Giáo án Sinh học 6 - Chương II: Rễ - Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ.

- Bằng quan sát nhận xét thấy được đặc điểm cấu tạo các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng.

- Biết sử dung kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế.

 2. Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh.

1. Thái độ:

Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh.

 II. Phương pháp:

- Quan sát tìm tòi.

- Thảo luận nhóm.

- Nêu và giải quyết vấn đề.

III. Phương tiện:

- Giáo viên: Tranh vẽ hình 10.1, hình 10.2, hình 7.4, bảng phụ.

- Học sinh: Xem trước kiến thức ở nhà.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương II: Rễ - Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 	Ngày soạn: 
Tiết: 10	Ngày dạy:
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ.
- Bằng quan sát nhận xét thấy được đặc điểm cấu tạo các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng.
- Biết sử dung kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế.
 2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh.
Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh.
 II. Phương pháp:
Quan sát tìm tòi.
 Thảo luận nhóm.
Nêu và giải quyết vấn đề.
III. Phương tiện:
- Giáo viên: Tranh vẽ hình 10.1, hình 10.2, hình 7.4, bảng phụ.
- Học sinh: Xem trước kiến thức ở nhà.
IV. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định (1phút): 
- Giáo viên: Kiểm tra sĩ số.
- Học sinh: Báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút):
- Có mấy loại rễ chính? Nêu đặc điểm của từng loại và cho ví dụ?
- Rễ có mấy miền? Nêu chức năng của từng miền?
3. Bài mới:
vào bài (1 phút):
Rễ có 4 miền các miền của rễ đều có chức năng quan trọng, nhưng vì sao miền hút lại là phần quan trọng nhất của rễ?
Các hoạt động 
TG
Nội dung tiết dạy
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiểu kết 1: Cấu tạo miền hút của rễ.
Gồm 2 phần chính: vỏ và trụ giữa.
- Vỏ: biểu bì , thịt vỏ
- Trụ giữa: Bó mạch, ruột.
Bó mạch: Mạch rây, mạch gỗ.
Hoạt đông 1: Chỉ ra cấu tạo miền hút gồm 2 phần vỏ và trụ giữa. (15 phút)
- Treo tranh phóng to hình 10.1, hình 10.2 sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng của miền hút.
- Cho học sinh thảo luận :
* Cấu tạo miền hút gồm mấy phần?
* Vỏ và trụ giữa gồm những phần nào?
* Nêu cấu tạo của từng phần?
* Tiểu kết: cấu tạo miền hút gồm: Vỏ và trụ giữa. Bó mạch xếp xen kẻ.
-Mục tiêu: Thấy được cấu tạo miền hút gồm vỏ và trụ giữa.
- Học sinh theo dõi tranh trên bảng ghi nhớ thông tin.
- Học sinh nghiên cứu thông tin. 
- Các nhóm thảo luận và báo cáo:
* Cấu tạo miền hút gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa.
* Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ, trụ giữa gồm bó mạch và ruột, bó mạch gồm mạch rây và mạch gỗ
* Cho học sinh lên bảng gắn các thông tin cấu tạo từng phần.
Tiểu kết 2: Chức năng của miền hút.
* Vỏ:
- Biểu bì: Bảo vệ các bộ phận bên trong rễ. Một số tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút hút nước và muối khoáng hoà tan
- Thịt vỏ: Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
* Trụ giữa:
- Bó mạch: Vận chuyển các chất.
- Ruột: Chứa chất dự trữ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của miền hút. (19 phút)
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu bảng sách giáo khoa và thảo luận: Cấu tạo từng bộ phận của miền hút phù hợp với chức năng như thế nào? Sau đó cho các nhóm gắn bảng các chức năng tương ứng với cấu tạo.
- Treo hình 2 và hình 7.4 sách giáo khoa và trả lời câu hỏi sau:
* Các thành phần cấu tạo nên tế bào lông hút?
* Có thể coi lông hút như một tế bào được không? Vì sao?
* Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào lông hút?
* Lông hút có tồn tại mãi không? Vì sao?
* Có phải tất cả rễ cây đều có lông hút không? Vì sao?
Mục tiêu: Thấy được từng bộ phận của miền hút phù hợp với chức năng.
- Các nhóm nnghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi sau đó cử đại diện các nhóm lên gắn thông tin các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi:
* Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, không bào và nhân.
* Được vì có đủ các thành phần của 1 tế bào.
* Khác: Tế bào lông hút không có lục lạp, có không bào lớn, nhân di chuyển đên đầu lông hút.
* Lông hút không tồn tại mãi mãi, vì khi già lông hút sẽ rụng đivà thay thế bởi tế bào lông hút khác.
* Không, vì một số cây sống ở nước không có lông hút.
4. Củng cố (4 phút )
- Cho học sinh chỉ trên mô hình các bộ phận của miền hút nêu cấu tạo và chức năng của từng phần 
- Khoanh tròn vào câu trảlời đúng:
a. Cấu tạo miền hút gồm: Vỏ và trụ giữa.
b. Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ có chức năng hút nước và muối khoáng rồi chuyển vào trụ giữa.
c. Trụ giữa gồm các bó mạch và ruột có chức năng vận chuyển các chất và chứa chất dự trữ.
d. Miền hút là miền quan trọng nhất của rễ, có cấu tạo phù hợp với việc hút nước và muối khoáng.
5.Dặn dò: (1 phút)
Cho học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa và làm bài tập.
Đọc mục em có biết?
Đọc trước bài sự hút nước và muối khoáng của rễ.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Cấu tạo miền hút của rễ (2).doc