sáng nguyên sơ, do đó nó thường có sức sống ám ảnh trong tâm hồn.
“Lên bố tuổi... sống mũi còn cay”
- Những kỉ niệm đầy ấp âm thanh, ánh sáng & những t.cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương.
- H.ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố lớn của đất nước => ngọn lửa trở thành biểu tượng của ánh sáng & niềm tin.
- Hình ảnh bếp lửa => biểu tượng của quê hương đất nước trong đó người bà là người nhen & giữ lửa.
- Bài học đáo lí về mqh hữu cơ giữa hiện tại & quá khứ
C. Kết bài:
 K.định h.ảnh bếp lửa là một sáng tạo độc đáo trong bài thơ. Qua đó nhà thơ thể hiện t.cảm kính yêu, biết ơn đ/v người bà đã hi sinh cả đời vì con cháu.
II. Luyện nói trên lớp:
 4. Củng cố:
 GV nhắc lại những yc cầu khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 5. Dặn dò:
 - Về nhà viết lại thành một bài văn hoàn chỉnh
 - Chuẩn bị bài mới “Những ngôi sao xa xôi” (đọc định hướng trả lời câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản)
 IV. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:
Tuần 30 Ngày soạn: 15 / 03 /14
Tiết 143,144 Ngày dạy: / 03 /14
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
 (Trích) – Lê Minh Khuê
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức: 
 - Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tình cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
 - Thành công trong việc m.tả tâm lí nhân vật, lựa chon ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc – hiểu một tác phẩm tự sự s.tác trong thời kì k/c chống Mĩ cứu nước.
 - P.tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng tôi. 
 - Cảm nhận hình tượng vẻ đẹp trong tác phẩm.
 3. Thái độ: 
 GD thái độ sống lạc quan, có ý thức vươn lên vì tương lai đất nước.
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn
 III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
Kiểm tra bài cũ: 
 - Qua đoạn trích ta rút ra được điều gì về triết lí sống?
 - Nét đặc sắc nghệ thuật của truyện “Bến quê”?
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm
GV yc HS đọc chú thích *
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Lê Minh Khuê?
GV giới thiệu thêm
? Nêu thời gian, hoàn cảnh sáng tác?
GV nhận xét
Hoạt động 2: HD HS đọc, giải thích từ khó, thể loại, bố cục
GV HD & yc HS đọc văn bản: chú ý thể hiện ngôn ngữ của truyện, câu ngắn, gần với khẩu ngữ
GV nhận xét, sửa cách đọc của bạn.
GV k.tra phần giải thích từ khó trong sgk
GV HD & yc HS tóm tắt truyện: chú ý mạch truyện phát triển theo dòng ý nghĩ, tâm trạng của nhân vật đan xen giữa hiện tại & quá khứ được tái hiện trong hồi tưởng
GV nhận xét
? Truyện được tràn thuật từ nhân vật nào?
? Việc chon ngôi kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện n.dung truyện? 
? Truyện ngắn có thể chia làm mấy đoạn? Ý của từng đoạn?
Hoạt động 3: HD HS tìm hiểu hoàn cảnh sống của tổ nữ thanh niên xung phong
? Đọc truyện, em thử hình dung & nhận xét hoàn cảnh sống & chiến đấu của 3 cô gái thanh niên xung phong?
GV nhận xét:
? Hoàn cảnh đó thể hiện qua chi tiết nào?
Hết tiết 01 chuyển sang tiết 02 
Hoạt động 4: HD HS tìm hiểu phẩm chất của tổ thanh niên xung phong
? Qua lời kể & tự nhận xét của P.Định về bản thân, đồng đội. Cho biết họ có những nét tính cách, phẩm chất gì?
GV giảng: tuy nhiên mỗi người vẫn có một tính cách riêng:
- P.Định nhạy cảm, lãng mạn
- Chị Thao bình tĩnh, quyết liệt nhưng sợ nhìn máu chảy
- Nho: bướng bĩnh, mạnh mẽ, lúc lại lầm lì cực đoan, thích thêu hoa rực rỡ, lòe loẹt.
Hoạt động 5: HD HS tìm hiểu nhân vật P.Định
GV t.chức cho HS trả lời câu hỏi 3 trong sgk
GV tổng hợp, nhận xét, bổ sung
? Tâm lí nhân vật Định được miêu tả trong lần phá bom ở đoạn cuối ntn?
GV nhận xét, p.tích thêm
Hoạt động 6: HD HS tổng kết & luyện tập
? Nêu khái quát chủ đề của truyện?
? Nét đặc sắc nghệ thuật của truyện?
GV nhận xét
? Qua đoạn trích tác giả cho ta thấy điều gì?
GV chốt
GV yc HS đọc n.dung ghi nhớ trong sgk
GV HD & yc HS về nhà làm bài tập phần luyện tập trong sgk
HS trình bày
HS nêu
HS nghe, đọc văn bản
HS khác nhận xét cách đọc của bạn
HS giải thích theo chú thích trong sgk
HS nghe, tóm tắt truyện
HS trả lời:
-> truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất với người kể chuyện cũng là nhân vật chính – Phương Định.
HS trao đổi, trả lời: tạo thuận lợi cho tác giả m.tả biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc & suy nghĩ của nhân vật -> tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh
HS trả lời: 
- P1: từ đầu  ngôi sao trên mũ -> P.Định kể về công việc & c.sống của bản thân & tổ của cô.
- P2: tt  lo lắng chăm sóc 
- P3: còn lại -> niềm vui của 3 người trước trận mưa đá đột ngột.
HS suy nghĩ, trả lời:
HS đọc đoạn “có ở đâu như thế này không  thở phào, chạy về hang”
HS tìm
HS trao đổi, trả lời:
- Tinh thần trách nhiệm, tự giác cao, quyết tâm h.thành nhiệm vụ được phân công
- Lòng dũng cảm, sẳn sàng hi sinh, không quản khó khăn gian khổ, hiểm nguy
- Tình đồng chi, đồng đội gắn bó
- Hay xúc động, nhiều mộng mơ, dễ vui, dễ buồn & thích làm đẹp cho cuộc sống mình
HS nghe
HS trao đổi, thảo luận nhóm
HS đại diện trình bày kq 
HS khác nhận xét, bổ sung
- Là cô gái HN, hồn nhiên, vô tư lự bên mẹ trong những ngày thanh bình trước chiến tranh
- Cô yêu mến gắn bó thân thiết với đồng đội
- Nhạy cảm, quan tâm đến hình thức nhưng kín đáo giữa đám đông, tưởng như kiêu kì, điệu
HS trao đổi, trả lời:
Hồi hợp, lo lắng, căng thẳng vẫn nghĩ -> cái chết mặc dù mờ nhạt, không cụ thể
HS dựa vào n.dung ghi nhớ trả lời:
HS trả lời:
HS trả lời
HS đọc
HS nghe, về nhà làm bài tập
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
 Sinh năm 1949, quê ở Tinh Gia, Thanh Hóa là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ
 2. Tác phẩm:
 Sáng tác vào năm 1971, lúc cuộc k/c chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt.
3. Đọc – chú thích:
 4. Tóm tắt truyện:
 5. Bố cục: 3 phần
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Hoàn cảnh sống, chiến đấu & tính cách tổ nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường.
 a. Hoàn cảnh sống:
- Sống, chiến đấu trên một cao điểm, trọng điểm trên đường Trường Sơn
-> Với nhiệm vụ nguy hiểm, chết người.
 b. Phẩm chất:
=> Là những p.chất vừa cao đẹp, vừa bình dị, hồn nhiên, lạc quan của thế hệ trẻ VN trong chiến tranh chống Mĩ
 2. Nhân vật Phương Định
- Giàu cảm xúc, nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát
- Thế giới tâm hồn của P.Định phong phú, trong sáng
=> không băn khoăn, day dứt, trăn trở trong ý nghĩ & tình cảm của cô gái khi phải sống chiến đấu khắc nghiệt, hiểm nguy
III. Tổng kết:
 1. Nghệ thuật:
- Kể chuyện ở ngôi thứ nhất
- M.tả tâm lí nhân vật
- Kể xen kẽ hồi ức, nhịp nhanh, chậm, giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên, gần khẩu ngữ
 2. N.dung:
* Ghi nhớ (sgk)
IV. Luyện tập
 4. Củng cố:
 - Qua đoạn trích tác giả cho ta thấy điều gì?
 - Nét đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích?
 5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài, làm bài tập phần luyện tập
 - Chuẩn bị bài mới “Chương trình địa phương – phần TLV” (đọc định hướng trả lời câu hỏi trong n.dung bài học)
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 30 Ngày soạn: 15 / 03 /14
Tiết 145 Ngày dạy: / 03 /14
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG – PHẦN TẬP LÀM VĂN (tt)
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức: 
 - Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.
 - Những sự việc hiện tượng trong thực tế đáng chú ý ở địa phương.
 2. Kĩ năng: 
 - Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.
 - Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính XH nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình. 
 3. Thái độ: 
 HS học tập, suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn
 III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: GV nêu yc của tiết học trước khi HS trình bày
- Về n.dung: tình hình, ý kiến & nhận định của cá nhân HS phải rõ ràng, cụ thể, có lập luận, thuyết minh & thuyết phục người nghe
- Hình thức: bố cục rõ ràng,
GV yc HS trao đổi bài của nhau đọc, sửa lỗi cho nhau
Hoạt động 2: GV yc HS phát biểu bài viết của mình
GV yc HS nhận xét những ưu, khuyết điểm
GV sửa cho HS & nhận xét chung về việc tìm hiểu & viết bài của HS
GV đọc một số bài mẫu cho HS nghe: 
 Hoàn cảnh nào cháu cũng học giỏi (theo Báo khuyến học & dân trí 29/7/2007)
 Sinh ra trong một gia đình nghèo, nhưng A không mặc cảm như một số bạn bè mà ngược lại em rất tự tin, cố gắng vượt lên hoàn cảnh bằng ý chí của mình.
 Mỗi ngày, một buổi tới trường học, còn một buổi A xuống bờ sông SG kiếm rau mốp đem về làm chua & tự đi bỏ mối ở các quan trong ấp. Ngoài ra, A còn đi bắt ốc, cua đồng, lươn, tôm... để cải thiện bữa ăn gia đình & bớt một khoản tiền phải mua thức ăn hàng ngày. Ba mẹ ngăn cản, nhưng A nói:
- Nhà mình còn nghèo nên con phải phụ giúp ba, mẹ. Ba, mẹ cứ yên tâm & tin ở con, con vẫn sẽ học giỏi!
 Ban đêm dưới ánh sáng đèn dầu có đêm mưa nhà dột phải quàng ni lông, A vẫn kiên nhẫn ngồi học. Bằng sự cố gắng của mình, liên tục từ lớp 1-> 9 A đều là HS giỏi. Năm học lớp 10 được cử đi thi HS giỏi vòng huyện & đạt điểm khá. A trăn trở mãi “Tại sao mình học giỏi mà chỉ đạt điểm khá” mình phải cố gắng hơn nữa mới được.
 Khi chúng tôi hỏi “Động cơ nào đã giúp em 10 năm liên tục đạt danh hiệu HS giỏi?” A cười trả lời thật giản dị:
- Mẹ cháu là nhà giáo nên cháu phải cố gắng học để sau này theo nghề của mẹ, có học giỏi thì sau này mới trở thành GV giỏi được.
 Mẹ A bảo:
- Năm học L8, A thường xuyên đến nhà bạn có học lực còn yếu để giúp đỡ bạn ấy tiến bộ. Việc đó làm chúng tôi cảm thấy tự hào.
 Hay ông B, hàng xóm của A thì nói:
- Cháu A đã làm gương cho nhiều HS noi theo về học tập, đạo đức, nhân cách, tình cảm, nghĩa cử.
HS nghe
HS trao đổi bài cho nhau đọc, sửa lỗi
HS phát biểu (đại diện theo từng nhóm)
HS nhận xét về mặt n.dung, hình thức, ngôn ngữ, lời nói & cử chỉ
HS nghe, sửa chữa, rút kinh nghiệm
HS nghe
Hoàn cảnh nào cháu cũng học giỏi (theo Báo khuyến học & dân trí 29/7/2007)
 Sinh ra trong một gia đình nghèo, nhưng A không mặc cảm như một số bạn bè mà ngược lại em rất tự tin, cố gắng vượt lên hoàn cảnh bằng ý chí của mình.
 Mỗi ngày, một buổi tới trường học, còn một buổi A xuống bờ sông SG kiếm rau mốp đem về làm chua & tự đi bỏ mối ở các quan trong ấp. Ngoài ra, A còn đi bắt ốc, cua đồng, lươn, tôm... để cải thiện bữa ăn gia đình & bớt một khoản tiền phải mua thức ăn hàng ngày. Ba mẹ ngăn cản, nhưng A nói:
- Nhà mình còn nghèo nên con phải phụ giúp ba, mẹ. Ba, mẹ cứ yên tâm & tin ở con, con vẫn sẽ học giỏi!
 Ban đêm dưới ánh sáng đèn dầu có đêm mưa nhà dột phải quàng ni lông, A vẫn kiên nhẫn ngồi học. Bằng sự cố gắng của mình, liên tục từ lớp 1-> 9 A đều là HS giỏi. Năm học lớp 10 được cử đi thi HS giỏi vòng huyện & đạt điểm khá. A trăn trở mãi “Tại sao mình học giỏi mà chỉ đạt điểm khá” mình phải cố gắng hơn nữa mới được.
 Khi chúng tôi hỏi “Động cơ nào đã giúp em 10 năm liên tục đạt danh hiệu HS giỏi?” A cười trả lời thật giản dị:
- Mẹ cháu là nhà giáo nên cháu phải cố gắng học để sau này theo nghề của mẹ, có học giỏi thì sau này mới trở thành GV giỏi được.
 Mẹ A bảo:
- Năm học L8, A thường xuyên đến nhà bạn có học lực còn yếu để giúp đỡ bạn ấy tiến bộ. Việc đó làm chúng tôi cảm thấy tự hào.
 Hay ông B, hàng xóm của A thì nói:
- Cháu A đã làm gương cho nhiều HS noi theo về học tập, đạo đức, nhân cách, tình cảm, nghĩa cử
1. Đọc lại bài viết:
2. Phát biểu vấn đề:
 4. Củng cố: Nhận xét phần trình bày của học sinh
 5. Dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài, sửa chữa vào vở bài tập.
 IV. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Nhận xét	Duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_30_Tong_ket_ve_ngu_phap_tiep_theo.doc