Hóa học 11 - Chuyên đề Snkin

CHUYÊN ĐỀ ANKIN

Câu 1: Ankin là hiđrocacbon :

A. có dạng CnH2n-2, mạch hở. B. có dạng CnH2n, mạch hở.

C. mạch hở, có 1 liên kết ba trong phân tử. D. A và C đều đúng.

Câu 2: Dãy đồng đẳng của axetilen có công thức chung là :

A. CnH2n+2 (n 2). B. CnH2n-2 (n 1). C. CnH2n-2 (n 3). D. CnH2n-2 (n 2).

Câu 3: Câu nào sau đây sai ?

A. Ankin có số đồng phân ít hơn anken tương ứng.

B. Ankin tương tự anken đều có đồng phân hình học.

C. Hai ankin đầu dãy không có đồng phân.

D. Butin có 2 đồng phân vị trí nhóm chức.

Câu 4: Trong phân tử axetilen liên kết ba giữa 2 cacbon gồm :

A. 1 liên kết pi () và 2 liên kết xích ma ( ).

B. 2 liên kết pi () và 1 liên kết xích ma ( ).

C. 3 liên kết pi ().

D. 3 liên kết xích ma ( ).

 

docx 14 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2581Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học 11 - Chuyên đề Snkin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 23: Để chuyển hoá ankin thành anken ta thực hiện phản ứng cộng H2 trong điều kiện có xúc tác :
A. Ni, to. 	B. Mn, to.	C. Pd/ PbCO3, to.	D. Fe, to.	
Câu 24: Hỗn hợp A gồm hiđro và các hiđrocacbon no, không no. Cho A vào bình có niken xúc tác, đun nóng bình một thời gian ta thu được hỗn hợp B. Phát biểu nào sau đây sai ?
	A. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A cho số mol CO2 và số mol nước luôn bằng số mol CO2 và số mol nước khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B. 
B. Số mol oxi tiêu tốn để đốt hoàn toàn hỗn hợp A luôn bằng số mol oxi tiêu tốn khi đốt hoàn toàn hỗn hợp B.
	C. Số mol A – Số mol B = Số mol H2 tham gia phản ứng.
D. Khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp A bằng khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp B.
Câu 25: Chất nào trong 4 chất dưới đây có thể tham gia cả 4 phản ứng : Phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng brom, phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, to), phản ứng thế với dung dịch AgNO3 /NH3 ?
A. etan.	B. etilen.	C. axetilen.	D. xiclopropan.
Câu 26: Cho phản ứng : C2H2 + H2O A 
A là chất nào dưới đây ? 
A. CH2=CHOH.	B. CH3CHO.	C. CH3COOH.	D. C2H5OH. 
Câu 27: Cho dãy chuyển hoá sau : 
CH4 A B C Cao su Buna.
Công thức phân tử của B là :
	A. C4H6.	B. C2H5OH.	C. C4H4.	D. C4H10.
Câu 28: Cho sơ đồ phản ứng (các chất tạo ra trong sơ đồ là sản phẩm chính) :
 (Y) (X) (Y) (Z) (T) Axeton 
X, Y, Z, T lần lượt là :
A. CH3CH2CH2Cl, CH3CH=CH2, CH3CHBrCH2Br, CH3CºCH. 
B. CH3CH2CH2Cl, CH3CH2CH3, CH3CHBrCH2Br, CH3CºCH. 
C. C2H4, C2H4Br2, C2H2, CH3CºCH. 
D. CH3CHClCH3, CH3CH=CH2, CH3CHBrCH2Br, CH3CºCH.
Câu 29: Có chuỗi phản ứng sau:
N + H2 D E (spc) D
Xác định N, B, D, E biết rằng D là một hiđrocacbon mạch hở, D chỉ có 1 đồng phân.
A. N : C2H2 ; B : Pd ; D : C2H4 ; E : CH3CH2Cl.
B. N : C4H6 ; B : Pd ; D : C4H8 ; E : CH2ClCH2CH2CH3.
C. N : C3H4 ; B : Pd ; D : C3H6 ; E : CH3CHClCH3.
D. N : C3H4 ; B : Pd ; D : C3H6 ; E : CHCH2CH2Cl.
Câu 30: Ankin B có chứa 90% C về khối lượng, mạch thẳng, có phản ứng với AgNO3/NH3. Vậy B là :
A. axetilen.	B. propin.	C. but-1-in.	D. but-2-in.
Câu 31: Ankin C4H6 có bao nhiêu đồng phân cho phản ứng thế kim loại (phản ứng với dung dịch chứa AgNO3/NH3) ?
A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3. 
Câu 32: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa? 
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1. 
Câu 33: Ankin C6H10 có bao nhiêu đồng phân phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 ?	
	A. 3.	B. 4.	 	C. 5.	D. 6.
Câu 34: Trong số các hiđrocacbon mạch hở sau : C4H10, C4H6, C4H8, C3H4, những hiđrocacbon nào có thể tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3 ? 
A. C4H10 ,C4H8.	B. C4H6, C3H4.	C. Chỉ có C4H6.	D. Chỉ có C3H4. 
Câu 35: Cho sơ đồ phản ứng sau :	
CH3–C≡CH + AgNO3/NH3 X + NH4NO3 
X có công thức cấu tạo là ?
A. CH3–C–Ag≡C–Ag. 	B. CH3–C≡C–Ag.	
C. Ag–CH2–C≡C–Ag.	D. A, B, C đều có thể đúng.
Câu 36: Để phân biệt các khí propen, propan, propin có thể dùng thuốc thử là :
A. Dung dịnh KMnO4.	B. Dung dịch Br2.
 	C. Dung dịch AgNO3/NH3.	D. Dung dịch Br2, dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 37: Để phân biệt but-1-in và but-2-in người ta dùng thuốc thử sau đây ?
A. Dung dịch hỗn hợp KMnO4 + H2SO4.	B. Dung dịch AgNO3/NH3.
C. Dung dịch Br2.	D. Cả A, B, C.
Câu 38: Để phân biệt 3 khí C2H4, C2H6, C2H2 người ta dùng các thuốc thử là :
A. dung dịch KMnO4.
B. H2O, H+. 	
C. dung dịch AgNO3/NH3 sau đó là dung dịch Br2.
D. Cả B và C.
Câu 39: Để nhận biết các bình riêng biệt đựng các khí không màu sau đây : SO2, C2H2, NH3 ta có thể dùng hoá chất nào sau đây ? 
A. Dung dịch AgNO3/NH3.	B. Dung dịch HCl. 
C. Quỳ tím ẩm.	D. Dung dịch NaOH.
Câu 40: Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch nào sau đây ?
A. Dung dịch brom dư.	B. Dung dịch KMnO4 dư.	
C. Dung dịch AgNO3/NH3 dư.	D. các cách trên đều đúng.
Câu 41: Hỗn hợp X gồm 3 khí C2H4, C2H6, C2H2. Để thu được C2H6, người ta cho X lần lượt lội chậm qua A. dung dịch KMnO4.	B. dung dịch AgNO3/NH3; dung dịch Br2.
C. dung dịch Br2.	D. Cả A, B, C.
Câu 42: Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen ?
	A. Ag2C2.	B. CH4.	C. Al4C3.	D. CaC2.	
Câu 43: Biết 8,1 gam hỗn hợp khí X gồm : CH3–CH2–CºCH và CH3–CºC–CH3 có thể làm mất màu vừa đủ m gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là :
A. 16 gam.	 	B. 32 gam. 	C. 48 gam. 	 	D. 54.
Câu 44: Một hỗn hợp gồm etilen và axetilen có thể tích 6,72 lít (đktc). Cho hỗn hợp đó qua dung dịch brom dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lượng brom phản ứng là 64 gam. Phần % về thể tích etilen và axetilen lần lượt là : 
	A. 66% và 34%.	B. 65,66% và 34,34%.	
C. 66,67% và 33,33%.	D. Kết quả khác.
Câu 45: X là hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon mạch hở (thuộc dãy đồng đẳng ankin, anken, ankan). Cho 0,3 mol X làm mất màu vừa đủ 0,5 mol brom. Phát biểu nào dưới đây đúng ?
A. X có thể gồm 2 ankan.	B. X có thể gồm 2 anken. 
	C. X có thể gồm1 ankan và 1 anken.	D. X có thể gồm1 anken và một ankin.
Câu 46: Một hỗn hợp X gồm 1 ankin A và H2 có V = 15,68 lít (đktc) cho qua Ni nung nóng, phản ứng hoàn toàn cho ra hỗn hợp Y có V = 6,72 lít (Y có H2 dư). Thể tích của A trong X và thể tích H2 dư (đktc) là :
 A. 4,48 lít ; 2,24 lít.	 	B. 4,48 lít ; 4,48 lít.
 C. 3,36 lít ; 3,36 lít.	D. 1,12 lít ; 5,6 lít.
Câu 47: Hỗn hợp A gồm C2H2 và H2, tỉ khối của A so với hiđro là 5,8. Dẫn A (đktc) qua bột Ni nung nóng cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn ta được hỗn hợp B. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A và tỉ khối của B so với hiđro là :
	A. 40% H2; 60% C2H2; 29.	B. 40% H2; 60% C2H2 ; 14,5.
	C. 60% H2; 40% C2H2 ; 29.	D. 60% H2; 40% C2H2 ; 14,5.
Câu 48: Cho 10 lít hỗn hợp khí CH4 và C2H2 tác dụng với 10 lít H2 (Ni, to). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16 lít hỗn hợp khí (các khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất). Thể tích của CH4 và C2H2 trước phản ứng là : 
	A. 2 lít và 8 lít.	B. 3 lít và 7 lít.	C. 8 lít và 2 lít.	D. 2,5 lít và 7,5 lít. 
Câu 49: Hỗn hợp X gồm ba khí C3H4, C2H2, H2. Cho X vào bình kín dung tích 9,7744 lít ở 25oC, áp suất trong bình là 1 atm, chứa một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y với dX/Y = 0,75. Số mol H2 tham gia phản ứng là :
A. 0,75. 	 	B. 0,3. 	C. 0,15. 	D. 0,1. 
Câu 50: Hỗn hợp A gồm H2, C3H8, C3H4. Cho từ từ 12 lít A qua bột Ni xúc tác. Sau phản ứng được 6 lít khí duy nhất (các khí đo ở cùng điều kiện). Tỉ khối hơi của A so với H2 là :
A. 11.	 	B. 22.	C. 26.	 	D. 13.
Câu 51: Hỗn hợp ban đầu gồm 1 ankin, 1 anken, 1 ankan và H2 với áp suất 4 atm. Đun nóng bình với Ni xúc tác để thực hiện phản ứng cộng sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu được hỗn hợp Y, áp suất hỗn hợp Y là 3 atm. Tỉ khối hỗn hợp X và Y so với H2 lần lượt là 24 và x. Giá trị của x là :
	A. 18.	B. 34.	C. 24.	D. 32.
Câu 52: Hỗn hợp X gồm hiđro và một hiđrocacbon. Nung nóng 14,56 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni xúc tác đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có khối lượng 10,8 gam. Biết tỉ khối của Y so với metan là 2,7 và Y có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Công thức phân tử của hiđrocacbon là :
 A. C3H6.	 B. C4H6.	 	C. C3H4. 	D. C4H8.
Câu 53: Dẫn 17,4 gam hỗn hợp khí X gồm propin và but-2-in lội thật chậm qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 44,1 gam kết tủa xuất hiện. Phần trăm thể tích của mỗi khí trong X là :
A. C3H4 80% và C4H6 20%. 	B. C3H4 25% và C4H6 75%.
C. C3H4 75% và C4H6 25%. 	D. Kết quả khác.
Câu 54: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H6 mạch thẳng. Biết 1 mol X tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 tạo ra 292 gam kết tủa. CTCT của X có thể là :
A. CH ≡C–C≡C–CH2–CH3.	C. CH≡C–CH2–CH=C=CH2.
 	B. CH≡C–CH2–C≡C–CH3.	D. CH≡C–CH2–CH2–C≡CH.
Câu 55: Một hiđrocacbon A mạch thẳng có CTPT là C6H6. Khi cho A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được hợp chất hữu cơ B có MB – MA= 214 đvC. CTCT của A có thể là :
	A. CH≡C–CH2–CH2–C≡CH.	B. CH3–C≡ C–CH2–C≡CH.
C. CH≡C–CH(CH3)–C≡CH.	D. CH3–CH2–C≡C–C≡CH.
Câu 56: Một mol hiđrocacbon X đốt cháy cho ra 5 mol CO2, 1 mol X phản ứng với 2 mol AgNO3/NH3. Xác định CTCT của X ?
 A. CH2=CH–CH=CHCH3.	 	B. CH2=CH–CH2–CCH.
 C. HCC–CH2–CCH.	 	D. CH2=C =CH–CH=CH2.
Câu 57: Đốt cháy 2 gam hiđrocacbon A (khí trong điều kiện thường) được CO2 và 2 gam H2O. Mặt khác 2,7 gam A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư được m gam kết tủa. Giá trị m là :
 A. 8,05 gam.	 B. 7,35 gam.	 C. 16,1 gam.	 D. 24 gam.
Câu 58: Dẫn 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm C2H2, C2H4, CH4 lần lượt qua bình 1 chứa dung dịch AgNO3 trong NH3 rồi qua bình 2 chứa dung dịch Br2 dư trong CCl4. Ở bình 1 có 7,2 gam kết tủa. Khối lượng bình 2 tăng thêm 1,68 gam. Thể tích (ở đktc) của các khí trong hỗn hợp A lần lượt là :
	A. 0,672 lít ; 1,344 lít ; 2,016 lít.	B. 0,672 lít ; 0,672 lít ; 2,688 lít.	
	C. 2,016 ; 0,896 lít ; 1,12 lít.	D. 1,344 lít ; 2,016 lít ; 0,672 lít.
Câu 59: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là :
A. 1,20 gam.	B. 1,04 gam.	C. 1,64 gam.	D. 1,32 gam.
Câu 60: Cho 4,96 gam gồm CaC2 và Ca tác dụng hết với nước được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X. Dẫn X qua bột Ni nung nóng một thời gian được hỗn hợp Y. Cho Y qua bình đựng brom dư thấy thoát ra 0,896 lít (đktc) hỗn hợp Z. Cho tỉ khối của Z so với hiđro là 4,5. Độ tăng khối lượng bình nước brom là
 A. 0,4 gam.	 B. 0,8 gam.	 C. 1,2 gam.	 D. 0,86 gam.
Câu 61: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol C3H4 ; 0,2 mol C2H4 ; 0,35 mol H2 với bột Ni xúc tác được hỗn hợp Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch KMnO4 dư, thấy thoát ra 6,72 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 12. Bình đựng dung dịch KMnO4 tăng số gam là :
	A. 17,2.	B. 9,6.	C. 7,2.	D. 3,1.
Câu 62: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 lấy cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho đi qua chất xúc tác thích hợp, đun nóng được hỗn hợp Y gồm 4 chất. Dẫn Y qua bình đựng nước brom thấy khối luợng bình tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là :	
A. 33,6 lít.	B. 22,4 lít.	C. 16,8 lít.	D. 44,8 lít.
Câu 63: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ankin được 3,6 gam H2O. Nếu hiđro hoá hoàn toàn 0,1 mol ankin đó rồi đốt cháy thì lượng nước thu được là :
	A. 4,2 gam.	B. 5,2 gam.	C. 6,2 gam.	D. 7,2 gam.
Câu 64: Đốt cháy hoàn toàn V lít một ankin thu được 10,8 gam H2O. Nếu cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong thì khối lượng bình tăng 50,4 gam. Giá trị của V là :
A. 3,36 lít.	 	B. 2,24 lít.	C. 6,72 lít.	D. 4,48 lít.
Câu 65: Một hỗn hợp gồm 2 ankin khi đốt cháy cho ra 13,2 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Khối lượng brom có thể cộng vào hỗn hợp trên là : 
A. 16 gam. 	B. 24 gam.	C. 32 gam.	D. 4 gam.
Câu 66: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp C2H6, C3H4, C3H8, C4H10 thu được 35,2 gam CO2 và 21,6 gam H2O. Giá trị của m là :
	A. 14,4.	B. 10,8.	C. 12.	D. 56,8.
Câu 67: Đốt cháy 1 hiđrocacbon A được 22,4 lít khí CO2 (đktc) và 27 gam H2O. Thể tích O2 (đktc) (l) tham gia phản ứng là :
	A. 24,8.	B. 45,3.	C. 39,2.	D. 51,2.
Câu 68: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H2; 0,15 mol C2H4 ; 0,2 mol C2H6 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với bột Ni xúc tác một thời gian được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y được số gam CO2 và H2O lần lượt là :
	A. 39,6 và 23,4.	B. 3,96 và 3,35.	C. 39,6 và 46,8.	D. 39,6 và 11,6.
Câu 69: Chia hỗn hợp gồm C3H6, C2H4, C2H2 thành 2 phần đều nhau. 
 - Phần (1) : Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 22,4 lít CO2 (đktc).
 - Phần (2) : Đem hiđro hoá hoàn toàn rồi đốt cháy thì thể tích CO2 thu được là :
A. 22,4 lít.	B. 11,2 lít.	 	C. 44,8 lít. 	D. 33,6 lít.	
Câu 70: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là :
A. 18,60 gam.	B. 18,96 gam.	C. 20,40 gam.	D. 16,80 gam.
Câu 71: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là :
A. 18,60 gam.	B. 18,96 gam.	C. 20,40 gam.	D. 16,80 gam.
Câu 72: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích gồm C2H6 và C2H2 thu được CO2 và nước có tỉ lệ số mol là 1 : 1. Phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp đầu là :
	A. 50% và 50%.	B. 30% và 70%.	C. 25% và 75%.	D. 70% và 30%.
Câu 73: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Thành phần % về số mol của X và Y trong hỗn hợp M lần lượt là : 
	A. 35% và 65%.	B. 75% và 25%.	C. 20% và 80%.	D. 50% và 50%.
Câu 74*: Dẫn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro có khối lượng là m gam đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. 
a. Giá trị của V là : 
	A. 11,2.	B. 13,44.	C. 5,60.	D. 8,96.
b. Giá trị của m là : 
A. 5,6 gam. 	B. 5,4 gam. 	C. 5,8 gam. 	D. 6,2 gam.
Câu 75*: Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là :
A. 40%.	 	B. 20%.	C. 25%.	D. 50%.
Câu 76*: Một hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6, CH4. Đốt cháy hoàn toàn 11 gam hỗn hợp X thu được 12,6 gam H2O. Nếu cho 11,2 lít hỗn hợp X (đktc) qua dung dịch brom dư thấy có 100 gam brom phản ứng. Thành phần % thể tích của X lần lượt là : 
A. 50% ; 25% ; 25%.	B. 25% ; 25% ; 50%.	
C.16% ; 32% ; 52%.	D. 33,33% ; 33,33% ; 33,33%.
Câu 77*: A là hỗn hợp gồm C2H6, C2H4 và C3H4. Cho 6,12 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 7,35 gam kết tủa. Mặt khác 2,128 lít A (đktc) phản ứng vừa đủ với 70 ml dung dịch Br2 1M. % C2H6 ( theo khối lượng) trong 6,12 gam A là :
 A. 49,01%.	 B. 52,63%.	 C. 18,3%.	 D. 65,35%.
Câu 78: Khi điều chế axetilen bằng phương pháp nhiệt phân metan được hỗn hợp A gồm axetilen, hiđro, metan. Biết tỉ khối của A so với hiđro là 5. Vậy hiệu suất chuyển hóa metan thành axetilen là:
 A. 60%.	 	B. 70%.	 C. 80%.	 D. 90%.
Câu 79: Cho canxi cacbua kĩ thuật (chỉ chứa 80% CaC2 nguyên chất) vào nước dư, thì thu được 3,36 lít khí (đktc). Khối lượng canxi cacbua kĩ thuật đã dùng là :
A. 9,6 gam. 	B. 4,8 gam	C. 4,6 gam.	D. 12 gam
Câu 80: Có 20 gam một mẫu CaC2 (có lẫn tạp chất trơ) tác dụng với nước thu được 7,4 lít khí axetilen (20oC, 740 mmHg). Cho rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn. Độ tinh khiết của mẫu CaC2 là :
 	A. 64%. 	B. 96%. 	C. 84%. 	D. 48%. 
Câu 81: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 C2H2 C2H3Cl PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%) :
A. 224,0.	B. 448,0.	C. 286,7.	D. 358,4.
Câu 82: Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (ở đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là :
A. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2.	B. 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4.
C. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2.	D. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4.
Câu 83: X, Y, Z là 3 hiđrocacbon ở thể khí trong điều kiện thường, khi phân huỷ mỗi chất X, Y, Z đều tạo ra C và H2, thể tích H2 luôn gấp 3 lần thể tích hiđrocacbon bị phân huỷ và X, Y, Z không phải là đồng phân. CTPT của 3 chất là :
A. C2H6, C3H6, C4H6.	B. C2H2, C3H4, C4H6.
C. CH4, C2H4, C3H4.	D. CH4, C2H6, C3H8.
Câu 84: X là một hiđrocacbon không no mạch hở, 1 mol X có thể làm mất màu tối đa 2 mol brom trong nước. X có % khối lượng H trong phân tử là 10%. CTPT X là :
A. C2H2.	B. C3H4.	C. C2H4.	D. C4H6.
Câu 85: A là hiđrocacbon mạch hở, ở thể khí (đkt), biết 1 mol A tác dụng được tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch tạo ra hợp chất B (trong B brom chiếm 88,88% về khối lượng. Vậy A có công thức phân tử là :
	A. C5H8.	B. C2H2.	C. C4H6.	D. C3H4.
Câu 86: 4 gam một ankin X có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch Br2 2M. CTPT X là :
A. C5H8.	B. C2H2.	C. C3H4.	D. C4H6.
Câu 87: Ở 25oC và áp suất 1atm, 4,95 gam hỗn hợp khí gồm hai hiđrocacbon thuộc cùng một dãy đồng đẳng kế tiếp chiếm thể tích 3,654 lít. Nếu cho 4,95 gam hỗn hợp khí X hấp thụ vào bình đựng dung dịch brom dư thì có 48 gam Br2 bị mất màu. Hai hiđrocacbon đó là :
	A. C2H2 và C3H4. 	B. C4H6 và C5H8. C. C3H4 và C4H6. 	D. Cả A, B, C.
Câu 88: X là một hiđrocacbon khí (đktc), mạch hở. Hiđro hoá hoàn toàn X thu được hiđrocacbon no Y có khối lượng phân tử gấp 1,074 lần khối lượng phân tử X. Công thức phân tử X là :
	A. C2H2.	B. C3H4.	C. C4H6.	D. C3H6.
Câu 89: Cho 28,2 gam hỗn hợp X gồm 3 ankin đồng đẳng kế tiếp qua một lượng dư H2 (to, Ni) để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thể tích thể tích khí H2 giảm 26,88 lít (đktc). CTPT của 3 ankin là :
A. C2H2, C3H4, C4H6.	B. C3H4, C4H6, C5H8.	
C. C4H6, C5H8, C6H10. 	D. Cả A, B đều đúng.
Câu 90: Một hỗn hợp X gồm 1 ankan A và 1 ankin B có cùng số nguyên tử cacbon. Trộn X với H2 để được hỗn hợp Y. Khi cho Y qua Pt nung nóng thì thu được khí Z có tỉ khối đối với CO2 bằng 1 (phản ứng cộng H2 hoàn toàn). Biết rằng VX = 6,72 lít và = 4,48 lít. CTPT và số mol A, B trong hỗn hợp X là (Các thể tích khí đo ở đkc) :
A. 0,1 mol C2H6 và 0,2 mol C2H2.	 	B. 0,1 mol C3H8 và 0,2 mol C3H4.
	C. 0,2 mol C2H6 và 0,1 mol C2H2.	D. 0,2 mol C3H8 và 0,1 mol C3H4.
Câu 91: Một hỗn hợp X gồm 1 ankin và H2 có V = 8,96 lít (đktc) và mX = 4,6 gam. Cho hỗn hợp X đi qua Ni nung nóng, phản ứng hoàn toàn cho ra hỗn hợp khí Y, có tỉ khối = 2. Số mol H2 phản ứng ; khối lượng ; CTPT của ankin là :
A. 0,16 mol ; 3,6 gam ; C2H2.	B. 0,2 mol ; 4 gam ; C3H4.
C. 0,2 mol ; 4 gam ; C2H2.	D. 0,3 mol ; 2 gam ; C3H4.
Câu 92: Hỗn hợp X gồm 1 ankin ở thể khí và hiđro có tỉ khối hơi so với CH4 là 0,425. Nung nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni để phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với CH4 là 0,8. Cho Y đi qua bình đựng dung dịch brom dư, khối lượng bình tăng lên bao nhiêu gam ? 
A. 8.	B. 16.	C. 0.	D. 24.
Câu 93: Hỗn hợp X gồm propin và một ankin A có tỉ lệ mol 1:1. Lấy 0,3 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 46,2 gam kết tủa. A là :
	A. But-1-in.	B. But-2-in. 	C. Axetilen.	D. Pent-1-in.
Câu 94: Một hỗn hợp 2 hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng (ankan, anken, ankin) đốt cháy cho ra 26,4 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Dãy đồng đẳng, tổng số mol của 2 hiđrocacbon và thể tích H2 (đktc) dùng để bão hòa hai hiđrocacbon trên là :
 A. Ankin ; 0,2 mol ; 8,96 lít H2.	 	B. Anken ; 0,15 mol ; 3,36 lít H2.
 C. Ankin ; 0,15 mol ; 6,72 lít H2.	 	D. Anken ; 0,1 mol ; 4,48 lít H2.
Câu 95: Trong một bình kín chứa hiđrocacbon A ở thể khí (đkt) và O2 (dư). Bật tia lửa điện đốt cháy hết A đưa hỗn hợp về điều kiện ban đầu trong đó % thể tích của CO2 và hơi nước lần lượt là 30% và 20%. Công thức phân tử của A và % thể tích của hiđrocacbon A trong hỗn hợp là :
	A. C3H4 và 10%.	B. C3H4 và 90%.	C. C3H8 và 20%.	D. C4H6 và 30%.
Câu 96: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) một ankin thu được 7,2 gam H2O. Nếu cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng 33,6 gam.
a. V có giá trị là :
A. 3,36 lít.	 	B. 6,72 lít.	C. 2,24 lít.	D. 4,48 lít.
b. Ankin đó là :
A. C3H4.	 	B. C5H8.	C. C4H6.	D. C2H2.
Câu 97: Đốt cháy hoàn toàn một ankin X ở thể khí thu được H2O và CO2 có tổng khối lượng là 23 gam. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dich Ca(OH)2 dư, được 40 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là :
A. C3H4.	B. C2H2.	C. C4H6.	D. C5H8. 
Câu 98: Đốt cháy một hiđrocacbon M thu được 17,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Xác định dãy đồng đẳng của M, CTPT, CTCT của M. Lượng chất M nói trên có thể làm mất màu bao nhiêu lít nước brom 0,1M ?
 A. Anken, C3H6, CH3CH=CH2 ; 2 lít.	 	B. Ankin, C3H4, CH3CCH ; 4 lít.
 C. Anken, C2H4, CH2=CH2 ; 2 lít.	 	D. Ankin, C2H2, CHCH ; 4 lít.
Câu 99: Đốt cháy một hiđrocacbon M thu được số mol nước bằng số mol CO2 và số mol CO2 nhỏ hơn 5 lần số mol M. Xác định CTPT và CTCT của M biết rằng M cho kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3.
	A. C4H6 và CH3–CH2–CCH.	 	B. C4H6 và CH2=C=CH–CH3.
C. C3H4 và CH3–CCH.	D. C4H6 và CH3–CC–CH3.
Câu 100: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam một hiđrocacbon A rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư ; bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 5,4 gam; bình 2 tăng 17,6 gam. A là chất nào trong những chất sau ? (A không tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3)
A. But-1-in.	B. But-2-in.	C. Buta-1,3-đien.	D. B hoặc C.
Câu 101: Đốt cháy một hiđrocacbon A thu được số mol nước bằng 4/5 số mol CO2. Xác định dãy đồng đẳng của A biết A chỉ có thể là ankan, ankađien, ankin và A có mạch hở. Có bao nhiêu đồng phân của A cộng nước có xúc tác cho ra 1 xeton và bao nhiêu đồng phân cho kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3. Cho kết quả theo thứ tự
 A. Ankin, ankađien, C5H8 ; 3 và 2 đồng phân.	 
B. Ankin, C4H6 ; 1 và 1 đồng phân.
 C. Ankin, C5H8 ; 2 và 1 đồng phân.	 	
D. Anken, C4H10 ; 0 và 0 đồng phân.
Câu 102: Đốt cháy một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp thu được 22 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Dãy đồng đẳng, CTPT và số mol của A, M là :
 A. ankin ; 0,1 mol C2H2 và 0,1 mol C3H4. 	B. anken ; 0,2 mol C2H4 và 0,2 mol C3H6.
 C. anken ; 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C4H8.	D. ankin ; 0,1 mol C3H4 và 0,1 mol C4H6.
Câu 103: Đốt cháy hoàn toàn 2 hiđrocacbon mạch hở liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 44 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Hai hiđrocacbon đó là :
	A. C3H8, C4H10.	B. C2H4, C3H6.	C. C3H4, C4H6.	D. C5H8, C6H10.
Câu 104: Hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X, sản phẩm cháy cho đi qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc. Bình (2) đựng dung dịch NaOH dư thì thấy khối lượng bình (1) tăng 9 gam và bình (2) tăng 30,8 gam. Phần trăm thể tích của hai khí là :
A. 50%; 50%. 	B. 25%; 75%. 	C. 15%; 85%. 	D. 65%; 65%.
Câu 105: Đốt cháy m gam hiđrocacbon A ở thể khí trong điều ki

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 32 Ankin_12276756.docx