Giáo án Sinh học 11 - Bài 16: Tiêu hoá ở động vật (tiếp theo)

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức

- Nêu được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá thích nghi với thức ăn thực vật và thức ăn động vật

- So sánh được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ

- Thấy được đặc điểm tiến hoá của động vật trong hệ tiêu hoá

II. Phương pháp

- Vấn đáp

- Diễn giảng

- Trực quan

- Hoạt động nhóm.

III. Phương tiện

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 19943Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 16: Tiêu hoá ở động vật (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Tiết: 
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
BÀI 16. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT (TIẾP THEO)
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
1. Kiến thức	
- Nêu được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá thích nghi với thức ăn thực vật và thức ăn động vật
- So sánh được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật.
Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ
- Thấy được đặc điểm tiến hoá của động vật trong hệ tiêu hoá
Phương pháp 
Vấn đáp
Diễn giảng
Trực quan
- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
 - Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh vẽ hình 16.1, 16.2 SGK.
 - Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp(1’)
 - Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ(7’):
- Quá trình tiêu hoá nội bào khác với tiêu hoá ngoại bào như thế nào?.Các kiểu tiêu hóa ở động vật?. 
- Quá trình tiêu hóa ở đối tượng nào là tiến hoá nhất? Vì sao?
 3.Vào bài mới: 
*Mở bài(1’): Liệt kê một số động vật sống trong một khu rừng nhiệt đới mà em biết?
	HS: Cừu, thỏ, nai. hổ, mèo, chó sói
	GV:Trong các động vật này có một số chuyên ăn thức ăn là động vật, một số ăn thực vật. Vậy cấu tạo của cơ quan tiêu hoá có những đặc điểm thích nghi với các loại thức ăn đó như thế nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
*Tiến trình bài học (30’)
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
V. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HOÁ Ở THÚ ĂN THỊT 
( Nội dung trong phiếu học tập phía dưới)
VI. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HOÁ Ở THÚ ĂN THỰC VẬT 
( Nội dung trong phiếu học tập phía dưới)
- Yêu cầu HS quan sát H16.1 và cho biết: những bộ phận nào của ống tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật khác nhau?
- ? Ở miệng có tiêu hoá cơ học hay hoá học? tiêu hoá cơ học nhờ bộ phận nào?
- Chia lớp ra thành 4 nhóm lớn. 
- Yêu cầu các nhóm kết hợp với việc nghiên cứu SGK và quan sát H16.1, H16.2. Hãy hoàn thành nội dung phiếu học tập trong 7 phút.
- Gọi đại diện 2 nhóm trình bày, 2 nhóm còn lại nhận xét.
- Nhận xét nhóm trình bày và bổ sung, hoàn thiện kiến thức.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung SGK trình bày quá trính tiêu hoá cỏ trong dạ dày 4 ngăn của trâu bò.
- ? Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong dạ dày 4 túi so với dạ dày 1 túi?
- ? Nhai lại thức ăn ở một số động vật như trâu, bò, cừu, dê có tác dụng gì?
- Nhấn mạnh: Vsv là nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật nhai lại và trong 4 túi của dạ đày của động vật nhai lại thì dạ múi khế được coi là dạ dày chính thức tiêu hoá thức ăn.
- ? Tại sao ruột non của thú ăn thực vật dài hơn rất nhiều so với thú ăn động vật?
- ? Ruột tịt ở thú ăn thịt không phát triển trong khi manh tràng của thú ăn thực vật lại rất phát triển?
- ? Em có nhân xét gì về cấu tạo của ống tiêu hóa với các loại thức ăn?
- Nhận xét và khái quát kiến thức.
- HS tổ chức quan sát H16.1 và trả lời.
- Miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học. Tiêu hoá cơ học nhờ răng. 
- Trao đổi nhóm và hoàn thành PHT.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Dưa vào thông tin và H16.2 trả lời được.
- Thức ăn được tiêu hoá tốt hơn.
- Làm tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng.
- Chú ý lắng nghe.
- Vì thức ăn của động vật mềm và giàu chất dinh dưỡng còn thức ăn của thú ăn thực vật cứng và nghèo chất dinh dưỡng nên có ruột dài để làm tăng thời gian tiêu hoá và hấp thụ thức ăn.
- Ruột tịt là nơi vsv cộng sinh giúp tiêu hoá thức ăn thực vật có vách xenlulôzơ. Thức ăn của thú ăn thịt là thịt. Thịt mềm và giàu dinh dưỡng dễ tiêu hoá và hấp thụ, không cần tiêu hoá vsv. 
- Thức ăn khác nhau, cấu tạo của ống tiêu hóa khác nhau.
- Chú ý.
4. Củng cố( 5’): Cho học sinh trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Thứ tự các ngăn từ trước đến sau của dạ dày ở động vật ăn cỏ nhai lại là:
	A. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
	B. Dạ cỏ, dạ lá sách, dạ tổ ong, dạ múi khế.
	C. Dạ tổ ong, dạ cỏ, dạ lá sách, dạ múi khế
	D. Dạ cỏ, dạ múi khế, dạ lá sách, dạ tổ ong
Câu 2: Ở trâu, bò thức ăn tiêu hoá sinh học ở:
	A. Dạ cỏ	B. Dạ tổ ong	C. Dạ lá sách	D. Dạ múi khế
Câu 3: Động vật nào sau đây có dạ dày đơn:
	A. Cừu	B. Bồ câu	C. Chuột	D. Gà
5.Dặn dò: (1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 17. 
+ Ôn lại kiến thức hô hấp ở động vật ở lớp 8.
+ Phân biệt 4 hình thức hô hấp ở động vật
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
Tên bộ phận
Động vật ăn thịt
Động vật ăn thực vật
Răng
- Răng cửa: lấy thịt ra khỏi xương
- Răng nanh nhọn và dài: cắm và giữ mồi.
- Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn: cắt thịt thành các mảnh nhỏ để dễ nuốt.
- Răng hàm: nhỏ, ít được sử dụng 
- Răng nanh giống răng cửa: giữ và giật chặt cỏ.
- Răng trước hàm và răng hàm phát triển: nghiền nát cỏ khi nhai.
Dạ dày
- Đơn (1 túi lớn)
- Thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học giống như trong dạ dày người ( Dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn và làm thức ăn trộn đều với dịch vị. Enzim pepsin thuỷ phân prôtêin thành các peptit)
- Đơn (1 túi nhỏ): chức năng giống ở người.
- 4 túi( động vật nhai lại: Trâu, Bò)
+ Dạ cỏ là nơi chứa cỏ và làm mềm cỏ, chứa VSV tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.
+ Dạ tổ ong: góp phần đưa thức ản lên miệng để nhai lại.
+ Dạ lá sách: giúp hấp thụ lại nước. 
+ Dạ múi khế( dạ dày chín thức): tiết ra enzim pepsin và HCl tiêu hoá prôtêin có trong cỏ và VSV từ dạ cỏ xuống. Bản thân VSV cũng là nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật
Ruột non
- Ngắn.
- Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thụ trong ruột non giống ở người
- Dài.
- Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hoá học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.
Manh tràng
- Không phát triển và không có chức năng tiêu hoá thức ăn.
- Rất phát triển và có nhiều VSV sống cộng sinh tiếp tục tiêu hoá xenlulozơ và các chất dinh dưỡng khác thành các chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ qua thành manh tràng.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 16 S11CB.doc