Giáo án Vật lý 7 - Chương 1: Quang học - Bài 7: Gương cầu lồi

I. Mục tiêu:

- Nêu được tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.

- Biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước.

- Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi.

II. Chuẩn bị:

- Một gương cầu lồi

- Một gương phẳng tròn có cùng kích thước với gương cầu lồi

- Một cây nến

- Một bao diêm

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1932Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 1: Quang học - Bài 7: Gương cầu lồi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7: GƯƠNG CẦU LỒI
I. Mục tiêu:
- Nêu được tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
- Biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước.
- Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi.
II. Chuẩn bị:
- Một gương cầu lồi
- Một gương phẳng tròn có cùng kích thước với gương cầu lồi
- Một cây nến
- Một bao diêm
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức lớp.
 Lớp:	Sĩ số:	Vắng:	
2. Kiểm tra bài cũ.(1ph)
GV: Em hãy nêu tính chất của một ảnh tạo bởi gương phẳng?
HS: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo,cùng chiều và bằng vật 
3. Giảng bài mới.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài (2 phút)
-Nhận dụng cụ.
-Tìm được gương phẳng vì gương phẳng cho ảnh ảo cùng chiều và bằng vật.
-Ảnh qua gương đó cũng là ảnh ảo nhưng nhỏ hơn so với gương phẳng.
-Phát dụng cụ đã chuẩn bị cho mỗi nhóm HS.
-Em hãy tìm trong 2 gương đâu là gương phẳng, tại sao?
-Em hãy quan sát ảnh tạo bởi trong gương còn lại, cho biết ảnh đó có khác gì so với ảnh qua gương phẳng?
-Gương đó là gương cầu lồi.Để biết tính chất ảnh tạo bởi gương cầu lồi có khác gì so với tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng không, ta nghiên cứu bài hôm nay.
- Gương phẳng cho ảnh ảo cùng chiều và bằng vật.
- Ảnh qua gương đó cũng là ảnh ảo nhưng nhỏ hơn so với gương phẳng.
-Bài 7: GƯƠNG CẦU LỒI
I. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
Hoạt động 2: Quan sát ( 2 phút)
- Làm việc theo nhóm.
- Bố trí thí nghiệm và quan sát.
- Ảnh đó là ảnh ảo vì không hứng được trên màn.
-Ảnh nhỏ hơn vật, cùng chiều.
-Chia nhóm ( lớp tập giảng): 2 nhóm.
-Bố trí thí nghiệm: Đặt một cây nến trước gương cầu lồi.Hãy quan sát và cho nhận xét ban đầu về tính chất của ảnh?
- Ảnh đó có phải là ảnh ảo không, vì sao?
-Nhìn thấy ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật? Cùng chiều hay ngược chiều?
1. Quan sát.
-Ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật.
Hoạt động 3: Thí nghiệm kiểm tra (10ph)
-Có thể đưa 2 phương án: +Làm giống gương phẳng.
+Dùng gương phẳng để so sánh.
-Dùng 2 vật bằng nhau đặt trước gương phẳng và gương cầu lồi khoảng cách giống nhau.
-Làm thí nghiệm như hướng dẫn và quan sát ảnh tạo bởi 2 gương.
-Ảnh của vật qua gương phẳng lớn hơn qua gương cầu lồi.
-Đếm số ô vuông trên tấm bìa thì thấy ảnh của gương phẳng chiếm nhiều dòng kẻ hơn.
-Ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo không hửng được trên màn,cùng chiều và nhỏ hơn vật.
-Em đã biết cách kiểm tra độ lớn ảnh tạo bởi gương phẳng.Em hãy dự đoán cách kiểm tra đối với gương cầu lồi.
-Ta không có gương cầu lồi trong suốt nên không thể làm như với gương phẳng được. Vậy phải dùng gương phẳng để so sánh. Em có thể nêu cách bố trí thí nghiệm kiểm tra không?
-Để quan sát dễ dàng ta đặt gương phẳng và gương cầu lồi lên một tấm nhựa kẻ ô. Ta đặt 2 gương sát với 1 dòng kẻ và đặt bao diêm trước 2 gương cùng khoảng cách, quan sát.
-Hãy nhận xét độ lớn ảnh của vật tạo bởi 2 gương?
-Tại sao em có thể khẳng định điều đó?
-Từ thí nghiệm kiểm tra em hãy đưa ra kết luận về ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi?
2.Thí nghiệm kiểm tra.
-Bố trí thí nghiệm: Đặt gương phẳng và gương cầu lồi lên một tấm nhựa kẻ ô. Ta đặt 2 gương sát với 1 dòng kẻ và đặt bao diêm trước 2 gương cùng khoảng cách, quan sát.
-Kết luận: Ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo không hửng được trên màn cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Hoạt động 3: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. (10ph)
-Dự đoán gương cầu lồi lớn hơn.
+Cách kiểm tra: Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng, sau đó thay gương phẳng bằng gương cầu lồi và so sánh.
-Đếm số ô có thể nhìn thấy trong gương phẳng và đánh dấu vùng nhìn thấy của gương phẳng.
-Xác định, đánh dấu vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
-Dựa vào kết quả thí nghiệm cho nhận xét: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn so với gương phẳng co cùng kích thước.
-Ở bài 6, ta đã biết cách xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. Vậy em hãy dự đoán vùng nhìn thấy của gương nào lớn hơn? Và làm thế nào để kiểm tra?( hai gương có cung kích thước).
-Đặt một gương phẳng thẳng đứng trước mặt trên tấm bìa có kẻ ô. Hãy xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng?
-Sau đó thay gương phẳng bằng gương cầu lồi và làm tương tự.
-Hãy so sánh vùng nhìn thấy của hai gương có cùng kích thước?
II. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
1.Thí nghiệm
(Bố trí thí nghiệm như hướng dẫn)
2.Kết luận: Nhìn vào gương cầu lồi ta quan sát được vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
Hoạt động 4: Vận dụng (12ph)
-Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng, vì vậy giúp cho người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn đằng sau.
-Người lài xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người bị các vật cản bên đường che khuất, tránh được tai nạn.
-Làm trong phiếu học tập.
-Tự chấm lại bài của mình.
-Đọc và tự vẽ vào vở.
-Chùm phận phân kỳ.
-Là ảnh ảo, vì đường kéo dài của các tia phản xạ sau gương.
-Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát mà không lắp gương phẳng. Làm như thế có lợi gi? Tại sao?
-Ở chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cầu lồi lớn. Gương đó giúp ích gi cho người lái xe?
-Phát phiếu học tập cho học sinh. Yêu cầu làm trong vòng 5 phút sau đó chuyển phiếu của mình cho bạn bên cạnh chấm.
-Thảo luận đưa ra đáp án cuối cùng.
-Cho HS đọc phần có thể em chưa biết. Gọi một HS lên bảng vẽ.
-Chùm phản xạ hội tụ hay phân kỳ?
-Ảnh của điểm sáng tạo bởi gương là ảnh gi?
III. Vận dụng
C3: Giúp cho người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn đằng sau. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
C4: Người lài xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người bị các vật cản bên đường che khuất, tránh được tai nạn.
-Treo bảng phụ
-Vẽ hình 7.5
Hoạt động 5: Dặn dò, giao BTVN (1ph)
-Đọc ghi nhớ
Làm bài tập 7.2; 7.3 SBT
-Cho HS đọc ghi nhớ
-Về nhà học bài
-Làm bài tập 7.2; 73 SBT
-Ghi nhớ; SGK-21
Làm bài tập 7.2; 7.3 SBT
IV. Nhận xét, rút ra bài học kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 7. Gương cầu lồi.doc