Giáo án Sinh học 6 - Chương IV: Lá - Bài 23: Cây có hô hấp không - R'Ông Ha Tuân - Trường THCS Liêng Trang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải

1. Kiến thức:

- Phân tích thí nghiệm và tham gia thiết kế thí nghiệm đơn giản HSphát hiện có hiện tượng hô hấp ở cây xanh.

- Nhớ được khái niệm đơn giản về hiện tượng hô hấp và hiểu ý nghĩa hô hấp đối với đời sống của cây.

- Giải thích được vi ứng dụng trong trồng trọt liên quan đến hiện tượng hô hấp ở cây.

2. Kỹ năng: Hình thành cho HS kỹ năng quan sát, so sánh, thảo luận nhóm.

3. Thái độ:Giáo dục ý thức bảo vệ chăm sóc cây.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: - Phóng to H23.1 SGK T77; bảng phụ.

- Dụng cụ thí nghiệm cây trồng trong cốc nhỏ 4 cây, cốc thủy tinh lớn đựng vừa cốc có cây, 4 tấm kính phẳng, 4 túi giấy đen, 1 hộp que viêm( làm thí nghiệm trước tiết học 4 giờ).

2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài học ở nhà

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 2 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1687Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương IV: Lá - Bài 23: Cây có hô hấp không - R'Ông Ha Tuân - Trường THCS Liêng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14	 Ngày soạn 15/11/2013
Tiết 27 Ngày dạy 19/11/2013
Bài 23: CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG?
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải
1. Kiến thức:
- Phân tích thí nghiệm và tham gia thiết kế thí nghiệm đơn giản HSphát hiện có hiện tượng hô hấp ở cây xanh.
- Nhớ được khái niệm đơn giản về hiện tượng hô hấp và hiểu ý nghĩa hô hấp đối với đời sống của cây.
- Giải thích được vi ứng dụng trong trồng trọt liên quan đến hiện tượng hô hấp ở cây.
2. Kỹ năng: Hình thành cho HS kỹ năng quan sát, so sánh, thảo luận nhóm.
3. Thái độ:Giáo dục ý thức bảo vệ chăm sóc cây.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Phóng to H23.1 SGK T77; bảng phụ.
- Dụng cụ thí nghiệm cây trồng trong cốc nhỏ 4 cây, cốc thủy tinh lớn đựng vừa cốc có cây, 4 tấm kính phẳng, 4 túi giấy đen, 1 hộp que viêm( làm thí nghiệm trước tiết học 4 giờ).
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài học ở nhà
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 6A4:................................................................................................................
 . 6A5:...............................................................................................................
 6A6:...............................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: GV hỏi: Nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quan hợp. Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ? 
 3.Hoạt dộng dạy học:
* Mở bài: Lá cây thực hiện quá trình quang hợp khi có ánh sáng để nhả ra khí ôxi. nhưng lá cây có hô hấp không? Làm thế nào để biết được điều đó? Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề trên. 
Hoạt động 1: Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Thí nghiệm 1 của nhóm Lan và Hải
- GV yêu cầu HS đọc thông tin quan st Hình 23.1 T77 yêu cầu HS quan sát .
* GV giảng: lớp vàng trắng đục ở cốc A dày lên là do có nhiều khí cacbôníc.
+ Do đâu mà ở cốc A lượng khí cacbôníc nhiều lên?
+ Không khí trong 2 chuông đều có chất khí gì? Vì sao em biết?
+ Từ kết quả thí nghiệm trên ta rút ra được kết luận gì?
Thí nghiệm 2 của nhóm An và Dũng:
GV gọi HS đọc thông tin trong SGK T78.
* GV giảng: Khi đặt cây vào cốc thủy tinh rồi đậy lá kính lên miệng lúc đầu trong cốc vẫn có khí ôxi của không khí đến khi khẻ dịch tấm kính để đưa que đốm đang cháy vào, que đốm tắt ngay vì trong cốc không còn khí ôxi và cây đã hnả ra khí cacbôníc.
+ Qua hai thí nghiệm trên các em đã rút ra điều gì?
-HS đọc thông tin và quan sát H 23.1 
thấy được :
è Cây trong chuông A đã thải ra khí cacabôníc.
è Có khí cacbôníc vì trên mặt cốc nước vôi trong hai chuông có lớp váng đục.
è Khi không có ánh sáng cây đã thải
 ra nhiều khí cacbôníc.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét.
- Các nhóm tiến hành thiết kế TN.
-GV gọi 1-2 nhóm trình bày lại cách 
thiết kế TN, nhóm khác nhận xét.
-HS ghi nhận
è Cây có hô hấp vì TN 1 và 2 cho ta 
biết cây nhã ra khí cacbôníc và hút
 khí ôxi của không khí.
*Tiểu kết: Cây có hô hấp vì thí nghịêm 1 và 2 cho ta biết cây nhả ra khí cacbôníc và hút khí ôxi của không khí.
Hoạt động 2: Hô hấp ở cây
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV giảng như mục 2 ở SGK.
- GV yêu cầu nghin cứu thông tin SGK T78. Viết sơ đồ hô hấp?Hô hấp là gì?
+ Những cơ quan nào của cây tham gia hôhấp?
+ Cây hô hấp vào thời gian nào?
+ Người ta đã làm những công việc gi để giúp cho rễ va hạt mới gieo hô hấp tốt?
* GV giảng: Để giúp cho rễ và hạt hô hấp tốt người ta áp dụng biện pháp như:
- Cày bừa cho đất tơi xốp.
- Xới cho đất xốp, đủ kk cho rễ, phơi đất làm cỏ sục bùn đất chứa nhiều KK.
- Cây sống trên cạn bị ngập phải tháo nước ngay, giúp thoáng khí. 
+ Tại sao ban ngày khi ngủ trong rừng cây thấy mát mẽ và dễ thở còn ban đêm thấy khó thở? 
HS nghin cứu thông tin SGK viết được sơ đồ tóm tắt hô hấp ở cây xanh lên bảng.
+ Cây lấy khí ôxi để phân giải chất hữu cơ tạo ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cây đồng thời thải khí cacbôníc và hơi nước.
+ Tất cả các cơ quan của cây.
+ Cả ngày lẫn đêm. 
+ Cày bừa cho đất tơi xốp, sới đất đủ
không khí, phơi củ, làm cỏ, sục bùn 
(đất chứa nhiều khơng khí cây bị ngập úng) tháo nước giúp đất thoáng khí.
+ HS nêu được vì khi có ánh sáng lá chế tạo tinh bột đã nhả ra khí ôxi trong không khí. Môi trường mát mẽ, không khí trong lành, vì ban đêm cây hô hấp lấy ôxy v nh ra khí ccbơníc.
*Tiểu kết: 
a. Sơ đồ hô hấp: Chất hữu cơ + ôxi ® Năng lượng + Khí cacbôníc + Hơi nước
b. Khi niệm hơ hấp: Cây lấy khí ôxi để phân giải các chất hữu cơ ,sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống , đồng thời thải ra khí cacbôníc và hơi nước.
- Cây hô hấp suốt ngày đêm.Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp- Phải làm cho đất thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho hạt mới gieo và rễ hô hấp tốt để góp pần nâng cao năng suất cây trồng.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1. Củng cố:
- GV gọi HS đọc ghi nhớ cuối bài trong SGK
- Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có mối quang hệ chặt chẻ với nhau?
- Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
2. Dặn dò: 
- Học bài theo nội dung câu hỏi 1,2,3 SGK T/79.
- Xem bài “Phần lớn nước vào cây đi đâu?”
- Ôn lại kiến thức cấu tạo trong của phiến lá
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 23. Cây có hô hấp không - R'Ông Ha Tuân - Trường THCS Liêng Trang.doc