Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Toán 6

Câu hỏi 1 (Tiết 1 - §1. Điểm. Đường thẳng). Hãy chọn câu đúng nhất:

Để đặt tên cho một điểm người ta thường dùng:

A. Một chữ cái in thường.

B. Một chữ cái in hoa.

C. Hai chữ cái in thường

D. Một chữ cái in thường hoặc một chữ cái in hoa.

Hướng dẫn/Đáp số: B. Một chữ cái in hoa.

Câu hỏi 2 (Tiết 1 - §1. Điểm. Đường thẳng). Đường thẳng có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau?

A. Giới hạn ở một đầu. B. Kéo dài mãi về một phía.

C. Giới hạn ở hai đầu. D. Kéo dài mãi về hai phía.

Hướng dẫn/Đáp số: D. Kéo dài mãi về hai phía.

 

doc 13 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Toán 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG CÂU HỎI “NHẬN BIẾT” CHƯƠNG TRÌNH HỌC KỲ I
PHẦN HÌNH HỌC 
CHƯƠNG I. ĐOẠN THẲNG
Câu hỏi 1 (Tiết 1 - §1. Điểm. Đường thẳng). Hãy chọn câu đúng nhất:
Để đặt tên cho một điểm người ta thường dùng: 
A. Một chữ cái in thường.
B. Một chữ cái in hoa.
C. Hai chữ cái in thường
D. Một chữ cái in thường hoặc một chữ cái in hoa.
Hướng dẫn/Đáp số: B. Một chữ cái in hoa. 
Câu hỏi 2 (Tiết 1 - §1. Điểm. Đường thẳng). Đường thẳng có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau?
A. Giới hạn ở một đầu.
B. Kéo dài mãi về một phía.
C. Giới hạn ở hai đầu.
D. Kéo dài mãi về hai phía.
Hướng dẫn/Đáp số: D. Kéo dài mãi về hai phía.
Câu hỏi 3 (Tiết 1 - §1. Điểm. Đường thẳng). Lấy ví dụ về hình ảnh của điểm và đường thẳng.
Hướng dẫn/Đáp số: Ví dụ: dấu chấm nhỏ trên trang giấy là hình ảnh của điểm, mép bảng là hình ảnh của đường thẳng, ...
Câu hỏi 4 (Tiết 1 - §1. Điểm. Đường thẳng)
a) Vẽ đường thẳng d
b) Vẽ A d, B d.
Hướng dẫn/Đáp số:	
Câu hỏi 5 (Tiết 1 - §1. Điểm. Đường thẳng). Vẽ hình theo cách diễn đạt sau:
a) Điểm A, B nằm trên đường thẳng a 
b) Điểm N nằm ngoài đường thẳng a
Hướng dẫn/Đáp số:
Câu hỏi 6 (Tiết 1 - §1. Điểm. Đường thẳng).
a) Vẽ đường thẳng a.
b) Vẽ , .
Hướng dẫn/Đáp số:
Câu hỏi 7 (Tiết 1 - §1. Điểm. Đường thẳng). Đặt tên cho các điểm và các đường thẳng còn lại trong hình vẽ:
Hướng dẫn/Đáp số:
Câu hỏi 8 (Tiết 1 - §1. Điểm. Đường thẳng). Chọn câu trả lời đúng: 
Điểm M không thuộc đường thẳng d được kí hiệu là:
A. ; B ; C. ; D. .
Hướng dẫn/Đáp số: A. .
Câu hỏi 9 (Tiết 1 - §1. Điểm. Đường thẳng). Chọn câu trả lời đúng:
Điểm A không thuộc đường thẳng d được kí hiệu là:
A. 	 B. 	 C. 	D. 
Hướng dẫn/Đáp số: C. .
Câu hỏi 10 (Tiết 1 - §1. Điểm. Đường thẳng). Chọn câu trả lời đúng:
Điểm B không thuộc đường thẳng a được kí hiệu là:
	A. 	B. 	C. 	 D. 
Hướng dẫn/Đáp số: B. .
Câu hỏi 11 (Tiết 1 - §1. Điểm. Đường thẳng). Cho hình vẽ, dùng kí hiệu (thuộc) hoặc (không thuộc) thích hợp điền vào ô vuông:
A a ; B a ; C a ; P a
Hướng dẫn/Đáp số:
A a ; B a ; C a ; P a
Câu hỏi 11 (Tiết 1 - §1. Điểm. Đường thẳng). Cho hình vẽ. Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai?	
a) Điểm A thuộc đường thẳng n và đường thẳng p	
b) Đường thẳng p đi qua điểm A và điểm B	
c) Điểm C không nằm trên đường thẳng p và đường thẳng n.
Hướng dẫn/Đáp số:
a) Sai ; b) Đúng ; c) Đúng.
Câu hỏi 12 (Tiết 1 - §1. Điểm. Đường thẳng). Cho hình vẽ. Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai?
a) Điểm N thuộc đường thẳng a nhưng không thuộc đường thẳng b.
B. Điểm M không thuộc đường thẳng a nhưng thuộc đường thẳng b.
C. Điểm N không thuộc cả hai đường thẳng a và b. 
D. Điểm M thuộc cả hai đường thẳng a và b.
Hướng dẫn/Đáp số:
a) Đúng ; b) Sai ; c) Sai ; d) Đúng.
Câu hỏi 13 (Tiết 1 - §1. Điểm. Đường thẳng). Trong hình vẽ sau, điểm nào thuộc đường thẳng d, điểm nào không thuộc đường thẳng d?
Hướng dẫn/Đáp số:
Điểm A và điểm B thuộc đường thẳng d.
Điểm C không thuộc đường thẳng d.
Câu hỏi 14 (Tiết 1 - §1. Điểm. Đường thẳng). Trong hình vẽ sau, điểm nào thuộc đường thẳng xy, điểm nào không thuộc đường thẳng xy?
Hướng dẫn/Đáp số:
Điểm A, điểm B và điểm D thuộc đường thẳng xy.
Điểm C không thuộc đường thẳng xy.
Câu hỏi 15 (Tiết 1 - §1. Điểm. Đường thẳng). Cho hình vẽ. Điểm nào thuộc đường thẳng d, điểm nào không thuộc đường thẳng d? 
Hướng dẫn/Đáp số: A d, B d.
Câu hỏi 16 (Tiết 2 - §2. Ba điểm thẳng hàng). Cho hình vẽ sau. Ba điểm D, E, F có thẳng hàng không?
Hướng dẫn/Đáp số: Ba điểm D, E, F thẳng hàng.
Câu hỏi 16 (Tiết 2 - §2. Ba điểm thẳng hàng). Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi: 
a) Kể tên những điểm nằm giữa hai điểm M và Q
b) Kể tên những điểm không nằm giữa hai điểm N và P
c) Kể tên những điểm nằm cùng phía đối với điểm N
d) Kể tên những điểm nằm khác phía đối với điểm P
Hướng dẫn/Đáp số: 
a) Những điểm nằm giữa hai điểm M và Q là N và P.
b) Những điểm không nằm giữa hai điểm N và P là M; Q.
c) Những điểm nằm cùng phía đối với điểm N là P và Q.
d) Những điểm nằm khác phía đối với điểm P là M và Q; N và Q.
Câu hỏi 17 (Tiết 2 - §2. Ba điểm thẳng hàng). Khi nào ba điểm A, C, D thẳng hàng?
Hướng dẫn/Đáp số: Ba điểm A, C, D thẳng hàng khi chúng cùng thuộc một đường thẳng.
Câu hỏi 18 (Tiết 2 - §2. Ba điểm thẳng hàng). Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
A. Trong ba điểm thẳng hàng điểm nào cũng có thể nằm giữa hai điểm còn lại.
B. Trong ba điểm thẳng hàng có hai điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
C. Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
D. Trong ba điểm có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Hướng dẫn/Đáp số: C. Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Câu hỏi 19 (Tiết 2 - §2. Ba điểm thẳng hàng). Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng và điểm A nằm giữa hai điểm B và C. Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Hai điểm A và B nằm khác phía đối với điểm C.
B. Hai điểm A và C nằm khác phía đối với điểm B.
C. Hai điểm A và B nằm cùng phía đối với điểm C.
D. Hai điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm A.
Hướng dẫn/Đáp số: C. Hai điểm A và B nằm cùng phía đối với điểm C.
Câu hỏi 20 (Tiết 2 - §2. Ba điểm thẳng hàng). Vẽ bốn điểm A, B, C, D thuộc đường thẳng d sao cho B nằm giữa A và C; D nằm khác phía với A so với điểm C.
Hướng dẫn/Đáp số: Vẽ 4 điểm nằm trên đường thẳng theo đúng thứ tự A, C, B, D
Câu hỏi 21 (Tiết 2 - §2. Ba điểm thẳng hàng). Cho hình vẽ. Điền vào chỗ trống (......) trong các phát biểu sau:
a) Hai điểm M và N nằm ........ đối với điểm O
b) Hai điểm M, O nằm ........ đối với điểm N
c) Hai điểm N, O nằm ........ đối với điểm M
d) Điểm N nằm ........ hai điểm M và O
Hướng dẫn/Đáp số: 
a) cùng phía ; b) khác phía ;
c) cùng phía ; d) giữa.
Câu hỏi 22 (Tiết 2 - §2. Ba điểm thẳng hàng). Thế nào là ba điểm thẳng hàng? Nêu mối quan hệ giữa ba điểm thằng hàng?
Hướng dẫn/Đáp số: 
Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng thuộc một đường thẳng
 Mối quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng: Trong ba điểm thẳng hàng có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Câu hỏi 23 (Tiết 2 - §2. Ba điểm thẳng hàng). Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: Vẽ bốn điểm M, N, P, Q thẳng hàng sao cho điểm N nằm giữa M và P, điểm Q không nằm giữa N và P.
Hướng dẫn/Đáp số: Có nhiều đáp án: 
Câu hỏi 24 (Tiết 2 - §2. Ba điểm thẳng hàng). Ba điểm M, N, P thẳng hàng. Trong các câu sau, câu nào sai ?
A. Đường thẳng MP đi qua N.
B. Đường thẳng MN đi qua P.
C. M, N, P thuộc một đường thẳng.
D. M, N, P không cùng thuộc một đường thẳng.
Hướng dẫn/Đáp số: D. M, N, P không cùng thuộc một đường thẳng.
Câu hỏi 25 (Tiết 2 - §2. Ba điểm thẳng hàng). Cho năm điểm M, N, P, Q, R sao cho M nằm giữa N và P, Q nằm giữa M và N còn R nằm giữa M và Q (như hình vẽ).
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào Sai ?
A. Điểm R nằm giữa N và P.
B. Điểm N nằm giữa P và Q.
C. Điểm M nằm giữa Q và P.
D. Điểm N và Q nằm cùng phía đối với R.
Hướng dẫn/Đáp số: B
Câu hỏi 26 (Tiết 2 - §2. Ba điểm thẳng hàng). Cho bốn điểm A, B, C, D thuộc đường thẳng d như hình vẽ. Điểm A không nằm giữa hai điểm nào ?
Hướng dẫn/Đáp số: Điểm A không nằm giữa hai điểm C và B; C và D; B và D.
Câu hỏi 27 (Tiết 2 - §2. Ba điểm thẳng hàng). Trong 3 điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? 
Hướng dẫn/Đáp số: Điểm C nằm giữa hai điểm A và B.
Câu hỏi 28 (Tiết 2 - §2. Ba điểm thẳng hàng). Hãy kể tên điểm nằm giữa hai điểm còn lại trong hình vẽ sau:
Hướng dẫn/Đáp số:
Điểm I nằm giữa hai điểm A và M.
Điểm I nằm giữa hai điểm A và N.
Điểm N nằm giữa hai điểm A và C.
Điểm M nằm giữa hai điểm B và C.
Câu hỏi 29 (Tiết 2 - §2. Ba điểm thẳng hàng). Cho hình vẽ sau. Hãy kể tên:
a) Các bộ ba điểm thẳng hàng.
b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng.
Hướng dẫn/Đáp số:
a) Các bộ ba điểm thẳng hàng: 
+ Ba điểm B, C, E thẳng hàng; 
+ Ba điểm A, D, E thẳng hàng
b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng: 
+ Ba điểm B, C, D không thẳng hàng
+ Ba điểm B, A, E không thẳng hàng
Câu hỏi 30 (Tiết 2 - §2. Ba điểm thẳng hàng). Cho hình vẽ sau. Hãy kể tên:
a) Các bộ ba điểm thẳng hàng.
b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng.
Hướng dẫn/Đáp số:
a) Các bộ ba điểm thẳng hàng: I, E, F và H, G, F
Hai bộ ba điểm không thẳng hàng: E, I, H và H, E, G (hoặc đáp án khác)
Câu hỏi 31 (Tiết 3 - §3. Đường thẳng đi qua hai điểm). Có mấy cách đặt tên các đường thẳng 
Hướng dẫn/Đáp số: Có 3 cách:
 - Dùng một chữ cái in thường 
 - Dùng hai chữ cái in thường.
 - Dùng hai chữ cái in hoa.
Câu hỏi 32 (Tiết 3 - §3. Đường thẳng đi qua hai điểm). Nêu cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm C và D cho trước?
Hướng dẫn/Đáp số: Cách vẽ:
- Đặt cạnh thước đi qua hai điểm C và D.
- Dùng bút chì vạch theo cạnh thước.
Câu hỏi 33 (Tiết 3 - §3. Đường thẳng đi qua hai điểm). Hãy chọn câu trả lời sai:
A. Hai đường thẳng cắt nhau có một điểm chung.
B. Hai đường thẳng song song không có điểm chung.
C. Hai đường thẳng phân biệt có một điểm chung.
D. Hai đường thẳng trùng nhau có vô số điểm chung.
 Hướng dẫn/Đáp số: C. Hai đường thẳng phân biệt có một điểm chung.
Câu hỏi 33 (Tiết 3 - §3. Đường thẳng đi qua hai điểm). Chọn câu trả lời đúng.
Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm A, B cho trước?
A. 1 ;	B. 2 ; C. 3 ;	D. Vô số.
Hướng dẫn/Đáp số: A. 1
Câu hỏi 34 (Tiết 3 - §3. Đường thẳng đi qua hai điểm). Nối một câu ở cột A với mỗi câu ở cột B để được khẳng định đúng: 
Cột A
Cột B
1. Hai đường thẳng trùng nhau.
a) Không có điểm chung nào.
2. Hai đường thẳng phân biệt cắt nhau.
b) Có vô số điểm chung.
3. Hai đường thẳng song song
c) Chỉ có một điểm chung.
Hướng dẫn/Đáp số: 1 – b ; 2 – c ; 3 – a.
Câu hỏi 35 (Tiết 3 - §3. Đường thẳng đi qua hai điểm). Điền dấu “X” vào ô thích hợp trong bảng sau:
Với ba điểm A, B , C thẳng hàng
Đúng
Sai
Hình vẽ
a) Hai đường thẳng AB và BC là hai đường thẳng song song với nhau
b) Hai đường thẳng AB và BC trùng nhau
c) Hai đường thẳng AB và BC là hai đường thẳng phân biệt 
d) Hai đường thẳng AB và BC chỉ có một điểm chung B
Hướng dẫn/Đáp số:
	a) Sai	b) Đúng c) Sai	d) Sai
Câu hỏi 36 (Tiết 3 - §3. Đường thẳng đi qua hai điểm). Qua hai điểm E và D ta vẽ được bao nhiêu đường thẳng?
Hướng dẫn/Đáp số: Chỉ vẽ được một đường thẳng qua E và D.
Câu hỏi 37 (Tiết 5 - §5. Tia). Thế nào là một tia gốc O?
Hướng dẫn/Đáp số: Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O.
Câu hỏi 38 (Tiết 5 - §5. Tia). Cho hình vẽ:
Các khẳng định sau đây khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?
a) Tia AB trùng với tia Ax.
b) Tia BA và tia Ax là hai tia đối nhau.
c) Tia AB trùng với tia Bx.
Hướng dẫn/Đáp số:
Đúng.
Sai.
Sai.
Câu hỏi 39 (Tiết 5 - §5. Tia). Điền vào chỗ trống (...) trong các phát biểu sau:
a) Hình tạo bởi điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một ...
b) Điểm M bất kì nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của ...
c) Nếu điểm A nằm giữa hai điểm B và C thì :
 - Hai tia ... đối nhau
 - Hai tia CA và ... trùng nhau
 - Hai tia BA và BC ...
Hướng dẫn/Đáp số:
a) Hình tạo bỏi điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O.
b) Điểm M bất kì nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của tia Mx và tia My
c) Nếu điểm A nằm giữa hai điểm B và C thì :
 - Hai tia AB và AC đối nhau
 - Hai tia CA và CB trùng nhau
 - Hai tia BA và BC trùng nhau.
Câu hỏi 40 (Tiết 5 - §5. Tia). Điền dấu x vào ô thích hợp.
Câu
Đúng
Sai
a. Hai tia Ax và Ay chung gốc thì đối nhau.	
b. Hai tia Ax; Ay cùng nằm trên đường thẳng xy thì đối nhau. 
c. Hai tia Ax; By cùng nằm trên đường thẳng xy thì đối nhau. 
d. Hai tia cùng nằm trên đường thẳng xy thì trùng nhau.
Hướng dẫn/Đáp số:
Câu
Đúng
Sai
a. Hai tia Ax và Ay chung gốc thì đối nhau.
X
b. Hai tia Ax; Ay cùng nằm trên đường thẳng xy thì đối nhau. 
X
c. Hai tia Ax; By cùng nằm trên đường thẳng xy thì đối nhau. 
X
d. Hai tia cùng nằm trên đường thẳng xy thì trùng nhau.
x
Câu hỏi 41 (Tiết 5 - §5. Tia). Cho hình vẽ: 
a) Viết tên hai tia đối nhau gốc O.
b) Viết tên hai tia trùng nhau.
Hướng dẫn/Đáp số: 
a) Hai tia đối nhau gốc O: OA và OB.
b) Hai tia trùng nhau: AO và AB hoặc BA và BO.
Câu hỏi 42 (Tiết 5 - §5. Tia). Nếu điểm O nằm trên đường thẳng xy thì Ox và Oy được gọi là:
	A. Hai tia đối nhau.	 B. Hai tia trùng nhau.	
	 C. Hai đường thẳng song song.	 D. Hai đoạn thẳng bằng nhau
Hướng dẫn/Đáp số: A. Hai tia đối nhau
Câu hỏi 43 (Tiết 5 - §5. Tia). Cho hình vẽ sau:
Điền vào chỗ trống () để được câu trả lời đúng
a) Hai tia ON và Ox là hai tia 
b) Hai tia NO và Nx là hai tia 
c) Hai tia MO và My là ..
d) Hai tia OM và Oy là .
Hướng dẫn/Đáp số:
a) Hai tia ON và Ox là hai tia trùng nhau
b) Hai tia NO và Nx là hai tia đối nhau
c) Hai tia MO và My là hai tia đối nhau
d) Hai tia OM và Oy là hai tia trùng nhau
Câu hỏi 44 (Tiết 5 - §5. Tia). Cho 2 tia Ox và Oy ®èi nhau (như hình vẽ). LÊy ®iÓm A vµ B thuéc tia Ox (A n»m gi÷a O vµ B), ®iÓm C thuéc tia Oy. H·y kÓ tªn: 
a) Tia trïng víi tia AC
b) C¸c tia lµ tia ®èi cña tia AC
Hướng dẫn/Đáp số: 
a) Tia AO vµ tia Ay.
b) Tia AB vµ tia Ax.
Câu hỏi 45 (Tiết 5 - §5. Tia). Cho điểm M nằm giữa điểm N và điểm P kết luận nào sau đây là đúng?
A. Tia MN trùng với tia MP
B. Tia MP trùng với tia NP
C. Tia PM trùng với tia PN
D. Tia PN trùng với tia NP
Hướng dẫn/Đáp số: Chọn C
Câu hỏi 46 (Tiết 5 - §5. Tia). Trên đường thẳng xy lấy điểm O. Trên tia Ox lấy điểm M, trên tia Oy lấy điểm N (M, N và O không trùng nhau).
a) Kể tên các tia đối nhau có gốc M trong hình vẽ.
b) Kể tên các tia trùng nhau có gốc N trong hình vẽ.
Hướng dẫn/Đáp số:
a) Mx và My. 
b) NO và Nx
Câu hỏi 47 (Tiết 5 - §5. Tia). Trên hình vẽ có những tia đối nhau nào? 
Hướng dẫn/Đáp số: Ax và Ay; Bx và By
Câu hỏi 48 (Tiết 7 - §6. Đoạn thẳng) Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Hình gồm hai điểm ... và tất cả các điểm nằm giữa ... được gọi là đoạn thẳng CD. Hai điểm ... được gọi là hai mút của đoạn thẳng CD.
b) Đoạn thẳng MN là hình gồm ...
Hướng dẫn/Đáp số:
a) Hình gồm hai điểm C, D và tất cả các điểm nằm giữa C và D được gọi là đoạn thẳng CD. Hai điểm C và D được gọi là hai mút của đoạn thẳng CD.
b) Đoạn thẳng MN là hình gồm điểm M và điểm N và tất cả các điểm nằm giữa M và N được gọi là đoạn thẳng MN. Hai điểm M và N được gọi là hai mút của đoạn thẳng MN.
Câu hỏi 49 (Tiết 7 - §6. Đoạn thẳng). Điền vào chỗ trống (...) trong các phát biểu sau:
 Hình gồm hai điểm. và tất cả các điểm nằm giữa . được gọi là đoạn thẳng BC. Hai điểm  gọi là hai mút của đoạn thẳng BC
Hướng dẫn/Đáp số:
 Hình gồm hai điểm B, C và tất cả các điểm nằm giữa B và C. Được gọi là đoạn thẳng BC. Hai điểm B và C gọi là hai mút của đoạn thẳng BC.
Câu hỏi 50 (Tiết 7 - §6. Đoạn thẳng). Hình vẽ sau có mấy đoạn thẳng? 
Hướng dẫn/Đáp số:
6 đoạn thẳng: AI, BI, AB, CI, DI, CD	
Câu hỏi 51 (Tiết 7 - §6. Đoạn thẳng). Trên đường thẳng a lấy ba điểm A, B, C. Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả? Hãy gọi tên các đoạn thẳng ấy.
Hướng dẫn/Đáp số: Có 3 đoạn thẳng: AB, BC, AC.
Câu hỏi 52 (Tiết 7 - §6. Đoạn thẳng). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu đúng
Gọi I là một điểm bất kì thuộc đoạn thẳng MN, ta có:
Điểm I phải trùng với M hoặc N
Điểm I phải nằm giữa hai điểm M và N
Điểm I hoặc trùng với điểm M hoặc nằm giữa hai điểm M và N hoặc trùng với điểm N
Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng MN
 Hướng dẫn/Đáp số: C
Câu hỏi 53 (Tiết 7 - §6. Đoạn thẳng). 	Đặt tên cho đoạn thẳng người ta dùng:
	A. Hai chữ cái in hoa.
	B. Hai chữ cái in thường
	C. Một chữ cái in hoa, một chữ cái in thường.
	D. Một chữ cái in thường.
Hướng dẫn/Đáp số: A. Hai chữ cái in hoa.
Câu hỏi 54 (Tiết 8 - §7. Độ dài đoạn thẳng). Điền vào trỗ trống() trong phát biểu sau:
	So sánh hai đoạn thẳng bằng cách .
Hướng dẫn/Đáp số: So sánh độ dài của chúng 
Câu hỏi 55 (Tiết 8 - §7. Độ dài đoạn thẳng). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu đúng:
Cho AB = 2cm; CD = 5cm khi đó:
AB > CD
AB < CD
AB = CD
Hướng dẫn/Đáp số: B.
Câu hỏi 56 (Tiết 8 - §7. Độ dài đoạn thẳng). Cho biết AB = 3cm; CD = 4cm; EG = 4cm. Ta có:
A. AB > EG B. AB = EG C. AB EG 
Hướng dẫn/Đáp số: C. AB < EG 
Câu hỏi 57 (Tiết 8 - §7. Độ dài đoạn thẳng). Nối cột A với cột B để được khẳng định đúng:.
Cột A
Cột B
1. Biết AB = 3cm, CD = 4cm, thì
a) AB = CD
2. Biết AB = 3cm, CD = 2cm, thì
b) AB < CD
3. Biết AB = 3cm, CD = 3cm, thì
c) AB > CD
Hướng dẫn/Đáp số: 1 - b ; 2 - c; 3 – a
Câu hỏi 57 (Tiết 8 - §7. Độ dài đoạn thẳng). Cho hình vẽ bên. Đo rồi sắp xếp độ dài các đoạn thẳng AB; BC; CD; DA theo thứ tự tăng giần
A
B
C
D
Hướng dẫn/Đáp số: 
	BC= 2cm
	CD = 2,5cm
	AD = 3cm
	AB = 4cm
	BC < CD < AD < AB
Câu hỏi 58 (Tiết 9 - §9. Vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài). Trên tia Ox, vẽ OA = 3cm, OB = 4cm, OC = 5cm. Chọn câu đúng: 
	A. A nằm giữa B và C.
	B. C nằm giữa A và B.
	C. B nằm giữa A và C.
	D. O nằm giữa A và B.
Hướng dẫn/Đáp số: C. B nằm giữa A và C. 
Câu hỏi 59 (Tiết 10 - §8. Khi nào thì AM + MB = AB?). 
Khi nào thì AM + MB = AB?
Hướng dẫn/Đáp số: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. 
Câu hỏi 60 (Tiết 10 - §8. Khi nào thì AM + MB = AB?).
	Hãy chọn câu đúng. Cho ba điểm V, A, T thẳng hàng . Nếu TV + VA = TA, ta có: 
	A. Điểm T nằm giữa hai điểm A và V.
	B. Điểm A nằm giữa hai điểm T và V.
	C. Điểm V không nằm giữa hai điểm A và T.
	D. Điểm V nằm giữa hai điểm T và A.
Hướng dẫn/Đáp số: D. Điểm V nằm giữa hai điểm T và A.
Câu hỏi 61 (Tiết 10 - §8. Khi nào thì AM + MB = AB?). Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu :
AC + CB = AB
AB + BC = AC
BA + AC = BC.
Hướng dẫn/Đáp số:
a) Điểm C nằm giữa A, B
b) Điểm B nằm giữa A, C
c) Điểm A nằm giữa B, C.
Câu hỏi 62 (Tiết 10 - §8. Khi nào thì AM + MB = AB?). Ta có IM + MK = IK. Điểm M có nằm giữa điểm I và Điểm K hay không? 
Hướng dẫn/Đáp số: Điểm M nằm giữa điểm I và Điểm K.
Câu hỏi 63 (Tiết 10 - §8. Khi nào thì AM + MB = AB?). Trên tia Ox, lấy điểm M và điểm N sao cho OM = 5cm, ON = 7cm. Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? 
Hướng dẫn/Đáp số: Trên tia Ox có OM < ON nên điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
Câu hỏi 64 (Tiết 10 - §8. Khi nào thì AM + MB = AB?). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu đúng
Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì:
A. MA + AB = MB ;	B. MB + BA = MA ; C. AM + MB = AB
Hướng dẫn/Đáp số: C
Câu hỏi 65 (Tiết 12 - §10. Trung điểm của đoạn thẳng). Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì?
Hướng dẫn/Đáp số: Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B (MA = MB).
Câu hỏi 66 (Tiết 12 - §10. Trung điểm của đoạn thẳng). M là trung điểm của đoạn thẳng AB khi:
	A. MA = MB và MB +AB = MA 
	B. MA + AB = MB và MA = MB
	C. MA + MB = AB
	D. MA + MB = AB và MA = MB
Hướng dẫn/Đáp số: D. MA + MB = AB và MA = MB.
Câu hỏi 67 (Tiết 12 - §10. Trung điểm của đoạn thẳng). Nối cột A với cột B để được khẳng định đúng:
 Cho M là trung điểm của đoạn thẳng AB
Cột A
Cột B
a) Nếu AB = 6cm thì
b) Nếu AB = 4cm thì
1. AM = MB = 4cm
2. AM = MB = 3cm
3. AM = MB = 2cm
Hướng dẫn/Đáp số: a - 2, b – 3
Câu hỏi 68 (Tiết 12 - §10. Trung điểm của đoạn thẳng). Chọn câu đúng trong các câu sau:
Cho đoạn thẳng AB = 4cm. M là trung điểm của đoạn thẳng AB. 
A. MA = MB = 2cm	B. MA = 3cm
C. MA = 1cm	D. MA = 4cm
Hướng dẫn/Đáp số: A
Câu hỏi 69 (Tiết 12 - §10. Trung điểm của đoạn thẳng). Nêu cách vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB? 
Hướng dẫn/Đáp số: 
- Vẽ đoạn thẳng AB
- Vẽ điểm M nằm giữa hai điểm A, B sao cho MA = MB = 
Câu hỏi 70 (Tiết 12 - §10. Trung điểm của đoạn thẳng). Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng MN khi:
A. IM = IN	; B. IM = 2 IN ; C. IM + IN = MN ;	D. 
Hướng dẫn/Đáp số: D. 
Câu hỏi 71 (Tiết 12 - §10. Trung điểm của đoạn thẳng). Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu :
A. M cách đều hai điểm A, B 	
B. M nằm giữa hai điểm A và B 
C. M nằm giữa hai điểm A và B và M cách đều hai điểm A và B	
Hướng dẫn/Đáp số: C.
Câu hỏi 72 (Tiết 12 - §10. Trung điểm của đoạn thẳng). Khi nào thì kết luận được điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB? Em hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
a) IA = IB
b) AI + IB =AB
c) AI + IB = AB và IA = IB
d) IA = IB = 
Hướng dẫn/Đáp số: Chọn c và d.
Câu hỏi 72 (Tiết 12 - §10. Trung điểm của đoạn thẳng). Gọi M là một điểm của đoạn thẳng AB. Biết AM = 8, MB = 8, M có phải trung điểm của AB hay không? 
Hướng dẫn/Đáp số: M là trung điểm của AB.

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh hoc - lop 6.doc