Giáo án Vật lý khối 9 - Bài 20: Tổng kết chương I: Điện học

Bài 20: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Ôn tập và tự kiểm tra những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của toàn bộ chương

- Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập trong chương I.

2. Kỹ năng: Phân tích, tổng hợp kiến thức. Giải bài tập theo các bước giải.

3. Thái độ: Trung thực, kiên trì, yêu thích môn học.

4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS: Rèn luyện năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.

2. Học sinh: Ôn lại các bài đã học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (1 phút)

* Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài học

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1606Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý khối 9 - Bài 20: Tổng kết chương I: Điện học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11
Ngày soạn: 08/11/2017
Tiết: 21
 Ngày dạy: 15/11/2017
Bài 20: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức: 
- Ôn tập và tự kiểm tra những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của toàn bộ chương 	
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập trong chương I.
2. Kỹ năng: Phân tích, tổng hợp kiến thức. Giải bài tập theo các bước giải.
3. Thái độ: Trung thực, kiên trì, yêu thích môn học.
4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS: Rèn luyện năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
2. Học sinh: Ôn lại các bài đã học
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH: 
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (1 phút)
* Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài học
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (42 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập và tự kiểm tra (17 phút)
Mục tiêu: Ôn tập và tự kiểm tra những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của toàn bộ chương 	
GV: Yêu cầu h/s trả lời các câu hỏi của phần I Tự kiểm tra
GV: yêu cầu HS vận dụng kiến thức để làm một số câu trong phần tự kiểm tra (từ câu 1 đến câu 6)
HS: Hoạt động cá nhân trả lời các các câu hỏi.
GV: Một HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện có ampe kế và vôn kế để xác định điện trở của dây dẫn.
GV: Chốt lại các câu trả lời
HS: Ghi vở.
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
I. Tự kiểm tra
1. Cường độ dòng điện I chạy qua một day dẫn tỉ lệ thuận với hđt U giữa hai đầu dây dẫn đó.
2. Thương số U/I là giá trị điện trở R đặc trăng cho dây dẫn. Khi thay đổi U thì giá trị này không đổi, vì U tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì I chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.
3. Sơ đồ
4. a. Đoạn mạch nối tiếp: Rtđ = R1 + R2
 b. Đoạn mạch song song: 1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2
hoặc Rtđ= 
5. a. Điện trở của dây dẫn tăng lên 3 lần thì chiều dài của nó tăng lên ba lần.
 b. Điện trở của dây dẫn giảm đi 4 lần thì tiết diện của nó tăng lên bốn lần.
 c. Đồng dẫn điện tốt hơn nhôm. Vì rđồng < rnhôm
 d. Hệ thức: R = r.l/s
6. a. (1) có thể thay đổi trị số
 (2) thay đổi, điều chỉnh cường độ dòng điện.
 b. (3) nhỏ; (4) ghi sẵn; (5) vòng màu.
Hoạt động 2: Vận dụng (25 phút)
Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập trong chương I.
GV: yêu cầu h/s vận dụng kiến thức để làm một số câu hỏi trắc nghiệm (từ câu C12 đến câu C16 - Phần vận dụng)
HS: Hoạt động cá nhân trả lời theo yêu cầu của GV.
- GV: Tổ chức cho HS thống nhất kết quả đúng.
- GV: Yêu cầu đoc bài và tóm tắt đầu bài 18
- HS: Tóm tắt đầu bài
GV cho HS hoạt động nhóm làm bài 20 vào bảng nhóm.
- GV: hướng dẫn HS giải: Bằng các bước giải.
GV: Thu các bảng nhóm lại và treo lên bảng
GV: Gọi HS nhóm khác nhận nét và GV uốn nắn bài làm của HS.
- GV: Tổ chức cho HS thống nhất kết quả đúng.
- GV: Yêu cầu đoc bài và tóm tắt đầu bài 19
HS: Tóm tắt đầu bài
GV cho HS hoạt động cá nhân
GV: hướng dẫn HS giải: Bằng các bước giải.
GV: Gọi HS lên bảng trình bày lời giải
GV: Gọi HS khác nhận xét bài làm của bạn 
GV: Uốn nắn kịp thời và cho điểm HS
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
II. Vận dụng
12. C; 13. B; 14. D; 15. A; 16. D
Bài 18 trang 56: 
Tóm tắt:
U = 220V; P = 1000W; l = 2m; r=1,1.10-6Wm
 a. Vì sao rHK lớn ?
 b. R = ? 
 c. d = ?
Giải
a. Các dụng cụ đốt nóng bằng điện đều làm bằng dây dẫn có điện trở suất lớn để đoạn dây này có điện trở lớn. Khi có dòng điện chạy qua thì nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn được tính bằng Q=I2.R.t mà dòng điện chạy qua dây dẫn và dây nối từ ổ cắm đến dụng cụ điện bằng nhau do đó hầu như nhiệt lượng chỉ toả ra ở đoạn dây dẫn này mà không toả ra ở dây nối bằng đồng (có điện trở suất nhỏ do đó có điện trở nhỏ).
b. Khi ấm hoạt động BT thì U = 220V, P = 1000W
- Điện trở của dây dẫn là là: 
 P =U.I = U2/R ® R= U2/ P =(220)2/1000 = 48,4(W)
c. Tiết diện dây điện trở là: 
 - Từ CT: R = r.l/s 
® S= r.l/R = 1,1.10-6.2/48,4 = 0,045. 10-6m2
Mà S= p.d2/4 « d2 = 4s/p 
® d2 = 4s/p = 4.0,045.10-6/3,14 = 0,057.10-6 m2 
® d = 0,24. 10-3 m
Bài 20 trang 56
a. Hđt giữa hai đầu đường dây tại trạm cung cấp điện:
- Cđdđ chạy qua dây tải điện là:
I = P / U = 22,5(A)
- Hđt trên dây tải điện là:
Ud = IRd = 9(V)
- Hđt giữa hai đầu đường dây tại tram cung cấp điện:
U0 = U + Ud = 229(V)
b, Tiền điện mà khu này phải trả:
- Trong 1 tháng khu này tiêu thụ lượng điện năng là:
A = P.t = 4,95.6.30 = 891 (kW.h)
- Tiền điện mà khu này phải trả trong 1 tháng là:
T = 891.700 = 623700(đ)
c, Lượng điện năng hao phí trên giây tải điện trong 1 tháng là:
Ahf = I2.Rd.t = 36,5 (kW.h)
3. Hoạt động luyện tập cũng cố kiến thức (2 phút)
- GV hệ thống hóa lại các kiến thức đã học.
4. Hoạt động vận dụng 
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 11
Ngày soạn: 09/11/2017
Tiết: 22
 Ngày dạy: 17/11/2017
Bài 20: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức: 
- Hệ thống kiến thức chương I: điện học
- Làm các bài tập ở phần điện học
2. Kỹ năng: Vận dụng được những kiến thức và kĩ năng để giải các bài tập trong chương I.
3. Thái độ: Nghiêm túc, khẩn trương, hợp tác trong hoạt động nhóm.
4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS: Rèn luyện năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
2. Học sinh: Ôn lại các bài đã học
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH: 
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (1 phút)
* Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài học
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (42 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập và tự kiểm tra (15 phút)
Mục tiêu: Ôn tập và tự kiểm tra những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của toàn bộ chương
GV: Yêu cầu h/s trả lời các câu hỏi còn lại của phần I - Tự kiểm tra
GV: Phân chia câu hỏi cho các nhóm
Cho Hs thảo luận với những câu mà các em không vững.
GV: Đại diện nhóm trình bày trước lớp phần câu hỏi của nhóm đã được phân công.
GV: Cho các nhóm đối chiếu phần trả lời của nhóm với đáp án của GV; sau đó cho các em trao đổi thảo luận chung với những mạch kiến thức mà các em còn chưa vững và cần trao đổi.
GV: Câu 8: Lưu ý Hs thêm giúp Hs khi phân biệt năng lượng có ích và năng lượng vô ích cho trường hợp ở bóng đèn dây tóc còn tùy thuộc vào điều kiện khi sử dụng.
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
7. a, (1) công suất định mức của dụng cụ đó.
 b, (2) của hđt giữa hai đầu đoạn mạch và cđdđ chạy qua đoạn mạch đó.
8. a, CT: A = p.t = U.I.t
 b, Các dụng cụ điện có tác dụng biến đổi điện năng thành: Quang năng, cơ năng, nhiệt năng.
9. Nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với I2, với R và thời gian dòng điện chạy qua.
 - BT: Q = I2.R.t
10. Các quy tắc cần phải thực hiện để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện:
- Chỉ làm TH với hđt dưới 40V
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện theo đúng quy định.
- Cần mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp với mỗi dụng cụ điện dùng trong mạng điện gia đình
- Không được tự mình tiếp xúc với mạng điện g/đình.
- Nối đất cho vỏ KL của các dụng cụ hay thiết bị điện.
11. a, Phải sử dụng tiết kiệm điện năng vì:
- Trả tiền điện ít hơn, dó đó giảm bớt chi tiêu cho gia đình hoặc cá nhân.
- Các thiết bị và dụng cụ điện được sử dụng lâu bền hơn, do đó cũng gps phần giảm bớt chi tiêu về điện.
- Giảm bớt sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải, đ/biệt trong những giờ cao điểm.
b, Các cách sử dụng tiết kiệm điện năng:
- Sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất hợp lí, vừa đủ mức cần thiết.
- Chỉ sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện trong những lúc cần thiết.
Hoạt động 2: Vận dụng (27 phút)
Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập trong chương I.
- GV: Yêu cầu đoc bài và tóm tắt bài 17
- HS: Tóm tắt đầu bài
GV cho HS hoạt động nhóm làm bài vào bảng nhóm.
- GV: hướng dẫn HS giải: Bằng các bước giải.
GV: Thu các bảng nhóm lại và treo lên bảng
GV: Gọi HS nhóm khác nhận nét và GV uốn nắn bài làm của HS.
- GV: Tổ chức cho HS thống nhất kết quả đúng.
- GV: Yêu cầu đoc bài và tóm tắt đầu bài 19
HS: Tóm tắt đầu bài
GV cho HS hoạt động cá nhân
GV: hướng dẫn HS giải: Bằng các bước giải.
GV: Gọi HS lên bảng trình bày lời giải
GV: Gọi HS khác nhận xét bài làm của bạn 
GV: Uốn nắn kịp thời và cho điểm HS
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
Bài 17 trang 56 (SGK)
Tóm tắt:
U=12V; R1nt R2; I=0,3A; R1//R2; I/=1,6A;
R1=?; R2=?
Bài giải:
Bài 19 trang 56 (SGK)
a) Thời gian đun sôi nước.
- Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước là:
 Q1= cm (-) = 630 000 (J)
- Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra là:
Q = =741 176,5 (J)
- Thời gian đun sôi nước là:
t = Q/P = 741s = 12 phút 21 giây.
b) Tính tiền điện phải trả.
- Việc đun nước này trong 1 tháng tiêu thụ lượng điện năng là:
A = Q.2.30 = 44 470 590J = 12,35 (kW.h)
Tiền điện phải trả là: 
T = 12,35.700 = 8 645(đ)
c) R của bếp giảm 4 lần và (P = U2/R) của bếp tăng 4 lần
Kết quả thời gian đun sôi nước (t = Q/P ) giảm 4 lần: 
t = 185(s) = 3ph5s
3. Hoạt động luyện tập cũng cố kiến thức (2 phút)
- GV hệ thống hóa lại các kiến thức đã học
4. Hoạt động vận dụng 
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tân Tiến, ngày tháng 11 năm 2016
Ký duyệt
Hoàng Văn Nguyên
Tân Tiến, ngày tháng 11 năm 2017
Ký duyệt
Hoàng Văn Nguyên

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 20 Tong ket chuong I Dien hoc_12182126.doc